N8 PLDC HK3 2020-2021 (bản dự phòng) PDF

Title N8 PLDC HK3 2020-2021 (bản dự phòng)
Author Strawberry ChocoPie
Course General Law
Institution Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 14
File Size 598.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 567
Total Views 823

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆTTIỂU LUẬNPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGĐề tài: VỤ KHỦNG BỐ KÉP CỦA BREIVIK TẠINA UYGVHD: Lê Thị Hồng NhungNHÓM THỰC HIỆN: 8 Nguyễn Thanh Tuyền  Nguyễn Thị Lam Tuyền  Nguyễn Đoàn Khánh Vân  Lê Đức Vinh  Phạm Lý Thảo Vy  Trần Thị Sang SangTP. Hồ Chí Minh, ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: VỤ KHỦNG BỐ KÉP CỦA BREIVIK TẠI

NA UY

GVHD: Lê Thị Hồng Nhung NHÓM THỰC HIỆN: 8  Nguyễn Thanh Tuyền  Nguyễn Thị Lam Tuyền  Nguyễn Đoàn Khánh Vân  Lê Đức Vinh  Phạm Lý Thảo Vy  Trần Thị Sang Sang

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 08 năm 2021 [1]

▌MỤC LỤC : I. BẢN ÁN CỦA BREIVIK CÓ THẬT SỰ CÔNG BẰNG KHÔNG ? ......... 3 1. Sơ lược vụ khủng bố của Breivik ở Na Uy: ............................................ 3 2. Bản án 21 năm đó có thật sự công bằng hay không? ............................... 5 3. Liệu Na Uy có thể quá nhân đạo cho kẻ khủng bố này không? ............... 6 II. QUYỀN CON NGƯỜI Ở NA UY QUA BẢN ÁN CỦA BREIVIK: ......... 8 1. Khái quát về quyền con người : .............................................................. 8 2. Cảm nhận về quyền con người sau khi phân tích vụ án của Breivik: ...... 8 III. KẾT LUẬN:............................................................................................. 11 ▌TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................... 13 ▌DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM : ...................................... 14

[2]

I. BẢN ÁN CỦA BREIVIK CÓ THẬT SỰ CÔNG BẰNG KHÔNG ? 1. Sơ lược vụ khủng bố của Breivik ở Na Uy: Anders Behring Breivik (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1979 tại Oslo) là một kẻ theo chủ nghĩa cực hữu, đang thụ án 21 năm tù do bị kết tội khủng bố và thảm sát. Ngày 22/7/2011, Breivik mặc trang phục cảnh sát quamawts nhân viên an ninh, đỗ chiếc xe chở nửa tấn bom ngay cạnh tiền sảnh tòa nhà chính phủ, làm chết 8 người ở thủ đô Oslo, sau đó nã súng giết chết 69 người khác, hầu hết là thanh thiếu niên, trên đảo Utoeya, cách thủ đô không xa.

Hình 1.1. Hiện trường vụ đánh bom ở Oslo Theo Agence France-Presse, Breivik thừa nhận trước tòa đã giết người với lý do ngăn cản Đảng Lao động cầm quyền theo chủ nghĩa tự do chiêu mộ các thành viên trẻ. Mục tiêu tối hậu của hắn là “ngăn chặn Hồi giáo chiếm hữu [3]

Tây Âu”. Anh ta thừa nhận mọi việc đã làm, nhưng cho rằng mình không đáng bị trừng phạt. Qua điều tra trước đó, khi lên mạng, Breivik sẽ tìm những người có thiện cảm với quan điểm của mình. M ột chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố của Na Uy là Lars Buehler cho hay đã từng tranh luận với Breivik trên một trang web cực đoan. "Khi đó tôi là tiếng nói đối lập duy nhất, chống lại các bình luận bài ngoại, bài Hồi giáo thông dụng trên trang này. Breivik không bộc lộ ra mình có gì là quá hung hăng hay bạo lực." Ông Lars Buehler nói quan điểm của Brievik được những người bài ngoại và bài Hồi giáo chia sẻ rất mạnh mẽ. Ông nói: "Có một loại cực đoan mới tách biệt khỏi chủ nghĩa phát xít, cộng sản, H ồi giáo. Họ xem m ọi ý thức hệ này đều là đe dọa. Họ tuyên bố mình bảo vệ cho sự hiểu biết truyền thống về Thiên Chúa giáo và các giá trị của châu Âu." Lời cuối cùng Breivik viết trong nhật ký hôm thứ Sáu – ngày xảy ra vụ khủng bố: "Tôi tin rằng đây sẽ là lời ghi cuối của tôi." Như lường trước được hành động của mình sẽ đối mặt vớ i những gì.

Hình 1.2. Phiên tòa xét xử kín của vụ án Breivik [4]

Ngày 24/08/2012 tòa án Oslo đã chính thức kết án Anders Behring Breivik 21 năm tù giam với tội danh khủng bố bằng bom và xả súng thảm sát 77 người vào tháng 7/2011. Đây là bản án tối đa theo luật pháp Na Uy, và dư luận Na Uy đã tỏ ra hài lòng trước sự nghiêm khắc của tòa án.

2. Bản án 21 năm đó có thật sự công bằng hay không? Từ hồ sơ vụ án, chúng tôi đều cảm thấy bản án 21 năm tù dành cho Breivik là công bằng, bởi trước hết bộ luật hình sự của Na Uy không có án chung thân hay tử hình. Tuy nhiên, hắn vẫn bị xem là mối đe dọa cho xã hội có thể sẽ bị giam giữ vô thờ i hạn. Được biết Na Uy đã chính thức bãi bỏ án tử hình cho hầu hết các loại tội phạm thông thường vào năm 1902. Có thể thấy, luật pháp của Na Uy mang tính nhân đạo cao, đi đầu trong xu thế cho rằng việc tử hình là một hình phạt vô nhân đạo chỉ có trong những cuốn sách lịch sử chứ không nên hiện hữu trong xã hội hiện đại. Với một quốc gia phát triển nằm trong top đầu những nước yên bình nhất thế giớ i, với tư tưởng tạo điều kiện tốt nhất cho các phạm nhân có thể cải tạo, tái hòa nhập vớ i xã hội thì tử hình là bản án mà người dân Na Uy cho rằng không cần thiết. Nhiều người dân Na Uy đã tỏ ra hài lòng trước bản án mà tòa dành cho tên sát thủ, kể cả thân nhân các nạn nhân và những người sống sót. Trên các diễn đàn internet, hầu hết cư dân mạng đều thở phào nhẹ nhõm với quyết định của tòa án, buộc kẻ sát nhân hàng loạt phải ở hầu như suốt đời trong tù. Được biết năm 2009, pháp luật về chống khủng bố của Na Uy đã nâng mức án cho những hành vi tương tự lên đến 30 năm tù. May cho Breivik, luật mới chưa đến thời điểm có hiệu lực thi hành. Nhưng hình phạt tù đối với Breivik có thể tiếp tục kéo dài vô thời hạn miễn là cơ quan chức năng xét thấy hắn là một mối đe dọa đối với xã hội. “Điều này phản ánh văn hóa của Na Uy. Mục tiêu của hệ thống tư pháp là cuối cùng sẽ phục hồi tội phạm” - ông Jo Stigen, giáo sư chuyên ngành luật hình sự tại Trường ĐH Oslo đã phát biểu. [5]

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy phản ứng quốc tế lại ít lạc quan hơn, một số người cho biết không thể hiểu vì sao luật Na Uy lại không dự kiến các hình phạt nặng hơn nữa. Bản kết án 21 năm tù cho việc thảm sát 77 mạng người có thể nói đó là cái giá quá rẻ mà Breivik phải trả. Đa số bình luận, ý kiến của cư dân mạng đều có ý so sánh chế độ xử án của Mỹ và Na Uy, bởi theo họ Breivik phải chịu hình phạt thích đáng như ở Mỹ. Nhưng theo chúng tôi, Na Uy đã có bước tiến xa hơn trong suy nghĩ, nhận thức về tính nhân đạo, công bằng trong việc xét xử và thi hành án, ưu tiên cải tạo lại tù nhân để họ có thể tái hòa nhập vớ i xã hội, cống hiến cho xã hội nhiều hơn thay vì áp dụng hình thức tử hình mang tính trả thù tàn bạo. Không chỉ Na Uy mà rất nhiều quốc gia phát triển khác đã bắt đầu bãi bỏ án tử hình, chỉnh lý và sửa đổi cho phù hợp. Tính đến năm 2010, có hơn 2/3 quốc gia trên thế giới hủy án tử hình bằng quy định pháp luật hoặc trong thực tế thi hành án. Thờ i gian gần nhất là tháng 7/2018, có đến 104 quốc gia đã xóa bỏ án tử hình hoàn toàn với mọi tội danh, còn 55 quốc gia trên thế giớ i vẫn tiếp tục duy trì mức án này.

3. Liệu Na Uy có thể quá nhân đạo cho kẻ khủng bố này không? Giết 77 mạng nhưng kẻ sát nhân vẫn không thể đền mạng, điều này đã làm đau đầu các nhà luật học, nhưng ngay tại Na Uy đế n nay vẫn chưa có sự chỉnh lý nào về mặt luật pháp sau vụ thảm sát lịch sử. Tội ác của Breivik gây chấn động đến mọi ngõ ngách của đất nước Na Uy nổi tiếng yên bình, nhưng việc thay đổi hệ thống tư pháp chỉ vì một vụ án là điều không hề đơn giản. Mặc dù thực tế là quyết định không sửa đổi hình phạt tối đa để đáp lại hành động của Breivik đã gây ra sự ngạc nhiên rộng rãi của công chúng (Wilson, 2014), chính phủ Na Uy từ chối cho phép hành động của một cá nhân làm xói mòn các giá trị và nguyên tắc mà hệ thống tư pháp hình sự của họ được xây. Chính những giá trị và nguyên tắc đó đã thúc đẩy cách tiếp cận cải tạo để trừng phạt mà Na Uy đặt rất nhiều niềm tự hào và dựa trên tỷ lệ tái phạm của họ, dường như có hiệu quả, ít nhất là ở một mức độ nào đó. những giá trị và nguyên tắc tương tự đó đã [6]

dẫn đến một hệ thống tư pháp hình sự phản ánh một “quốc gia về cơ bản là văn minh” và sẽ khuyến khích tất cả chúng ta tạm dừng và suy ngẫm về những biện minh triết học của riêng chúng ta về việc sử dụng hình phạt trong xã hội. Cũng theo giáo sư Jo Stigen, hầu hết người dân Na Uy không nghĩ rằng hệ thống pháp luật xử lý Breivik là nhẹ, và vụ thảm sát cũng không gây ra cuộc tranh luận về án tử hình tại Na Uy. “Người ta có tâm lý thỏa mãn rằng hắn ta nhận bản án tối đa. Đó là một tín hiệu mạnh mẽ đối với xã hội” - ông Stigen nói. Sau khi tòa án có phán quyết, một cuộc thăm dò do tờ nhật báo Verdens Gang cho kết quả 62% người dân Na Uy tin rằng Breivik “sẽ không bao giờ được tự do.” Liên hệ vớ i một vụ thảm sát khác ở Việt Nam: Lê Văn Luyện - kẻ chủ ý giết chết 4 người trong một gia đình, trong đó hậu quả 3 người chết, 1 bị thương (ngoài suy nghĩ chủ quan của Luyện) gây chấn động dư luận, nhưng căn cứ quy định trong Bộ Luật Hình sự thì bản án 18 năm tù của hắn ta là không thể khác. Dư luận đòi hỏi xử tử Luyện, cũng như dư luận quốc tế đòi xử tử Anders Behring Breivik, đó là điều hoàn toàn hiểu được về mặt tâm lý, thậm chí đã rộ lên xu hướng cải sửa luật. Tuy nhiên, việc sửa hay không còn là chuyện dài kỳ và không dễ vì một vụ án rất cá biệt lại buộc các nhà lập pháp sửa khung luật có tính ổn định lâu dài. Có nhiều điều để nói trong cuộc đụng độ hai kẻ sát nhân, nhưng nghĩ theo quan điểm của nhiều ngườ i: Dù luật pháp tha chết, thì cuộc sống xã hội thực tế đã tẩy chay chúng, coi như đã chết từ lâu. Dù có thay tên đổ i họ, những kẻ như vậy không thể được dung thứ ở bất kỳ đâu. Tóm lại, bản án mà tòa án Na Uy dành cho Breivik vẫn có thể gây bất bình với một số cá nhân, nhưng với tôi, có thể coi đó là bản án hợp lý nhất, trước hết công bằng đối với những người bị hại, người thân của người bị hại, và công bằng đối với mọi người dân Na Uy. Một bản án nổi bật trong xu thế mới về hình phạt cho tội phạm hiện nay đề cao quyền con người, đề cao tính nhân đạo của luật pháp ở xã hội thế kỉ 21 hiện đại. [7]

II. QUYỀN CON NGƯỜI Ở NA UY QUA BẢN ÁN CỦA BREIVIK: 1. Khái quát về quyền con người Trước hết, chúng ta hiểu đơn giản quyền con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm do đấ ng tạo hóa ban cho con người như quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc, là quyền tối thiểu của con người được ghi nhận, bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Điều 1 trong ‘Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền’ đã khẳng định rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Họ được phú cho lý trí và lương tri và cần đối xử với nhau trên tình anh em”. Điều đó cho chúng tôi thấy quyền được tự do - bình đẳng là quyền bẩm sinh và không thể chuyển nhượng của con người. Con người là những chủ thể có lý trí và đạo đức, được thụ hưởng các quyền tự do như một sự tất yếu trong cuộc sống. Những nguyên tắc nền tảng về bình đẳng và không phân biệt đối xử trong việc thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của con người được đề cập trong Điề u 2 của bản Tuyên ngôn, trong đó cấm “…bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay quan điểm khác, dân tộc hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nòi giống hay các vấn đề khác”. Theo đó, ở Khoản 3, Điều 1 trong ‘Hiến chương Liên hợp quốc’ quy định rõ ràng về việc “thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”.

2. Cảm nhận về quyền con người sau khi phân tích vụ án của Breivik: Bởi Na Uy được mệnh danh là chiếc nôi của những “nhà tù nhân đạo” trên thế giới, dù đã bị kết án tù nhưng Breivik vẫn được giam nhốt trong buồng giam có 3 phòng với đầy đủ tiện nghi tại nhà tù Skien. Phòng giam của hắn có [8]

cả tivi, máy chơi game PlayStation riêng, chỗ giặt quần áo và tự nấu ăn riêng cho mình trong phòng. Không riêng Breivik, tù nhân ở đây đều được sinh hoạt thoái mái, hoạt động vui chơi và trò chuyện bình thường với các quản giáo. Một điều đặc biệt hơn là Breivik còn được trở thành sinh viên chính thức của Trường Đại học Oslo. Qua lời của Hiệu trưởng Ole Petter Ottersen, biết được ở quốc gia này “…có một hệ thống nhà giam hỗ trợ tù nhân nghiên cứu chương trình học của trường từ xa. Hình thức này giúp các tù nhân sớm hòa nhập xã hội”.

Hình 2.1. Cơ sở vật chất và điều kiện sống Breivik trong tù Từ những dữ liệu trên, chúng tôi nhận thấy sự phát triển vượt bậc và đầy tính nhân văn của quyền con người trong xã hội hiện đại ngày nay với xu hướng ưu tiên sự nhân đạo, yêu thương trong mỗi con người. Nhìn lại hơn nghìn năm của chế độ cũ, khi con người ta phạm tội đều sẽ phải nhận lấy những hình án tàn khốc và ám ảnh như chôn sống, phanh thây, cưa tra tấn, trảm thủ, ..v..v, bởi suy nghĩ mang tính khẳng định quyền lực và địa vị, “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”, ngoài ra còn xét đến thân phận cao hay thấp, giàu hay nghèo…để định đoạt, không hề có sự công bằng. Trải qua thờ i gian dài phát triển, tiến bộ và đổi mới, khi các cá thể phạm tội, nhà nước sẽ “xử lý” bằng các biện pháp mang tính chất nhân quyền hơn như cải tạo, lao động công ích,…nặng nhất sẽ là phạt tù; song vẫn sẽ tạo môi trường tốt nhất cho họ tiếp tục phát triển quyền con người của [9]

mình, như phòng ốc của nhà tù ngày càng tiện nghi, được đọc sách, được học… Và vớ i 1 kẻ sát nhân như Breivik, dù đã giết 77 mạng người và khủng bố tòa nhà Chính phủ, nhưng quyền con người của hắn vẫn là thứ bất khả xâm phạ m, vẫ n sẽ được hưởng những quyền lợi chính đáng như tất cả mọi người – giúp anh ta cảm nhận được năng lượng tích c ực và thay đổi, nhanh chóng hòa nhập với thế giới. Sau khi kết án, bên cạnh những người tỏ ra hài lò ng, được biết vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều cũng như làn sóng phẫn nộ từ dư luận trong nước và quốc tế bởi họ cho rằng chưa thỏa đáng. Có thể kể đến là Bộ trưởng Giáo dục Kristin Halvorsen (Na Uy), bà cho rằng Breivik là trường hợp đặc biệt và không nên được hưởng quyền lợ i giống như các tù nhân khác: “Người này sẽ không bao giờ được hòa nhập vào xã hội lần nữa. Do đó, ý định khuyến khích tù nhân được giáo dục của chúng ta không áp dụng trong trường hợp này”. Tuy nhiên sau đó, ý kiến này đã bị luật sư phía Breivik bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý.

Hình 2.2. Breivik thắng kiện và được đền bù sau khi khởi kiện Chính phủ Na Uy biệt giam hắn ta Ngoài ra, Breivik thời gian sau đã khởi kiện chính phủ vì bị biệt giam, kết quả thắng thuộc về anh ta, lí giải cho quyết định đó thẩm phán Helen Andenaes [10]

Sekulic tuyên bố quyền không bị đối xử vô nhân đạo đại diện cho “giá trị cơ bản trong xã hội dân chủ” và được áp dụng cho cả “kẻ khủng bố và giết người”. Điều này thể hiện được Na Uy có hệ thống pháp quyền hiệu quả và tôn trọng nhân quyền trong mọi tình huống, bất kể người đó là ai, phạm tội gì đều có tư cách sống một cách đúng nghĩa, bở i cái chết không phải là cách trừng trị thích đáng mà sự cải tạo mới là biện pháp tối ưu khiến kẻ sát nhân biến mất vĩnh viễn trở thành cá thể mớ i có ích cho xã hội.

III. KẾT LUẬN: Thông qua phân tích bản án của Breivik, thái độ của nhà nước và nhân dân Na Uy, ta có thể thấy được rằng đây là dấu hiệu cho thấy Na Uy sở hữu bộ máy pháp quyền tiến bộ và tôn tr ọng quyền con người . Bằng chứng cho chúng ta thấy mặc dù những năm gần đây, tỷ lệ tái phạ m c ủa tội phạm ở nhiều nước thường ở mức cao tới 50% và không có chiều hướng thuyên giảm, song ở một số quốc gia Bắc Âu điển hình là Na Uy tỷ lệ này luôn được duy trì ở mức thấp nhất. Không chỉ có tỷ lệ tù nhân tái phạm thấp sau khi mãn hạn tù, Na Uy còn duy trì tỷ lệ tội phạ m bị bắt giữ và số lượng tù nhân thấp nhất trên thế giớ i. Vào năm 2014, số lượ ng tù nhân giảm xuống 4.000 người, và khi mãn hạn tù, tỷ lệ tái phạm của tội phạm nước này ở mức thấp nhất thế giới là khoảng 20%, trong khi tỷ lệ này là 76,6% tại Mỹ. Yếu tố then chốt đưa tới kết quả này là trong khi ở các nước khác, nhà tù được coi là một địa điểm thi hành án phạt, cuộc sống không thấy ánh mặt trời thì tại Na Uy – nhà tù có nhiệm vụ ưu tiên là tôn trọng nhân quyền và phục hồi nhân phẩm cho tội phạm. Chúng ta đều nghĩ việc tước bỏ tính mạng của những kẻ phạm các tội ác nghiêm trọng là phù hợp vớ i công lý "lấy mạng đền mạng" và cũng nhân đạo nhất. M ục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợ i ích trong xã hội. Công lí, mặc dù là đích đế n cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự nhưng không thể chấp nhận việc đạt [11]

được mục đích đó bằng mọi giá. N ếu công lí là sự đánh đổi những giá tr ị thiêng liêng khác thì đó là điều không nên có và khi đó nó không còn hàm chứa những giá tr ị tốt đẹp thiêng liêng vốn có của mình. Cho nên, qua việc phân tích bản án của Breivik, nhận thấy 21 năm tù là quyết định đúng đắn và công bằng của nhà nước Na Uy dành cho anh ta. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu, đánh giá thái độ của nhà nước, người dân đối với hắn, chúng tôi còn có thể cảm nhận rõ ràng về quyền con người và tư tưởng nhân đạo- mục tiêu then chốt quan trọng nhất trong đề tài này.

HẾT.

[12]

▌TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]

https://www.rfi.fr/vi/quoc-te/20120824-nguoi-na-uy-hai-long-truoc-banan-tu-toi-da-21-nam-danh-cho-sat-thu-breivik

[2]

https://www.euronews.com/2021/07/21/a-decade-on-from-breivik-skilling-rampage-norway

[3]

https://plo.vn/plo/vu-breivik-thach-thuc-he-thong-tu-phap-na-uy

[4]

https://www.bbc.com/vietnamese/world/2011/07/110725_breivik_court

[5]

http://tapchiqptd.vn/vi/binh-luan-phe-phan/su-thong-nhat-giua-quyencon-nguoi-cua-hien-phap-nam-2013-voi-bo-luat-quoc-te-ve-quyen-connguoi/8514.html?fbclid=IwAR2hNylqhYSdRwer6m70DM7UDrnBkCDuxb sCcHW5JXttlXZf4kQ8Cr48OYU

[6]

https://kiemsat.vn/pham-nhan-khong-muon-biet-giam-da-thang-kien43734.html

[7]

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tham-sat-77-nguoi-van-duoc-hoc-daihoc-20150718101657885.htm

[8]

https://www.vietnamplus.vn/photo-can-canh-nha-tu-ma-sat-thu-na-uynoi-minh-bi-nguoc-dai/382368.vnp

[9]

https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/mo-hinh-cai-tao-toi-phamhieu-qua-tai-bac-au-367858

[10] https://www.youtube.com/watch?v=aVD9Q35N8P4 [11] https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/sat-thu-na-uy-muon-hoc-dai-hoc20130802100847930.htm [12] https://thanhnien.vn/the-gioi/chinh-quyen-na-uy-bi-phan-vi-pham-nhanquyen-doi-voi-ke-giet-77-nguoi-694154.html [13] https://www.reddit.com/r/worldnews/comments/yn1fa/pictures_of_killer_o f_69_people_anders_breiviks/ [14] https://www.nguoiduatin.vn/thu-tuong-na-uy-bi-ep-tu-chuc-vi-vu-thamsat-a53031.html [15] https://theconversation.com/uk/topics/human -rights-1314 [13]

▌DANH SÁCH ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM : STT

Họ & tên

MSSV

Nội dung nhiệm vụ

Tham gia

36

Nguyễn Thanh Tuyền

2054012355

Tìm và trả lờ i câu 2

100%

37

Nguyễn Thị Lam Tuyền

2054012356

Tìm và trả lờ i câu 1

100%

38

Nguyễn Đoàn Khánh Vân 2054012367

39

Lê Đức Vinh

2054012374

Tìm và trả lờ i câu 1

100%

40

Phạm Lý Thảo Vy

2054012388

Tìm và trả lờ i câu 1

100%

41

Trần Thị Sang Sang

2054010617

Tìm và trả lờ i câu 2

100%

[14]

Hỗ trợ – chỉnh sửa – tổng kết – trình bày

100%...


Similar Free PDFs