Phân tích M&A VNM và GTN - Phân tích thương vụ M&A VNM và GTN năm 2019 PDF

Title Phân tích M&A VNM và GTN - Phân tích thương vụ M&A VNM và GTN năm 2019
Author Khang Nguyễn
Course (2021-2022)
Institution Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 59
File Size 2.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 79
Total Views 653

Summary

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINHKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGBÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 5Đề tài: Phân tích thương vụ M&A giữa Vinamilk và GTNFoodsGVHD:Nhóm thực hiện:Lớp:TP HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2021BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINHKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGBÀI...


Description

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 5 Đề tài: Phân tích thương vụ M&A giữa Vinamilk và GTNFoods

GVHD: Nhóm thực hiện: Lớp:

TP HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2021

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 5 Đề tài: Phân tích thương vụ M&A giữa Vinamilk và GTNFoods

GVHD: Nhóm thực hiện: Lớp:

TP HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2021

DANH SÁCH NHÓM

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

MỤC LỤC

Lời mở đầu............................................................................................................................ 1 I.

II.

Những lý luận về M&A: ................................................................................................ 2 1.

Khái niệm và phân loại M&A:................................................................................ 2

2.

Mục đích của thực hiện M&A: ............................................................................... 4 Phân tích thương vụ M&A của Vinamilk đối với GTNFoods: .................................. 6

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sửa Việt Nam (Vinamilk): ................................... 6 2.2. Giới thiệu về công ty cổ phần GNTFoods: ........................................................... 16 2.3. Tổng quan về ngành sửa Việt Nam năm 2020: .................................................... 23 2.4. Quá trình thâu tóm: ............................................................................................... 25 2.5. Phân tích thương vụ M&A của Vinamilk đối với GTNFoods: ............................ 29 2.6. Lợi ích mang lại qua thương vụ: ........................................................................... 52 2.7. Bài học kinh nghiệm: ............................................................................................ 53 3. Kết LUẬN: .................................................................................................................. 54 Tài Liệu tham khảo ............................................................................................................. 55

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, với sụ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, cũng như thị trường chứng khoán, thì nhu cầu mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ở Việt Nam dần được hình thành và phát triển, tuy còn non trẻ nhưng các hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn hứa hẹn và chứa đựng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong vào ngoài nước. Tuy mới mẽ và còn non trẻ nhưng trong những năm qua vẫn không ít các hoạt động nổi tiếng và gặt hái được hiều giá trị trong đó. Nổi bật trong số đó là thương vụ M&A của Vinamilk và GNTFoods với những thành công nổi bật sau thương vụ. Và đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài: “Phân tích thương vụ M&A của Vinamilk và GTNFoods” làm đề tài tiểu luận của chúng em.

NHỮNG LÝ LU ẬN VỀ M&A:

I.

1. Khái niệm và phân loại M&A: 1.1.

Khái niệm: M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers(Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại).

M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. +Với hình thức Mergers(Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung. +Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua. Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,… Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp. 1.2. •

Phân loại: Căn cứ vào chức năng của các công ty thành viên : hoạt động M&A có thể được

phân loại theo 3 hình thức: M&A chiều ngang, M&A chiều dọc và M&A kết hợp. + Mua bán, sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal): là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành, việc sáp nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm và thị trường. Kết quả từ việc mua bán, sáp nhập theo hình thức này sẽ

mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cườ ng hiệu quả hệ thống phân phối. + Mua bán, sáp nhập theo chiều dọc (Vertical): Mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường, nhằm giảm chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quốc tế hóa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời tạo ra lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh… Hay nói cách khác, mua bán và sáp nhập theo chiều dọc là hoạt động sáp nhập hoặc mua lại giữa hai doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên cùng một chuỗi giá trị. Hoạt động sáp nhập theo chiều dọc thường đem lại cho doanh nghiệp tiến hành sáp nhập nhiều lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian, không chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh. + Mua bán, sáp nhập kết hợp (Conglomerate): Đây là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Hình thức này là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và không có liên quan, nhằm giảm cơ bản rủi ro nhờ đa dạng hóa và để khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên. Việc sử dụng hình thức M&A hình thành nên các tập đoàn sẽ là một cách tránh và không làm ảnh hưởng tới mức độ tập trung của thị trường. Thông thường, các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các dãy sản phẩm thường lựa chọn chiến lược liên kết để thành lập các tập đoàn. Lợi của M&A hình thành các tập đoàn là việc giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường và đạt được lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ. •

Căn cứ vào chủ thể tham gia thương vụ : hoạt động M&A có thể được phân chia

thành 2 loại: M&A trong nước và M&A quốc tế. + Mua bán và sáp nhập trong nước: là hình thức mua bán và sáp nhập diễn ra tại một quốc gia và được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ một quốc gia, không có sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới.

+ Mua bán và sáp nhập xuyên biên giới: là hình thức được thực hiện giữa các doanh nghiệp thuộc hai quốc gia khác nhau. Ngoải ra, đây còn có thể coi là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế gần đây, làn sóng toàn cầu hóa đã dần xóa bỏ biên giới kinh doanh của các công ty đa quốc gia khiến cho xu hướng M&A xuyên biên giới ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. •

Căn cứ vào mục đích của thương vụ: hoạt động M&A có thể phân chia sáp nhập 5

hình thức: sáp nhập ngang, sáp nhập dọc, sáp nhập mở rộng thị trường, sáp nhập mở rộng sản phẩm, sáp nhập kiểu tập đoàn. + Sáp nhập ngang: là hoạt động diễn ra đối với hai doanh nghiệp cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. + Sáp nhập dọc: là hoạt động sáp nhập diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. + Sát nhập mở rộng thị trường: là hoạt động sát nhập diễn ra giữa hai doanh nghiệp bán cùng một loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau. + Sát nhập mở rộng sản phẩm: là hoạt động sát nhập diễn ra giữa hai doanh nghiệp bán những sản phẩm khác nhau nhưng liên quan đến nhau trên một thị trường. + Sát nhập kiểu tập đoàn: là hình thức sát nhập trong đó trường hợp hai doanh nghiệp không có cùng lĩnh vực kinh doanh những muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề. 2. Mục đích của thực hiện M&A: Việc thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhằm các mục đích cơ bản sau: • Tăng năng lực cạnh tranh, tạo lợi nhuận độc quyền Đây là động cơ để thực hiện M&A trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, để không bị đối thủ cạnh tranh thâu tóm và địa vị công ty bị đe dọa, ban quản trị phải chủ động tìm cơ hội thực hiện M&A để nắm lợi thế cạnh tranh. Thực hiện M&A cũng là một cách để

thể hiện tư duy cùng thắng (win-win) và tạo ra các công ty mà không có xung lực cạnh tranh nào đối lập với nhau mà tất cả cùng chung mục tiêu phục vụ khách hàng, giảm chi phí và thu về nguồn lợi nhuận cao, bền vững. Ngoài ra, khi sức ép cạnh tranh được hạ nhiệt thì các công ty ngày càng có lợi thế hơn trong việc tạo nên lợi nhuận độc quyền. • Nâng cao hiệu quả hoạt động Thông qua M&A, các công ty có thể tăng vốn chủ sở hữu, giảm chi phí đi vay, chủ động về nguồn vốn, tạo lòng tin cho các chủ nợ, giảm chi phí huy động…từ đó nâng cao năng lực tài chính của công ty và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, thực hiện M&A giúp các công ty tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định, chi phí nhân công, hậu cần,…các công ty có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực đầu vào và tận dụng các thế mạnh về thương hiệu, thông tin, dây chuyền công nghệ, khách hàng,…mà mỗi công ty chưa sử dụng hết giá trị. Khi đạt quy mô đủ lớn, công ty có thể tiếp cận hiệu quả tới thị trường, phát huy toàn diện các nguồn lực sẵn có. Một số công ty thực hiện M&A với mục đích tránh thuế hoặc đạt được thị phần khống chế để áp đặt giá cho thị trường. • Giảm chi phí gia nhập thị trường Ở những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, các công ty đến sau chỉ có thể tiến hành gia nhập thị trường thông qua hoạt động M&A với những công ty đã hoạt động trên thị trường. Ngoài ra, bên mua lại còn tránh được những rào cản về thủ tục đăng ký thành lập và giảm chi phí, rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và nền tảng khách hàng ban đầu. Một số trường hợp là mua lại ý tưởng kinh doanh hay một thương hiệu có triển vọng. • Thực hiện đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị Nhiều công ty thực hiện M&A để thực hiện hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hay mở rộng thị trường của mình. Khi đó, công ty sẽ xây dựng đượ c cho mình một danh mục đầu tư cân bằng hơn nhằm tránh rủi ro phi hệ thống. Ngoài ra, công ty còn có thể giảm thiểu được rủi ro, tái cấu trúc chuỗi giá trị từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn với chu trình

khép kín, đa dạng hóa, tăng tiện ích cho khách hàng. M&A cũng giúp công ty tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhất là khi thị trường hiện tại đang bão hòa. • Bành trướng và tập trung quyền lực thị trường Các công ty đã thành công thường nuôi tham vọng phát triển tổ chức của mình ngày một lớn mạnh, thống trị trong những phân khúc và dòng sản phẩm hiện tại mà còn lan sang các lĩnh vực khác. Ví dụ về trường hợp công ty công nghệ tin học FPT đã mở rộng sang các lĩnh vực mạng điện thoại cố định, di động, ngân hàng, đào tạo đại học,… Tiến hành thương vụ Mua bán và sáp nhập mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Do đó, trước khi muốn thực hiện thương vụ M&A, các công ty cần cân nhắc các lợi ích cũng như thách thức để có chiến lược phù hợp. II. PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A CỦA VINAMILK ĐỐI VỚI GTNFOODS: 2.1.

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sửa Việt Nam (Vinamilk):

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) hiện nay được đánh giá là top 3 Công ty cung cấp các sản phẩm liên quan đến sữa lớn nhất Việt Nam. Để có được như ngày hôm nay Công ty đã phải trải qua cả một quá trình phát triển từ lúc mới hình thành đến ngày hôm nay. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam như sau: • Thời bao cấp (1976-1986) Năm 1976, lúc mới thành lập Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hoá ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một Công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Fiesland), và Dielac (thuộc Nestle). Năm 1982, Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: Nhà máy bánh kẹo Lubico và nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).

• Thời kỳ đổi mới (1986-2003) Tháng 3 năm 1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. Năm 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần đông lạnh Quy Nhơn để thành lập xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành Công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng xí nghiệp kho vận có địa chỉ toạ lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 năm 2001, Công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ. • Thời kỳ Cổ phần hoá (2003 đến nay) Năm 2003, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tháng 11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM. Cũng trong năm 2003, Công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. Năm 2005, mua cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là nhà máy sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại khu Công nghiệp Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Liên doanh với SABmiler Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh

SABMiller Việt Nam và tháng 08 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. Năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50,01% vốn điều lệ của Công ty. Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. Năm 2007, mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại khu Công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hoá. Năm 2009, phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 09 nhà máy và nhiều trang trại bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang. Từ năm 2010-2012, xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.

Hình 2.1.1: Logo của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ: Vinamilk có chức năng nhiệm vụ là sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa đến với khách hàng tiêu dùng.

Phát triển toàn diện danh mục sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất sinh lợi lớn hơn. Xây dựng thương hiệu ngày một lớn mạnh, đồng thời nâng cao phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy đến với người tiêu dùng. 2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam: Vinamilk kinh doanh chính chủ yếu bao gồm chế biến, sản xuất và kinh doanh bao bì, kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và nguyên liệu, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác… Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng của chính: Sữa nước: Sữa tươi 100%, sữa triệt trùng bổ sung vi chất, sữa triệt trùng, sữa organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu… Sữa chua: Sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty, Vinamilk Star, Love Yogurt, Greek, Yomilk… Sữa bột: Sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum (Gold), bột dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold, Organic Gold, Yoko… Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam (Southem Star), Ông thọ và Tài Lộc… Kem và phô mai: Kem sữa chua Subo, kem Delight, TwinCows, Nhóc Kem, Nhóc Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ… Sữa đậu nành – nước giải khát: Nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy… Hình 2.1.3: Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Nguồn: vinamilk.com.vn

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam: Hình 2.1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Nguồn: vinamilk.com.vn 2.1.5. Tình hình lao động của công ty:

Vinamilk hiện có hơn 10.000 nhân viên trên cả nước, bên cạnh khối văn phòng thì hiện có đến hơn 60% người lao động của Công ty đang làm việc tại 12 trang trại và 13 nhà máy trên khắp cả nước. Tất cả các trang trại và nhà máy Vinamilk vẫn hoạt động bình thường ngay cả trong những ngày tết, vì vậy Ban lãnh đạo Công ty và các đơn vị đều có những chính sách, phúc lợi phù hợp, kịp thời quan tâm động viện tinh thần làm việc của người lao động. Trong điều kiện khó khăn chung do Covid-19 năm vừa qua, Vinamilk nỗ lực làm tốt các công tác bảo vệ sức khỏe và bảo đảm quyền lợi cho người lao động như tuyên tuyền, hướng dẫn người lao động tuân thủ và thực hành quy định phòng chống dịch; xây dựng môi trường làm việc an toàn dịch bệnh và hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng của Công ty để tăng cường đề kháng, sức khỏe cho nhân viên. Công ty cũng bảo đảm thu nhập và phúc lợi cho người lao động, không giảm lương, giảm giờ làm; tạo điều kiện và duy trì các chế độ đầy đủ kể cả khi người lao động làm việc ở nhà trong giai đoạn giãn cách vì dịch bệnh. Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những tác động rất lớn đến nền kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động. Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, đã có 32,1 triệu người lao động bị tác động tiêu cực bởi Covid-19 và 1,6 triệu việc làm đã bị mất đi trong năm 2020. Trong bối cảnh đầy thách thức do Covid-19, Vinamilk là doanh nghiệp được ghi nhận về nỗ lực để duy trì sự ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và song song bảo đảm được việc làm cùng tất cả các chế độ phúc lợi cho người lao động. Với những nỗ lực đó, Vinamilk tiếp tục được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm thứ 3 liên tiếp và ghi nhận chỉ số về sự hài lòng của người lao động với Công ty lên đến hơn 90%. Năm 2020, Vinamilk cũng cho thấy những nỗ lực không ngừng để duy trì sự tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dinh dưỡng cho thị trường trong nước và cả xuất khẩu. Trong những ngày Tết đang gần kề, các nhà máy của Vinamilk trên cả nước đều tăng cường sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và hoàn thành những đơn hàng xuất khẩu đầu năm mới đi nhiều thị trường trên thế giới. Mới đây, ngay trong những ngày đầu năm mới 2021, Vinamilk đã xuất đi Trung Quốc lô hàng lớn gồm 10 container sữa hạt cao cấp và 5 container sữa đặc cũng đang được khẩn trương hoàn thành, hứa hẹn một năm mới k...


Similar Free PDFs