môn Luật Hiến pháp VN PDF

Title môn Luật Hiến pháp VN
Course Luật Hiến Pháp
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 12
File Size 341.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 379
Total Views 595

Summary

Download môn Luật Hiến pháp VN PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP ĐỀ TÀI: CÓ NÊN CHO PHÉP NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ ĐƯỢC THỰC HIỆN QUYỀN BẦU CỬ HAY KHÔNG? Họ và tên sinh viên Lớp tín chỉ: Mã sinh viên: SBD: Giảng viên giảng dạy

: : : : :

Đỗ Thanh Mai PLU218.1-tách 2014610063 10 TS. Mai Thị Mai

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 1

LỜI MỞ ĐẦU Sự ra đời của Quốc hội và cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước gắn liền với những bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta. Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, cùng với việc bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là củng cố và tăng cường chính quyền. Và hơn 70 năm trôi qua, nước ta đã tiến hành 15 cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Quốc hội khóa XV (2021-2026)- sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, công việc chỉ đạo, hướng dẫn người dân trong công tác bầu cử luôn được đảm bảo, kịp thời để giải quyết mọi thắc mắc; đặc biệt luôn tôn trọng quyền bầu cử của mọi cá nhân một cách hợp pháp, công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, theo Hiến pháp 2013 cũng đã quy định rõ những cá nhân, trường hợp nào không được tham gia bầu cử. Với sự hướng dẫn của giảng viên TS. Mai Thị Mai, em xin chọn đề tài nghiên cứu : “ Có nên cho phép người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện quyền bầu cử hay không?” Nội dung bài tiểu luận sẽ phân tích về những ưu điểm, nhược điểm của vấn đề cùng với quan điểm cá nhân của em trong quá trình nghiên cứu. Do khả năng và thời gian còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót cần phải sửa đổi, bổ sung. Rất mong cô tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………

2

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ BẦU CỬ 1. Khái niệm bầu cử………………………………………………………………... 2. Vai trò và yêu cầu của bầu cử…………………………………………………… 3. Phương thức bầu cử……………………………………………………………… 4. Nguyên tắc bầu cử đối với trường hợp không có quyền bầu cử…………………

4 4 5 5

II. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẤN ĐỀ “ CÓ NÊN CHI PHÉP NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ THAM GIA BẦU CỬ KHÔNG?” 1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài……………………………………………….. 2. Những ưu điểm của vấn đề……………………………………………………….. 3. Những nhược điểm của vấn đề …………………………………………………..

6 8 8

III. NÊU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN……………………………………………………..

9

KẾT LUẬN………………………………………………………………….. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….

11 12

3

NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ BẦU CỬ 1. Khái niệm bầu cử:  Chế độ bầu cử là một tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật bầu cử, cùng các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử.  “Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể.”  Bên cạnh đó, “ bầu cử” cũng được hiểu đó là một quy trình để người dân bầu chọn cho người nắm chức vụ trong bộ máy nhà nước. Quy mô của các cuộc bầu cử thường diễn ra trên phạm vi toàn lãnh thổ rộng lớn nên đòi hỏi công tác tổ chức chặt chẽ và thường được tiến hành trong thời gian dài để đảm bảo được kết quả công bằng, minh bạch. 2. Vai trò và yêu cầu của bầu cử:  Vai trò: chế độ bầu cử công bằng, dân chủ sẽ:  Đảm bảo cuộc bầu cử công bằng, trung thực  Tạo cơ hội cho người dân.  Tạo diễn đàn cho người dân lựa chọn đường lối phát triển đất nước.  Yêu cầu: chế độ bầu cử phải:  Công bằng, dân chủ.  Tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân và các chức danh được bầu cử.

4

3. Phương thức bầu cử:  Ở Việt Nam, bầu cử được áp dụng để hình thành Quốc hội & Hội đồng nhân dân các cấp. Mỗi cử tri bầu từ 2-3 đại biểu Quốc hội và từ 5-7 đại biểu cho Hội đồng nhân dân mỗi cấp.  Đơn vị bầu cử bằng đơn vị lãnh thổ với số lượng dân cư nhất định được phân định để cử tri bầu đại biểu.  Cử tri là những người dân có đủ điều kiện để đi bầu cử. 4. Nguyên tắc bầu cử đối với trường hợp không có quyền bầu cử: - Theo quy định của pháp luật hiện hành, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. Tuy nhiên, bầu cử là hoạt động chính trị rất quan trọng trong việc hình thành bộ máy nhà nước nên pháp luật cũng đã quy định những trường hợp không có quyền bầu cử. - Theo Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015:  Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.  Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.  Người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri II. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP “NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ ĐƯỢC THAM GIA BẦU CỬ HAY KHÔNG?” 1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài:

5

Trước khi nêu ra những ưu- nhược điểm của vấn đề này, ta cần phải hiểu rõ “cá nhân đang chấp hành hình phạt tù là ai?”; “họ không được ghi tên vào danh sách cử tri ra sao?” và “ họ bị giới hạn quyền như thế nào?”. Với những kiến thức được trau dồi trong quá trình học môn Hiến pháp cùng những điều luật, những quy định đã được nêu ra trong quá trình thực hiện bầu cử, em xin đưa ra những nghi vấn cùng lời giải đáp cụ thể:

 Thứ nhất, “ Người đi tù có quyền được bầu cử hay không?”. - Đối với vấn đề này, ta cần phải dựa vào căn cứ pháp lý theo Khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân 2015:” Người đang bị tạm giam cũng là đối tượng được liệt kê vào danh sách cử tri.”  Như vậy, đối với những người đi tù nhưng đã có bản án của Tòa thì việc đi tù chính là chấp hành án và lúc đó, người đó sẽ bị giới hạn quyền bầu cử. Còn nếu đi tù là tạm giam và chờ điều tra truy tố xét xử thì người đó vẫn được bầu cử như bình thường.  Thứ hai, “người bị tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo thì có được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử không?” - Căn cứ pháp lý theo Khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:” Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”  Như vậy, công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử ( trong bản án không ghi hình phạt bị tước quyền bầu cử) vẫn có quyền bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri ở 6

nơi mình cư trú để tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.  Thứ ba, “Người bị kết án phạt tù nhưng được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì có được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử không?” - Căn cứ pháp lý theo Khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đai biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định.  Như vậy, những người bị kết án phạt tù nhưng được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì không được tính là đang trong thời hạn chấp hành hình phạt tù và vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử.  Thứ tư, “ Đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được quyền thực hiện bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không?” - Đối với vấn đề này, ta sẽ có 2 quan điểm, cụ thể:  Quan điểm đầu tiên, căn cứ pháp lý theo Khoản 1, Điều 30, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định: ” Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.” =>Như vậy, đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ không có quyền bầu cử.  Quan điểm thứ hai, vẫn căn cứ pháp lý theo Ý 3, Khoản 1, Điều 30, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định, thì người được tha tù trước thời hạn có điều kiện như trường hợp đối với người hưởng án treo “ đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo” nên họ vẫn có quyền được ghi tên vào danh sách cử tri, có quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bởi đối với người được tha tù trước thời hạn có điều 7

kiện và không thuộc các trường hợp dưới đây thì không được ghi tên vào danh sách cử tri, cụ thể như: + Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. + Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án. + Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. + Người mất năng lực hành vi dân sự. 2. Những ưu điểm và nhược điểm của nhận định:” Có nên cho phép người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện quyền bầu cử hay không?” a. Ưu điểm: - Trước hết, khi những cá nhân đang chấp hành hình phạt tù có thể là cách để loại bỏ những khuyết điểm tồn tại trong hệ thống nhà tù. Bởi việc các tù nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã khiến họ trở thành nạn nhân trong các cơ sở được quản lý kém như: bị đánh đập, tra tấn, ép cung,…Như vậy, khi họ có quyền được bầu cử, họ sẽ chọn ra được ứng viên xứng đáng để có thể cải thiện những khuyết điểm này. - Bên cạnh đó, khi những người đang chấp hành hình phạt tù, đặc biệt với những cá nhân chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù có cơ hội để tham gia bầu cử, họ sẽ cảm thấy được chính bản thân học có trách nhiệm và trợ giúp pháp luật-quyền bầu cử. Ngoài ra, họ sẽ không đe dọa đến an toàn công cộng và cũng không quá khó để thực hiển bởi các Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án hình sự sẽ kiểm tra, kiểm duyệt và sắp xếp cho việc bỏ phiếu qua đường bưu điện. b. Nhược điểm: - Theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BCA:” Phạm nhân được nhận, gửi thư qua dịch vụ bưu chính và khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 1 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Thủ 8

trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải chỉ đạo kiểm tra, kiểm duyệt thư phạm nhân gửi và nhận, nếu xét thấy nội dung không phù hợp với công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân thì lập biên bản thu giữ.” Như vậy, khi cuộc bầu cử diễn ra, người đang chấp hành hình phạt tù có thể thông qua việc gửi thư ( đặc biệt dùng tên gọi/ kí tự đặc biệt để ám chỉ những ứng cử viên) hoặc qua việc gặp thân nhân để tác động đến việc bỏ phiếu bầu và sẽ dẫn đến kết quả phiếu bầu cử không được công bằng, văn minh. - Bên cạnh đó, đối với những cá nhân khi chấp hành hình phạt tù không mở rộng kiến thức, đọc báo, nghe tin tức về cuộc bầu cử thì họ sẽ không nắm kĩ thông tin về các ứng viên, đại biểu. Từ đó, họ sẽ bầu theo cảm tính, bầu cho xong và sẽ dẫn đến kết quả của cuộc bầu cử không được công bằng, văn minh.

III. QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN - Qua quá trình nghiên cứu, phân tích về những ưu điểm, nhược điểm về đề tài đã chọn, em nhận thấy cần phân biệt rõ từng đối tượng đang chấp hành hình phạt tù được tham gia bầu cử, cụ thể như:  Những trường hợp đi tù oan hoặc phạm tội do vô ý; những cá nhân trong quá trình tu dưỡng, cải tạo rất tích cực để được giảm án thì có thể cho họ quyền được bầu cử bởi thực tế họ đang cố gắng sửa mọi sai lầm của chính bản thân mình để sau này có 10 thể tái hòa nhập cộng đồng mà ít chịu đi sự kì thị của mọi người. Họ có thể nhận được sự khoan hồng của nhà nước để cảm thấy bản thân mình vẫn có ích cho xã hội, có trách nhiệm trong việc bầu ra những đại biểu xứng đáng với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn cần phải thật thận trọng, xem xét, những cá nhân này để đảm bảo kết quả bầu cử được công bằng, dân chủ, văn minh. Còn đối với 9

những cá nhân cố ý vi phạm pháp luật và trong quá trình cải tạo không tốt thì không nên cho họ quyền được tham gia bầu cử.  Bên cạnh đó, những người được tha tù trước thời hạn vẫn đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù không có quyền bầu cử. Bởi họ chỉ được đưa ra khởi nơi giam giữ ( không phải chấp hành hình phạt tù tại nơi giam giữ) trước thời hạn để tái hòa nhập cộng đồng, họ phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Và nếu trong khoảng thời gian đó, họ vi phạm các nghĩa vụ cũng như vi phạm pháp luật, đặc biệt là gây cản trở, náo loạn nơi bầu cử thì đều ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

10

KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu,tìm hiểu về đề tài nhằm nắm bắt và hiểu biết rõ về các ưu - nhược điểm của vấn đề “ người đang chấp hành hình phạt tù có được tham gia bầu cử hay không?” giúp chúng nâng cao được nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong chế độ bầu cử. Hơn thế, nó còn giúp ta nhìn nhận về hệ thống pháp luật nước mình với những quan điểm mới cùng những đánh giá tổng quan của bản thân. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu giúp em có kĩ năng tra cứu, nghiên cứu tài liệu, hệ thống lại kiến thức môn học để từ đó có kiến thức nền tảng thật vững chắc, phục vụ cho những môn học chuyên ngành tiếp sau cũng như mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu để đề xuất những giải pháp áp dụng để hoàn thiện cho hệ thống pháp luật nước nhà. Lời cuối, em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Mai Thị Mai, bộ môn Luật Hiến pháp Việt Nam đã tạo cơ hội, điều kiện để em được thực hiện bài tiểu luận một cách thành công, hiệu quả nhất.

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU: 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2019. 2. Luật Hiến pháp năm 2013. 3. Luật Thi hành án hình sự năm 2019 4. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. 5. Thông tư 14/2020/TT-BCA về việc gặp , nhận quà, liên lạc của phạm nhân. II. WEBSITE THAM KHẢO: 1. Tạp chí Tòa án nhân dân : https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung phatluat/can-mo-rong-doi-tuong-duoc-bau-cu-quoc-hoi-va-hdnd doi-voinguoi-duoc-tha-tu-truoc-thoi-han-co2. Thư viện pháp lý

12...


Similar Free PDFs