PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA Doanh NGHIỆP THAN PDF

Title PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA Doanh NGHIỆP THAN
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 24
File Size 639.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 50
Total Views 461

Summary

Download PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA Doanh NGHIỆP THAN PDF


Description

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Môn học: QUẢN TRỊ HỌC Đề tài nghiên cứu:

PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THAN VIỆT NAM Giảng viên: Bùi Dương Lâm Sinh viên: Trần Thảo Trang Lớp: QB001 Khóa: K45 MSSV: 31191024099 1 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

LỜI M MỞ Ở ĐẦ ĐẦU U Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải kì diệu tạo hóa ban tặng cho con người. “Tuy nhiên, việc chuyển hóa nguồn của cải thiên nhiên ban tặng thành sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia không phải là một quá trình dễ dàng. Nhiều quốc gia giàu tài nguyên vẫn chưa tận dụng được lợi thế để phát triển. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia may mắn được tạo hóa ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là than đá.” Ngành công nghiệp khai thác than đã có truyền thống hơn 100 năm và vùng Quảng Ninh là khu vực tập trung chủ yếu của ngành công nghiệp này ở nước ta. Bên cạnh những“tác động tích cực lên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực tiễn cũng cho thấy hoạt động khai thác tài nguyên than còn có những mặt trái. Những ảnh hưởng tiêu cực lên con người, môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên đã và đang hiện hữu. Dưới sức ép của nhu cầu phát triển kinh tế, những ảnh hưởng này vẫn chưa được tính toán và cân nhắc một cách đầy đủ đóng góp thêm những hiểu biết về mối quan hệ giữa hoạt động khai thác than và phát triển kinh tế - xã hội cũng như những tác động tiêu cực, không mong muốn lên con người và môi trường.” Khi chúng ta phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp nghĩa là chúng ta đang phân tích để thấy được thách thức và cơ hội mà bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp kinh doanh. Qua đó, chúng ta sẽ có những chính sách và chiến lược khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn của cải thiên nhiên ban tặng nhằm phục vụ lợi ích chung của mọi thành viên trong xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn. Trần Thảo Trang

2 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

Mục lục LỜI MỞ ĐẦU

2

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4

BỐI CẢNH XÃ HỘI

4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

5

Môi trường tổng quát (môi trường vĩ mô) Các khía cạnh của môi trường tổng quát

5 5

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THAN VIỆT NAM 7 ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP THAN VIỆT NAM

7

NHỮNG YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THAN VIỆT NAM

8

Bối cảnh quốc tế Bối cảnh kinh tế Bối cảnh chính trị - luật pháp Bối cảnh công nghệ Bối cảnh văn hóa – xã hội Bối cảnh tự nhiên

8 11 12 14 15 17

GIẢI PHÁP

19

KẾT LUẬN

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

3 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI BỐI CẢNH Xà HỘI Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác gần 180 năm. “Trong thời kỳ kinh tế trên đà kế hoạch hoá, việc tham gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản chỉ có các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngoài các doanh nghiệp nhà nước, đã có nhiều thành phần kinh tế khác tham gia khai thác khoáng sản như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, hợp tác xã.” Hiện nay, sản lượng than sản xuất trung bình hàng năm của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt từ 40 đến 45 triệu tấn, tăng gấp 7 lần so với thời điểm thành lập doanh nghiệp vào năm 1994. TKV “đã đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng khai thác và đặc biệt là tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước. Tổng sản lượng than khai thác bằng cơ giới hoá toàn Tập đoàn từ năm 2002 đến hết 2017 đạt 12,75 triệu tấn.” Song song,“việc cơ giới hoá và tự động hoá cũng được tăng cường áp dụng vào các bước thoát nước trong hầm lò, thông gió và kiểm soát khí mỏ. Tập đoàn đã đầu tư thêm các loại ô tô vận tải nhằm chở đất đá có tải trọng đến 130 tấn, khai thông các mỏ lộ thiên để tạo ra những khai trường lớn hơn; đẩy mạnh hiện đại hóa khâu sàng tuyển, dịch vụ cung ứng than. Cùng với sự tăng trưởng về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện nâng cao. Số vụ tai nạn lao động giảm hàng năm, năm sau giảm hơn năm trước.” Bước vào công cuộc đổi mới, ngành Than Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thử thách gay gắt: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị hủy hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. “Sản lượng khai thác than tăng nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến. Mỏ lộ thiên càng phải xuống sâu và mở rộng hơn, các mỏ hầm lò phải mở thêm các lò mới. Nguồn than ở đất liền cũng đã cạn kiệt dần, đang và sẽ phải nhập khẩu than mới bảo đảm được nhu cầu tiêu thụ trong nước.“Nguồn than nằm sâu dưới đồng bằng sông Hồng có trữ lượng rất lớn lên tới vài trăm tỷ tấn, nhưng vướng phải những vấn đề công nghệ khi khai thác rất phức tạp, khó có thể giải quyết được, nếu khai thác bất chấp sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và an sinh xã hội.”Đầu tư cho khai thác, đặc biệt là đầu tư máy móc hiện đại, trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng ngừa sự cố tai nạn, phòng chống cháy nổ… vẫn còn chậm hơn tốc độ tăng sản lượng. Vì vậy đã đặt ra vô số thách thức mới về an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động và bảo vệ môi trường.”

4 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

CƠ SỞ LÝ THUYẾT Môi trường tổng quát (môi trư trường ờng vĩ mô) Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế… nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Môi trường tổng quát là tất cả các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức. ➢ Đây là môi trường có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của các tổ chức. ➢ Các tổ chức doanh nghiệp khó kiểm sát được nó. ➢ Mức độ tác động và tính chất tác động khác nhau theo từng tổ chức từng ngành.

Các khía cạnh của môi trường tổng quát • Bối cảnh quốc tế: Bối cảnh quốc tế bao gồm tất cả các yếu tố: kinh tế, chính trị, công nghệ, tự nhiên…xảy ra trên thế giới có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Việt Nam. • Bối cảnh kinh tế: - Nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân - Tỷ giá ngoại tệ - Lãi suất ngân hàng - Tốc độ lạm phát - Sự biến động của thị trường chứng khoán - Tỷ lệ thất nghiệp - Sức mua của người tiêu dùng • Bối cảnh chính trị và Luật pháp: - Quan điểm đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước - Quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước - Hệ thống Luật pháp Quốc gia - Sự tác động từ những quy định và sự kiểm soát của Chính phủ. • Bối cảnh công nghệ: - Bối cảnh công nghệ thể hiện thông qua những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật trong một ngành hay trong toàn xã hội. Điều này có thể tạo nên những cơ hội đồng thời cũng tạo ra những nguy cơ, thách thức đối với các doanh nghiệp. - Cơ hội: ✓ Công nghệ mới tạo điều kiện sản xuất ra sản phẩm giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn giúp cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn 5 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

✓ Sự phát triển công nghệ mới giúp doanh nghiệp dễ dàng nghiên cứu để chế tạo ra những sản phẩm mới phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng - Nguy cơ và thách thức ✓ Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và làm tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm thay thế từ đó đe dọa tới sự tồn tại của sản phẩm truyền thống ✓ Sự bùng nổ công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời từ đó gây áp lực buộc phải đổi mới công nghệ nhằm tăng khả năng canh tranh ✓ Sự ra đời và phát triển của công nghệ mới tạo điều kiện thuận lợi làm xuất hiện những đối thủ xâm nhập mới từ đó tăng áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện hữu ✓ Sự bùng nổ công nghệ mới làm cho vòng đời công nghệ được rút ngắn từ đó gây áp lực rút ngắn thời gian khấu hao • Bối cảnh văn hóa – xã hội: - Quan điểm đạo đức và chuẩn mực của xã hội - Quan điểm thẩm mỹ của xã hội - Phong tục tập quán xã hội - Tổng dân số của xã hội - Thu nhập tiền tệ bình quân đầu người - Trình độ dân trí - Đặc điểm nhân khẩu học - Các giá trị xã hội - Mật độ dân số • Bối cảnh tự nhiên: - Bối cảnh tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên trái đất như: thời tiết khí hậu; các loài động thực vật; tài nguyên khoáng sản: đất đai, nguồn nước, khoáng sản; cảnh quan thiên nhiên.

6 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THAN VIỆT NAM ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP THAN VIỆT NAM Tài nguyên khoáng sản là tài sản hữu hạn và không tái tạo, sẽ cạn kiệt dần cùng quá trình khai thác. Khai thác mỏ là loại công việc vất vả, nặng nhọc, nguy hiểm và gây nhiều tác động xấu tới môi trường.“Các mỏ than với các vị trí không giống nhau có chất lượng sản phẩm và điều kiện khai thác thuận lợi cũng như khó khăn khác nhau; ngay trong cùng một mỏ thì điều kiện khai thác cũng luôn thay đổi, làm cho hiệu quả kinh doanh cũng khác nhau.” Các mỏ than chủ yếu nằm trong dây chuyền gồm các khâu: khai thác - vận tải - sàng tuyển - bốc rót tiêu thụ ở cảng biển - cơ khí chế tạo và sửa chữa và các dịch vụ phụ trợ được tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Trong đó một hoặc một số công đoạn do một doanh nghiệp đảm nhận được tổ chức theo chuyên môn hóa. Doanh nghiệp“khai thác than là“khai thác nguồn tài nguyên trong lòng đất, do đó,“hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện mỏ địa chất tự nhiên, thay đổi nhanh và khó dự báo chính xác, phụ thuộc nhiều vào kết quả và chất lượng của công tác thăm dò địa chất.” Bên cạnh đó, “do nhu cầu tiêu thụ than trong nước ngày càng tăng, trong khi trữ lượng than hiện tại đang giảm theo quá trình khai thác, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu than từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu nội địa.” Như vậy, hiện nay thị trường than Việt Nam có rất nhiều chủ thể doanh nghiệp tham gia cả vào hoạt động khai thác và nhập khẩu than, làm cho thị trường này ngày càng sôi nổi.” Giá trị đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước của ngành công nghiệp khai khoáng còn một số hạn chế. Ngoài cung cấp than cho ngành công nghiệp điện, than còn được sử dụng rộng rãi trong các các hoạt động giao thông vận tải tại các cảng để nâng cao năng lực vận tải, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu than nói riêng và công tác tiêu thụ than nói chung cho thị thường Việt Nam.

7 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

NHỮNG YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG TỔNG QUÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP THAN VIỆT NAM Bối cảnh quốc tế Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn trong đó 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, điển hình như các khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Trung Quốc, Ấn Độ, Australia); Hoa Kỳ, Nga, một số quốc gia khu vực Đông Âu (Ukraine, CHLB Đức, Ba Lan). Với mức sản lượng năm 2019, trữ lượng than thế giới đảm bảo khai thác trong 110 năm tiếp theo và hiện đứng đầu trong số các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Công nghiệp “sản xuất than phát triển tương đối sớm trên thế giới, từ sau thế kỉ XIX.“Nhìn chung, trong suốt 50 năm qua, nền công nghiệp sản xuất than đá có tốc độ bình quân tăng 5.4%/ năm, cao nhất là thời kì 1950 – 1980 đạt được đến 7%/năm. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc là nước đứng đầu trên thế giới trong việc khai thác than, cao hơn cả Hoa Kỳ.” Từ nhiều năm nay, Úc luôn là quốc gia có trữ lượng than xuất khẩu cao nhất trên thế giới. Tiếp theo đó là các nước như Trung Quốc, Canada, Ba Lan, Hoa Kỳ, Nam Phi, Nga.“Buôn bán giao thương giờ đây cũng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết nhờ giao thông đường biển.” Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhập khẩu than được xem là giải pháp thiết yếu và cần thiết cho ngành điện than Việt Nam. Cơn khát cho nhu cầu than xuất phát từ vai trò mở rộng của việc phát điện kết hợp từ nhiều nguồn năng lượng. Hơn một nửa nhu cầu điện của đất nước sẽ được đáp ứng dự kiến bởi các nhà máy đốt than vào năm 2030. Bắt đầu từ năm 2015, Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu than, đặc biệt từ các nước có tiềm năng phong phú về các loại than phù hợp với các nhà máy nhiệt điện như: Indonesia, Australia và Liên bang Nga. Sản lượng than nhập khẩu của Việt Nam (nghìn tấn) giai đoạn 2015 - 2019 Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Sản lượng than nhập

6.900

13.200

14.500

22.850

36.820 (10 tháng)

Từ Indonesia

1.915

2.946

6.144

8 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

Từ Australia

1.441

3.961

3.768

Từ Liên bang Nga

1.400

3.687

2.401

Năm 2019 sản lượng than sạch sản xuất trong nước đạt trên 39 triệu tấn so với 40,5 triệu tấn than nguyên khai. Như vậy, lượng nhập than trong 10 tháng năm 2019 đã tới trên 94% so với than trong nước. Tỷ trọng than nhập khẩu trong lượng than cần cung tăng cao vượt trội, từ 3.9% trong năm 2016 đến 65,6% vào năm 2030.

➢ Cơ hội và lợi ích Hiện nay Việt Nam nhập khẩu than chủ yếu từ Australia, Liên bang Nga, đặc biệt là Indonesia. Indonesia là nơi có trữ lượng dồi dào và có địa lý chiến lược gần sát với Việt Nam, là cường quốc xuất khẩu than đá trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 4 trên toàn cầu.Than đá Indonesia là một loại than nổi bật về đặc điểm kỹ thuật , đa phần than Indonesia sản xuất ra có thể bắt cháy một cách dễ dàng. Về cấu tạo thành phần, than đá Indonesia chứa ít lượng lưu huỳnh và lượng tro cũng không nhiều, vì vậy hạn chế được lượng khí thải. Theo báo cáo của chính phủ năm ngoái, nhu cầu than trong nước dự báo sẽ tăng thêm 35,1 triệu tấn cho đến năm 2025 và 156,6 triệu tấn/năm vào năm 2030. Sở dĩ nước ta cần thiết mua than đá nhập khẩu là vì, tiêu thụ điện than trong nước quá cao, thường xuyên dẫn đến tình trạng cầu vượt quá cung, khiến cho vấn đề quá tải xảy ra. Hơn nữa, chi phí đầu tư trong khai thác, đào mỏ lại tăng lên liên tục, ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng tài chính kinh tế, do đó, phương án khả thi và tối ưu nhất là tìm nguồn sản xuất khác để nhập khẩu vào. Một mặt đáp ứng nhanh gọn nhu cầu tiêu dùng từ thị trường, một mặt tiết kiệm phần lớn chi phí phát sinh không cần thiết. Đồng thời, qua đây cũng góp phần đẩy mạnh tính hợp tác song phương, đa phương giữa các nước trên thế giới. Sự tiếp cận nguồn than nhập khẩu sẽ là điều kiện tốt để nghiên cứu và sử dụng nhiều chủng loại than mới hơn, thỏa nhu cầu sản xuất cao hơn với tiêu chuẩn than tăng vượt trội. Thị trường tiêu thụ than cũng trở nên đa dạng và biến hóa linh hoạt theo vận hành cơ chế thị trường. Hiện nay, một số loại than đá có chất lượng cao để phục vụ cho ngành sản xuất thép chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản để phục vụ cho các công ty, xí nghiệp sản xuất thép lớn tại nước này cho đến năm 2025. Nhờ những nguồn vốn tài chính từ việc xuất khẩu than sang Nhật Bản, nhà nước sẽ có thêm tiềm lực tài chính để phát triển và mở thêm các mỏ mới, tăng gia sản xuất cũng như khai thác than. Từ đó, nguồn than dồi dào nằm sâu trong lòng đất mới có đủ cơ sở vật chất để khai thác. Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục duy trì sản lượng than xuất khẩu ước tính khoảng 2 triệu tấn/năm. Giá than đá xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều so với giá trong nước, cũng chính là nơi sẽ thu về lợi nhuận lớn cho đất nước.

9 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

➢ Thách thức và khó khăn Theo báo cáo về than đá của Bộ Công Thương, kết quả cung và cầu cho thấy, giai đoạn từ đây cho đến năm 2030 Việt Nam sẽ dư thừa một lượng lớn than các loại mà hiện nay trong nước vẫn chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết, với khối lượng ước tính khoảng 2.1 triệu tấn/năm. Để cân bằng lượng than xuất khẩu và lượng than sử dụng trong nước,Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, xuất khẩu than sẽ có theo xu hướng giảm dần theo thời gian. Hiện nay nhu cầu than tăng lên không chỉ cho nhiệt điện mà còn dành cho các ngành công nghiệp khác như luyện kim, xi măng, hoá chất; nhưng khả năng khai thác than lại không thể tăng. Nguồn cung trong nước không đủ cầu, dẫn đến mức chi ngoại tệ để nhập khẩu than phục vụ nhiều ngành sản xuất ngày càng lớn. Năm 2030, Việt Nam đứng trước việc phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than. Ngoài việc nhập đủ số lượng than cần thiết, thì chất lượng và chủng loại than nhập khẩu cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nếu sử dụng nhiều nguồn than, chủng loại than với chất lượng khác nhau thì lò hơi sẽ vận hành không ổn định, tiêu hao than nhiều hơn. Về mặt pháp lý, những tác động khách quan thường dẫn đến những tình huống không mong muốn và làm cho các công ty bên cung cấp than phải chịu phí phạt, do quy định vi phạm không thể cung ứng tốt theo yêu cầu đề ra từ thị trường. Do đó, sự khó khăn, nghiêm khắc này cũng phần nào tác động đến lượng than cung cấp cho thị trường Việt Nam. Khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng trung và dài hạn, nguồn khai thác than nhập khẩu tiềm năng, lâu dài, thỏa yêu cầu thích hợp tiêu dùng. Hơn thế nữa, nước ta còn nhiều bất cập trong phương án xây dựng cảng trung chuyển than nhập khẩu và các chính sách hỗ trợ dịch vụ logistics, kho bãi, cơ sở vật chất hạ tầng. Nối tiếp là giá than, đây là yếu tố mang tính quyết định ít nhiều. Giá bán than trên thị trường cao sẽ là thách thức đối với Việt Nam trong việc duy trì và cung ứng. Do đó, các công ty than và đơn vị cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước luôn phải tính toán kỹ để tránh tình trạng thất thoát tồn đọng, làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế. Đợt dịch COVID-19 vừa qua, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến nguồn lao động mỏ bị thiếu hụt, bố trí sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản lượng thấp không đạt được kế hoạch đề ra. Vận chuyển than từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn khi nhập cảnh, gây ra tình trạng đứt gãy nguồn cung, một số nhà máy phải cắt giảm sản lượng, thậm chí đình trệ tiến trình sản xuất. Tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, sản lượng than tiêu thụ chủ yếu là than chất lượng thấp dẫn đến tình trạng lỗ giá bán.

10 GVHD: Bùi Dương Lâm – SV: Trần Thảo Trang

“Phân tích những ảnh hưởng của môi trường tổng quát tới hoạt động của doanh nghiệp than Việt Nam”

Bối cảnh kinh tế Việt Nam là nước đang phát triển rất ổn định về mặt kinh tế. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Ở Việt Nam, than có nhiều loại và trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh (chiếm 90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta ước chừng hơn 6,6 tỷ tấn, trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là 3,6 tỷ tấn (đứng đầu ở Đông Nam Á). Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những ...


Similar Free PDFs