PLDC K15DCNA05 Nguyễn Nguyên PDF

Title PLDC K15DCNA05 Nguyễn Nguyên
Author Nguyễn Nguyên
Course nursing
Institution Royal Melbourne Institute of Technology University Vietnam
Pages 21
File Size 252.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 126
Total Views 499

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNHKHOA KHXH-NGÔN NGỮ------------------TIỂU LUẬN MÔN HỌCMÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG[QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013]Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NGUYÊNLớp:K15DCNAMSSV: 2106110202Giảng Viên: Th Mai Trung KiênThành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021MỤC LỤC...


Description

TRƯNG ĐI HC GIA ĐNH KHOA KHXH-NGÔN NGỮ ------------------

TIỂU LUẬN MÔN HC MÔN: PHP LUẬT ĐI CƯƠNG [QUYỀN CON NGƯI THEO HIẾN PHP VIỆT NAM NĂM 2013]

H- v/ tên sinh viên: NGUYỄN NGUYÊN L8p:K15DCNA05 MSSV: 2106110202 Gi>ng Viên: Th.S Mai Trung Kiên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021

NHẬN XÉT CỦA GIFNG VIÊN HƯỚNG DẪN

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3

MỤC LỤC Phần 1: Lời Mở Đầu Phần 2: Nội Dung Đề T/i Chương 1:Tìm hiểu về quyền con người 1.Khái niệm về quyền con người 2.Nội dung các quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013 a) Các quyền dân sự b) Các quyền chính trị c) Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa d) Nghĩa vụ của con người 3.Các học thuyết về nhân quyền Chương 2: Thực trạng Chương 3: Gi>i pháp v/ kiến nghị a)Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật b)Tăng cường bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự Phần 3: T/i Liệu Tham Kh>o

4

LI MỞ ĐẦU

1. Lý do ch-n đề t/i: Hiện nay, trong tất cả các vấn đề về con người, quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời cả về thực tiễn và lý luận. Nó luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mọi giai đoạn phát triển của mình. Mỗi giai đoạn phát triển của quyền con người đều gắn liền và là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp, của cách mạng tư sản và phản ánh quá trình phát triển của loài người. Vì vậy, vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của các cuộc đấu tranh giai cấp, đặc biệt thể hiện ở cấp độ đấu tranh tư tưởng 2. Mục tiêu nghiên cứu: Việc tìm hiểu giúp cho sinh viên bước đầu làm quen và nắm các quy định về quyền con người,qua đó nâng cao sự hiểu biết của mình về quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013

3. Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực : Pháp luật 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phân tích và tổng hợp,kết hợp giữa lí luận và thực tiễn 5. Kết cấu của đề t/i: Nội dung đề t/i gồm 3 phần như sau: Chương 1: Lý thuyết chung Chương 2: Thực trạng Chương 3: Giải pháp và kiến nghị 5

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Chương 1: Tìm hiểu về quyền con người 1.Khái niệm về quyền con người -Quyền con người là nền tảng để xây dựng xã hội loài người và cuộc sống của con người có ý nghĩa, có thể xác định nhân loại chung của chúng ta. Trong thực tế, không có sự nhất trí duy nhất, hoàn toàn và tuyệt đối nào về quyền con người . Ngoài những điểm chung nhất định, những đặc điểm cụ thể của quyền con người thường được đặt ra. Thật vậy, từ nhiều quan điểm có lẽ thích hợp hơn khi hiểu công việc xác định quyền con người như một quá trình vô hạn,một quá trình khám phá triết học và mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứu, hiểu và luật hóa các quyền con người trong lĩnh vựcluật,chính trị, xã hội học và triết học, vẫn còn nhiều việc phải làm trong năm về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Các loại quyền có trong danh mục “quyền con người” bao gồm một loạt các vấn đề. Tuy nhiên, phải được đưa ra một quan niệm chung về quyền con người. Quyền con người có thể hiểu là quyền của tất cả người, là những yêu sách xuất phát từ phẩm giá con người được ghi trong luật quốc tế và luật quốc gia. -Khái niệm nhân quyền là một khái niệm năng động, thay đổi và mở rộng. Tuy nhiên, cần phải duy trì bản chất của khái niệm này, đó là mỗi cá nhân có những quyền nhất định không thể chuyển nhượng và có hiệu lực pháp luật,nhằm bảo vệ mình khỏi bị tổn hại, sự can thiệp của nhà nước và sự lạm dụng quyền lực của chính phủ. -Ba công cụ nhân quyền quốc tế cơ bản được Liên hợp quốc công bố, đó là Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR), Công ước quốc tế về các 6

quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa liệt kê hàng loạt quyền được coi là quyền con người, bao gồm các quyền như: tự do tư tưởng, tự do ngôn luận , tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do lập hộ; quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được học hành, quyền có nhà ở, quyền được bảo trợ xã hội ... -Quyền con người là vấn đề có lịch sử lâu đời, có nội dung rộng lớn. Trong lịch sử nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về vấn đề quyền con người. Đó là những khuynh hướng “kinh tế”, khuynh hướng “nhân quyền quan niệm”, đặc biệt là khuynh hướng “tự nhiên” theo thuyết pháp quyền tự nhiên và khuynh hướng “thực định”. Trong quá trình nhận thức, các học thuyết nhân quyền đã tuyệt đối hóa mặt nào đó của quyền con người, do đó khó tiếp cận chân lý. Ngày nay, khoa học pháp luật phát triển đã cho chúng ta nhiều căn cứ để hiểu khái niệm quyền con người đầy đủ hơn trong sự vận động biện chứng của lịch sử, song có thể hiểu, khái niệm quyền con người được thiết lập bởi hai yếu tố cơ bản: Trước hết, quyền con người được hiểu là những đặc quyền vốn có, tự nhiên của con người và chỉ con người mới có. Đó là những khả năng hành động một cách có ý thức, né tránh, từ chối hoặc yêu cầu giành lấy những cái gì đó, nhất là khả năng tự bảo vệ. Nhưng, bản thân quyền vốn có, tự nhiên chưa phải đã là quyền. Để đạt tới cái gọi là quyền, cần có yếu tố thứ hai thiết định, đó là quy chế pháp lý, các đặc quyền (quyền tự nhiên) của cá nhân con người khi trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, được pháp luật chấp nhận, tổ chức, bắt buộc hoặc ngăn cấm thì mới trở thành các quyền con người, do đó có thể nói, không có pháp luật thì không có quyền. Quyền con người có được là nhờ sự tiếp cận, thâm nhập của hai yếu tố đó và đạt đến sự thống nhất giữa cái khách quan và chủ quan của quyền của quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp, pháp luật của mỗi quốc gia và các công ước quốc tế về nhân quyền 7

2.Nội dung các quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013 a) Các quyền dân sự: -Về quyền sống: Điều 19 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. -Về quyền đời tư: Điều 20 và 21 - Hiến pháp năm 2013 quy định rõ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ. -Về quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn, truy bức, nhục hình: Điều 20 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện KSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. -Về quyền khiếu nại, tố cáo: Điều 30 - Hiến pháp năm 2013 quy định quyền của người dân; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định người bị thiệt hại có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật; Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. -Về quyền tự do cư trú, đi lại: Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 8

Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do Luật định (Điều 22). Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23). -Về quyền bình đẳng giới:Theo Điều 26 - Hiến pháp năm 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. b) Các quyền chính trị: -Về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý Nhà nước và xã hội: Các quyền này được quy định tại các Điều 27, 28, 29 - Hiến pháp năm 2013. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (theo Điều 6, Hiến pháp năm 2013: Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện). -Về quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin: Theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật. -Về quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình: Được quy định tại Điều 25 - Hiến pháp năm 2013.

9

-Về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: Điều 24 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. -Về quyền bình đẳng của các dân tộc: Theo Điều 5 - Hiến pháp năm 2013: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. -Điều 42 - Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. -Thể chế các quyền dân sự, chính trị của công dân quy định tại Hiến pháp năm 2013, các đạo luật như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Cư trú; Luật Báo chí; Luật Tiếp cận thông tin, Luật Trưng cầu ý dân; Luật Bình đẳng giới; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo… đã có những điều luật cụ thể nhằm đảm bảo các quyền dân sự, chính trị của công dân được thực hiện đúng khuôn khổ pháp luật. c) Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: +Bên cạnh các quyền dân sự, chính trị, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các quyền con người về kinh tế, xã hội, văn hóa. Đó là các quy định sau đây:

10

-Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (khoản 1 Điều 32). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 32). Trường hợp cần thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức và cá nhân theo giá thị trường (khoản 3 Điều 32). -Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33). -Người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi (khoản 2 Điều 35). Nghiêm cấm phân biệt đối ử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35). Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn; hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (Điều 35). -Trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hịa, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em (khoản 1 Điều 37). Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập và lao động, giả trí, phát triển thể lực, trí lực, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc (khoản 2

11

Điều 37). Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng,chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (khoản 3 Điều 37). -Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh (khoản 1 Điều 38). -Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40). - Mọi người có quyền thụ hưởng và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41). -Một số quyền cũng là nghĩa vụ gần đây được nhiều quốc gia ghi nhận như là một quyền và nghĩa vụ để đảm bảo xã hội phát triển bền vững cũng được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43). -Một số quyền con người là các quyền mang tính nhân đạo cũng được Hiến pháp ghi nhận: “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú” (Điều 44). d) Nghĩa vụ của con người: + Mặc dù với tên gọi của Chương II là quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhưng trong nội dung của chương này cũng có những quy định về nghĩa vụ của con người. Trong khoa học pháp lí, người ta nói nhiều về nghĩa vụ của công dân, ít nói về nghĩa vụ của con người. Các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 không có điều nào quy định về nghĩa vụ của con người. Chỉ đến Hiến pháp năm 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam có quy 12

định: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam”. Quy định này có thể được coi là rất hợp lí vì bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ đó, họ được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Với Hiến pháp năm 2013, bên cạnh việc quy định các quyền con người trong 21 điều luật, Hiến pháp cũng dành 03 điều quy định về nghĩa vụ của con người. Đó là các nghĩa vụ: -Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43): Theo quy định của Hiến pháp, các tổ chức, các cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 63). -Nghĩa vụ nộp thuế (Điều 47): Theo quy định của Hiến pháp, mọi người (công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch) có nghĩa vụ nộp thuế. Các loại thuế mà con người phải nộp cho Nhà nước không phụ thuộc người đó có phải là công dân Việt Nam hay không. Đó có thể là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, thuế chuyển nhượng vốn đầu tư, … -Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 48): Công dân nước ngoài, người không quốc tịch cũng giống như công dân Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Ví dụ, họ phải tuân thủ luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, nộp thuế môn bài nếu họ khai trương hoạt động kinh doanh, đóng thuế thu nhập cá nhân nếu họ có thu nhập cao

3.Các học thuyết về nhân quyền 13

-Vấn đề về quyền con người cũng được giải quyết bởi lý thuyết khác nhau từ các khía cạnh khác nhau: +Theo học thuyết luật tự nhiên: Luật tự nhiên bao gồm các nguyên tắc pháp lý cơ bản như lý trí, tức là vĩnh viễn và không thể thay đổi theo tự nhiên. +Học thuyết về luật tự nhiên đã dẫn đến học thuyết về luật tự nhiên. Lý thuyết này giả định sự tồn tại của con người trong một trạng thái bình đẳng, theo nghĩa là không ai phải phục tùng ý chí hoặc thẩm quyền của người khác . Để chấm dứt những rủi ro và bất tiện của tình trạng tự nhiên, người đàn ông ký một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý về việc thành lập một cộng đồng chung và một cơ quan chính trị.Tuy nhiên, khi tạo dựng nên một quyền lực chính trị như vậy, họ vẫn giữ lại những quyền tự nhiên của mình gồm quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản. +Chính phủ có nghĩa vụ phải bảo vệ những quyền tự nhiên của người dân và nếu không hoàn thành nghĩa vụ cả mình thì chính phủ sẽ tự đánh mất giá trị và quyền lực. Chủ nghĩa thực chứng: Theo học thuyết thực chứng (cổ điển), nhân quyền chỉ có thể có được thông qua việc ban hành một hệ thống pháp luật với các chế tài kèm theo.Những quan điểm về việc pháp luật nên như thế nào không tồn tại trong pháp luật và cũng không có giá trị về mặt nhận thức.Cần phải phân biệt một cách rõ ràng nhất giữa pháp luật đang tồn tại với pháp luật nên như thế nào. +Chủ nghĩa Mác: C.Mác cho rằng khái niệm về quyền cá nhân là một ảo tưởng tư sản. +Tất cả những khái niệm như pháp luật, công lý, đạo đức, tự do, dân chủ ... đều mang tính lịch sử và nội hàm của những khái niệm đó đều được quyết định bởi điều kiện vật chất và hoàn cảnh xã hội của cuộc sống một dân tộc.Khi cuộc sống thay đổi thì nội hàm của những khái niệm và tư tưởng cũng thay đổi theo +Chủ nghĩa Mác thừa nhận quyền của cá nhân xuất phát từ quan điểm cho rằng 14

cá nhân không thể tách rời khỏi toàn thể xã hội; chỉ khi nào tuân theo ý chí của toàn thể xã hội thì cá nhân mới có thể đạt được tự do cao hơn.Theo quan điểm này, ngay cả việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản cũng có thể phải phụ thuộc vào hiện thực các mục tiêu của xã hội như công nghiệp hoá hoặc việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản... +Học thuyết dựa trên nền tảng công lý: Nhân quyền là một mục tiêu của công lý, do đó công lý có vai trò rất quan trọng trong nhận thức về nhân quyền.Các nguyên tắc của công lý giúp mang lại một phương thức phân chia quyền lợi và nghĩa vụ trong những thiết chế cơ bản của xã hội.Những nguyên tắc này giúp phân chia hợp lý những lợi ích và trách nhiệm của xã hội...Theo nguyên tấc thứ nhất, mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng được hưởng toàn bộ hệ thống các quyền tự do cơ bản tương thích với một hệ thống các quyền tự do cơ bản tương thích với một hệ thống các quyền tự do tương tự dành cho những người khác.Theo nguyên tắc thứ hai, sự bất bình đẳng về mặt kinh tế và xã hội phải được phân bổ sao cho chúng vừa mang lại lợi ích lớn nhất cho thành phần bị thiệt thòi nhất, vừa gắn với những vị trí và chức vụ để ngỏ cho tất cả mọi người (cơ hội đồng đều). +Học thuyết dựa trên sự bình đẳng về mức độ quan tâm và tôn trọng: xuất phát từ tiền đề của đạo lý chính trị, cho rằng chính phủ phải đối xử với tất cả công dân của mình với cùng một mức độ quan tâm và tong trọng......


Similar Free PDFs