Phân tích sự ra đời của hệ thống XHCN, những thành tựu của CNXH hiện thực, và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết (2)-đã gộp PDF

Title Phân tích sự ra đời của hệ thống XHCN, những thành tựu của CNXH hiện thực, và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết (2)-đã gộp
Course Chủ nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 14
File Size 354 KB
File Type PDF
Total Downloads 61
Total Views 656

Summary

Phân tích sự ra đời của hệ thống XHCN, những thành tựu của CNXH hiện thực, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết NHÓM 6 Tháng 2, 2022 I. PHÂN TÍCH SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Điều kiện ra đời Mãi đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội (m...


Description

Phân tích sự ra đời của hệ thống XHCN, những thành tựu của CNXH hiện thực, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ mô hình CNXH Xô Viết NHÓM 6

Tháng 2, 2022

I. PHÂN TÍCH SỰ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ❖ Điều kiện ra đời Mãi đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội (mới là chủ nghĩa xã hội không tưởng) mới được hình thành rõ nét. Thomas More (1478 - 1535), một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội không tưởng, trong tác phẩm nổi tiếng "Utôpia" (Xứ không tưởng) đã phê phán chế độ chính trị - xã hội đương thời ở Anh, đồng thời phác họa một mô hình xã hội, ở đó chế độ nhà nước được xây dựng dựa trên sự bình đẳng và tự do của mọi người, tất cả những nhà đứng đầu đều do nhân dân bầu ra, minh bạch và báo cáo rõ ràng với nhân dân và đều hướng đến lợi ích của nhân dân. Sau Thomas More, Tommaso Campanella (1568 - 1639), tác giả của tác phẩm "Thành phố mặt trời" và "Luận về thể chế nhà nước tốt nhất", đã tiếp tục phát triển tư tưởng của Th.More và đi đến kết luận rằng, chế độ chính trị - xã hội lý tưởng mang lại quyền lợi cho những người lao động đó là chế độ dựa trên sở hữu xã hội. Mặc dù chứa đựng tư tưởng tiến bộ, chủ nghĩa xã hội của Th.More và T.Campanela còn nhiều điểm chưa rõ ràng, rành mạch. Cả hai ông cùng chưa hình dung được một cách cụ thể và có căn cứ khoa học về việc tạo lập một xã hội mới tốt đẹp hơn, chưa nhận thức được một cách đúng đắn vai trò của những tiền đề chính trị, kinh tế và tư tưởng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai ông còn lẫn lộn giữa pháp luật với đạo đức, chưa đoạn tuyệt được hoàn toàn với hệ tư tưởng tôn giáo… Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội đã đưa ra một lý thuyết khoa học về xã hội chủ nghĩa với lý tưởng dân chủ, công bằng và nhân đạo, chỉ ra con đường và các biện pháp để tạo lập xã hội đó. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, phù hợp với các quy luật vận động và phát triển của xã hội. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội đã phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. a. Những tiền đề về kinh tế ● Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kỳ đầu của sự phát triển tư bản chủ nghĩa đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột cho nên khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì những quan hệ đó đã trở nên mâu thuẫn, không còn phù hợp với lực lượng

sản xuất đã phát triển đến một trình độ xã hội hóa rất cao được nữa. => Mâu thuẫn xã hội gay gắt diễn ra => Đấu tranh để hướng đến một xã hội công bằng, bình đẳng hơn ● Đó là kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cách mạng về quan hệ sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. b. Những tiền đề chính trị - xã hội: ● Đặc điểm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã quyết định bản chất và đặc điểm của nhà nước tư sản. Đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã xuất hiện chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước. Nhà nước tư sản đã trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế, trở thành công cụ trong tay giới tư bản độc quyền, để củng cố và duy trì những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản mà trước hết là của các tập đoàn tư bản lũng đoạn nhà nước. ● Chính vì vậy, bản chất của nhà nước tư sản ngày càng biến đổi rõ nét, trong hoạt động của mình, nhà nước tư sản ngày càng sử dụng nhiều hơn những phương pháp phản dân chủ, quan liêu và độc tài nhưng được che đậy dưới các hình thức dân chủ. => Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản được đẩy lên đến cao trào ● Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện làm cho giai cấp vô sản ngày càng phát triển nhanh về số lượng và cao về tính tổ chức kỷ luật, trở thành giai cấp tiến bộ nhất của xã hội, có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp mình. Giai cấp vô sản có chủ nghĩa Mác-Lênin là vũ khí lý luận sắc bén để nhận biết đúng đắn những quy luật vận động và phát triển của xã hội, là cơ sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp mình sau chiến thắng của cách mạng. c. Yếu tố dân tộc và thời đại ● Từ năm 1917, nhà nước Xô Viết ra đời, dẫn đến sự hình thành của hệ thống các nước XHCN => là nhân tố có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cách mạng trong nhiều nước, trong đó có những nước dân tộc thuộc địa và các nước chế độ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra trong nhiều nước và giành được thắng lợi. Nhiều nước đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

● Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử đã diễn ra ở những thời điểm quan trọng và được thể hiện dưới các hình thức sau: - Công xã Paris ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Paris năm 1871; - Nhà nước Xô viết, ra đời sau Cách mạng tháng Mười (1917) vĩ đại; - Nhà nước Cộng hòa Cu-ba. - Hội đồng SEV - Hội đồng tương trợ kinh tế đã thành lập nhằm đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN và đánh dấu sự hình thành của hệ thống XHCN trên thế giới (cột mốc quan trọng nhất đánh dấu CNXH đã được mở rộng từ châu Á đến châu Âu)

● Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời bao gồm các nước Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bulgaria, Ba Lan, Hungary, Rumani, Tiệp Khắc, Albania, Mông cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba. Năm 1960, tại Matxcơva, Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới đã ra tuyên bố và khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người". II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC 1. Khái niệm CNXH hiện thực (Real socialism) là khái niệm để chỉ một chế độ xã hội đã và đang tồn tại trên thực tế từ khi giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành được chính quyền. Theo Th.S Đinh Thế Huynh, “Khái niệm chủ nghĩa xã hội hiện thực được nói tới ở đây có nội hàm là chủ nghĩa xã hội đã trở thành thực tế, đã ra đời, đang vận động, sinh thành và phát triển chứ chưa phải đã hoàn thiện, đã trưởng thành đầy đủ”. CNXH hiện thực còn là khái niệm để phân biệt với CNXH khoa học - lý luận do C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin sáng lập, phát triển. Với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, lần đầu tiên CNXH đã từ lý luận trở thành hiện thực, chứ không chỉ là khát vọng, tư tưởng, phong trào xã hội hay lý luận như trước đó.

2. Những thành tựu của CNXH hiện thực Mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực còn không ít những khuyết tật do sai lầm chủ quan, nhưng vẫn thể hiện rõ tính ưu việt và đã đạt được những thành tựu to lớn không thể phủ nhận, thể hiện tập trung ở những vấn đề sau: a. Chủ nghĩa xã hội đã giải phóng người lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột; xác lập quyền lực thuộc về đa số nhân dân lao động và từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội như: - Thực hiện ngày càng đầy đủ những quyền dân chủ; - Ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. - Thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở các nước TBCN và trên toàn thế giới. b. Thành tựu trong các lĩnh vực: ● Về chính trị: - Sự ra đời và phát triển lớn mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị thế giới và trở thành lực lượng tiên phong của phong trào hòa bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới nổ ra. => Vì vậy, hoà bình thế giới được giữ gìn trong suốt gần nửa thế kỷ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, phúc lợi xã hội… diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước phương Tây. -

Chế độ XHCN được thiết lập không chỉ mở ra một xu thế phát triển tất yếu cho các dân tộc là con đường XHCN, mà bằng sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả về nhiều mặt, các nước XHCN đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. Điển hình như: Năm 1919, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chiếm 72% diện tích và 70% dân số thế giới, tới những năm cuối của thế kỷ XX chỉ còn 0,7% diện tích và 5,3% dân số thế giới.

● Về kinh tế: - Hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế -

Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới. Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười so với các nước tư bản phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm. Khi bắt tay vào xây dựng CNXH, thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ

bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn. Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ. ● Về văn hoá - xã hội: - Y tế: Chăm sóc sức khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho đại bộ phận nhân dân lao động. -

Giáo dục phát triển, trình độ dân trí được nâng cao + Trước Cách mạng Tháng Mười, 3/4 nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã được xóa bỏ. + Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới (164 triệu người có trình độ trung học và đại học, số lượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới)

-

Trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học chinh phục vũ trụ đạt thành tựu cao; + Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. + Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ…

● Về quân sự: tiềm lực quân sự và quốc phòng hùng mạnh. III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG VÀ SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CNXH XÔ VIẾT Sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô là sự kiện chính trị phức tạp do nhiều nguyên nhân tổng hợp từ yếu tố bên trong và bên ngoài gây nên. Bao gồm nhân tố trong và ngoài nước (bao gồm cả “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch), trong và ngoài Đảng, nhân tố lịch sử và hiện thực, nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị, nhân tố văn hóa, tư tưởng và cả nhân tố xã hội… 1. Nguyên nhân sâu xa: chính sách kinh tế không phù hợp Sau khi V.I.Lênin qua đời, ở Liên Xô, Chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ (nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập). Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song về lâu dài, chính

sách đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, sự kiểm soát tuyệt đối và can thiệp sâu của nhà nước đã triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động=> chính sách không còn phù hợp và cần thay đổi Tuy nhiên, chính quyền lại chậm đổi mới mô hình của chủ nghĩa xã hội, nên hậu quả là kinh tế Liên Xô ngày càng kém phát triển, dẫn đến sự thua kém rõ rệt trong lĩnh vực công nghệ và năng suất lao động, hai yếu tố mà Lênin cho rằng sẽ quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới. 2. Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp a) Sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức Liên Xô tan rã cơ bản là do những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược của Đảng Cộng sản Liên Xô, trước hết là trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp chiến lược, do việc không kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội, thực dụng trong đội ngũ cán bộ chủ chốt. Các phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị nắm giữ những trọng trách trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi ích dân tộc, phản bội tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và làm tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô, làm cho lực lượng vũ trang bị “phi chính trị hóa”, thể hiện rõ qua cuộc cải cách dưới thời M. Goóc-ba-chốp (1985 - 1991). Về kinh tế, thay vì từng bước cải cách hệ thống quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung trên cơ sở tiếp nhận các yếu tố hợp lý của cơ chế kinh tế thị trường, M. Goóc-ba-chốp chủ trương tư nhân hóa và tự do hóa toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, làm thay đổi hệ thống quản lý kinh tế thống nhất trên toàn liên bang thông qua chính sách Perestroika (“Tái cơ cấu”). Qua đó, các công ty tư nhân được cho phép mở cửa và hoạt động mà không có sự can thiệp của chính phủ. Về chính trị, M. Goóc-ba-chốp thực hiện chủ trương Glasnost (“Công khai hóa”). Theo đó, nhà nước bãi bỏ các hạn chế kiểm duyệt, chấp nhận “quyền tự do ngôn luận” trong toàn xã hội và thành lập các hãng truyền thông tư nhân. Tuy vậy, chủ trương này lại mở đầu chiến dịch xuyên tạc lịch sử Liên Xô trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xuyên tạc các giá trị của Cách mạng Tháng Mười; coi hệ thống chính trị của Liên Xô là “cản trở đối với sự phát triển kinh tế”. M. Goóc-ba-chốp chủ trương xây dựng “chế độ đa nguyên, đa đảng”, theo đó sẽ tách Đảng Cộng sản Liên Xô ra khỏi bộ máy lãnh đạo của chính quyền Xô-viết. Thực hiện chủ trương đó, M. Goóc-ba-chốp đề nghị sửa đổi nội

dung của Điều 6 Hiến pháp Liên Xô trong đó quy định Đảng Cộng sản Liên Xô “đóng vai trò lãnh đạo nhà nước và toàn bộ xã hội Xô-viết” thành “chia sẻ quyền lãnh đạo với các chính đảng khác và chấp nhận chế độ đa đảng”. M. Goóc-ba-chốp loại bỏ tất cả các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Liên Xô có tư tưởng chống “cải tổ” và thay vào đó bằng những phần tử cơ hội có tư tưởng chống Đảng và chống chủ nghĩa xã hội. Chủ trương này của M. Goóc-ba-chốp mở đầu quá trình tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong chính sách đối ngoại, thay vì đưa Liên Xô hội nhập thế giới với vị thế bình đẳng, M. Goóc-ba-chốp đã chấp nhận thỏa hiệp với Mỹ và phương Tây theo chủ trương xây dựng “ngôi nhà chung châu Âu”. Hậu quả tất yếu của chương trình cải cách của M. Goóc-ba-chốp là mở đường cho Mỹ và các nước phương Tây thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” và từ đó dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. b) Chiến lược “diễn biến hòa bình” do Mỹ và các nước phương Tây thực hiện Bằng việc lợi dụng các cơ quan truyền thông, báo chí, và chính sách tự do ngôn luận, phương Tây đã truyền bá những tư tưởng sai lệch gây khuynh đảo dư luận, làm cho nhiều người ngộ nhận và ảo tưởng đối với chủ nghĩa tư bản phương Tây, tạo tiền đề để gây sự bất mãn trong nhân dân, khiến họ quay sang công kích chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, các "tổ chức phi chính phủ" xuất hiện rất nhiều (hơn 30.000 tổ chức vào năm 1987), trong đó nhiều tổ chức nhận tài trợ nước ngoài, vận động ngầm hoặc công khai truyền bá tư tưởng phủ nhận Nhà nước Liên Xô. Tháng 1/1987, nhân cơ hội Gorbachev đề xướng phong trào xét lại lịch sử Liên Xô, các nhà báo thân phương Tây được cài cắm trong các cơ quan báo chí lập tức viết hàng loạt bài công kích, phê phán, phủ định thành quả của Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Marx - Lenin. Các loại ấn phẩm, phát thanh truyền hình quay sang chỉ trích lịch sử cách mạng, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm", tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, lòng tin vào sự nghiệp Cách mạng sụt giảm nghiêm trọng, trong khi những luận điệu phê phán dù vô căn cứ lại được coi là chân lý. Việc kiểm soát báo chí, truyền thông bị buông lỏng, dẫn tới việc báo chí Liên Xô bị tiền bạc và lợi ích thương mại chi phối vào cuối thập niên 1980, các tờ báo đua nhau khai thác những vấn đề gây sốc như tình dục, bạo lực...Các tác phẩm học thuật nghiêm túc thì gần như vắng bóng, chỉ được in ấn nội bộ để trao đổi trong phạm vi hẹp.

Các sự kiện phụ: Sự kiện 1: Thảm họa Chernobyl - Vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, nhà máy hạt nhân số 4 ở Chernobyl phát nổ - Đây được xem là thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử loài người, với nồng độ phóng xạ phát ra bằng xấp xỉ 400 lần quả bom “Little Boy” được thả ở Hiroshima. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền đã quyết định không thông báo thông tin này cho người dân, cho đến khi những người dân trong khu vực bụi phóng xạ cho biết họ bị ảnh hưởng bởi chất độc phóng xạ, thì sự sai trái trong tuyên truyền của Đảng Cộng sản mới bị phơi bày. - Hậu quả: + Về mặt kinh tế, theo Mikhail Gorbachev, Liên Xô đã chi 18 tỷ rúp (tương đương 18 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm đó) về ngăn chặn và khử nhiễm, Liên Xô gần như bị phá sản. + Về mặt chính trị, vụ tai nạn đã tác động to lớn đối với chính sách Glasnost của Liên Xô, và giúp thúc đẩy quan hệ Xô-Mỹ gần gũi hơn vào cuối Chiến tranh Lạnh, thông qua sự hợp tác về mặt sinh học. + Niềm tin của công chúng vào chính phủ và chính sách Glasnost đã tan vỡ Sự kiện 2: Sự ly khai của các quốc gia vệ tinh thuộc khối Warsaw - Với mong muốn tự quản, các đất nước trong khối quân sự Warsaw lần lượt tuyên bố độc lập, với các nước đầu tiên là các nước Baltic (Estonia, Latvia, and Lithuania) vào tháng 9 năm 1989. - Vào tháng 11/1989, Đông Đức tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết, bức tường Berlin sụp đổ, đẩy mạnh phong trào tuyên bố độc lập của các nước lân cận thuộc khối Warsaw. Năm 1991, Đảng Cộng sản Liên Xô với 20 triệu đảng viên sụp đổ, không phải do kẻ thù bên ngoài, mà chính là do những mầm mống diễn biến, tự diễn biến tư tưởng bên trong nội bộ Đảng. Tóm tắt Nhìn lại toàn bộ quá trình cải cách ở Liên Xô, có thể thấy, sự sụp đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là do nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân

cơ bản và có ý nghĩa quyết định. Nguyên nhân thứ nhất là sự thiếu nhất quán và chậm trễ trong quá trình cải cách tìm tòi mô hình phát triển phù hợp từng giai đoạn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nguyên nhân thứ hai là quá trình “tự diễn biến”, thoái hóa, biến chất của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn tới sự phản bội chủ nghĩa xã hội của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Liên Xô(26). Chính M. Goóc-ba-chốp đã tự thú nhận sự phản bội của mình trong bài phát biểu tại một cuộc hội thảo tại Đại học Hoa Kỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, M. Goóc-ba-chốp xác nhận mục đích của “cải tổ” là xóa bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa(27). Nguyên nhân thứ ba là chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá Liên Xô trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh. Chiến lược này liên quan chặt chẽ với quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô để tạo nên hiệu ứng “nội công, ngoại kích” chống chủ nghĩa xã hội. 3. Bài học: a) Đối với việc xây dựng Đảng - Liên Xô sụp đổ không xuất phát từ sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin Đó không phải là những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội. - Không đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản (hạn chế của chính sách kinh tế tập trung) Việc phủ nhận kinh tế thị trường sẽ hạn chế đến giải phóng nguồn lực, cản trở sự phát triển sức sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển luận điểm của V.I. Lê-nin cho rằng, “chủ nghĩa tư bản nhà nước độc quyền là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là nấc thang trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản và cũng là bước phát triển chuyển tiếp lên chủ nghĩa xã hội”, việc kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa tư bản phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học và phát triển, không đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. - Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, coi đó là yếu tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam Rút kinh nghiệm từ việc Đảng Cộng sản Liên Xô đánh mất vai trò lãnh đạo là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn tới sụp đổ của Liên Xô, Đảng ta nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Cảnh giác và làm thất b...


Similar Free PDFs