Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế tự chủ độc lập với hội nhập toàn cầu hóa PDF

Title Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế tự chủ độc lập với hội nhập toàn cầu hóa
Author Phương Võ
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 17
File Size 330.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 267
Total Views 774

Summary

Download Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế tự chủ độc lập với hội nhập toàn cầu hóa PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ ĐỘC LẬP VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện: Võ Thị Hà Phương Mã SV: 2111710048 Lp: Anh 01, Tiếng Anh Thương mại, K60 Lp tín chỉ: TRI114.1 Giảng viên hưng dẫn: TS Nguyễn Huy Quang

Hà Nội, tháng 12/2021 1

MỤC LỤC I. LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3 II. NỘI DUNG ..................................................................................................... 4 MỤC I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ................. 4 1. Phép biện chứng là gì?.............................................................................. 4 1.1. Khái niệm............................................................................................. 4 1.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng ..................................... 4 2. Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến......................................................... 5 2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến .................................... 5 2.2. Tính chất của mối liên hệ ................................................................... 6 3. Ý nghĩa phương pháp luận ...................................................................... 7 3.1. Quan điểm toàn diện .......................................................................... 7 3.2. Quan điểm lịch sử - cụ thể ................................................................. 7 4. Lý do phải vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tử chủ vi chủ động hội nhập quốc tế................................................................................... 7 MỤC II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................. 9 1. Đặc điểm, vai trò của nền kinh tế độc lập, tự chủ.................................. 9 2. Đặc điểm, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế.................................... 10 3. Mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ vi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.................................................................................... 10 4. Thực trạng về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ............................................................... 13 III. KẾT LUẬN ................................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 17

2

I. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay, nhờ bước tiến từ cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 4.0, quá trình chuyển đổi số trở nên mạnh mẽ, đã khiến hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một tất yếu khách quan. Thực tế đã chứng minh rằng, các quốc gia hội nhập để phát triển và muốn phát triển thì phải hội nhập. Có thể nói, quá trình hội nhập chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng đầy những thách thức. Với bối cảnh hiện nay, cần cấp thiết đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế lên bàn thảo luận. Hai vấn đề này có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến cũng như các kiến thức đã tích luỹ, em xin phép được chọn đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. 2. Mục đích nghiên cứu: Dựa vào những kiến thức đã học và tài liệu tham khảo, vận dụng và phân tích về mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tử chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nhằm để bản thân và mọi người có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về những thách thức cũng như thời cơ khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập, đồng thời kết hợp xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:  Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: chỉ rõ các khái niệm liên quan đến đề tài.  Phân tích mối liên hệ phổ biến giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tử chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó tìm ra những thách thức và thời cơ khi kết hợp giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.  Kết luận, rút ra bài học và phương hướng phát huy.

3

II. NỘI DUNG 1

MỤC I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1. Phép biện chứng là gì? 1.1. Khái niệm Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy lu ật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến. Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hoá và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo Ph.Ăngghen: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên…” 1.2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong Triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng chất phác thời Cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩ Mác-Lênin. Hình thức thể hiện thứ nhất là phép biện chứng chất phác thời Cổ đại. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” và “ngũ hành luận” của Âm dương gia. Trong triết học 4

Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học Phật giáo, với các phạm trù “vô ngã”, “vô thưởng”, “nhân duyên”,… Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát. Hình thức thể hiện thứ hai là phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Kant và hoàn thiện ở Hégel. Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao là Hégel, đã xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có logic chặt chẽ của ý thức, tinh thần. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học Hégel là hạn chế cần phải vượt qua. Mác và Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức. Hình thức thể hiện thứ ba là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa MácLênin. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy vật khoa học. Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới. 2. Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến 2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến Trong phép biến chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng; hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của mối liên hệ 5

của các sự vật, hiện tượng của thế giới; đồng thời dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng. 2.2. Tính chất của mối liên hệ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú. - Tính khách quan của các mối liên hệ Theo quan điểm biện chứng duy vật, sự quy định, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau của cac sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. - Tính phổ biến của các mối liên hệ Theo quan điểm biện chứng, không có bất cứ sự vật hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau. - Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. 6

3. Ý nghĩa phương pháp luận Từ những nghiên cứu về nguyên lý của mỗi liên hệ phổ biến có thể rút ra ý nghĩa về phương pháp luận như sau: 3.1. Quan điểm toàn diện Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lí các tình huống thực hiện cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. 3.2. Quan điểm lịch sử - cụ thể Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong công việc nhận thức và xử lý các tình huống trong ho ạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phụ quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, nguỵ biện 4. Lý do phải vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tử chủ vi chủ động hội nhập quốc tế Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến, ta dễ dàng nhận ra rằng sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ mật thiết và chuyển hoá lẫn nhau. Hay nói cách khác, mọi sự vật, hiện tượng tồn tại phải có mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; chứ không thể tồn tại một cách tách 7

biệt độc lập. Sở dĩ các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau vì chúng là biểu hiện của vật chất vận động, có nguồn gốc chung từ vận động mà khi sự vận động có nghĩa là có mối liên hệ và các mối liên hệ của sự vật là cái khách quan vốn có của sự vật. Chính vì vậy khi xem xét việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chúng ta không thể tách r ời khỏi việc hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. Hơn nữa, theo quan điểm toàn diện khi xem xét một sự vật hiện tượng mà cụ thể ở đây là việc xây dựng độc lập tự chủ, chúng ta cần phải xem xét nó trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ khác nhau, nhiều mặt khác nhau mà cụ thể đây là ảnh hưởng của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. Ở mục II, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn, cặn k ẽ hơn về mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.

8

MỤC II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Đặc điểm, vai trò của nền kinh tế độc lập, tự chủ Nền kinh tế độc lập, tự chủ được hiểu là nền kinh tế có khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có khả năng thích ứng cao với những biến động “bão táp” của tình hình quốc tế. Một nền kinh tế độc lập, tự chủ là một nền kinh tế phát triển toàn diện, có khả năng tự thoả mãn những nhu cầu mọi mặt của đời sống xã hội, của an ninh, quốc phòng và quá trình tái sản xuất; không bị lệ thuộc vào bên ngoài từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, để có thể vận hành một cách bình thường và bảo đảm được nền tảng cho việc duy trì an ninh quốc gia. Một nền kinh tế như vậy nhìn chung chỉ tổn tại trong điều kiện các quốc gia có đầy đủ mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý, khí hậu lý tưởng, quy mô thị trường quốc gia đủ lớn, trình độ phát triển cao về khoa học – công nghệ và không cần phải có quan hệ kinh tế với nhau mà vẫn có thể tồn tại, phát triển được. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trước hết là về đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; tạo tiềm lực khoa học, công nghệ, kinh tế, cơ sở vật chất – kỹ thuật đủ mạnh. Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ không phải là vấn đề mới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã rất chú trọng đến “thực túc, binh cường” để yên dân và bảo đảm cho non sông bền vững. Đảng ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đều này và quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đã được đề cập trong nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng.

9

2. Đặc điểm, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa cách nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do thương mại, đầu tư vào các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Lịch sử toàn thế giới cho thấy nước nào đóng cửa thì không phát triển được vì không có “cầu” thì “cung” sẽ teo tóp; không tiếp thu được các nguồn lực bên ngoài như vốn, công nghệ… thì sẽ chìm trong tình trạng lạc hậu. Chẳng thế mà các nước mạnh hay áp dụng thủ đoạn bao vây, cấm vận để bóp nghẹt các nền kinh tế mà họ không ưa. Dưới tác động của như cầu phát triển, xu thế quốc tế hoá rồi toàn cầu hoá nảy sinh, lan toả, lôi cuốn các quốc gia vào dòng chảy toàn cầu, nhờ vậy dòng hàng hoá, vốn đầu tư, dịch vụ, thông tin, lao động, phương tiện vận tải lan toả ra toàn thế giới. Hội nhập là đòi hỏi khách quan nên nó là điều kiện cần nhưng chưa đủ; tiền đề có ý nghĩa quyết định là nội lực. Vậy nên xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế có mối liên hệ. 3. Mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ vi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây là mối liên hệ khách quan, nảy sinh và ngày càng sâu đậm trong quá trình đồi mới, phát triển đất nước và hội nhập với thế giới. Đó là mối liên hệ biện chứng, tác động quan lại lẫn nhau. Thứ nhất, độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện, tiền để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Điều đó thể hiện:

10

Một là, độc lập, tự chủ không phải là biệt lập với thế giới, đứng ngoài hộp nhập quốc tế. Độc lập là quyền tự quyết của quốc gia, dân tộc. Tự chủ là năng lực thực hiện quyền tự quyết ấy trên thực tế. Độc lập, tự chủ được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… Đó là khát vọng của nhân dân ta, trải qua bao đấu tranh gian khổ mới giành được, để trở thành một dân tộc, một quốc gia có tên trên bản đồ thế giới. Song, trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, thì hầu hết các quốc gia, dân tộc đều tích cực tham gia vào quá trình này, nhằm thu hút, tạo nguồn lực để xây dựng, phát triển đất nước. Đó là mặt tích cực của hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó là gia tăng sự phụ thuộc, thậm chỉ không giữ được độc lập, tự chủ, nhất là đối với các nước nhỏ, tiềm lực yếu so với các nước lớn. Do đó, giữ vững độc lập, tự chủ không chỉ bao gồm việc khắc phục sự lệ thuộc, chống sự áp đặt, chi phối, mà đòi hỏi phải nêu cao và chủ động trong hội nhập quốc tế. Hai là, độc lập, tự chủ là nhân tố đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ với hội nhập quốc tế. Thực tiễn đổi mới cho thấy, nhờ giữ vững độc lập, tự chủ mà chúng ta đã tự quyết định được lộ trình, bước đi, cách thức, nội dung, biện pháp, đối tác, lĩnh vực phát triển; phát huy được những lợi thế, hạn chế những thách thức, tác động tiêu cực trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. Từ hội nhập kinh tế, nước ta đã từng bước hội nhập toàn diện vào khu vực và quốc tế, quan hệ đối ngoại được mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước. Ba là, có độc lập, tự chủ thì mới phân tích xử lý thông tin một cách đúng đắn để có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, hữu hiệu trước sự thay đổi mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực. Từ những cơ sở đó, để tham gia hội nhập quốc tế, trước hế mỗi quốc gia, dân tộc phải là một “chủ thế” – đó chính là quyền độc lập, tự chủ của mình. Không có độc lập, tự chủ thì không thể nói tới hội nhập, chứ chưa nói tới chủ động, tích cực. Vì vậy, độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện,

11

tiền để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Thứ hai, hội nhập quốc tế góp phần tăng cường khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước. Điều đó thể hiện: Một là, thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước, thông qua chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, chúng ta đã phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao vị thế Việt Nam, tạo được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Do đó, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế vừa là một giải pháp quan trọng, vừa là một động lực để giữ vững độc lập, tự chủ. Hai là, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội – yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh tổng hợp của đất nước. Trước hết, chủ động tích cực hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta hội nhập đầy đủ, sâu, rộng hơn vào các thể chế kinh tế thế giới và khu vực, như: Tổ chức thương mại thế giới, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế , Ngân hàng phát triển châu Á,… Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động các nguồn lực bên ngoài, như: vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý… Điều quan trọng nhất là, chúng ta có thể tận dụng cơ hội, đi trước, đón đầu, tiếp nhận và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần rút ngắn, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tận dụng cơ hội của quá trình toàn cầu hóa, chúng ta có thể mở rộng thị trường, với nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất; phát huy mặt mạnh là lợi thế so sánh các sản phẩm trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng thu nhập cho người lao động… Đúng như lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Đa-vốt, Thụy Sỹ năm 1999: “…. Hội nhập và hợp tác kinh

12

tế quốc tế như là một nhân tố quyết định cho việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa đất nước”. Ba là, chủ động, t...


Similar Free PDFs