Quản lý chuỗi cung ứng - final course assignments about supply chain management PDF

Title Quản lý chuỗi cung ứng - final course assignments about supply chain management
Author Việt Tiến Nguyễn
Course Quan Tri Kinh doanh
Institution FPT University
Pages 62
File Size 1.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 380
Total Views 896

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVI N KINH TẾẾ VÀ KINH DOANH QUỐẾC TẾẾỆ---------***--------BÀI KI M TRA ĐÁNH GIÁ KẾẾT THÚC H C PHẦẦNỂ ỌH cọ phầần: Qu nả lý chuỗỗi cung ng – Mã h c phầần: TMA313ứ ọChủ đềề:PHẦN TÍCH HO T Đ NG QU N LÝ CHUỐỖI CUNG NGẠ Ộ Ả ỨQUẦẦN ÁO T I T P ĐOÀN H&M HENNES & MAURITZ AB...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VI N KINH Ệ TẾẾ VÀ KINH DOANH QUỐẾC TẾẾ ---------***--------

BÀI KI MỂTRA ĐÁNH GIÁ KẾẾT THÚC H Ọ C PHẦẦN Học phầần: Quản lý chuỗỗi cung ứ ng – Mã h ọ c phầần: TMA313 Chủ đềề:

PHẦN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỐỖI CUNG ỨNG QUẦẦN ÁO TẠI TẬ P ĐOÀN H&M HENNES & MAURITZ AB

Nhóm thực hiện Mã lớp học phần Giảng viên hướng dẫn

: Nhóm 3 : TMA313(2.2/2021).4 : ThS Lê Mỹ Hương

Hà N ội, tháng 7 năm 2021

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VI N KINH Ệ TẾẾ VÀ KINH DOANH QUỐẾC TẾẾ ---------***--------

BÀI KI MỂTRA ĐÁNH GIÁ KẾẾT THÚC H Ọ C PHẦẦN Học phầần: Quản lý chuỗỗi cung ứ ng – Mã h ọ c phầần: TMA313 Chủ đềề:

PHẦN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỐỖI CUNG ỨNG QUẦẦN ÁO TẠI TẬ P ĐOÀN H&M HENNES & MAURITZ AB Nhóm thực hiện:

STT 1 2 3 4 5 6 7

Họ và tên sinh viên Đào Ngọc Anh Nguyễn Thị Hải Hà Trần Mai Hương Trần Thị Ngọc Mai Ngô Thị Quỳnh Như Nguyễn Việt Tiến Nguyễn Thị Thu Uyên Mã lớp học phần Giảng viên hướng dẫn

Mã sinh viên : TMA313(2.2/2021).4 1915510003 1911120033 1811110268 1811120104 1911110455 1811120151 1811110641 : ThS Lê Mỹ Hương

Hà N ội, tháng 7 năm 2021

2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN H&M VÀ CHUỖI CUNG ỨNG QUẦN ÁO.......................................................................................................................................2 1.1. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn H&M...........................................................................2 1.1.1. Thông tin chung về tập đoàn H&M...........................................................................2 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của H&M............................................................................................3 1.1.3. Sản phẩm và thị trường chính....................................................................................4 1.1.4. Năng lực cạnh tranh....................................................................................................5 1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng mặt hàng quần áo của H&M..........................................6 1.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng quần áo và vai trò của H&M trong chuỗi cung ứng......6 1.2.2. Cơ hội............................................................................................................................8 1.2.3. Thách thức....................................................................................................................8 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MUA HÀNG VÀ NHÀ CUNG CẤP CỦA TẬP ĐOÀN H&M.................................................................................9 2.1. Tổng quan về hoạt động mua hàng tại H&M..................................................................9 2.1.1. Vai trò của bộ phận thực hiện hoạt động mua hàng tại H&M................................9 2.1.2. Các chính sách cải thiện hoạt động mua hàng tại H&M.......................................10 2.1.3. Khái quát về quy trình mua hàng của H&M..........................................................11 2.2. Chiến lược thuê ngoài toàn bộ quá trình sản xuất của H&M......................................12 2.3. Chiến lược tìm kiếm nguồn hàng (Sourcing) của H&M...............................................14 2.4. Chính sách lựa chọn, đánh giá và phát triển nhà cung cấp của H&M........................16 2.4.1. Các yêu cầu với các nhà cung cấp............................................................................17 2.4.1.1. Bộ Quy tắc Ứng xử.............................................................................................17 2.4.1.2. Cam kết về sự phát triển bền vững...................................................................17 2.4.1.3. Xác định KPI.......................................................................................................17 2.4.2. Giám sát và đánh giá các nhà cung cấp...................................................................18 2.4.2.1. Quy trình kiểm toán...........................................................................................18 2.4.2.2. Đánh giá sản phẩm.............................................................................................20 2.4.3. Cam kết của H&M với các nhà cung cấp:...............................................................21 2.5. Đánh giá ưu nhược điểm hoạt động mua hàng của H&M............................................22 2.5.1. Ưu điểm......................................................................................................................22 2.5.2. Nhược điểm................................................................................................................23 3

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ TẠI TẬP ĐOÀN H&M................................................................................................................................24 3.1. Sơ lược hoạt động quản lý dự trữ mặt hàng quần áo của H&M.................................24 3.1.1. Phòng ban, bộ phận thực hiện quản lý dự trữ........................................................24 3.1.2. Chính sách quản lý dự trữ sản phẩm quần áo của H&M......................................25 3.2. Quản lý hàng dự trữ sản phẩm quần áo của H&M.......................................................26 3.2.1. Chi phí hàng dự trữ quần áo của H&M..................................................................26 3.2.2. Kỹ thuật phân loại hàng dự trữ................................................................................28 3.2.3. Hệ thống kiểm soát hàng dự trữ quần áo của H&M..............................................29 3.3. Công nghệ sử dụng trong kho dự trữ quần áo của H&M.............................................30 3.4. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hoạt động quản lý dự trữ sản phẩm quần áo của tập đoàn H&M..................................................................................................................31 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ PHÂN PHỐI QUẦN ÁO CỦA TẬP ĐOÀN H&M.......................................................................................................34 4.1. Khái quát về phòng ban, bộ phận có nhiệm vụ quản lý phân phối tại H&M.............34 4.2. Mạng lưới phân phối quần áo của H&M.......................................................................35 4.2.1. Mô tả mạng lưới phân phối quần áo của H&M......................................................35 4.2.2. Ưu điểm của mạng lưới phân phối H&M................................................................38 4.2.3. Nhược điểm................................................................................................................39 4.2.4. Mức độ phù hợp của mạng lưới phân phối H&M..................................................39 4.3. Kênh phân phối quần áo của H&M................................................................................41 4.4. Mạng lưới vận tải giữa các thành phần trong kênh phân phối....................................42 4.5. H&M ứng dụng công nghệ vận hành hoạt động phân phối.........................................43 CHƯƠNG 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG QUẦN ÁO CỦA TẬP ĐOÀN H&M................................................................................44 5.1. Ưu điểm chuỗi cung ứng quần áo của H&M.................................................................44 5.2. Nhược điểm chuỗi cung ứng quần áo của H&M...........................................................45 5.3. Bài học cho các doanh nghiệp trong ngành thời trang nhanh......................................46 5.3.1. Hoạt động quản lý mua hàng....................................................................................46 5.3.2. Hoạt động quản lý dự trữ..........................................................................................47 5.3.3. Hoạt động quản lý phân phối...................................................................................48 KẾT LUẬN...................................................................................................................................50

4

5

1

LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa kinh tế khiến ngành thời trang nhanh trở thành một thị trường không biên giới, cộng với việc từng thương hiệu lớn đổ bộ vào thị trường, ý thức về chất lượng của người tiêu cùng ngày càng được nâng cao. Trong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt như vậy, vẫn có một hãng thời trang nổi tiếng là “thời trang hàng hiệu giá rẻ” tồn tại và ngày càng phát triển trên thị trường. Đó chính là hãng thời trang H&M với triết lý kinh doanh “thời trang nhanh” và cũng là tập đoàn bán lẻ có độ phủ thương hiệu gần như hàng đầu thế giới với sản phẩm chính là quần áo. Góp phần không nhỏ trong thành công hiện tại của H&M chính là chuỗi cung ứng quần áo linh hoạt với khả năng liên tục “xâm chiếm” các thị trường tiềm năng, cộng với triết lý tối ưu hóa chi phí sản xuất, giảm thiểu thời gian giao hàng và số lượng tồn kho. Vậy cụ thể H&M đã quản lý chuỗi cung ứng quần áo của mình như thế nào? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài tiểu luận với đề tài “Phân tích hoạt động quản lý chuỗi cung ứng quần áo tại tập đoàn H&M Hennes & Mauritz AB” của nhóm. Thông qua bài tiểu luận, chúng em hi vọng cung cấp một cái nhìn sâu sắc nhất về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng quần áo của H&M đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong ngành “thời trang nhanh” giúp doanh nghiệp xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững, không ngừng nâng cao giá trị cạnh tranh so với đối thủ. Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan về tập đoàn H&M và chuỗi cung ứng quần áo Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động Quản lý mua hàng và nhà cung cấp của Tập đoàn H&M Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động Quản lý dự trữ của Tập đoàn H&M Chương 4: Phân tích thực trạng hoạt động Quản lý phân phối quần áo của Tập đoàn H&M Chương 5: Bài học kinh nghiệm từ hoạt động quản lý chuỗi cung ứng quần áo của Tập đoàn H&M 2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN H&M VÀ CHUỖI CUNG ỨNG QUẦN ÁO

1.1. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn H&M 1.1.1. Thông tin chung về tập đoàn H&M -

Quá trình hình thành và phát triển

H&M Hennes &Mauritz AB (H&M) là một tập đoàn thời trang đa quốc gia với trụ sở chính tại Stockholm, Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng thời trang giá cả phải chăng. Năm 1946, nhà sáng lập H&M, Erling Persson sau một chuyến đi đến Mỹ đã hình thành nên triết lý thời trang đại chúng của mình. Cửa hàng bán quần áo nữ đầu tiên của ông với tên gọi là Hennes – trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là “Cô ấy”, được mở tại Västerås – Thụy Điển vào năm 1947. Năm 1968, ông Erling mua lại Mauritz Widforss – một cửa hàng bán lẻ trang phục săn bắn dành cho nam và đổi tên thương hiệu là Hennes & Mauritz, lấy logo và gọi tắt là H&M. Đây là sự khởi đầu của việc cung cấp quần áo nam và quần áo trẻ em, đánh dấu việc H&M cung cấp thời trang cho cả gia đình. Trong thập niên 60,70 của thế kỉ 20, H&M bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế với Na Uy là nước đầu tiên, tiếp theo là Đan Mạch, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ. Năm 1974, H&M được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Stockholm. Đến năm 2000, H&M mở cửa hàng đầu tiên ở Bắc Mỹ đặt tại Fifth Avenue, New York, khởi động việc mở rộng thị trường bên ngoài Châu Âu. Đến nay, tên tuổi của H&M đã vươn ra ngoài Châu Âu và phủ khắp toàn cầu, trở thành một trong những nhà bán lẻ thời trang lớn nhất (chỉ sau Inditex-công ty mẹ của ZARA) với các thương hiệu: H&M, COS, Monki, & Other Stories, ARKET và Afound. -

Lĩnh vực hoạt động

3

Tập đoàn H&M hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, phân phối, bán lẻ các mặt hàng thời trang. Ngoài ra, H&M còn tham gia vào lĩnh vực mỹ phẩm, nội thất và logistics. -

Tầm nhìn: “Our vision is to lead the change towards circular and renewable fashion while being a fair and equal company.” (Vision and Strategy, H&M Group)

Tuyên bố về tầm nhìn ở trên cho thấy những nỗ lực của H&M trong việc ưu tiên về xu thế hợp thời trang trong khi vẫn giữ được giá cả phải chăng. Có 2 phần chính trong tuyên bố tầm nhìn này, đó chính là “lead the change”, “fair and equal”. Các từ khóa này chính là tiên chỉ cho các hoạt động của H&M khi thương hiệu luôn theo dõi sát sao các xu hướng may mặc thời trang, đổi mới sản phẩm để phù hợp với nhu cầu khách hàng, trong khi vẫn giữ được sự công bằng và bình đẳng. -

Sứ mệnh: “to offer fashion and quality at the best price in a sustainable way” (H&M Group)

Sứ mệnh của H&M là đem tới cho khách hàng sự thời trang và chất lượng với mức giá tốt nhất một cách bền vững. Do vậy, H&M không ngừng đổi mới sản phẩm, tối ưu hóa giá thành và chú trọng trong việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của H&M Cơ cấu tổ chức của tập đoàn H&M bao gồm các cổ đông, hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán, giám đốc điều hành, ủy ban đề cử, kiểm toán viên, nhóm quản lý điều hành, bộ phận kinh doanh theo từng thương hiệu, bộ phận đại diện cho nhân viên, trong đó các cổ đông là người có quyết định cuối cùng đối với hướng đi của tập đoàn. H&M sử dụng mô hình tổ chức ma trận, đa thương hiệu với H&M, H&M HOME, Weekday, COS, & Other Stories, Monki, ARKET và Afound. Mỗi thương hiệu có tổ chức, giám đốc điều hành riêng, và tổ chức bán hàng riêng tuy nhiên vẫn hoạt động theo 4

chính sách và hướng dẫn của tổng bộ. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày và bổ nhiệm các thành viên của nhóm quản lý điều hành, trong đó bao gồm Giám đốc điều hành cùng với Giám đốc tài chính, hai người chịu trách nhiệm về thương hiệu H&M (bao gồm cả H&M HOME), người chịu trách nhiệm về Thương hiệu Danh mục đầu tư (bao gồm COS, & Other Stories, Monki, ARKET, Weekday), người chịu trách nhiệm về các dự án kinh doanh (bao gồm afound và Treadler), hai người chịu trách nhiệm về Công nghệ kinh doanh và những người đứng đầu các bộ phận chức năng sau: Mở rộng, Chiến lược & Chuyển đổi, Nguồn nhân lực, Phát triển bền vững, Chuỗi cung ứng, Truyền thông và Phòng thí nghiệm. Những người đứng đầu các bộ phận chức năng này sẽ chiu trách nhiệm về hiệu quả công việc trong phạm vi chức năng của họ tại mỗi thương hiệu. 1.1.3. Sản phẩm và thị trường chính H&M cung cấp các sản phẩm quần áo đa dạng, phụ kiện thời trang và mỹ phẩm dưới nhiều thương hiệu như H&M, Weekday, COS, & Other Stories, Monki, ARKET và Afound, trong đó tập trung chủ đạo vào các dòng sản phẩm thời trang nữ, thời trang dành cho nam giới và các khách hàng nhí. Ngoài ra, H&M còn cung cấp đồ nội thất, trang trí, các sản phẩm dệt may gia đình và một số vật dụng trong nhà như bát, đĩa, ly,…với thương hiệu H&M HOME. Bên cạnh các sản phẩm hữu hình, tập đoàn H&M còn cung cấp dịch vụ B2B dưới tên gọi là Treadler, cho phép các công ty bên ngoài sử dụng chuỗi cung ứng toàn cầu của H&M bằng cách cung cấp các dịch vụ từ phát triển sản phẩm đến mua hàng, sản xuất và logistics. H&M là một trong những tập đoàn bán lẻ thời trang toàn cầu lớn nhất với các cửa hàng và thị trường mới được phát triển và mở rộng hàng năm. Tính đến năm 2020, tập đoàn H&M đã có khoảng 5000 cửa hàng trải rộng trên hơn 60 thị trường ở châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Bắc Phi và Trung Đông. Những thị trường lớn của H&M có thể kể đến là Đức, Mỹ,Vương quốc Anh, Trung Quốc. Doanh thu đến từ 4 thị trường này chiếm gần 40% 5

tổng doanh thu của hơn 60 thị trường. Ngoài ra, H&M hiện đang tập trung phát triển thị trường tại Ấn Độ bởi đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Bảng 1.1.3: Số lượng cửa hàng và doanh thu ở một số thị trường chính

Thị

Số cửa hàng (tính

trường

đến 20/09/2020)

Doanh thu thuần 2019 (triệu SEK)

% tổng doanh thu

Doanh thu thuần 2020 (triệu SEK)

% tổng doanh thu

Đức

457

33540

14,41%

29684

15,87%

Mỹ

582

29976

12,88%

20802

11,12%

289

14897

6,4%

11486

6,14%

505

12059

5,18%

9784

5,23%

1833

90472

38,87%

71756

38,36%

Vương quốc Anh Trung Quốc Tổng

Nguồn: H&M Group Annual Report 2020 1.1.4. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh cốt lõi của H&M nằm ở khâu thiết kế và chuỗi cung ứng. Triết lý thiết kế của H&M là hướng đến các mẫu mã thời thượng với số lượng ít và tần suất “ra lò” liên tục, một trong những đặc điểm nổi bật của mô hình “thời trang nhanh”. Từng bị các hãng thời trang truyền thống gọi mỉa mai là “thời trang giá rẻ”, ngày nay các hãng thời trang nhanh hàng đầu thế giới như H&M hay Zara đang bỏ xa các ông lớn như Gucci hay Prada cả về doanh thu và giá trị thương hiệu. Sở dĩ H&M thành công như vậy là nhờ đội ngũ thiết kế mạnh cùng chuỗi cung ứng linh hoạt. 6

Không những sở hữu đội ngũ hơn 100 nhà thiết kế tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới (từ Hà Lan, Nam Phi đến Nhật Bản), tại trụ sở chính Stockholm, H&M còn liên kết với hơn 60 nhà tạo mẫu trên toàn thế giới để làm việc tại trung tâm thiết kế của mình. Do đó, H&M hoàn toàn có thể tung ra những mẫu mã thời trang hiện đại và cá tính chỉ trong vỏn vẹn 2 tuần. Không dừng lại ở đó, nhóm nhà thiết kế này sẽ làm việc với hơn 60 nhà sản xuất mẫu để giúp H&M đưa ra yêu cầu và tiêu chuẩn nguyên liệu cho mạng lưới nhà cung ứng để đảm bảo nguồn đầu vào tốt nhất cho sản xuất. Trong chuỗi cung ứng, H&M không sở hữu bất cứ một nhà máy nào nhưng thuê ngoài hơn 700 công ty tại 20 nước để duy trì hệ thống thu mua - sản xuất của mình và giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nhằm cạnh tranh về giá cả. Để mạng lưới thuê ngoài thực sự hiệu quả, H&M sở hữu hàng chục nhân viên giám sát và điều phối trên khắp thế giới – hay còn gọi là những nhân viên chuỗi cung ứng, hoạt động như là một cầu nối giữa H&M và nhà máy sản xuất, đảm bảo hàng hóa được hoàn thành với chất lượng cao nhất nhưng giá cả hợp lý nhất. Hơn nữa, H&M còn là một trong số ít doanh nghiệp với quy mô toàn cầu tự vận hành hoạt động Logistics của mình theo định hướng dịch vụ Logistics 3PL, tự kiểm soát mọi quy trình trong chuỗi logistics từ công đoạn xuất nhập khẩu, quản trị trung tâm phân phối cho đến quản lý kho hàng và lượng tồn kho, từ đó giảm được chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, với chuỗi Logistics ngược, H&M còn có thể nhận lại những sản phẩm không vừa ý và tái chế (có đến 20% sản phẩm may mặc được tạo ra từ các sản phẩm được thu hồi).

1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng mặt hàng quần áo của H&M 1.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng quần áo và vai trò của H&M trong chuỗi cung ứng Trong chuỗi cung ứng của mình, H&M không sở hữu nhà máy sản xuất nào mà quá trình sản xuất đều được thực hiện bằng cách thuê/ mua ngoài từ các nguyên liệu đầu vào đến các nhà cung ứng, gia công sản phẩm (second-tier, first-tier suppliers). Các Production office (cơ quan sản xuất) của H&M sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm có giá cả phù hợp, chất lượng tốt và được sản xuất trong điều kiện thích hợp đồng thời tiến hành kiểm tra các điều 7

kiện sản xuất và giám sát tác động của các hoạt động sản xuất đối với môi trường. Sản phẩm sau đó sẽ được chuyển tới các nhà kho của H&M để phân phối tới các cửa hàng. “Warehouse & IT Department” ở đây đóng vai trò như một điểm trung chuyển từ quy trình kéo sang đẩy, đồng thời quản lí luồng hàng hóa và thông tin “upstream” và “downstream”. H&M tích hợp cả quá trình sản xuất tinh gọn (lean production) và sản xuất nhanh (agile production). Đối với các nhu cầu cơ bản, sản xuất tinh gọn sẽ giúp nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa chi phí (thường được thực hiện bởi các nhà cung cấp Châu Á). Còn sản xuất nhanh được áp dụng với các mặt hàng thời trang nhạy cảm, cần được cung cấp trong khoảng thời gian ngắn trong khi vẫn duy trì chất lượng cao và kiểm soát chi phí sản xuất tổng thể (thường được thực hiện bởi cá...


Similar Free PDFs