Phân tích đặc điểm và so sánh thời kì quá độ ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay. PDF

Title Phân tích đặc điểm và so sánh thời kì quá độ ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 360.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 81
Total Views 878

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBÀI THU HOẠCH KIỂM TRA GIỮA KỲHỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCGIẢNG VIÊN: NGUYỄN HOÀI ĐÔNGHọ tên sinh viên: Hạ Lê Thu PhươngMã số sinh viên: 2052202010052Lớp : LE45BNinh Thuận, ngày 27 tháng 12 năm 2021MỤC LỤC I. BÀI TẬP LỚN II. BÀI TẬP NHỎ CÂU HỎI CÂU HỎI ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC GIẢNG VIÊN: NGUYỄN HOÀI ĐÔNG

Họ tên sinh viên: Hạ Lê Thu Phương Mã số sinh viên: 2052202010052 Lớp

: LE45B

Ninh Thuận, ngày 27 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC

I. BÀI TẬP LỚN

2

II. BÀI TẬP NHỎ

11

1. CÂU HỎI 1

11

2. CÂU HỎI 2

13

1

I.

BÀI TẬP LỚN

Đề bài: Anh chị hãy phân tích và so sánh đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Trước khi đi vào phân tích chi tiết, chúng ta cần nắm được khái quát về chủ nghĩa xã hội. Thông thường, chủ nghĩa xã hội thường được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, mỗi góc độ lại có những biểu hiện và đặc trưng riêng, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn phát triển cụ thể nên rất khó để đưa ra được định nghĩa cụ thể về thuật ngữ này. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu sơ lược rằng xã hội xã hội chủ nghĩa là nơi mà mọi người đều được đối xử bình đẳng và công bằng, những người theo con đường chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản của sự bình đẳng và luôn theo đuổi mục tiêu hòa hợp trật tự xã hội và kinh tế công bằng xã hội. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia hiện đang đi theo con đường này. Vậy quá trình đi đến chủ nghĩa xã hội ở nước ta có điểm gì khác hơn so với các nước bạn không? Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên tôi xin đi vào phân tích những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xuất phát từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến và có nền nông nghiệp lạc hậu, nên khi vận dụng những lý luận về cách mạng không ngừng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác vào tình hình thực tế lúc bấy giờ đã làm cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mang những đặc điểm rất riêng, không thể rập khuôn một cách máy móc những nhiệm vụ được quy định ở những nước đã qua chủ nghĩa tư bản được. Về cơ bản, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chính là việc bỏ qua chể độ tư bản chủ nghĩa, trực tiếp từ nước thuộc địa nửa phong kiến tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cụ thể hơn, theo như khái quát của Đảng thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta “là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả mọi lĩnh

2

vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”1. Cái cũ được nhắc đến ở đây không chỉ là những tàn dư của xã hội tiền tư bản mà xã hội ta mới thoát ra mấy chục năm qua, cái cũ ở đây còn là những yếu tố tư bản chủ nghĩa đang và sẽ hiện diện trong đời sống kinh tế - xã hội. Có thể hiểu như sau, đất nước ta đã từng phải chịu đựng những cuộc “chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỷ, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta”2. Song, đan xen với những khó khăn từ tàn dư của lịch sử, chúng ta cũng có những thuận lợi đến từ những thứ thuộc về hiện tại và tương lai, đó là các cuộc cách mạnh khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ; là quá trình quốc tế hóa vô cùng sâu sắc của nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội tạo nên những tác động tích cực tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó tạo thời cơ cho chúng ta phát triển đất nước và tiến gần hơn một bước tới chủ nghĩa xã hội, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với những thử thách to lớn hơn đang chờ phía trước. Sự đan xen giữa cái mới và cái cũ, giữa thuận lợi và khó khăn làm cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội có sự biến đổi về chất. Nghĩa là sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản, toàn diện, khác với sự biến đổi về lượng, sự biến đổi của từng bộ phận. Có thể hiểu rằng trong thời kỳ quá độ, ở nước ta sẽ diễn ra “sự biến đổi mang tính chất bản chất, căn bản và toàn diện ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; và quá trình đó phải diễn ra lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen” 3. Đó sẽ là sự nghiệp rất khó khăn và phức tạp, mang tính lâu dài với nhiều chặng đường và hình thức tổ chức kinh tế, xã hội, đòi hỏi sự quyết tâm và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân ta. Tóm lại, “thời kỳ quá độ ở nước ta chính là đồng thời vừa cải biến những cơ sở hiện có thành 1 Đả ng Cộ ng sản Việ t Nam: Sđd, tr.70. 2 GS.TS.Hoàng Chí Bả o (2019), Giáo trình Ch ủ nghĩa xã h ội khoa h ọc, BGD&ĐT , Hà Nộ i, tr.66. 3 PGS, TS. Nguyễễn Linh Khiễếu (2015), “Quá đ ộ lễn ch ủnghĩa xã h ội ởVi ệt Nam theo tnh thầần Đ ại h ội XI c ủa Đ ảng”, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/qua-do-len-chu-nghia-xahoi-o-viet-nam-theo-tnh-than-dai-hoi-xi-cua-dang-pgs-ts-nguyen-linh-khieu-tap-862 .

3

những cơ sở của chủ nghĩa xã hội, vừa phải chuẩn bị tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội”4. Trên thế giới hiện nay vẫn còn một số quốc gia vẫn đang đi theo con đường chủ nghĩa xã hội như chúng ta và thời kỳ quá độ ở các quốc gia đó ắt cũng sẽ có những đặc điểm vừa tương đồng với nước ta, vừa đậm nét đặc trưng của nước bạn. Dễ thấy nhất là Trung Quốc, một nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cũng đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau cách mạng thành công năm 1949, Trung Quốc cũng bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng việc xóa bỏ các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và phong kiến với những cuộc đại cải cách kinh tế - văn hóa – xã hội. Đến năm 1956, Trung Quốc tuyên bố “đã cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”. Song, hậu quả của các phong trào “đại nhảy vọt” đã khiến Trung Quốc rơi vào “đại loạn” trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, nhờ chính sách mở cửa năm 1978 đã giúp Trung Quốc có bước phát triển bứt phá vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói, xuất phát điểm của Trung Quốc cũng là một đất nước với nền kinh tế - xã hội còn mang nặng những tàn tích phong kiến và hậu quả của những khủng hoảng xã hội kéo dài nhiều năm trước đó, nhưng nhờ có sự thay đổi căn bản trong nhận thức và chính sách phát triển đất nước mà Trung Quốc đã có được nhiều sự thay đổi tích cực, đặc biệt là ở lĩnh vực kinh tế. Điều này cũng có điểm khá tương đồng với Việt Nam, phải thừa nhận khi ở bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cũng đã mắc phải “những khuyết điểm giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Tuy nhận thức đúng được việc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, nhưng trong thời gian dài kể từ khi bắt đầu đến tận 1986 chúng ta mới nhận thức rõ được những sai lầm căn bản trong quá trình xây dựng phát triển đất nước trước đó” 5. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhận thức rõ được những bất cập trong chính sách phát triển 4 Đạ i họ c Duy Tần (2017), “Đặ c điểm củ a thời kỳ quá độ lễn CNXH ở Việ t Nam”, https://kmacle.duytan.edu.vn/Home/ArtcleDetail/vn/101/1052/thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-o-viet-nam . 5 PGS.TS Trầần Quốếc Toả n (2019), ”Nhìn lạ i quá trình thay đổ i quan hệ sở hữu trong thờ i kỳ quá độ lễn chủ nghĩa xã hội ở một sốế nước”, http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/nhin-lai-qua-trinh-thay-doi-quan-he-so-huu-trong-thoiky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-mot-so-nuoc.html .

4

của mình, từ đó đã có được những bước chuyển đúng đắn hơn về sau, nhưng quá trình phát triển nhận thức của hai nước lại có sự khác biệt trong từng giai đoạn, cụ thể như sau: Trung Quốc tiến hành cải cách bắt đầu từ Đại hội XI năm 1978 đến 1992 mới xác định xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này đã diễn ra những cuộc tranh luận rất gay gắt trong giới lãnh đạo và các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Trong khi Việt Nam tiến hành đổi mới bắt đầu từ đại hội VI năm 1989, nhưng chỉ mất có 5 năm, đến năm 1991, Việt Nam đã khẳng định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước6. Bên cạnh đó, Trung Quốc có một điểm khác biệt thể hiện rõ sự đặc thù của mình trong thời kỳ quá độ, đó là việc áp dụng “một nước hai chế độ”: Trung Hoa đại lục theo chế độ xã hội chủ nghĩa, còn Hồng Kông và Ma Cao theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, nhưng đồng thời cũng đi kèm những mâu thuẫn nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội. Mặc dù sự tăng trưởng quá nóng làm bộc lộ những mặt trái của xã hội Trung Quốc ngày càng rõ, nhưng đây rõ ràng là một sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản đặc sắc Trung Quốc trong việc đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có thể hiểu rằng, sở dĩ có sự khác biệt đặc thù như vậy là vì các quốc gia khác nhau có những giai đoạn phát triển khác nhau, có trình độ phát triển thị trường khác nhau, nên khi xử lý mối quan hệ giữa vai trò của thị trường với nhà nước cần phải xuất phát từ thực tế của mỗi nước, dựa trên nguyên tắc làm gì đều phải có lợi cho sự phát triển của đất nước, không thể áp dụng rành rành công thức và lý luận chung trong mọi trường hợp được. Hơn nữa, hoàn cảnh lịch sử và điều kiện của mỗi nước là khác nhau. Trung Quốc là nước đầu tiên hình thành và xây dựng thành công thể chế mới là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, 6 PGS. TS Đốễ Th Th ị ch; ạ TS Nguyễễn Th ịThu Huyễần (2018), “Nhận thức của Đảng Cộng s ản Việt Nam và Trung Quốếc vễầ mốếi quan hệ giữ a nhà nướ c và thị trườ ng trong xầy dự ng chủ nghĩa xã hội”, Viện chủ nghĩa xã hội, Học viện Chính tr ịquốếc gia Hốầ Chí Minh.

5

nên rõ ràng các bước đi giai đoạn đầu còn phải “dò đá qua sông”, phải thử nghiệm, tranh luận và gặp nhiều khó khăn hơn. Việt Nam tiến hành đổi mới sau Trung Quốc gần 10 năm, nên khi nhìn vào những bài học của Trung Quốc, chúng ta cũng đã có được những thuận lợi khi vừa có thể học hỏi và vận dụng kinh nghiệm, vừa có thể hạn chế được những sai lầm mà Trung Quốc đã mắc phải, từ đó có những bước đi thận trọng hơn giúp quá trình phát triển đất nước ta diễn ra bền vững hơn. Bước sang thế kỷ XXI, khi các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh làm tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội, cả Trung Quốc và Việt Nam đều sẽ có được những cơ hội mới để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức lớn hơn. Song, cả hai nước đều đề ra mục tiêu và chiến lược cụ thể cho nước nhà dần hoàn thiện hơn. Cụ thể: Trên phương diện kinh tế: Giờ đây khi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã bước vào thời đại mới với định vị mới là thực hiện mục tiêu hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020, cơ bản công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035 và hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2050, Tư tưởng Tập Cận Bình được Đảng Cộng sản Trung Quốc được xác định là kim chỉ nam hành động. Với Việt Nam, Đảng và nhà nước ta có định hướng đưa đất nước trở thành quốc gia công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 20457. Đồng thời luôn giữ vững tư tưởng Hồ Chí Minh là lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trực tiếp từ xã hội có nền nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua những chiếc cầu nối do chính chúng ta xây dựng. 7 GS.TS Đốễ Tiễến Sầm, nguyễn Viện trưởng Viện Nghiễn cứu Trung Quốếc, Viện Hàn lầm Khoa học xã hội Việt Nam (2018), ”Nh ững sáng t ạo m ới vễầ lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắếc Trung Quốếc trong Đại hội XIX”, Viện Nghiễn cứu Trung Quốếc, Viện Hàn lầm Khoa học xã hội Việt Nam.

6

Trên phương diện văn hóa: Sau khi đã gia tăng được “sức mạnh cứng” trên phương diện kinh tế, Trung Quốc đang dành mối quan tâm lớn hơn cho “sức mạnh mềm” của mình, đặc biệt là sức mạnh văn hóa. Trong văn kiện đại hội 17 năm 2007, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh “trong thời đại hiện nay, vai trò của văn hóa trong cạnh tranh sức mạnh tổng hợp của đất nước ngày càng tăng. Ai chiếm cứ được đỉnh cao của phát triển văn hóa, người đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt này”, đồng thời đi đến xác định, muốn nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của văn hóa “phải vực dậy sức sống sáng tao của văn hóa toàn dân tộc, “nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia”. Chiến lược này của Trung Quốc đã làm văn hóa nước họ có tầm ảnh hưởng lớn đến đại cục thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á và cả tại Việt Nam kể từ khi chúng ta và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ lịch sử đặc biệt Việt -Trung, cụ thể như sau: - Kể từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. - Theo một số báo cao, đến nay Trung Quốc có thể là nguồn tài trợ nước ngoài đứng thứ 2 tại Việt Nam (bao gồm cả tài trợ và cho vay). - Năm 2009, kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 22,5 tỷ đô la. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc ở Việt Nam tính tổng cộng đến 12/2009 đạt khoảng 2,7 tỷ USD. - Trung Quốc cũng là nước có khách du lịch đứng đầu trong số khách quốc tế đến Việt Nam du lịch. Từ một số số liệu thống kê trên, mối quan hệ này một mặt đã đưa lại lợi ích cho cả hai bên, song mặt khác chính nó đang tạo cho Trung Quốc vị thế chủ động trong việc mở rộng hơn nữa sức mạnh mềm văn hóa tại Việt Nam8. 8 TS. Nguyễễn Thu Ph ương, Vi n ệ Nghiễn c ứu Trung Quốếc, “Trung Quốếc gia tắng s ức m ạnh mễầm vắn hóa ở khu v ực Đống Nam Á”, http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Artcle&aID=178.

7

Còn đối với Việt Nam, bản thân chúng ta có nền văn hóa về bề dày truyền thống hàng nghìn năm. Nền văn hóa đó có bản sắc riêng và được coi là rất mạnh và không dễ bị đồng hóa. Văn hóa Việt Nam do những con người được đánh giá là thông minh và sáng tạo, dũng cảm và bản lĩnh, hiếu học và cần cù, khoan dung và nhân hậu,...sáng tạo ra. Đầu năm 2010, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ thời Tổng thống B.Clinton, ông Joseph Nye đã khẳng định tại buổi thuyết trình về “sức mạnh mềm” rằng “Việt Nam là một câu chuyện rất hấp dẫn trong lịch sử về sự dũng cảm của con người cũng như văn hóa. Việt Nam có tiền năng về “sức mạnh mềm” và Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng điều đó cho sự phát triển của mình”9. Trong bối cảnh phức tạp của sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay, những nét đặc trưng của trong văn hóa truyền thống của nhân dân Việt Nam ta là tinh thần dân tộc, sức mạnh của nhân dân, ý chí của dân tộc, lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam, và tính chính nghĩa của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải rút kinh nghiệm từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, đó là bài học về phát huy tiềm năng văn hóa vẫn còn tiềm ẩn trong xã hội, giải phóng con người, mạnh dạn xóa bỏ những khuôn thước cứng nhắc, lấy dân – hợp lòng dân, hạnh phúc của người dân làm gốc, coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, lấy hiệu quả thực tiễn làm thước đó cho hành động. Những điều đó sẽ làm gia tăng thêm sức mạnh văn hóa của nước ta, giúp thúc đấy những phương diện khác cùng phát triển, đồng thời cũng là chiến lược tối quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hiện nay. Như vậy, kể từ khi phát động các cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc năm 1978 và ở Việt Nam 1986, cả hai quốc gia đều có bối cảnh xuất phát và đặc điểm hoàn cảnh thời cuộc gần như tương đồng, song cả hai đã cùng đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, dù sự tăng trưởng ở Trung Quốc có phần lớn hơn nhưng không thể phủ 9 Joseph Nye: Chủ nghĩa dần tộc lành mạnh là điểm tựa của Vi ệt Nam, http://vinhcity.gov.vn/?detail=5213/tn-tucsu-kien/

8

nhận sự nỗ lực và cố gắng của Đảng và nhà nước chúng ta trong nhiều năm vừa qua. Là nước láng giềng của nhau cùng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, Việt Nam và Trung Quốc cùng học tập và tham khảo kinh nghiệm hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhau, giúp cho cải cách mở cửa và đổi mới hội nhập ở hai nước thành công, không đi vào vết xe đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây, cũng như bài học thịnh suy của các triều đại phong kiến trong lịch sử. Đó là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vô cùng sâu sắc không chỉ đối với hai nước, mà còn đối với phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Kết lại, cuộc sống là một chuỗi những thay đổi mang tính tự nhiên, và mọi điều tự nhiên đều chảy về phía trước theo bất cứ cách nào mà chúng muốn. Điều này cũng tương tự với quá trình phát triển của xã hội loài người, một quá trình mang tính lịch sự tự nhiên bao gồm tập hợp những biến đổi và thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội theo tuần tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi nghiên cứu về tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bởi phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta không phủ nhận việc chủ nghĩa tư bản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển khoa học – công nghê, hơn nữa còn đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế vẫn diễn ra, và trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn ra mạnh mẽ hơn, thậm chí còn tác động tiêu cực đến y tế, gây ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội. “Đó là hậu quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội” 10. Song, xã hội loài người sẽ phát triển đến xã hội xã hội chủ nghĩa là quy luật khách quan của lịch sử, việc Việt Nam 10 T ng ổBí th Nguyễễn ư Phú Tr ngọ (2021), “M t sốế ộ vầến đễầ lý lu nậ và th cựtễễn vễầ chủ nghĩa xã hội và con đường đi lễn chủ nghĩa xã hội ở Viễt Nam”.

9

và các quốc gia khác nhận thức được những điều đó và lựa chọn đi theo con đường chủ nghĩa xã hội là đúng đắn.

10

II. BÀI TẬP NHỎ 1. Nhận định đúng sai: Có ý kiến cho rằng giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử “đào huyệt chôn chủ nghĩa tư sản” là do giai cấp công nhân có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Một số người thường nghĩ rằng giai cấp công nhân có sứ mệnh mang tầm vóc lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là vì họ nhờ có sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm, và những lí do sau sẽ chứng minh điều đó. Đầu tiên, khi nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gô-ta”, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã nhắc lại nội dung trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” như sau: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản thì trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”11. Nghĩa là, giai cấp vô sản hay giai cấp công nhân ra đời và phát triển từ nền đại công nghiệp gắn với dây chuyền máy móc, sản xuất tập trung trung, theo chu trình khép kín và mang tính xã hội hóa cao. Những điều này đã làm cho họ rèn luyện được tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác cao, cũng như là giai cấp duy nhất thống nhất được về mọi thứ từ nhận thức, tư tưởng, đến hành động. Tất cả những yếu tố này đều là những yếu tố cần có của một giai cấp cách mạng, mà giai cấp công nhân lại hội tụ đủ mọi phẩm chất đó, nên hiển nhiên họ trở thành giai cấp duy nhất có năng lực lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sứ mệnh mang tầm vóc lịch sử này của giai cấp công nhân là hoàn toàn khách quan, do chính kinh tế - xã hội quyết định mà không phải do sự ưu ái hay mong muốn chủ quan của bất kì cá nhân hay tổ chức nào. Ngoài ra, khi nói đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản: 11 C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tậ p Nxb. Chính trị quốếc gia, Hà Nộ i, 1995, tr19, tr38.

11

Theo quan điểm của Lênin về Đảng Cộng sản thì Đảng Cộng sản là hạt nhân của giai cấp công nhân , là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của chính giai cấp này. Đảng là đại diện cho lợi ích, lý tưởng của giai cấp công nhân và lợi ích của quốc gia – dân tộc; là kết tinh của giai cấp công nhân và gắn bó với quần chúng, bao gồm những người...


Similar Free PDFs