Quản lý nợ nước ngoài - Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính PDF

Title Quản lý nợ nước ngoài - Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
Author Pham Hahah
Course quản lý nợ nước ngoài
Institution Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 35
File Size 764.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 438
Total Views 678

Summary

Download Quản lý nợ nước ngoài - Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI MÃ HỌC PHẦN: INE3025 1

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM

Họ tên sinh viên :

Phạm Thị Thanh Huyền

Ngày sinh :

05/09/2000

Mã sinh viên :

18050483

Lớp khóa :

QH2018E KTQT CLC1

Giảng viên:

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi ThS. Tống Thị Minh Phương

Hà Nội (05/2021)

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................................. 5 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) ............................................................. 11 1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA............................................... 11 1.1.

Khái niệm nguồn vốn ODA ...................................................................... 11

1.2.

Đặc điểm nguồn vốn ODA ........................................................................ 12

1.3.

Phân loại nguồn vốn ODA ........................................................................ 13

2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH TH ỨC (ODA) ........................................................................................................................ 16 2.1. Sự cần thiết của việc quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 16 2.2.

Nội dung quản lý nguồn vốn ODA ........................................................... 16

3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) ............................................................................................... 17 3.1.

Quan niệm về hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA .................. 17

3.2. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).................................................................................. 17 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).......................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM ......................................... 21 GIAI ĐOẠN 1993 – 2020 ............................................................................................ 21 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH TH ỨC TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................. 21 1.1 Về nguồn tài trợ ............................................................................................ 21 1.2.

Về cơ chế quản lý ODA ............................................................................ 21

2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN H Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993 – 2020 ........................... 22 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN (ODA) TẠI VIỆT NAM ............................................... 24 3.1. Thành tựu đạt được ....................................................................................... 24 2

3.2.

Hạn chế tồn t ại ............................................................................................. 27

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 29 1. THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ODA ................ 29 2. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ODA ................................... 30 3. TỔ CHỨC TỐT CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ DỰ ÁN CỦA CÁC CƠ QUAN CHÍNH PHỦ .................................................................................................. 30 4. TĂNG CƯỜNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KẾ HOẠCH CỦA CHÍNH PHỦ .............. 31 5. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ KHÁC NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA ................................................ 31 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 33

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt 1

ODA

2

DAC

3

OECD

4 5

6

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

Development Assistance Committee

Ủy ban Viện trợ phát triển

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát

Cooperation and Development

triển Kinh tế

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

7

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

8

ADB

The Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

9

VDPF

Vietnam Development Partnership

Diễn đàn Cải cách và Phát

Forum

triển Việt Nam

10

USD

United States dollar

Đô la Mỹ

11

ICOR

Incremental Capital - Output Ratio

Hệ số sử dụng vốn

12

MDGs

Millennium Development Goals

13

SDGs

Sustainable Development Goals

4

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Mục tiêu Phát triển bền vững

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Kết quả cam kết, ký kết và giải ngânODA…….………………………………23 Hình 1: ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời k ỳ 1993 – 2012…...…………………24 Hình 2: Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993 – 2014…..….…………25

5

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập niên gần đây, cùng với quá trình phát triển và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hoá, bên cạnh việc huy động tối đa nguồn nội lực, là vấn đề huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài. Vấn đề này ngày càng được quan tâm và tr ở thành một bộ phận của chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội của các nước, nhất là đối với khu vực các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã đóng vai trò như một chất xúc tác trong quá trình phát triển đất nước. Cùng với quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới, qua nhiều giai đoạn, nguồn vốn ODA đã có những đóng góp quan trọng, mang ý nghĩa to lớn trong việc góp phần làm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tất cả các lĩnh vực: y tế giáo dục, công nghiệp - nông nghiệp – dịch vụ, giao thông vận tải, đồng thời cũng xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời s ống nhân dân Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng nguồn vốn ODA đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập, gây ra nhiều thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này vẫn luôn là vấn đề nan giải, gây nên nhiều tranh cãi trong công tác quản lý và giám sát. Cụ thể là công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn ODA còn chưa thực sự chặt chẽ, đồng thời hiện tượng tiêu cực trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn tồn tại. Từ những bất cập trên đã gây ra những hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn ODA tạ Việt Nam. Chính vì những nguyên nhân trên, từ trước đến nay, Việt Nam luôn coi trọng công tác quản lý, s ử dụng nguồn vốn ODA phục vụ phát triển kinh t ế xã hội. Sử dụng vốn vay nước ngoài hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả hết sức to lớn, tạo ra lợi thế của người đi sau, là sự lựa chọn thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn để phát triển đất nước. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”. Đề tài nhằm phân tích rõ hơn tình hình quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam, từ đó có góc

6

nhìn đúng đắn để đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế của quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA trong thời gian tới. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, bài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề sau:  Làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).  Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đối với nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Từ đó thấy được những thành công, hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân, rút ra bài học.  Đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -

Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam giai đoạn 1993 – 2020.

-

Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA t ại Việt Nam  Thời gian: Bài nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2020, tầm nhìn đến 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

7

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu có sử dụng kết hợp phương pháp:  Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu khác nhau từ đó đưa ra thông tin một cách hoàn thiện và tổng quát nhất về các việc nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.  Phương pháp tổng hợp và phân tích: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: Các tạp chí kinh tế, luận án, luận văn… trong và ngoài nước. 5. Câu hỏi nghiên cứu  Việt Nam đã quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) như thế nào?  Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA?  Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA trong giai đoạn tiếp theo? 6. Tổng quan tài liệu Trong nghiên cứu “External Debt Management in Low - Income Countries”, các tác giả Bangura Sheku, Damoni Kitabire, và Robert Powell (2000) đã chỉ ra một phần trong khía cạnh kỹ thuật về quản lý quy mô và cơ cấu nợ là nhu cầu vay nợ nước ngoài. Các tác giả đã chỉ ra sự quan trọng của nhu cầu vay nợ nước ngoài trong công tác quản lý nợ nước ngoài. Qua đó, đưa ra một số khuyến nghị đối với các nước đi vay. Tonny German and Judith Randel (1998), Daniel Blais, Luc Picard (1997), Chenery và Strout (1966) đã nghiên cứu tác động của viện trợ đối với phát triển kinh tế và nhấn mạnh vai trò và t ầm quan trọng của nguồn vốn ODA mà điển hình là giúp thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo thông qua việc cung cấp một lượng vốn cần thiết để giúp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, theo Lensink and Morrissey, (2000), nguồn vốn này vẫn có những mặt trái. Cụ thể là đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ khi nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài cũng như sự thiếu hiệu quả trong quá trình quản lý vốn. 8

Nguyễn Thanh Tùng (2010) “Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam”, bài nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nợ nước ngoài. Từ đó đi sâu phân tích thực trạng quản lý vay nợ nước ngoài của Việt Nam, cùng những đánh giá về công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam từ 1993 đến nay. Dựa vào đó tác giả dự báo khả năng vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam trong chiến lược kinh tế xã hội đến năm 2020. Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam thời gian tới. Nguyễn Thị Vũ Hà (2019) “Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra”. Nghiên cứu đã phân tích một số đặc điểm chính, các tác động tích cực cũng như những thách thức mà ODA mang lại cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Nguyễn Văn Tuấn (2019) “Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam”. Nghiên cứu đã đánh giá tương đối toàn diện về những ưu điểm: đóng góp cho sự tăng trưởng GDP, hỗ trợ phát triển đời sống kinh tế - xã hội… và nhược điểm của nguồn vốn ODA: năng lực hấp thu kém, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ... Căn cứ vào bối cảnh trong nước và quốc tế giai đoạn 2021-2025, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Khoảng trống nghiên cứu: Các tài liệu được nêu ra ở trên đều cung cấp được những nền tảng lý thuyết và nội dung căn bản nhất về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Ngoài những lý thuyết căn bản, các tài liệu cũng đưa ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của nguồn vốn ODA đối với các nước tiếp nhận nguồn vốn này. Tuy nhiên chỉ có 1 s ố ít tài liệu đưa được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA. Mặc dù có một số ít tài liệu đưa ra được giải pháp nhưng chưa được rõ ràng để chính phủ có thể xem xét, nhìn nhận, nhận thức lại để có thể quản lý một cách hiệu quả, hợp lý, phù hợp nguồn vốn ODA phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. 7. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu đã góp phần tổng hợp các cơ sở lý luận về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Đồng thời cũng đưa ra những phân tích và cái nhìn tổng quan nhất về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam qua các giai đoạn cụ

9

thể. Trên cơ sở đó tiếp tục đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho Nhà nước nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ODA vay ưu đãi. 8. Kết cấu bài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giai đoạn 1993 – 2020. Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam.

10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ODA 1.1.

Khái niệm nguồn vốn ODA ODA là tên viết tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có

nghĩa là: Hỗ trợ phát triển chính thức (hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức). Khái niệm ODA được Ủy ban Viện tr ợ phát triển (DAC – Development Assistance Committee) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chính thức đề cập vào năm 1969. Từ đó đến nay mặc dù xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về ODA, tuy nhiên chúng không có sự khác biệt nhiều. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ODA là viện trợ được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại ít chiếm ít nhất 25% (OECD, 2018). Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA) theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) là “Khoản tài trợ hoặc giải ngân vốn vay ưu đãi (sau khi đã trừ phần trả nợ) được cung cấp bởi các cơ quan chính thức của các nước thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát tri ển (OECD), một s ố quốc gia và tổ chức đa phương khác như Ngân hàng Thế giới vì mục đích phát triển”. Đối với Việt Nam, theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về quản lý và s ử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có định nghĩa về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác và phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là: (i) Chính phủ nước ngoài, (ii) các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, (iii) và các tổ chức tài trợ song phương”. Hay tại Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 có quy định về khái niệm vay ODA như sau: “Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc”. Trong đó, thành tố ưu đãi 11

là tỷ l ệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với t ỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán. Như vậy, dưới các góc độ khác nhau, ODA cũng được hiểu theo các cách khác nhau, song có thể định nghĩa chung nhất là: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là các khoản viện trợ hoàn lại và không hoàn lại được tài trợ trong khuôn khổ hợp tác giữa các chính phủ và nhân dân các nước đang và chậm phát triển với mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển bền vững. 1.2.

Đặc điểm nguồn vốn ODA Thứ nhất, ODA là nguồn vốn hợp tác phát tri ển ODA là một hình thức hợp tác khác giữa Chính phủ của các nước phát triển, tổ

chức quốc tế với các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc có chính sách vay với các điều kiện ưu đãi. Bên cạnh việc cho vay các khoản ưu đãi, bên viện trợ còn cung cấp hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ khác… Đồng thời, bên nhận viện trợ phải có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng… nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Thứ hai, ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi vì luôn có phần cho không (yếu tố không hoàn lại chiếm tối thiểu 25% tổng vốn). Còn về phần cho vay, thì vay ưu đãi là chủ yếu với lãi suất thấp hơn rất nhiều so với các khoản tín dụng thông thường, thậm chí là không có lãi suất. Cụ thể, lãi suất dao động từ 0,5% đến 5%/năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên 7%/năm, đồng thời hàng năm phải thỏa thuận lại lãi suất giữa hai bên). Với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ một nguồn vốn nào khác, phải kể đến: thời hạn cho vay (hoàn trả vốn) dài, thường từ 20 – 50 năm gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, có thời gian sử dụng vốn dài, thời gian ân hạn từ 5 – 10 năm 12

Thứ ba, ODA đi kèm một số điều kiện ràng buộc Nguồn vốn ODA luôn bao gồm cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Chính vì thế các nước viện trợ vốn ODA đều có những chính sách, quy định ràng buộc khác nhau với nước tiếp nhận. Các nước viện trợ nói chung đều luôn muốn tạo lợi ích cho mình. Họ vừa muốn đạt được hiệu quả ảnh hưởng về chính trị, vừa đem lại lợi nhuận cho hàng hóa và dịch vụ của nước họ bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư… Bởi vậy mà những khoản ODA bao giờ cũng có những điều kiện nhất định về kinh tế, chí...


Similar Free PDFs