Quản trị chiến lược Công ty Bitis PDF

Title Quản trị chiến lược Công ty Bitis
Author Thanh Vũ
Course Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 43
File Size 1.7 MB
File Type PDF
Total Downloads 271
Total Views 430

Summary

Download Quản trị chiến lược Công ty Bitis PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------------o0o---------------

ASSIGNMENT

QUẢN TRỊ CHIẾẾN LƯỢC Giảng viên: Trần Thị Bích Ngọc Lớp: EM-NU17B Nhóm The Laths Homies: Vũ Thị Loan – 20187030 Đậu Quỳnh Liên – 20187026 Phạm Thị Lan Hương – 20187538 Vũ Thị Thanh – 20187043 Nguyễn Thị Ngọc Ánh – 20187007 Lê Bích Hạnh – 20187018

1

Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên (Biti’s)

2

MỤC LỤC Phần 1: TỔNG QUAN VỀ BITI’S 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5

Quá trình hình thành Lĩnh vực hoạt động Hệ thống phân phối Tầm nhìn Sứ mệnh

Phần 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA BITI’S 2.1 Phân tích môi trường vĩ mô của Biti’s 2.1.1 Môi trường nhân khẩu học 2.1.2 Môi trường kinh tế 2.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội 2.1.4 Môi trường luật pháp và chính trị 2.1.5 Môi trường công nghệ 2.1.6 Môi trường toàn cầu 2.1.7 Môi trường tự nhiên 2.2 Phân tích môi trường ngành của Biti’s 2.2.1 Đối thủ tiềm tàng 2.2.2 Cạnh tranh trong ngành 2.2.3 Sản phẩm dịch vụ thay thế 2.2.4 Sức ép từ người mua 2.2.5 Sức ép từ nhà cung cấp Kết luận mức độ cạnh tranh của ngành 2.2.6 Cơ hội của Biti’s 2.2.7 Thách thức của Biti’s

Phần 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA BITI’S 3.1 Nguồn lực hữu hình 3

3.1.1 Tiềm lực tài chính 3.1.2 Hệ thống phân phối 3.1.3 Cơ sở vật chất 3.1.4 Sản phẩm 3.1.5 Giá 3.2 Nguồn lực vô hình 3.3 Phân tích năng lực cạnh tranh cốt lõi (VRIN) 3.4 Điểm mạnh của Biti’s 3.5 Điểm yếu của Biti’s 3.6 Ma trận SWOT

Phần 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO DOANH NGHIỆP 4.1 Lĩnh vực kinh doanh chiến lược (SBF) 4.2 Đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) 4.3 Phương pháp tổ hợp kinh doanh độ hấp dẫn nghành- thế mạnh cạnh tranh Mc Kinsey

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BITI’S NHỮNG BƯỚC CHÂN KHÔNG MỎI 1.1 Quá trình hình thành: Biti’s hiện nay là Công ty hàng đầu của Việt Nam trong ngành sản xuất kinh doanh giày dép. Biti’s đã trở thành một nhóm công ty bao gồm 3 công ty thành viên: - CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TIÊN (Biti’s) - CÔNG TY TNHH BÌNH TIÊN ĐỒNG NAI (DONA Biti’s) - CÔNG TY LIÊN DOANH SƠN QUÁN. Được thành lập vào tháng 1 năm 1982, tại Quận 6 - TP. Hồ Chí Minh sau gần ¼ thế kỷ trưởng thành và phát triển Công ty Biti’s đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Khởi đầu từ hai tổ hợp với khoảng 20 công nhân, chuyên sản xuất dép cao su. Giờ đây, mỗi năm cho ra đời 20 triệu đôi giày dép các loại, đó là một tập đoàn sản xuất giày dép lớn nhất Việt Nam: Biti's (Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên). Thương hiệu Biti’s không chỉ là một thương hiệu lớn của Việt Nam mà còn là một niềm 4

tự hào của người Việt trong quá trình đất nước hội nhập với nền kinh tế thể giới. Quá trình phát triển của Biti’s có thể mô tả như sau: Tháng 1/1982 thành lập 2 Tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành chuyên sản xuất dép cao su với số công nhân chưa tới 30 người. Năm 1986, hai tổ hợp sát nhập lại thành Hợp Tác Xã cao su Bình Tiên hoạt động tại địa bàn quận 6, chuyên sản xuất các loại dép, hài với chất lượng cao và xuất khẩu 100% sản phẩm. Năm 1989, Hợp Tác Xã Cao Su Bình Tiên là đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên của cả nước được Nhà nước cho quyền trực tiếp xuất - nhập khẩu. Năm 1990, để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, Hợp Tác Xã Cao Su Bình Tiên đầu tư mới hoàn toàn công nghệ của Đài Loan và thực hiện sản xuất sản phẩm mới – giày dép xốp EVA. Năm 1991, thành lập Công ty liên doanh Sơn Quán - đơn vị liên doanh giữa HTX Cao Su Bình Tiên với công ty SunKuan Đài Loan - chuyên sản xuất hài, dép xuất khẩu. Đây là Công ty liên doanh đầu tiên giữa một đơn vị kinh tế tư nhân Việt Nam với một Công ty nước ngòai. Năm 1992, HTX Cao Su Bình Tiên chuyển thể thành Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti's) chuyên sản xuất dép xốp, hài, sandal tiêu thụ trong nước và xuất khẩu . Năm 1995, Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's) được thành lập chuyên sản xuất giày thể thao (công nghệ Hàn Quốc), PU, xốp… Năm 2001 Biti’s được tổ chức BVQI và QUACERT cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Sản phẩm Biti’s được UBND Thành Phố Hồ Chí Minh chọn là một trong những sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố và liên tục 8 năm liền đạt Topten Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. 1.2 Lĩnh vực hoạt động a. Sản xuất kinh doanh giày dép Thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giày dép: Giầy Da Thời Trang, Giầy Thể Thao, Sandal Thể Thao, Dép Xốp, Giầy Sandal, Dép Sandal, Giầy Tây, Giày Da, Giày Sandal, Guốc Gỗ, Hài, Giày Dép Thời Trang. - Các nhóm sản phẩm của Biti's gồm có: • Nhóm sản phẩm xốp eva(ethyl vinyl acetat) • Nhóm dép lưới, công nghệ và nguyên liệu chính là eva và vải lưới. • Nhóm sản phẩm PU(poly urethane) 5

• Nhóm giầy thể thao dùng kỹ thuật tiên tiến về lưu hoá, ép muộn và phun Nguyên liệu chính là cao su tổng hợp, da, giả da và các loại vải . b. Xúc Tiến Đầu Tư & Liên Doanh Phát Triển - Mở rộng đầu tư phát triển kinh doanh sang lĩnh vực nhà đất, xây dựng các Trung tâm thương mại, Siêu thị, Cao ốc văn phòng, Nhà hàng, Khách sạn, Khu vui chơi giải trí, Kho hàng và các dịch vụ khác. - Từ năm 2003, Bitis mở rộng hướng đầu tư xây dựng các Trung tâm Thương mại, theo định hướng đó hàng loạt trung tâm thương mại sẽ xuất hiện: dự án Trung tâm Thương mại Hà Tây với kinh phí 20 triệu USD được triển khai và đã đưa vào hoạt động cuối năm 2005 và tiếp tục xây dựng, dự án Trung tâm Thương Mại Đà Nẵng được tiến hành năm 2005 và đưa vào hoạt động năm 2006; Trung tâm thương mại Biti’s Tây Nguyên hoạt động từ tháng 6/2002; Trung Tâm Thương Mại Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào cuối năm 2006 và hoàn tất toàn bộ dự án vào cuối năm 2007 với kinh phí đầu tư 14 triệu USD; trung tâm thương mại Biti’s Miền Bắc; Trung tâm thương mại Biti’s Dồng Nai. 1.3 Hệ thống phân phối - Hệ thống phân phối sản phẩm thông qua các đại lý, cửa hàng nội địa cũng phát triển mạnh trong từng thời kỳ theo định hướng của Công ty, bên cạnh đó kinh doanh xuất khẩu cũng được mở rộng. Hàng loạt các cơ sở thương mại xuất hiện : Văn phòng Đại diện tại TP. Côn Minh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc được hình thành (6/2000), Trung tâm Thương mại Tây nguyên, được thành lập (6/2002) và đến tháng 10/2002 thì Trung Tâm Kinh doanh thị trường Trung Quốc chính thức hoạt động để phát triển mạnh hệ thống phân phối sản phẩm Bitis tại thị trường này. - Thị trường trong nước: Bao gồm 4 Trung Tâm Thương Mại, 1 trung tâm kinh doanh, 4 chi nhánh và trên 4.500 Đại lý - Cửa hàng khắp 64 tỉnh thành trong nước… - Thị trường Quốc tế: Công ty có thị trường xuất khẩu hơn 40 nước trên thế giới: • Châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật, Singapore, Thái Lan, …. • Trung Đông: Á rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Israel, Libăng … • Châu Âu: Anh, BaLan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Nauy, Nga, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ … 6

• Châu Mỹ: Achentina, Brazil, Canada, Chile, Ecuador, Mỹ, Mexico, Panama, Venezuela … • Châu Úc: Tân Tây Lan, Úc 1.4 TẦM NHÌN Trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á. Quyết định xây dựng tầm nhìn và khẳng định diện mạo nhằm phát triển Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên thành một công ty lớn mạnh và ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn rộng khắp trên toàn thế giới, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á. Ông Tổng Giám Đốc Vưu Khải Thành 1.5 SỨ MỆNH Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm đúng ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng". Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên cam kết sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của quý khách hàng, đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng", tạo dựng niềm tin lâu dài đối với tất cả khách hàng. Bà Lai Khiêm

PHẦẦN 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA BITI’S 2.1 Phân tích MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ của Biti’s 2.1.1 Môi trường Nhân khẩu/ Dân số (Demographic Forces)

 Quy mô và tốc độ tăng dân số Việt Nam: 2017: 95.5 Triệu người 2019: 96.2 triệu người 2020: 97.6 triệu người (tình đến 12/12/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc)

7

Kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm). Trong năm 2020, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.254 người và đạt 97.734.158 người vào đầu năm 2021. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 945.967 người. Còn khả năng tiếp tục tăng trưởng.  Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số việt nam hiện tại chiếm phần lớn là trong độ tuổi lao động ( chiếm 70%) từ 15-64 tuổi ➜ Việt Nam là thị trường tiềm năng về thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nhân lực dồi dào.  Phân bố địa lý: Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. TP.Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.  Về cơ cấu dân tộc: Hiện Việt Nam có hơn 82 triệu người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và hơn 14,1 triệu người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước.  Mức thu nhập: Thu nhập bình quân tháng năm2019: khoảng 242 USD ≈ 5,560,000 triệu/người Cơ hội: Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng Nhu cầu giày dép lớn là điều kiện môi trường tiêu thụ thuận lợi Bitis Cơ cấu dân số trẻ nằm trong đọ tuổi lao động: nguồn nhân lực dồi dào, sáng tạo, dễ hòa nhập nắm bắt thị trường Thách Thức: Nguy cơ già hóa dân số 2.1.2 Môi trường Kinh tế (Econmic Forces) Đây là một yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của nó có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số yếu tố khác của thị trường. Những diển biến của yếu tố kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng DN trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tang đến các chiến lược của DN. Các yếu tố củ kinh tế ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN như sau:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ 8

lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.  Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: Cũng theo Tổng cục Thống kê, bình quân 8 tháng năm 2020, lạm phát tăng 3,96% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng bình quân 8 tháng năm cao nhất trong 5 năm gần đây, trong đó, chỉ số CPI khu vực thành thị tăng 3,51%, khu vực nông thôn tăng 4,41%. Nhưng nước ta vẫn đang kiểm soát lạm phát tốt Mức vay của ngân hàng giữ ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, người Cơ hội: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ các hiệp định được kí kết hội nhập khu vực và toàn cầu. Việc ký hiệp định EVFTA đã mang lại lợi ích to lớn cho ngành da giày Việt Nam. Thách Thức: Việc tiêu dùng của khách hàng không phụ thuộc vào sự tăng giảm lãi xuất, nguồn thu nhập mà các yếu tố này dễ bị biến động theo thị trường nên chi tiêu của khách hàng không ổn định theo thời gian. 2.1.3 Môi trường Văn hóa- xã hội (Culturial Forces) Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng. Những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là văn hóa tinh thần bao gồm:  Quan điểm khách hàng: Bitis tập chung và hướng tới đối tượng khách hàng trẻ tuổi. nhóm đối tượng này có đặc điểm chung chọn những sản phẩm phong cách và muốn khẳng định bản thân, họ thích sản phẩm mới và phong cách riêng phù hợp với gu thẩm mĩ ➜ Bitis tung ra sản phẩm Bitis Hunter phù hợp với nhu cầu thị trường  Thói quen sử dụng mạng và kênh truyền thông: hiện nay giới trẻ ( đối tượng khách hàng mà Bitis nhắm tới) họ có su hướng sử dụng kênh truyền thông và mạng xã hội vì vậy để nắm bắt điều này Bitis đã áp dụng chiến lược quảng bá của mình trên các phương tiện truyền thông, kết hợp với các 9

gương mặt đại diện nổi tiếng như Sơn Tùng và Soo Bin Hoàng Sơn đã mang lại kết quả tích cực

 Văn hóa lối sống: Người việt Nam tin dùng hàng Việt Nam. Bitis luôn có gắng đảm bảo về chất lượng sản phẩm và tìm nguồn nguyên liệu mới thay thế để đảm bảo chất lượng thuần việt và giúp hạ gia thành sản phẩm 2.1.4 Môi trường luật pháp- chính trị (Politicial Forces) Yếu tố này có xu hướng tác động đến DN theo các chiều hướng khác nhau. Một thể chế chính trị ổn định, pháp luật hoàn thiện rõ ràng, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách lớn … sẽ là cơ sở cho DN phát triển, nâng cao NLCT đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi, bình đẳng giữa các DN. Ngược lại, một thể chế chính trị luôn biến động bất ổn, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh cho các DN. Do đó, một DN muốn thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thì cầm tiến hành phân tích, nghiên cứu và dự báo về các yếu tố cơ bản sau:  Chính trị: Việt Nam có sự ổn định về chính trị, tôn giáo và trật tự an toàn xã hội vì vậy nên các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể yên tâm kinh doanh, làm việc …  Các quy định về cạnh tranh, chống độc quyền: Những quy định về an toàn chất lượng sản phẩm và nhãn hang mang thương hiệu riêng ➜ Các sản phẩm nhái Bitis bị đào thải.

 Các quyết định về các loại thuế và các lệ phí: Nhà nước ban hành Luật thuế đánh vào các sản phẩm giá cao ( Bitis). ➜ ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng. Cơ hội: Luật chống mua bán hàng giả kém chất lượng và chính sách độc quyền đã giúp Bitis loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh. Chính trị và pháp luật ổn định nên doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất. Thách Thức: Thị trường mở rộng mà các cơ quan pháp lý vẫn chưa có các quy định kịp thời. 2.1.5 Môi trường Công nghệ (Technology Forces) Sự ảnh hưởng chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Sự thay đổi về công nghệ có tác động lên rào cản nhập cuộc và định hình lại cấu trúc ngành. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động mạnh 10

mẽ đến tính chất và giá cả của sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh trên thị trường của DN. Trình độ khoa học – công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là chất lượng và giá bán. Khoa học – công nghệ còn tác động đến chi phí cá biệt của DN, khi trình độ khoa học – công nghệ thấp thì giá và chất lượng có ý nghĩa ngang bằng nhau trong cạnh tranh. Khoa học – công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Đây là tiền đề mà các DN cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Các yếu tố của khoa học – công nghệ thường được phân tích như:  Bitis áp dụng các công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc và Đài Loan vào sản xuất  Hiện Nay thì Bitis cũng đã áp dụng công nghệ thông minh vào sản xuất giày dép để theo dõi sức khỏe và khả năng vận động Kết quả vận động của bé được hiển thị trên ứng dụng di động Biti’s Smart; đưa ra lời khuyên, cảnh báo sức khỏe vận động của trẻ dựa trên nguồn dữ liệu và trí thông minh nhân  Bitis cũng đang có kế hoạch sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của Italia vào trong quá trình sản xuất Cơ hội: Nguồn nhân sự trẻ sáng tạo cũng có thể kết hợp nghiên cứu cản sản phẩm tích hợp sử dụng công nghệ. Việc áp dụng công nghệ sẽ làm tăng giá trị sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh. Thách thức: Ứng dụng tự động hóa và công nghiệp 4.0 còn hạn chế. Chi phí áp dụng công nghệ tốn kém Và việc thay thế công nghệ của dây truyền sản xuất tốn kém. 2.1.6 Môi trường toàn cầu Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế và nó không ngừng tạo cơ hội cho các DN, các quốc gia trong việc sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu giày dép tới hơn 100 nước, trong đó có 72 nước có kim ngạch xuất khẩu hơn một triệu USD. Theo dự báo của Hiệp hội Da - giày - túi 11

xách Việt Nam (Lefaso), giá trị xuất khẩu da giày trong năm 2019 sẽ tăng 10%, đạt khoảng 21,5 tỷ USD. So sánh con số này với dự báo mà EuroMonitor đưa ra về tổng doanh số tiêu thụ cho giày dép toàn cầu là 400 tỷ USD, càng cho thấy cơ hội cho da giày Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn, nhất là khi mà các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các thị trường lớn như Việt Nam, ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EVFTA) có hiệu lực sẽ giúp dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế

 Liên hiệp châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng Mỹ chính là quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất. Đối với CPTPP, da giày Việt Nam hy vọng sẽ xâm nhập sâu hơn vào các thị trường tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn như Canada, Mexico, Nhật Bản …  Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu và thứ ba về sản xuất da giày. (tính đến 21/12/2019) Cơ hội: Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các DN có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các DN lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi DN đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi. Thách thức: Thách thức của các DN da giày Việt Nam lúc này nằm ở việc, họ cần chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách nâng cấp năng lực cạnh tranh của mình. Hiệp định (EVFTA) có hiệu lực nên các đối thủ cạnh tranh dễ ràng thâm nhập vào thị trường trong nước giành thị trường với Bitis. Xúc tiến thương mại còn nhiều cản trở do chưa có sự phối hợp chặt trẽ với nhà nước.

2.2 Phân tích MÔI TRƯỜNG NGÀNH Biti’s

12

2.2.1 Đối thủ tiềm tàng - Sức hấp dẫn của ngành: Xuất khẩu nhóm hàng giày dép trong 11 tháng đầu năm 2019 tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 16,55 tỷ USD. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Với tốc độ tăng trưởng hai con số, Việt Nam tiếp tục là điểm đến sản xuất của các thương hiệu giày dép hàng đầu thế giới. Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU sau khi được ký kết đã mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho thị trường giày dép Việt Nam. Hiệp định EVFTA đã giúp gỡ bỏ cơ bản mọi rào cản về thuế quan đồng thời giảm thiểu phần lớn chi phí và thủ tục xuất khẩu rườm rà. Đây chính là cách cửa mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường xuất khẩu giày dép. Theo đánh giá từ Vụ Công nghiệp nhẹ nước ta, sản lượng trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của thị trường. Hiện trạng này chứng minh rằng các công ty sản xuất và gia công vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển và tạo chỗ đứng tại thị trường nội địa. Giày dép là nghành có cơ hội thương hiệu lợi nhuận cao, có sức hút với các DN ngoài nghành nhập cuộc. Ở thị trường nội địa nói riêng, Việt Nam cũng được nhận định về tiềm năng phát triển lớn do dân số ngày càng gia tăng. Trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ giày dép của người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục tăng cao. Mức thu nhập ngày càng cao sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm giày dép của người dân. Đồng thời, 13

xu hướng khách hàng sử dụng giày dép như một món phụ kiện thời trang sẽ kích cầu tiêu dùng của mặt hàng này và tạo động lực cho các sản phẩm được đầu tư chỉnh chu về kiểu dáng và thiết kế. Đối với các sản phẩm giầy dép thời trang mùa hè thì thị trường trong nước đang còn bỏ ngỏ, các SP của Bitis , Bitas , T&T vẫn chưa đáp ứng được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên thị trường này vẫn rất hấp dẫn đối với các DN ngoài nghành. Mức độ trung thành với Bitis chưa cao do chưa được thảo mãn về nhu cầu thời trang ➜ Điểm thuận lợi cho các DN muốn gia nhập vào nghành. - Rào cản gia nhập: . Khó khăn của các DN muốn ra nhập vào nghành là chi phí đầu tư ban đầu cao (nhà xưởng, nhân côn...


Similar Free PDFs