Nguyễn Thị Hồng Vân tiểu luận pldc 20-21 PDF

Title Nguyễn Thị Hồng Vân tiểu luận pldc 20-21
Author Mỹ Uyên Phạm
Course Phap luat dai cuong
Institution Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 251 KB
File Type PDF
Total Downloads 466
Total Views 1,033

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊnullNGUYỄN THỊ HỒNG VÂN20H4030229 - 010400500401TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGTên đề tài : Phân tích vụ việc Ông Lê Thanh Thủy giết người tronglúc đòi nợ xảy ra ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định dướ...


Description

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN 20H4030229 - 010400500401

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Tên đề tài: Phân tích vụ việc Ông Lê Thanh Thủy giết người trong lúc đòi nợ xảy ra ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định dưới góc nhìn của pháp luật.

Giảng viên hướng dẫn: Đoàn Công Thức

Thành phố Hồ Chí Minh, 2021

Mục lục Phần mở đầu …………………………………………………...1 Phần nội dung ………………………………………………….2 Chương 1:Những vấn đề liên quan đến Quan hệ xã hội trong tình huống …………………………………………………………..2 1.1: Cơ sở pháp lý ……………………………………………...2 1.2. Chủ thể trong quan hệ pháp luật ……………………….….3 1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể …………………………....3 1.4. Khách thể của quan hệ pháp luật ………………………….3 1.5. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật………………………………………………………………3 1.5.1. Sự kiện pháp lí …………………………………………..4 1.5.2. Các loại sự kiện pháp lý …………………………………4 Chương 2: Những vấn đề về vi phạm pháp luật trong tình huống .5 2.1. Hành vi của chủ thể ……………………………………….5 2.2. Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm …………...5 2.3. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lí ………………………..6 2.4. Các chủ thể vi phạm pháp luật trong tình huống………….6 2.5 Cấu thành vi phạm pháp luật ……………………………...6 2.5.1. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật …………………...6 2.5.2 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật …………………7 2.5.3. Chủ thể vi phạm pháp luật ……………………………...7 2.5.4. Khách thể ……………………………………………….7 2.6. Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý ……………………...8 2.7. Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý ………………….8

2.8 Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý ……………………..9 2.9 Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm pháp lý ……………...….10 Chương 3: Bài bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể ( ông Lên Thanh Thủy) ……………………………………12 Phần kết luận ………………………………………………….14 Tài liệu tham khảo ……………………………………………..

Phần mở đầu Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Bên cạnh những sự ổn định về mọi mặt thì vẫn có những mặt trái ảnh hưởng tiêu cực, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội, đặc biệt là tình hình tội phạm xâm hại đến sức khoẻ tính mạng con người nói chung, và tội phạm giết người nói riêng. Tội phạm giết người đã để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, ngoài việc tước đoạt quyền sống hợp pháp của người khác, còn gây ra cảnh đau thương tang tóc cho nhiều gia đình, gây mất trật tự an ninh địa phương, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Và để hiểu một cách cặn kẽ về chủ thể, hành vi, tội trạng, cách xử lý theo pháp luật ra sao,... Em quyết định chọn đề tài " Phân tích vụ việc Ông Lê Thanh Thủy giết người trong lúc đòi nợ xảy ra ở xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định dưới góc nhìn của pháp luật" . Đây là một tình huống thực tế, từ việc phân tích tình huống này, sẽ góp phần nào giúp chúng ta nhìn thấy được pháp luật nước nhà quy định về tội giết người như thế nào?

1

Phần nội dung Chương 1: Những vấn đề liên quan đến Quan hệ xã hội trong tình huống 1.1 Cơ sở pháp lý Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định về tội giết người như sau: 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 2

1.2.Chủ thể Chủ thể trong tình huống trong đề tài là ông Lê Thanh Thủy, ông Ngô Đông Đức và ông Bùi Cao Sơn. Ba chủ thể nêu trên là công dân Việt Nam có đầy đủ yếu tố năng lực pháp luật ( có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết) và năng lực hành vi ( do pháp luật quy định tùy theo từng mối quan hệ pháp luật: độ tuổi, lý trí, bằng cấp hành nghề…) 1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật 1.3.1 Quyền của chủ thể Thứ nhất, khả năng thực hiện hành vi do quy phạm pháp luật tương ứng quy định. Tức là ông Lê Thanh Thủy có quyền khởi kiện người khác, có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội hoặc giảm bớt tội…. Thứ 2, khả năng yêu cầu chủ thể khác tôn trọng quyền của mình. Cụ thể, ông Lê Thanh Thủy có thể yêu cầy các chủ thể khác chấm dứt các hành động xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thứ 3, khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình. Ông Lê Thanh Thủy có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi cá nhân. 1.3.2 Nghĩa vụ của chủ thể Thứ nhất, phải thực hiện một số yêu cầu do quy phạm pháp luật xác định nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ thể khác. Cụ thể, trong tình huống, ông Lê Thanh Thủy phải xin lỗi và bồi thường cho người nhà của nạn nhân. Thứ 2, kiềm chế không thực hiện hành vi bị cấm Thứ 3, chịu trách nhiệm pháp lí khi xử sự không đúng quy định pháp luật. Ông Lê Thanh Thủy phải tuân theo quyết định của toà án vê hành động nghiêm trọng của chính ông. 1.4. Khách thể của quan hệ pháp luật trong tình huống đề cập đến Khách thể của quan hệ pháp luật trong tình huống đề cập trong đề tài là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của ông Sơn và tài sản trị giá khoảng 1 triệu đồng của ông Lê Thanh Thủy 1.5. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi quan hệ pháp luật 3

1.5.1 Sự kiện pháp lí Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Việc thừa nhận hay không thừa nhận một sự kiện thực tế nào đó là sự kiện pháp lý đều xuất phát từ lợi ích của xã hội và của giai cấp nắm chính quyền trong tay. 1.5.2 Các loại sự kiện pháp lí Sự biến - Sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý chí của con người: (Sự biến) các hiện tượng tự nhiên, thiên tai. Trong các hợp đồng thường có điều khoản miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra thiên tai mà bên vi phạm đã tìm mọi cách khắc phục nhưng không có hiệu quả. Hành vi - Sự kiện phát sinh phụ thuộc vào ý chí của con người (Hành vi): hành động (đánh người) hoặc không hành động (bỏ đói, không cứu giúp người trong tình trạng nạn nhân bị đe dọa tính mạng…), im lặng, không phản đối, không trả lời trong một số trường hợp chấp nhận chào hàng. Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý được chia thành. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật: kết hôn, ly hôn… Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật: chia tài sản chung,.. Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật: trả nợ,…

4

Chương 2: Những vấn đề về vi phạm pháp luật trong tình huống 2.1 Hành vi của chủ thể Theo kết quả điều tra, trưa 15/12/2019, sau khi nhậu, Lê Thanh Thủy rủ ông Ngô Đông Đức đến nhà ông Bùi Cao Sơn ( cùng ở xã Mỹ Hiệp) để đòi nợ. Ông Sơn nợ ông Thủy 1 triệu đồng và nợ ông Đức 6 triệu đồng. Trong quá trình đòi nợ, hai bên xảy ra cự cãi do ông Sơn kiên quyết không trả. Trong lúc nóng giận, Lê Thanh Thủy cầm bình trà bằng sứ đánh mạnh vào vùng sau đầu của ông Sơn khiến nạn nhân ngã xuống nền xi măng, chảy máu, bất tỉnh. Sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong. Trong tình huống, hành vi của ông Lê Thanh Thủy là hành vi thực hiện thông qua hành động. Ông Thủy đã chủ động dùng cái bình sứ đập mạnh vào đầu của ông Sơn khiến ông Sơn bất tỉnh và tử vong sau đó. Đây là hành động bất hợp pháp xâm hại đến quan hệ xã hội giữa ông Thủy và ông Sơn. Cụ thể ở đây làm làm chết ông Sơn, xâm hại đến sức khoẻ tính mạng của ông Sơn. 2.2 Lỗi của chủ thể Trong tình huống, chủ thể là ông Lê Thanh Thủy, có uống rượu trước khi qua nhà ông Sơn đòi nợ. Đối với tình tiết này, pháp luật có quy định dù có vi phạm trong tình trạng say vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi, khi đặt mình vào tình trạng say, tức là ông Thủy đã tự đặt mình vào tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế hoặc loại trừ. Ông Thủy tự tước bỏ đi năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình, do đó ông Thủy có lỗi đối với tình trạng say của mình, đồng thời cũng có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội - giết người. Ta thấy, vốn dĩ ông Lê Thanh Thủy vì nóng giận đã dùng chiếc bình sứ đập vô đầu ông Sơn. Nghĩa là ông Thủy có thấy trước hành vi dùng bình sứ đập vô đầu ông Sơn có thể khiến ông Sơn chết, nhưng ông Thủy cho rằng, hậu quả đó sẽ không xảy ra, và có thể ngăn ngừa được. Hoặc ông Thủy ngay lúc đó không thấy được hành vi của mình có thể khiến ông Sơn chết. Do đó, ông Thủy mắc lỗi vô ý đối với hành vi của mình. Một cách trực quan hơn thì ông Thủy cố ý gây thương tích dẫn đến gây chết người. 5

2.3 Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý Ông Lê Thanh Thủy lúc thực hiện vi phạm pháp luật là 34 tuổi - đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. Khi thực hiện hành vi, là đang trong tâm thế say xỉn. Theo quy định của pháp luật, dù ông có say xỉn thì vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lí bình thường. Vì say xỉn là ông tự tước bỏ đi khả năng nhận thức phán đoán của bản thân. Do đó, ông Thủy có đủ khả năng chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm pháp luật do nhà nước quy định, cụ thể là ông sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người 2.4 Trong tình huống nêu trên thì chỉ có ông Lê Thanh Thủy mới có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vì Thứ nhất, việc ông Thủy giết người là một hành vi thể hiện bằng hành động không hợp pháp Thứ hai, hành vi của ông Thủy thực hiện là lỗi vô ý, hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người Thứ ba, ông Thủy có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý 2.5 Cấu thành vi phạm pháp luật Cấu thành vi phạm pháp luật gồm 4 yếu tố sau: mặt khách quan, chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật 2.5.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, có thể được nhận biết bằng trực quan. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu tổ chủ yếu sau: - Hành vi vi phạm pháp luật. Đây là yếu tố bắt buộc phải có vì không có hành vi vi phạm pháp luật thì không có cấu thành vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật của ông Thủy thể hiện tính trái pháp luật, được thực hiện dưới dạng hành động, không phù hợp với các quy định của pháp luật xâm hại đến tính mạng của ông Sơn. - Hậu quả của vi phạm pháp luật. Hậu quả là làm chết ông Sơn, xâm hại nghiêm trọng đến sức khoẻ tính mạng của người khác. Mức độ nguy hiểm cho xã hội cao, chỉ vì nóng nảy đã không kiềm chế được bản thân - Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Hậu quả phải là từ hành vi gây ra. 6

Việc ông Sơn bị chết là do hành vi cầm bình sứ đập mạnh vào đầu ông Sơn của ông Thủy gây ra. - Ngoài các yếu tố nêu trên, mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn kể đến các yếu tố khác: thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm, công cụ thực hiện hành vi vi phạm... 2.5.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể có hành vi trái pháp luật, được thể hiện bao gồm các yếu tố sau. Lỗi của chủ thể vi phạm: Lỗi là trạng thái tâm lý của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội. Khoa học pháp lý chia lỗi thành các loại lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ông Thủy cho rằng hành động của mình sẽ không gây chết người, dù ông nhận thức rõ hành vi của ông là gây thương tích cho ông Sơn, vì quá tức giận do không đòi được tiền, ông Thủy muốn đánh ông Sơn để ông Sơn sợ mà trả nợ, nhưng thật không ngờ, ông Sơn không qua khỏi. Động cơ vi phạm: do ông Sơn mượn nợ mà nhất quyết không trả, ông Thủy chỉ muốn ông Sơn trả tiền cho mình nên dùng vũ lực để ông Sơn sợ mà lo trả. Mục đích vi phạm: Kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn khi thực hiện hành vi. Ông Thủy không hề muốn ông Sơn chết, ông Thủy chỉ muốn ông Sơn trả tiền cho mình. Nhưng không ngờ sự tình lại thành ra như thế. 2.5.3 Chủ thể của vi phạm pháp luật Chủ thể là ông Lê Thanh Thủy, có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, có khả năng chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra trước nhà nước. Và ông Thủy có hành vi giết người là hành vi vi phạm pháp luật. 2.5.4. Khách thể của vi phạm pháp luật Khách thể của Tội giết người trong tình huống đề cập trong đề tài là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không một quyền nào có thể so sánh được. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khi quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người bị 7

xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của loài người sẽ trở nên vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu. Thêm vào đó, con người còn là chủ thể của quan hệ xã hội. Nếu quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người bị xâm phạm thì các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Chính vì những lý do trên mà mục tiêu bảo vệ quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời kỳ và mọi chế độ. Cũng vì ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người mà trong các BLHS từ năm 1985 đến nay, ngay sau các tội xâm phạm an ninh quốc gia, nhà làm luật đều đã quy định Tội giết người. Điều này càng khẳng định, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thật sự thiêng liêng, cao quý, cần được bảo vệ một cách tuyệt đối. Bất cứ ai xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người đều phải bị trừng trị nghiêm khắc. Tội giết người xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống. Việc xác định đúng đối tượng tác động của Tội giết người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người thì không xâm phạm đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, vì vậy, hành vi đó không phạm tội giết người. 2.6 Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý Cơ sở thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý là có vi phạm pháp luật của chủ thể. Tức là có vi phạm có phạm pháp thì cơ quan chính quyền mới dựa vào đó để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trong tình huống, ông Thủy có hành vi giết người là phạm pháp nên đây là cơ sở thực tế để chính quyền thực hiện truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với ông Thủy. 2.7. Mục đích truy cứu trách nhiệm pháp lý Hành vi vi phạm pháp luật luôn gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần của con người, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Do đó, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể của vi phạm pháp luật là một yếu cầu khách quan của xã hội nhằm: 8

● Bảo vệ các quan hệ pháp luật bị xâm hại, trừng trị những hành vi xâm hại đến các quan hệ pháp luật ● Khôi phục quan hệ pháp luật bị xâm hại ● Giáo dục phòng ngừa các hành vi tương tự khác có thể xảy ra Đối với tình huống đã nêu, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với ông Lê Thanh Thủy nhằm trừng trị ông Thủy với hành vi giết người, đây là hành vi xâm hại nghiêm trọng đối với sức khoẻ tính mạng của người khác trong quan hệ xã hội; răn đe , giáo dục mọi người để phòng ngừa hành vi tương tự như ông Thủy. 2.8. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý ● Căn cứ pháp lý Căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là các quy định của pháp luật về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật. Đó là các quy định của pháp luật về những vấn đề sau: – Những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật; – Các biện pháp cưỡng chế nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm, điều kiện để áp dụng các biện pháp đó; – Về hiệu lực hồi tố, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý…; – Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý; – Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý; – Trình tự, thủ tục truy cứu trách nhiệm pháp lý… ● Căn cứ thực tế Căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm nhằm đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật, trên cơ sở đó, chủ thể có thẩm quyền mới có thể xác định được biện pháp cưỡng chế cần áp dụng cho phù hợp với mức độ vi phạm của chủ thể. Cụ thể là căn cứ vào các yếu tố sau: – Căn cứ vào hành vi trái pháp luật, tức là chủ thể có thẩm quyền phải khẳng định được trong thực tế đã xảy ra hành vi trái pháp luật, phải xác định được cụ thể dạng hành vi trái pháp luật là thuộc loại vi phạm pháp luật nào, hình sự, dân sự hoặc hành chính hay kỷ luật; nếu là vi phạm hành chính thì thuộc loại vi phạm cụ thể nào; nếu 9

là tội phạm hình sự thì thuộc loại tội cụ thể nào; phải xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó… – Căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật, tức là những thiệt hại thực tế mà xã hội đã phải gánh chịu do hành vi này gây ra và xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó. – Căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội, bởi lẽ, một người sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại không phải do hành vi của mình gây ra. – Căn cứ vào thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm (phương tiện có làm sát thương nhiều người không) bởi vì đó cũng là những yếu tố có thể giúp cho việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. – Căn cứ vào lỗi của chủ thể, phải xác định được cụ thể đó là lỗi cố ý hay lỗi vô ý; nếu cố ý thì đó là cố ý trực tiếp hay gián tiếp; nếu vô ý thì là vô ý vì cấu thả hay vô ý vì quá tự tin. – Căn cứ vào động cơ, mục đích cụ thể của chủ thể vi phạm; đó có phải là động cơ vụ lợi, động cơ đê hèn… không; mục đích cụ thể của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật là gì… – Căn cứ vào chủ thể của vi phạm pháp luật, tức là phải chú ý tới năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm. Với chủ thể là cá nhân thì phải xem xét đến độ tuổi, sự phát triển về trí tuệ và trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Với chủ thể là tổ chức thì phải xem xét đến tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của nó. – Căn cứ vào khách thể của vi phạm pháp luật, tức là phải chú ý tới tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật. 2.9 Nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm pháp lý Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý, thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi. Nguyên tắc: ● Đúng người 10

● Đúng tội ● Đúng thẩm quyền ● Đúng trình tự thủ tục, đúng pháp luật ● Đảm bảo tính công bằng, hành vi như nhau, gây thiệt hại giống nhau thì phải chịu trách nhiệm giống nhau ● Cá biệt hoá, tính đến hoàn cảnh từng trường hợp ● Truy cứu kịp thời

11

Chương 3: Bài bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể ( ông Lên Thanh Thủy) Kính thưa hội đồng xét xử Kính thưa vị đại diện viện kiểm sát Thừa ủy quyền của ông Lê Thanh Thủy, cùng sự giới thiệu của đoàn luật sư tỉnh Bình Định, tôi, luật sư Nguyễn Thị Hồng Vân, sử dụng các quyền quy định xin làm rõ một số tình tiết và đưa ra các ý kiến để hội đồng xét xử xem xét quyết định đ...


Similar Free PDFs