Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chắt phần nước rỉ được từ cá, tôm và xác động vật nhuyễn thể khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như PDF

Title Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chắt phần nước rỉ được từ cá, tôm và xác động vật nhuyễn thể khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như
Author light soul
Course Giáo dục mầm non
Institution Trường Đại học Trà Vinh
Pages 24
File Size 1.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 5
Total Views 943

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOABÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNGĐỀ TÀINƯỚC MẮM CỦA MASAN CONSUMERLỚP L05 --- NHÓM 4 --- HK 212GVHD: TRẦN DUY THANHSinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số Phạm Hoàng Đức Huy 2011286 Hà Quang Huy 2013286 Phan Quang Hiển 2...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA 

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH T HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI

NƯỚC MẮM CỦA MASAN CONSUMER LỚP L05 --- NHÓM 4 --- HK 212

GVHD: TRẦN DUY THANH Sinh viên thực hiện Phạm Hoàng Đức Huy Hà Quang Huy Phan Quang Hiển Phan Văn Hùng Trần Trung Hưng

Mã số sinh viên 2011286 2013286 2011207 1913614 1812505

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Điểm số

MỤC LỤC M ĐẦU .................................................................................................................... 3 Chương 1. L THUYT ........................................................................................... 4 1.1. Th trưng ................................................................................................... 4 1.2. Cu............................................................................................................... 4 1.3. Cung ............................................................................................................ 6 1.4. Gi và chi phí .............................................................................................. 7 Chương 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC MẮM VIỆT NAM ............. 8 2.1. Quy mô th trưng nước mắm Việt Nam ................................................... 8 2.2. Cấu trúc và mức độ cạnh tranh th trưng nước mắm Việt Nam ............ 9 Chương 3. NƯỚC MẮM CỦA MASAN CONSUMER ......................................... 12 3.1. Cu, cung, co giãn ..................................................................................... 12 3.1.1. Y ếu tố ảnh hưởng đến cầu............................................................. 12 3.1.2. Y ếu tố ảnh hưởng đến cung .......................................................... 13 3.1.3. Độ co giãn ...................................................................................... 14 3.2. Yu tố tc động.......................................................................................... 15 3.2.1. Thuế ............................................................................................... 15 3.2.2. C ạnh tranh với các sản phẩm khác ............................................... 16 3.3. Lợi th của nước mắm Masan .................................................................. 16 3.4. Chin lược pht triển bền vững ................................................................ 19 3.4.1. Chiến lược thực thi đột phá ........................................................... 19 3.4.2. Chiến lược quản lý tài chính chặt chẽ........................................... 19 3.4.3. Chiến lược marketing .................................................................... 20 KT LUẬN .............................................................................................................. 23 TÀI LIỆU THAM KHO ....................................................................................... 24

2

M ĐẦU Từ bao đờ i nay, nước mắm là loại gia vị “quốc hồn quốc túy” không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình người Việt Nam, là linh hồn trong văn hóa ẩm thực Việt. Thứ gia vị đặc trưng này nhìn thì mộc mạc, giản đơn nhưng lại là sự chắt lọc tinh tuý của biển cả về hương và sắc. Dọc theo đườ ng cong của bờ biển Việt Nam là những vùng đất mà nhắc đến tên người ta sẽ nghĩ ngay đến một thương hiệu nước mắm như nước mắm Phú Quốc, nước mắm Nha Trang, nước mắm Phan Thiết ... Bên cạnh những tên tuổi lâu đời, Nước mắm của Masan đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trong bản đồ ẩm thực Việt Nam. Công ty Masan mạnh tay đầu tư nhà thùng nước mắm quy mô lớn tại Phú Quốc – Hòn đảo ngọc xinh đẹp với nguồn cá làm mắm trù phú. Không ngừng nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm dựa trên nguồn nước mắm cốt nguyên chất trên đảo kết hợp dây chuyền công nghệ pha chế hiện đại, đảm bảo an toàn, dựa trên khẩu vị người Việt và quy định của Bộ Y tế, công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) thuộc tập đoàn Masan đã cho ra đời cặp thương hiệu nước mắm Chin-Su, Nam Ngư hội tụ đầy đủ “tinh hoa” nước mắm Việt, đưa Masan nhanh chóng vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu, chiếm lĩnh thị trường nước mắm Việt Nam. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường nước mắm nói chung và nước mắm Masan nói riêng sẽ giúp chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao nước mắm Masan lại được tin dùng và thành công đến như vậy ? Đồng thời có thêm kiến thức thực tế phục vụ vào cuộc sống thường ngày. Vậy nên nhóm chúng em chọn “Nước mắm của Masan Consumer" làm đề tài của nhóm.

3

NI DUNG Chương 1. L THUYT 1.1. Th trưng Thị trường là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế thông qua các điều kiện ràng buộc hoặc những sắp xếp mà người tham gia phải tuân thủ. Một số có thể áp dụng chung cho mọi thị trường nhưng cũng có một số ít điều kiện chỉ được áp dụng cho nhóm thị trường cụ thể. Sự trao đổi có thể diễn ra ở mọi thành phố, tại những nơi được gọi là khu mua bán chứ không chỉ riêng ở các chợ. Một số nơi, người mua phải thông qua một bên trung gian, môi giới để có thể mua, bán hàng hóa (VD: thị trường chứng khoán, forex). Tại một số thị trường, người mua và người bán có thể mặc cả giá với nhau cho các loại hàng nhưng cũng có một số thì không có chuyện đó xuất hiện. Nhưng, dù ở thị trường nào, phương thức nào, người mua và bán tác động qua lại để đạt được giá và lượng hàng hóa mà mình muốn trao đổi. Cấu trúc thị trường (market structure) là khái niệm để chỉ cách thức tổ chức của thị trường. Các nhà kinh tế căn cứ vào mức độ cạnh tranh hay mức độ độc quyền và chia ra các cấu trúc thị trường sau: Cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition), Độc quyền (monopoly), Cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition), Độc quyền nhóm (oligopoly). 1.2. Cu Cầu (tiếng Anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Các khái niệm khác về cầu trong kinh tế vĩ mô 

Cầu cá nhân (hay lượng cầu): là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn mua ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

4



Cầu thị trường: Cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.



Tổng cầu: Cầu của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.



Quy luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá này hạ xuống và ngược lại. Các yếu t ố nh hưng đến cầu



Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thu nhập của người dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Khi thu nhập người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu mua sắm hàng hóa cũng sẽ gia tăng theo và ngược lại.



Giá cả hàng hóa và dịch vụ: Cầu hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa đó mà còn bị ảnh hưởng bởi giá cả của các hàng hóa liên quan.



Tâm lý, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng thích một loại hàng hóa nào đó thì sẽ ưu tiên mua nó nhiều hơn các loại hàng hóa khác để thay thế cho dù chức năng là như nhau.



Kì vọng thị trường: Kì vọng của người tiêu dùng trong tương lai có thể tác động đến nhu cầu của bạn ở hiện tại. Hoặc người tiêu dùng dự kiến giá của loại hàng hóa đó sẽ giảm trong tương lai thì họ sẽ không mua ở hiện tại.



Dân số: Dân số chính là nguồn lực tạo ra thị trường chính vì vậy đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số gia tăng thì lượng hàng hóa cũng phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu của con người. Nhưng do khả năng sản xuất và thu nhập của các thành phần trong xã hội không như nhau nên quy mô dân số tăng lên thì cơ cấu nhu cầu cũng sẽ thay đổi.



Chính sách của chính phủ: Chính sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người tiêu dùng và giá cả hàng hóa, dịch vụ. Do đó, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.

5

1.3. Cung Cung (tiếng Anh: Supply) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Các khái niệm khác về cung trong kinh tế vĩ mô 

Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.



Cung thị trường: Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.



Tổng cung: Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.



Quy luật cung: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, lượng cung về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá đó tăng lên và ngược lại. Các yếu t ố nh hưng đến cung



Giá cả hàng hóa, dịch vụ: Giá cả thị trường là yếu tố hàng đầu quyết định đến số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp có thể sản xuất và cung ứng. Nếu giá cả tăng lên (các yếu tố đầu vào không đổi) thì doanh nghiệp sẽ có lãi cao hơn khi bán sản phẩm.



Chi phí đầu vào: Để tạo ra một sản phẩm thì các doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu vào như: nhân công, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…Nếu giá bất cứ yếu tố đầu vào nào tăng lên thì kéo theo lợi nhuận trên mỗi sản phẩm sẽ giảm đi. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm lượng sản xuất từ đó cung của thị trường sẽ giảm. Còn trong trường hợp các yếu tố đầu vào giảm xuống thì lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ tăng lên từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng cung cho thị trường. Trong thực tế, cung hàng hóa thường có tỉ lệ nghịch với giá cả của các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa đó.

6



Công nghệ sản xuất: Trong thời đại ngày nay thì công nghệ là yếu tố tác động rất lớn đến nguồn cung. Một nhà máy sản xuất khép kín với các dây chuyền hiện đại sẽ làm tăng năng xuất lao động, chi phí sản xuất sẽ thấp đi, chất lượng cao hơn từ đó doanh nghiệp lãi nhiều hơn và lượng sản phẩm doanh nghiệp cung cấp cho thị trường cũng tăng theo.



Kì vọng: Lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của doanh nghiệp đó trong tương lai. Nếu dự kiến giá bán sản phẩm trong thời gian tới sẽ tăng lên thì doanh nghiệp sẽ tích trữ một phần vào kho (không đem bán) thì lượng cung sản phẩm trên thị trường cũng giảm đi.



Chính sách của chính phủ: Chính sách của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến lượng cung như việc thuế cao làm cho chi phí đầu vào tăng lên, lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi, từ đó doanh nghiệp sẽ thu hẹp quy mô sản xuất làm cho nguồn cung thị trường giảm đi. Còn khi chính phủ có nhiều ưu đãi về thuế, thì doanh nghiệp sẽ gia tăng được lợi nhuận từ đó sản xuất nhiều hơn và nguồn cung trên thị trường cũng dồi dào hơn.

1.4. Gi và chi phí Giá hay giá cả (Price) là giá trị bằng tiền của một đơn vị hàng hóa, dịch vụ, tài sản hay đầu vào nhân tố. Trong một số thị trường, giá cả hoàn toàn do thị trường hay lực lượng cung cầu quyết định (ví dụ, thị trường cạnh tranh hoàn hảo). Trong các thị trường khác (ví dụ thị trường độc quyền), các nhà cung cấp lớn có tác động đáng kể tới giá thị trường. Trong một số trường hợp, giá cả có thể bị chính phủ quy định hay điều tiết bằng các công cụ của chính sách giá cả và thu nhập Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định. Chi phí cố định là phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định. Chi phí biến đổi là thứ chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi.

7

Chương 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC MẮM VIỆT NAM 2.1. Quy mô th trưng nước mắm Việt Nam Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng giá trị ngành hàng nước mắm của Việt Nam hiện đạt khoảng 6.000 t ỷ đồng/năm; tăng trưởng trong 10 năm qua đạt 13,15%/năm, xuất khẩu được 25 triệu USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít. Sản lượng cao nhất là miền Trung với hơn 180 triệu lít/năm, miền Nam đứng thứ hai với hơn 120 triệu lít/năm và miền Bắc ít hơn chỉ đạt hơn 80 triệu lít/năm. Tính trung bình người Việt Nam tiêu thụ nước mắm khoảng 3,9 lít/người/năm.1

1

https://danviet.vn/nghe-nuoc-mam-tao-ra-6000-ty-dong-moi-nam-xuat-khau-duoc-25-trieu-usd2021121516473043.htm

8

Tiêu thụ nước mắm bình quân của người Việt Nam giai đoạn 2015-2020 Trên toàn quốc có 783 cơ sở sản xuất nước mắm có đăng ký sản xuất kinh doanh và gần 1.500 hộ gia đình có tham gia chế biến nước mắm. Theo các chuyên gia, thị trường nước mắm còn nhiều tiềm năng phát triển, không chỉ dừng lại thị trường nội địa mà còn cần đẩy mạnh sang thị trường thế giới2 Trong đó, có khoảng 270 cơ sở có quy mô công suất từ 100.000 lít/năm trở lên, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP.HCM, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang,... Tại các tỉnh cũng đã hình thành một số thương hiệu nước mắm nổi tiếng và các sản phẩm nước mắm rất phong phú như nước mắm Vạn Vân (Cát Hải), nước mắm Vạn Phần (Nghệ An), nước mắm Nam ô (Đà Nẵng), nước mắm Phan Thiết (Bình Thuận), nước mắm Liên Thành (TP.HCM), đặc biệt là nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) đang rất nổi tiếng ở trong nước và thế giới. Phần lớn sản lượng nước mắm được sản xuất ra chủ yếu vẫn là phục vụ thị trường trong nước. 2.2. Cấu trúc và mức độ cạnh tranh th trưng nước mắm Việt Nam Cấu trúc thị trường của thị trường nước mắm Việt Nam là thị trường cạnh tranh độc quyền. Nước mắm được đánh giá là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của gia đình người Việt. Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Kantar Worldpanel 2018, mức độ thâm nhập hộ gia đình ở khu vực thành thị của nước mắm vào khoảng 97%, với mức tiêu thụ đáng kể là 11 lít/năm/mỗi hộ. Các số liệu này khiến thị trường nước mắm luôn có những “đợt sóng

2

https://vtv.vn/kinh-te/mo-vang-6000-ty-dong-cua-thi-truong-nuoc-mam-20201029134506254.htm

9

ngầm” tranh giành thị trường. Nước mắm được đánh giá là mặt hàng có mức độ cạnh tranh rất cao, doanh nghiệp nhỏ phải nỗ lực bám thị trường, doanh nghiệp lớn không thể "ngủ quên trên chiến thắng" Cuộc chiến giành thị phần nước mắm khốc liệt kể từ khi nước mắm công nghiệp xuất hiện cách đây chưa đầy 20 năm. Trên thị trường, nước mắm công nghiệp gần như áp đảo nước mắm truyền thống tại tất cả các kênh phân phối về số lượng, chủng loại. Số liệu của đơn vị nghiên cứu thị trường Euromonitor cho thấy quy mô thị trường nước mắm Việt Nam năm 2015 ở mức 11.300 tỷ đồng, trong đó nước mắm công nghiệp chiếm 75% và nước mắm truyền thống chỉ đạt 25% thị phần.

Thị phần nước mắm Việt Nam 2015 Năm 2016, Thị trường nước mắm tại Việt Nam trải qua biến động lớn với “sự cố truyền thông Ar sen”. Ngày 17/10/2016, báo Thanh Niên và sau đó là Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) họp báo công bố kết quả kiểm nghiệm cho thấy: 67% mẫu nước mắm kiểm nghiệm phát hiện có hàm lượng arsen (thạch tín) vượt ngưỡng tối đa cho phép. Điểm đáng lưu ý, các loại nước mắm bị nhiễm arsen hầu hết đều là nước mắm truyền thống có độ đạm cao. Cũng theo kết quả của Vinastas, các loại nước mắm công nghiệp đều có hàm lượng arsen nằm trong giới hạn cho phép. Thông tin này không rõ ràng về tỷ lệ nhiễm arsen trong nước mắm là vô cơ hay hữu cơ. Từ hai nguồn này, hàng chục cơ quan báo chí Việt Nam đã đăng 170 tin, bài công bố kết quả

10

khảo sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh Niên và Vinastas. 12 giờ sau khi bài báo xuất hiện, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan kiểm tra tình trạng nước mắm công nghiệp có hoá chất thêm vào, báo cáo trước ngày 22/10/2016. Sau đó chính quyền và giới chuyên gia đính chính rằng arsen trong nước mắm là arsen hữu cơ, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam công bố mức xử phạt vi phạm hành chính với 50 cơ quan báo chí. Bị phạt nặng nhất là tờ báo Thanh Niên, 200 triệu đồng - mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí.3

Toàn cnh vụ bê bối nước mắm có chứa arsen 3

https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_m%E1%BA%AFm

11

“Sự cố Arsen” gây dư luận lớn vì nó được coi như cú đánh mạnh vào thị phần vốn ít ỏi của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống. Thông tin này đã gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất nước mắm truyền thống tại Việt Nam. Bên cạnh cuộc chiến khốc liệt giành thị trường giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống là cuộc chiến giữa công ty sản xuất nước mắm công nghiệp với nhau. Năm 2012, khi thị phần nước mắm của Masan lên tới đỉnh điểm, đạt 80% doanh thu toàn thị trường thì những doanh nghiệp khác như Hưng Thịnh, Đệ Nhất, Hồng Hạnh, Mười Thu, Micoem, 584 Nha Trang, Thanh Hà... chỉ chiếm thị phần ở mức 1-5%. Hiện nay, tuy thị phần có giảm xuống so với năm 2012, Masan Consumer vẫn giữ vị thế số một tuyệt đối về thị phần nước mắm tại Việt Nam. Chương 3. NƯỚC MẮM CỦA MASAN CONSUMER Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là chủ sở hữu của các thương hiệu nước mắm Chin- Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử. 3.1. Cu, cung, co giãn 3.1.1. Y ếu tố ảnh hưởng đến cầu Thu nhập của ngưi tiêu dùng: Với thu nhập của mỗi người hiện nay thì ai cũng có thể mua được nước mắm (Nước mắm có giá thành khá là rẻ, mắm truyền thống hiện có giá dao động từ 80.000 đồng/lít (cho nước mắm có hàm lượng đạm khoảng 20 gN/l) đến vài trăm nghìn đồng/lít (nước mắm có hàm lượng đạm trên 40gN/l). Còn nước mắm công nghiệp thì rẻ bằng nửa. Giá loại có hàm lượng đạm 10 gN/l khoảng 40.000 đồng) . Tâm lý, tập qun và th hiu của ngưi tiêu dùng: Trong các lý do lựa chọn có sự khác biệt giữa 2 nhóm người tiêu dùng: + Nhóm người tiêu dùng nước mắm công nghiệp: chủ yếu lựa chọn do hợp khẩu vị, giá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. (nhóm này sẽ nhiều hơn) + Nhóm người tiêu dùng nước mắm có nguồn gốc địa lý: lựa chọn do nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hợp khẩu vị và do đánh giá chất lượng tốt. (nhóm này ít hơn) Kì vọng th trưng: Các yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi mua nước mắm:

12

+ Nhóm người tiêu dùng nước mắm công nghiệp: quan tâm tới hương vị,độ mặn, giá cả và thương hiệu là chủ yếu. + Nhóm người tiêu dùng nước mắm có nguồn gốc địa lý: độ đạm, hương vị, nguồn gốc địa lý và độ mặn. Dân số: Với thị trường có quy mô hơn 97 triệu dân nên nước mắm tại Việt Nam lâu nay luôn được biết đến là một ngành kinh doanh cực kỳ “màu mỡ”. Sự quan tâm đn cc yu tố ghi trên chai nước mắm của ngưi tiêu dùng: + Vấn đề lo ngại: người tiêu dùng lo ngại về các vấn đề liên quan đến đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất phụ gia và hàng giả. + Đa số người tiêu dùng đều tin tưởng loại nước mắm mình đang dùng. + Siêu thị, cửa hàng đại lý lớn là địa điểm người tiêu dùng cho rằng mua nước mắm tại đây sẽ đảm bảo. 3.1.2. Y ếu tố ảnh hưởng đến cung Gi cả hàng hóa, dch vụ: Thị trường trong nước có rất nhiều loại nước mắm được bán tại các quầy hàng trong chợ, cửa hàng tạp hóa, đại lý và được bán trong siêu thị. Giá các loại nước mắm chênh lệch nhau tương đối lớn. Sự phân bố các loại nước mắm cũng phụ thuộc vào giá bán, nước mắm có giá cao thường được bán trong đại lý, siêu thị, còn lại nước mắm giá rẻ được bán phổ biến tại các quầy hàng trong chợ và các cửa hàng tạp hóa. Chi phí đu vào:

13

Dữ liệu ph...


Similar Free PDFs