Quan điểm về Con người và phát triển nhân lực PDF

Title Quan điểm về Con người và phát triển nhân lực
Author Trần Minh Tâm
Course Nh ững NLCB c ủa CN Mác - Lênin I
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 18
File Size 218.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 93
Total Views 295

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ--------------- o0o ----------------TIỂU LUẬN MÔN.....................................................................Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.Giảng viên hướng ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --------------- o0o ----------------

TIỂU LUẬN MÔN……………………………………………………………

Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn:….. Những sinh viên thực hiện. -Họ và tên

-SHSV:

1………………..........

……………….

2………………..........

……………….

3………………..........

……………….

4………………..........

……………….

Hà Nội 2021… 1

-Mã lớp:….

MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................3 NỘI DUNG...........................................................................................................5 Chương I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người..........................5 1.1.Con người là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. 5 1.2.Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể của lịch sử................5 1.3.Bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội...........................6 1.4. Quan điểm về giải phóng con người của chủ nghĩa Mác-Lênin....................7 Chương II: Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay.............................................8 2.1.Vai trò của nguồn lực con người.....................................................................8 2.1.1. Vai trò của nguồn lực con người đối với kinh tế....................................8 2.1.2. Vai trò của nguồn lực con người đối với chính trị..................................9 2.1.3. Vai trò của nguồn lực con người đối với văn hóa xã hội........................9 2.2. Thực trạng nguồn lực con người..................................................................10 2.2.1. Phân bố lao động..................................................................................10 2.2.2.Chất lượng giáo dục đào tạo..................................................................10 Chương III: Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin để phát huy nguồn lực con người......................................................................................................11 3.1. Xây dựng những đặc trưng của con người Việt Nam..................................11 3.2.Những phương hướng xây dựng và phát triển con người Việt Nam............13 3.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế.............................................................................13 3.2.2. Trên lĩnh vực chính trị..........................................................................13 3.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa xã hội................................................................14 3.2.4. Trên lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ........................15 KẾT LUẬN........................................................................................................16 Tài liệu tham khảo..............................................................................................16

2

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Chính phủ và nhà nước luôn đưa ra nhiều chiến lược phát triển nền kinh tế mang tầm vóc lớn và có ý nghĩa thực tế với thực trạng kinh tế nước ta hiện nay. Chiến lược đưa ra với mục đích rất rõ ràng là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. Tất cả những chiến lược định hướng đó đều có thể tạo ra sự đột biến trong nền kinh tế sản xuất của nước ta, song để thực hiện được nó thì yếu tố không thể thiếu và có thể nói là quan trọng hàng đầu là con người, nguồn nhân lực là bộ phận tác động trực tiếp, quyết định sự thành bại của sự nghiệp. Hiện nay ở nước ta, nền kinh tế thị trường đã phát huy cao độ tính cá thể hóa của con người trong cuộc sống, đặc biệt là đối với lớp trẻ đã thực sự góp phần tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc xây dựng con người- lực lượng sản xuất của đất nước dựa vào quan điểm triết học Mác - Lênin luận chứng một cách khoa học đã trở thành nên tảng để phát huy sức mạnh nguồn nhân lực nước ta trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa như vũ bão. Vì những lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận. 2.Tổng quan đề tài( Tình hình nghiên cứu của đề tài) Con người hay nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc, do đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất coi trọng vấn đề này. Ngoài những tác phẩm của Hồ Chí Minh và văn kiện của Đảng, tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn có thể tìm thấy trong các 3

công trình nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp của các nhà nghiên cứu về triết học, về con người, văn hóa và giáo dục. Tuy nhiên,việc xây dựng con người trong mỗi thời kì có tính chất phức tạp, cần được quan tâm một cách toàn diện, cần vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người để phát huy nguồn lực ở Việt Nam. 3.Mục đích nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở quán triệt những quan điểm của triết học Mác- Lênin về vấn đề con người, tiểu luận đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam. Nhiệm vụ: -Tìm hiểu những quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người. -Nghiên cứu, phân tích những thành vấn đề trong xây dựng nguồn lực Việt Nam. -Đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng nguồn nhân lực . 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài -Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu thực trạng và phương hướng phát triển của nhân lực Việt Nam từ sự vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người. - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người qua các tác phẩm và thực tiễn xây dựng nhân lực ở Việt Nam. 5.Phương pháp nghiên cứu của đề tài Tiểu luận dựa trên cơ sở và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp và vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; trừu tượng và cụ thể; so sánh để thực hiện đề tài. 6.Đóng góp của đề tài

4

Tiểu luận chỉ rõ các quan điểm về con người từ đó chỉ ra một số giải pháp xây dựng con người từ sự vận dụng quan điểm triết học Mác- Lênin về con người. 7.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương.

NỘI DUNG Chương I: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người 1.1.Con người là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy giới tự nhiên là “ thân thể vô cơ của con người”. Con người là một bộ phận của tự nhiên. Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất của con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt của con người với thế giới loài vật là một xã hội . Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Với luận điểm cho rằng, “giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”, “thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại” và cả đời sống thể xác lẫn đời sống tinh thần của con người đều luôn gắn liền với giới tự nhiên, C. Mác đã đi đến khẳng định: “Con người là một bộ phận của giới tự nhiên”. Song, hoạt động sinh sống của con người, theo C. Mác, là “hoạt động sinh sống có ý thức” và do vậy, bằng hoạt động lao động của mình, con người đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính 5

mình. Rằng, con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau; yếu tố sinh học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện với nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội; do vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến ở trong đó. Và, chỉ có trong xã hội, con người mới có thể thể hiện được bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do đó, tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con người trở thành một chỉnh thể tồn tại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ khăng khít: Con người - Tự nhiên - Xã hội. 1.2.Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể của lịch sử Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ sản xuất, con người bắt đầu sinh sống theo một cách riêng, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, hình thành thế giới loài người. Trong quá trình lao động sản xuất, con người không ngừng cải tiến công cụ, tích luỹ kinh nghiệm làm cho lực lượng của sản xuất của xã hội tiến dần từ trình độ thấp lên trình độ ngày càng cao. Lực lượng sản xuất phát triển đã kéo theo sự thay đổi của các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Lịch sử xã hội từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến nay, trước hết là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất . Trong các chế độ xã hội có quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất chỉ được thực hiện thông qua cuộc đấu tranh giai cấp. . Cuộc đấu tranh này diễn ra hết sức gay gắt mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ các quan hệ sản xuất lỗi thời. Ví dụ: cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ xoá bỏ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động để xoá bỏ quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa . Xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, C. Mác đi đến quan niệm rằng, khuynh hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất - “kết quả của nghị lực thực tiễn của con người”. Hoạt động thực tiễn này, đến lượt nó, lại bị quy định bởi những điều kiện sinh tồn của con người, bởi “một hình thức xã hội đã tồn tại trước khi có những lực lượng sản xuất ấy”. Mỗi thế hệ con người bao giờ cũng nhận được những lực lượng sản xuất ấy do thế hệ trước tạo ra và sử dụng chúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mới. Nhờ sự chuyển giao lực lượng sản xuất này mà con người đã “hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người, hình thành lịch sử loài 6

người”. Lực lượng sản xuất và do đó, cả quan hệ sản xuất - quan hệ xã hội của con người, ngày càng phát triển thì “lịch sử đó càng trở thành lịch sử loài người”. Với quan niệm này, C. Mác kết luận: “Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” và “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người”. Kết luận này cho thấy, trong quan niệm của C. Mác, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất, mà còn là chủ thể của hoạt động lịch sử và sáng tạo ra lịch sử. Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã in dấu ấn sáng tạo của bàn tay và trí tuệ của mình vào giới tự nhiên, cải tạo đời sống xã hội và qua đó, phát triển, hoàn thiện chính bản thân mình. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của tiến trình phát triển lịch sử; con người làm nên lịch sử của chính mình và do vậy, lịch sử là lịch sử của con người, do con người và vì con người. 1.3.Bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội Con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với giới tự nhiên, sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội tạo thành bản chất của con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận điểm nổi tiếng Luận cương về Phoiơbắc: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Theo luận đề trên thì không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lịch sử và xã hội. Luận đề đã khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người và giới động vật trước hết là bản chất xã hội và đó cũng là để khắc phục sự thiếu sót của những nhà triết học trước Mác, không thấy được bản chất xã hội của con người. Mặt khác, cái bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, là cái mang tính quy luật; vì vậy cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xã hội. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, song con người không hoàn toàn phụ thuộc vào giới tự nhiên mà đã vươn lên, tách xa thế giới động vật, trở thành con người của xã hội, sáng tạo ra lịch sử. Với vai trò là chủ thể của lịch sử con người phải được tự do, hạnh phúc, phải được phát triển các khả năng của mình. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu con người cũng có đủ điều kiện để phát triển toàn diện. Vì vậy, một vấn đề đã và đang đặt ra là các quốc gia nói riêng, nhân loại nói chung, phải coi con người là mục tiêu của sự phát triển của xã hội. 7

1.4. Quan điểm về giải phóng con người của chủ nghĩa Mác-Lênin Bản chất xã hội của con người và vị thế chủ thể sáng tạo lịch sử của con người từng được Mác khẳng định, C. Mác còn đi đến quan niệm rằng, trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra ở sự tự do của xã hội; giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho sự giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân; con người tự giải phóng mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Rằng, con người được giải phóng và được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà giai cấp vô sản - giai cấp công nhân hiện đại và các chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng. Khẳng định bản chất xã hội của con người và vị thế chủ thể sáng tạo lịch sử của con người, C. Mác cho rằng trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra ở sự tự do của xã hội; giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho sự giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân; con người tự giải phóng mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Rằng, con người được giải phóng và được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà giai cấp vô sản - giai cấp công nhân hiện đại và các chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng. Với cách đặt vấn đề như vậy, C. Mác đã coi giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, “phát triển sự phong phú của bản chất con người” là “mục đích tự thân” của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Giải phóng con người, phát triển con người toàn diện cùng với phát triển lực lượng sản xuất, phát triển “nền sản xuất xã hội” vì sự phồn vinh của xã hội, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội và cho cả cộng đồng xã hội là “phương hướng duy nhất” để không chỉ “làm tăng thêm nền sản xuất xã hội”, mà còn để “sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” và hơn nữa, còn là “một trong những biện pháp mạnh nhất” để cải biến xã hội hiện tồn, đưa cả cộng đồng nhân loại đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Chương II: Thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay 2.1.Vai trò của nguồn lực con người 2.1.1. Vai trò của nguồn lực con người đối với kinh tế Thực tiễn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của C. Mác về vị trí và vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Bên cạnh Việt Nam, nhiều nước 8

trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới đã cho thấy thành công của họ trong chiến lược nâng cao chất lượng con người, coi con người là nguồn tài nguyên vô giá và đầu tư lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên vô giá ấy, lấy đó làm đòn bẩy phát triển kinh tế, hiện đại hóa xã hội. Trong các Nghị quyết Đại hội X, XI và XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam, phát triển con người Việt Nam toàn diện, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trình lao động hàng triệu năm mới chở thành con người ngày nay và trong quá trình đó, mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự thiên nhiên, tăng thêm động lực cho sụ phát triển kinh tế xã hội. Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của nghệ của nước đó. Trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Đã có nhiều bài học thất bại khi một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến khi tiềm lực khoa học công nghệ trong nước còn yếu. 2.1.2. Vai trò của nguồn lực con người đối với chính trị Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới. Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy. Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hối sâu sắc mang tính toàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh đó, khu vực châu á-Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năng động nhất. Một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lực. Nền kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... Trình độ non kém, lạc hậu về khoa học công nghệ, tác phong lao động, kỷ luật, sự thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, tính từ chịu trách nhiệm cá nhân thấp ảnh hưởng đến sức cành tranh của nguồn nhân lực Việt Nam khi hoà nhập vào thị trường nhân lực tiên tiến của thế giới. Hiện nay, nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, về lâu dài không thể là lợi thế phát triển của Việt Nam, vì lợi thế nhân công rẻ trên thế giới đang dần mất đi và thay vào đó là trình độ trí tuệ cao đồng đều của nhân công. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trình độ, năng lực của các bộ đối tác, sự sắc sảo mềm dẻo, nhạy bén, linh hoạt trong ngoại giao của 9

cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của những quốc gia. Để giảm được những bất lợi, tạo ra sự tương đồng trong hoà nhập, cạnh tranh với thị trường nhân lực khu vực và thế giới, người lao động Việt Nam phải được trang bị các kiến thức. 2.1.3. Vai trò của nguồn lực con người đối với văn hóa xã hội Nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực của con người. Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển. Đặc biệt, đối với nước ta có nền kinh tế đang phát triển, dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất. Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển. Một nền kinh tế – xã hội muốn có sức mạnh để phát triển cần phải tạo ra được trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại và nguồn chất xám cũng như nhân lực kỹ thuật đủ để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ, nâng cao các hoạt động văn hoá, tinh thần. 2.2. Thực trạng nguồn lực con người 2.2.1. Phân bố lao động Việt Nam là một trong những nước đông dân số với quy mô dân số đứng thứ hai Đối với Việt Nam, ngoài hai yếu tố về số người trong và ngoài độ tuổi lao động kể trên, còn có thể tính đến một số yếu tố mang tính chất biến động cơ học làm tăng nguồn lao động của Việt Nam hiện nay như: số bộ đội giải ngũ; số lao động đi làm ở các nước Đông Âu, Trung Đông trở về; số người tỵ nạn ở Thái Lan, Hồng Kông, Malaixia, Việt kiều ở Campuchia hồi hương… Như vậy,...


Similar Free PDFs