NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO? PDF

Title NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Author Thị Minh Hiền Lê
Course lịch sử đảng
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 16
File Size 244.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 408
Total Views 587

Summary

Download NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO? PDF


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO? Ý NGHĨA CỦA CƯƠNG LĨNH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chinh Sinh viên thực hiện: Lê Thị Minh Hiền Mã sinh viên: 23A4050132 Nhóm tín chỉ: PLT10A13 Mã đề: 7

Hà Nội, tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 1 2.1.Mục đích ........................................................................................................ 1 2.2.Nhiệm vụ ....................................................................................................... 1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 2 5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................................. 2 NỘI DUNG ................................................................................................................ 3 Chương 1: Phần lý luận ........................................................................................... 3 1.1.Những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến ...................................................................................................................... 3 1.1.1.Tình hình thế giới ................................................................................... 3 1.1.2.Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp ............................ 3 1.1.3.Tình hình giai cấp và những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến ................................................................................ 4 1.2.Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .............. 5 1.2.1.Sự ra đời của các tổ chức Cộng sản ........................................................ 5 1.2.2.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ......................................... 7 1.2.3.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ................... 7 1.2.4.Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng....................................................................... 9 Chương 2: Liên hệ thực tiễn .................................................................................. 10 2.1.Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên với thực tiễn hiện nay .................................................................................. 10 2.2.Liên hệ bản thân ........................................................................................... 11 LỜI KẾT .................................................................................................................. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 14

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sau khi xâm lược Việt Nam vào năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành thiết lập bộ máy cai trị ở nước ta, biến một nước phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến. Dưới tác động của các chính sách cai trị đó, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa những giai cấp vốn là chủ thể của chế độ phong kiến (địa chủ, nông dân) đồng thời xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản) với thái độ chính trị khác nhau. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các mâu thuẫn mới trong xã hội và ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân và chế độ phong kiến. Vì vậy, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã đề ra mục tiêu giải quyết những mâu thuẫn trên để đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, việc nghiên cứu những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến cùng với những chủ trương giải quyết mâu thuẫn đó trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là vô cùng quan trọng. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục đích Nghiên cứu đề tài để làm rõ những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến đồng thời nhận thức được vai trò của những chủ trương về giải quyết những mâu thuẫn đó trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 2.2.Nhiệm vụ Một là, chỉ ra và phân tích sự tồn tại của mâu thuẫn dân tộc và dân chủ trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến. Hai là, phân tích những chủ trương của Cương lĩnh đầu tiên về giải quyết mâu thuẫn dân tộc và dân chủ trong xã hội Việt Nam nửa phong kiến. Ba là, làm rõ ý nghĩa của Cương lĩnh đầu tiên trong việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam nửa phong kiến.

1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng về việc giải quyết những mâu thuẫn đó. Phạm vi nghiên cứu: Xã hội Việt Nam trong giai đoạn thực dân Pháp cai trị (1858 - 1945). 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu: Cùng với hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và logic, đề tài cũng sử dụng các phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn lịch sử, vận dụng lý luận vào thực tiễn. 5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm rõ được những mâu thuẫn dân tộc, dân chủ trong xã hội Việt Nam nửa phong kiến cũng như những chủ trương của Đảng trong giải quyết mâu thuẫn đó được đề cập ở Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài khẳng định tầm quan trọng sự lãnh đạo của Đảng và những bài học kinh nghiệm cho Đảng và nhà nước ta vận dụng vào xã hội Việt Nam hiện nay.

2

NỘI DUNG Chương 1: Phần lý luận 1.1.Những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến 1.1.1.Tình hình thế giới Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch thuộc địa. Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chung chống tư bản, thực dân. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga và những hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương. 1.1.2.Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng, Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Triều đình phong kiến Nguyễn đã từng bước thỏa hiệp, sau Hiệp ước Patơnốt Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhưng nhân dân Việt Nam không chịu khuất phục. Pháp đã dùng vũ lực để bình định, đàn áp đẫm máu sự nổi dậy 3

và những phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa song song với việc duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai. Về chính trị, Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập ngày 17-10-1887 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Về kinh tế, từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lớn nhằm biến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của “chính quốc”, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề. Về văn hoá-xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, duy trì tệ nạn xã hội vốn, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc dân chúng, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước “Đại Pháp”… 1.1.3.Tình hình giai cấp và những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến Giai cấp địa chủ: Một bộ phận địa chủ câu kết với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp trong việc đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân. Một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến. Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản động. Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Giai cấp nông dân: Họ chiếm số lượng đông đảo nhất, là giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề. Do vậy, ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược. Đây là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất, khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng. Giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc địa. Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai 4

cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng, chủ yếu xuất thân từ nông dân, sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng. Giai cấp tư sản: Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, tiềm lực kinh tế yếu ớt. Vì vậy, phần lớn tư sản dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng không có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến hành cách mạng. Tầng lớp tiểu tư sản: Họ bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng cả về chính trị kinh tế xã hội. Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến, đồng thời tạo nên những giai cấp, tầng lớp mới với thái độ chính trị khác nhau. Lúc này, xã hội Việt Nam dần xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất cần tập trung giải quyết hàng đầu là mâu thuẫn dân tộc. 1.2.Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1.2.1.Sự ra đời của các tổ chức Cộng sản Trước yêu cầu cấp thiết giải phóng dân tộc, với nhiệt huyết cứu nước, nhãn quan chính trị sắc bén, vượt lên trên hạn chế của các bậc yêu nước đương thời, năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của Nguyễn Tất Thành. Tháng 6-1919, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc thay mặt “Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp” gửi tới Hội nghị Véc xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Những yêu sách đó dù không được Hội nghị đáp ứng, nhưng sự kiện này đã tạo nên tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế và 5

Nguyễn Ái Quốc càng hiểu rõ hơn bản chất của đế quốc, thực dân. Tháng 7-1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L'Humanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt đưa Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Sau khi xác định được con đường cách mạng đúng đắn “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1], Nguyễn Ái Quốc tiếp tục khảo sát, tìm hiểu để hoàn thiện nhận thức về đường lối cách mạng vô sản, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng. Tháng 3-1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 17-6-1929, đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, những thanh niên yêu nước ở Nam Kỳ theo xu hướng cộng sản lần lượt tổ chức những chi bộ cộng sản. Tháng 11-1929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn. Tại Trung Kỳ, Tân Việt Cách mạng Đảng chịu tác động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tháng 91929, những người tiên tiến trong Tân Việt cách mạng Đảng họp bàn việc thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn. Đến cuối tháng 12-1929, tại đại hội các đại biểu liên tỉnh tại nhà đồng chí Nguyễn Xuân Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành liên tỉnh, nhất trí quyết định “Bỏ tên gọi Tân Việt. Đặt tên mới là Đông Dương Cộng sản liên đoàn”. Sự ra đời 3 tổ chức cộng sản trên cả nước đã khẳng định bước phát triển về chất của phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở ba miền không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và thiếu thống 6

nhất về tổ chức trên cả nước. Bên cạnh đó, sự biến chuyển mạnh mẽ các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ngày càng lên cao, nhu cầu thành lập một chính Đảng cách mạng có đủ năng lực tập hợp lực lượng toàn dân tộc và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày càng trở nên bức thiết đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. 1.2.2.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, ngày 23-121929, Nguyễn Ái Quốc tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam, thời gian từ 6-1 đến 7-2-1930 ở Hồng Kông (Trung Quốc). Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu ra 5 điểm lớn cần phải thảo luận và thống nhất: Thứ nhất, bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành lập hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương; Thứ hai, định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thứ ba, thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược; Thứ tư, định kế hoạch thực hiện việc thống nhất đất nước; Thứ năm, cử một Ban Trung ương lâm thời… Hội nghị thảo luận tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc thông qua các văn kiện quan trọng do Người soạn thảo: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến ngày 24-2-1930, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.2.3.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Hai văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng là Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

7

Từ việc phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có công nhân, nông dân với đế quốc ngày càng gay gắt, Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam Nam đó là “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về chính trị, Hồ Chí Minh nhận xét từ sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga: “Tiếng sấm Cách mạng Tháng Mười Nga đã vang dội làm chấn động địa cầu: Nhân dân lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu đã giành được độc lập ruộng đất về tay dân cày. Tiếng sấm ấy đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô: hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Lênin” [2], Cương lĩnh xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu. Về xã hội, Cương lĩnh xác định rõ: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Về kinh tế, thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết phải nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân càng nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ… Về lực lượng cách mạng, đoàn kết công nhân, nông dân, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai, Đảng “phải thu phục được cho đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục được đại bộ phận dân cày,... hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản ánh cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”. Về phương pháp cách mạng, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp. Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, nhưng kiên quyết: “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.

8

Về đoàn kết quốc tế, vừa thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vừa tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp, cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Về vai trò lãnh đạo của Đảng, “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”. Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng phân tích thấu đáo đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, các văn kiện đã xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra. Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành đường lối cứu nước: giải phóng dân tộc ...


Similar Free PDFs