Nhóm 3 Nguyên lý quản lý kinh tế - Grade: 8 PDF

Title Nhóm 3 Nguyên lý quản lý kinh tế - Grade: 8
Author K59 Tran Mai Phuong
Course nguyên lý quản lý kinh tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 35
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 169
Total Views 459

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾTIỂU LUẬNNGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾĐề tài : Phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội củaViệt NamLớp tín chỉ: DTU301(GD2-HK1-2021).Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3Giảng viên: TS. Hoàng Hương GiangHà Nội, tháng 12 năm 2021DANH SÁCH TH...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ Đề tài : Phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Lớp tín chỉ: DTU301(GD2-HK1-2021).2 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3 Giảng viên: TS. Hoàng Hương Giang

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT

Họ và tên

Mã số sinh viên

1

Trần Mai Phương (NT)

2014120112

2

Trần Trung Hiếu

2014120049

3

Đường Thanh Hoài

2014120052

4

Hoàng Thị Thu Hằng

2014120045

5

Lamngeun Sengchanh

2019120972

6

Nguyễn Thành Nam

2014120092

7

Phạm Cao Dương

2014120035

MỤC LỤC A. Lời nói đầu ........................................................................................................................... 6 B. Nội đung ............................................................................................................................... 7 CHƯƠNG I: Tổng quan về môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam ................................ 7 1. Khái niệm: .................................................................................................................... 7 2. Bối cảnh môi trường kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay ..................................... 7 CHƯƠNG II: Phân tích môi trường kinh tế-xã hội của việt nam .................................. 8 1. Môi trường kinh tế ....................................................................................................... 8 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế .................................. 8 1.2. Tỉ lệ tiết kiệm ....................................................................................................... 13 1.3. Đầu tư ................................................................................................................... 14 1.4. Tỷ lệ lạm phát ...................................................................................................... 15 1.5. Thương mại và dịch vụ ....................................................................................... 17 2. Môi trường xã hội ...................................................................................................... 19 2.1. Dân số ................................................................................................................... 19 2.2. Giáo dục ............................................................................................................... 22 2.3. Bất bình đẳng thu nhập ...................................................................................... 24 CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 26 1. Chính sách tài khóa ................................................................................................... 26 2. Chính sách tiền tệ ....................................................................................................... 27 3. Chính sách giáo dục và đào tạo ................................................................................ 28 4. Chính sách kinh tế đối ngoại ..................................................................................... 29 5. Chính sách quản lý nguồn nhân lực và việc làm ..................................................... 30 C. Kết luận .............................................................................................................................. 33 D. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 34

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016-2020 phân theo khu vực kinh tế ........................................................................................................................... 8 Hình 2: Tăng trưởng GDP thực tế dựa theo đóng góp của từng nhân tố ................... 10 Hình 3: Hiệu quả sử dụng vốn 1995-2020 ...................................................................... 11 Hình 4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế .................................................................... 11 Hình 5: Tỉ lệ tiết kiệm quốc nội trên GDP ..................................................................... 13 Hình 6: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam 2018-2020 ......................................................... 14 Hình 7: Tỷ lệ lạm phát ..................................................................................................... 16 Hình 8: Cán cân và tăng trưởng thương mại 2018-2020 .............................................. 17 Hình 9: Lực lượng lao động Việt Nam ........................................................................... 20 Hình 10: Tỷ lệ thất nghiệp ............................................................................................... 21 Hình 11: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT ..................................................................................... 22

A. LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội là chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Trong đó, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị trường. Như vậy, việc quan tâm đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều sức cần thiết trong con đường phát triển kinh tế. Để góp phần vào xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về hiện thực nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, tìm hướng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam” làm đề tài để tiến hành nghiên cứu. Nhóm chúng em xin gửi lời em cảm ơn chân thành đến TS. Hoàng Hương Giang đã nhận xét, góp ý để đề tài nghiên cứu có thể đi đúng hướng nhất. Với bản báo cáo đầy đủ này, chúng em hy vọng cô có thể cho chúng em những nhận xét, đánh giá để chúng em có thể hoàn thiện báo cáo này cũng như rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong những lần làm báo cáo khác trong tương lai. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

B. NỘI ĐUNG CHƯƠNG I: Tổng quan về môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam 1. Khái niệm: - Môi trường kinh tế là một tập hợp nhiều yếu tố kinh tế ảnh hưởng sâu rộng theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia bao gồm các biến kinh tế cơ bản như GDP, tỉ lệ tiết kiệm, lao động và việc làm, lạm phát, đầu tư, ….. - Môi trường xã hội là tổng hòa các loại điều kiện văn hóa tinh thần, con người, môi trường tồn tại xung quanh con người và tác động tới hoạt động của con người. Yếu tố chủ yếu tạo thành môi trường xã hội là giáo dục, khoa học, kinh tế, dân số, môi trường, văn nghệ, đạo đức, tôn giáo, tâm lý dân tộc và tập tục truyền thống. 2. Bối cảnh môi trường kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á, Thái Bình Dương. Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng dương đạt 2,91%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị

đình trệ, gián đoạn, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp. CHƯƠNG II: Phân tích môi trường kinh tế-xã hội của việt nam 1. Môi trường kinh tế 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế 1.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hình 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016-2020 phân theo khu vực kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015 (tăng 6,68%) do ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0,87 điểm phần trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, bình quân giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra (6,5-7%/năm). Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây

là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng dương thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”. Mặc dù tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn 2016-2020 không đạt mục tiêu đã đề ra, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN cụ thể là bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt 6,78%, cao hơn tốc độ tăng của Xin-ga-po (2,44%); Thái Lan (3,42%); Ma-lai-xi-a (4,8%); Phi-li-pin (6,6%); In-đô-nê-xi-a (5,07%); chỉ thấp hơn Cam-pu-chia (7,09%). Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng . Theo giá hiện hành, GDP năm 2016 đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 205,3 tỷ USD); năm 2018 đạt 5.542,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 245,2 tỷ USD), ước tính năm 2020 đạt 6.293,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 271,2 tỷ USD), gấp 1,5 lần quy mô GDP năm 2015. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 2.097 USD/người năm 2015 lên 2.202 USD/người năm 2016 (tăng 105 USD so với năm trước); 2.373 USD/người năm 2017 (tăng 171 USD); 2.570 USD/người năm 2018 (tăng 197 USD); 2.714 USD/người năm 2019 (tăng 144 USD); ước tính năm 2020 đạt 2.779 USD/người, gấp 1,33 lần mức GDP bình quân đầu người năm 2015. Tính theo sức mua tương đương năm 2017, GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 8.041 USD/người, gấp 1,4 lần năm 2015. Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của nền kinh tế tăng lên. Trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 45,72%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 32,84% của giai đoạn 2011-2015. Tỷ trọng đóng góp của vốn vào GDP đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy việc giảm sự phụ thuộc vào việc tích lũy vốn để tăng trưởng.

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 2: Tăng trưởng GDP thực tế dựa theo đóng góp của từng nhân tố Trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 45,72%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 32,84% của giai đoạn 2011-2015. Tỷ trọng đóng góp của vốn vào GDP đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy việc giảm sự phụ thuộc vào việc tích lũy vốn để tăng trưởng. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có dấu hiệu cải thiện Giai đoạn 2016-2019, Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 20162019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ngày càng tăng. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04. ( Trích BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2020 – TCTK)

Hình 3: Hiệu quả sử dụng vốn 1995-2020 Nguồn: Tổng cục thống kê 1.1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 16,32% năm 2016 xuống 15,34% năm 2017, năm 2019 còn 13,96% và ước tính năm 2020 là 14,85%4 ; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 32,72% năm 2016 lên 33,4% năm 2017; 34,49% năm 2019 và ước tính năm 2020 là 33,72%; khu vực dịch vụ tăng từ 40,92% năm 2016 lên 41,26% năm 2017, 41,64% năm 2019 và ước tính năm 2020 là 41,63%. Sau 5 năm, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,47 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1 điểm phần trăm5 ; khu vực dịch vụ tăng 0,71 điểm phần trăm. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế những năm gần đây không chỉ diễn ra giữa các ngành kinh tế mà còn có xu hướng chuyển đổi tích cực trong nội bộ ngành. Trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ loại cây có giá trị thấp sang loại cây có giá trị cao hoặc nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả rõ rệt. Cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Một số nông sản có sản lượng lớn, chủ lực đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bảo đảm đứng vững trong hội nhập quốc tế. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường tiêu thụ như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa quả, các loại cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ, lâm sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng. Lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần qua các năm. Bình quân giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,24%/năm, chiếm tỷ trọng 16,7% GDP năm 2020 và tăng 2,43 điểm phần trăm so với năm 2016; ngành khai khoáng giảm 3,75%/năm, chiếm 5,55% GDP và giảm 2,57 điểm phần trăm. Điều này cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đã theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, nhất là các ngành công nghiệp chế biến sâu, đồng thời giảm tỷ trọng ngành khai khoáng để phát triển bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường. Khu vực dịch vụ được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có

năng lực cạnh tranh. Trong đó, một số ngành dịch vụ được hiện đại hóa, hình thành các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ y tế, bảo hiểm đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid19. Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. Các xu hướng dịch chuyển trong GDP như vậy cũng được tương đồng với các xu hướng trong việc làm. Việc tạo việc làm nhanh chóng và mức lương tăng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã khiến lao động nước ta ngày càng kéo khỏi khu vực nông nghiệp và hầu như tất cả các công việc mới đều được tạo ra trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, các cân đối lớn của nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020 được bảo đảm, góp phần củng cố nền tảng vĩ mô, tạo nguồn lực cho phát triển. 1.2. Tỉ lệ tiết kiệm Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP luôn thấp hơn tỷ lệ đầu tư so với GDP và đang có xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa với Việt Nam phải đi vay từ nước ngoài để đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là 29,88%; năm 2016 đạt 29,58%; năm 2017 đạt 29,12%; 2018 đạt 29,20%; 2019 đạt 29,40%; năm 2020 đạt 29,11%. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP đạt 29,27%, thấp hơn giai đoạn 2011-2015.

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 5: Tỉ lệ tiết kiệm quốc nội trên GDP

1.3. Đầu tư

Hình 6: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam 2018-2020 Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn, trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.212 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, giảm 37,8% về số dự án và tăng 20,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh có 678 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,43 tỷ USD, tăng 25,6%; vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.830 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,22 tỷ USD, giảm 43,8%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5%. Trong 9 tháng năm 2021, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Xin-ga-po là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,28 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,91 tỷ USD chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ 3 đạt 3,27 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hà Lan, Hoa Kỳ,….

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng năm 2021. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,64 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn. Hải Phòng đứng thứ 2 đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 12,2%. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 2,35 tỷ USD, chiếm 10,6%. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hà Nội… Một số dự án lớn đầu tư trong 9 tháng năm nay như: Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Xin-ga-po), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An; Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021); Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD.  Những thành tích trong thu hút FDI của Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 là rất đáng ghi nhận  Tuy nhiên việc quản lý vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Nhiều địa phương vẫn còn dễ dãi trong việc chấp nhận khá nhiều dự án FDI quy mô nhỏ, không mang lại hiệu quả cho địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách. Một số địa phương còn có tình trạng cấp đất quá lớn cho dự án FDI mà không căn cứ vào quy hoạch của địa phương… Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi đầu tư cũng còn nhiều bất cập, vẫn chủ yếu dựa vào ưu đãi thuế, giá thuê đất, chi phí nguyên liệu trong khi chưa tương xứng với hiệu quả mà các dự án FDI mang lại. 1.4. Tỷ lệ lạm phát

Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 7: Tỷ lệ lạm phát Công tác điều hành, kiểm soát lạm phát những năm gần đây đạt được kết quả quan trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...


Similar Free PDFs