NỘI DUNG THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ PDF

Title NỘI DUNG THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ
Author Ngân Trúc
Course Văn học Việt Nam
Institution Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Pages 2
File Size 67.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 57
Total Views 188

Summary

Thơ văn Nguyễn Công Trứ...


Description

NỘI DUNG THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ

1.Chí nam nhi. -Nguyễn Công Trứ quan niệm rằng kẻ làm trai sống ở đời nhất thiết phải làm những việc có ích cho đời, không thể "tiêu lưng ba vạn sáu”. Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông bồng)

(Nợ tang

- Nhà thơ coi công danh như một món nợ cần phải trả. Tang bồng là cái nợ Làm trai chi sợ áng công danh. (Quân tử cố cùng I) - Trong khi khẳng định nhiệm vụ của kẻ làm trai, Nguyễn Công Trứ đồng thời rất ý thức được tài năng của bản thân vì thế mà nhà thơ có một niềm tin lạc quan, một niềm tin mãnh liệt vào hoài bão của mình. 2.Tâm sự trong cảnh nghèo và thế thái, nhân tình. -Ông tố cáo thói đen bạc trong xã hội phong kiến đã làm cho những người nghèo khổ không thể ngóc đầu dậy được. -Gớm chết nhân tình thế thái Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy. (Nhân tình thế thái) -Nhà thơ tố cáo sức tàn phá của đồng tiền đối với nhân cách, đạo đức con người: Tiền tài hai chữ son khuyên ngược Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi. (Thế thái bạc bẽo) -Ông phê phán bọn quan lại bất tài, bọn giá áo túi cơm nhưng lại tàn bạo hay hại người: Tuổi tác càng già càng xốp xáp Ruột gan không có, có gai chông.

Những câu thơ viết về thế thái, nhân tình đậm thấm cảm xúc sâu sắc của một con người từng trải cho nên mặc dù phần nào có trừu tượng, chung chung, thiếu những hình ảnh sinh động của cuộc sống nhưng chúng vẫn có sức lay động mạnh đối với người đọc. -Thơ văn Nguyễn Công Trứ cũng đã ghi lại được tình cảnh nghèo khổ của bản thân ông đồng thời cũng là tình cảnh của các nho sĩ lớp dưới đương thời. Tình cảnh ấy được thể hiện tập trung trong bài phú Nôm Hàn nho phong vị phú.Tuy nhiên tác giả chưa thấy được nguyên nhân của sự nghèo khổ nên đi đến giải thích sai lệch. Ông cho khổ là bởi tại trời, tại số mạng. Vì vậy thái độ của nhà thơ vẫn là thái độ cam chịu, chờ đợi. 3.Triết lí hưởng lạc. - Nhà thơ quan niệm hành lạc là một thứ đãi ngộ, là phần thưởng cho kẻ anh hùng, cho người hành động. Nội dung hành lạc thời kì đầu cũng rất thanh sạch; du lãm trong thiên nhiên với thơ, với rượu, với đàn. Dở duyên với rượu khôn từ chén Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó Đàn còn phím trúc tính tình đây ( Cầm kỳ thi tửu bài 1) -

Về sau, ông lại nâng quan niệm hành lạc ấy lên thành một triết lí sống. Nội dung của hành lạc trong giai đoạn này cũng không còn là cuộc sống tiêu dao trong thiên nhiên với rượu, với đàn, với thơ mà còn cả giai nhân đi theo. Ông kêu gọi mọi người ăn chơi, hành lạc: Nhân sình bất hành lạc Thiên tuế diệc vi thương....


Similar Free PDFs