Quản trị Marketing- Cà phê Trung Nguyên PDF

Title Quản trị Marketing- Cà phê Trung Nguyên
Author Huyền Chi
Course Marketing
Institution Van Lang University
Pages 57
File Size 1.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 742
Total Views 891

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG———  ———BÁO CÁO TIỂU LUẬNĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢCMARKETING CỦA TẬP ĐOÀN TRUNGNGUYÊN LEGENDMÔN : QUẢN TRỊ MARKETINGLỚP : 211_DQT0110_GIẢNG VIÊN : NGUYỄN VĂN TÂMNHÓM : STORMY PETRELSTP. HỒ CHÍ MINH 12/BẢNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG SỐSTT HỌ VÀ TÊN LÓT TÊN MSSV T...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

———  ———

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING LỚP: 211_DQT0110_13 GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN TÂM NHÓM: STORMY PETRELS

TP. HỒ CHÍ MINH 12/2021

BẢNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG SỐ STT

HỌ VÀ TÊN LÓT

TÊN

MSSV

TRỌNG SỐ

1

Nguyễn Huyền

Chi

207MA37301

100%

2

Trần Thị

Thảo

207MA21873

100%

3

Lê Huỳnh Phước

Thiện

207MA46306

100%

4

Trần Thị Thuỷ

Tiên

197QT28950

100%

5

Võ Phạm Bảo

Trân

197QT29025

100%

6

Võ Nguyễn Minh

Trường

207MA53997

100%

7

Đỗ Trần Thảo

Vân

197QT18980

100%

8

Lê Thị Kim

Xuyến

197QT29221

100%

2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

5 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN.................................................. 6 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN..................................................................................... 6 1.3. TẦM NHÌN......................................................................................................... 8 1.4. SỨ MỆNH.......................................................................................................... 8 1.4 GIÁ TRỊ CỐT LÕI............................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN

9

2.1. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THEO MÔ HÌNH PESTLE. . .9 2.1.1. Yếu tố chính trị (Political)............................................................................ 9 2.1.2. Yếu tố kinh tế (Economic)............................................................................ 9 2.1.3. Yếu tố văn hoá xã hội (Sociocultural)........................................................ 11 2.1.4. Yếu tố công nghệ (Technology).................................................................. 14 2.1.5. Yếu tố pháp luật (Legal)............................................................................. 15 2.1.6. Yếu tố môi trường (Environmental)........................................................... 16 2.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5 ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER 17 2.2.1. Cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại.............................................. 17 2.2.2. Áp lực từ khách hàng.................................................................................. 18 2.2.3. Áp lực từ nhà cung cấp............................................................................... 18 2.2.4. Đe dọa từ sản phẩm thay thế....................................................................... 20 2.2.5 Đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn........................................................... 21 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TRUNG NGUYÊN E-COFFEE............................................................................... 21 3

2.3.1. Marketing Mix là gì?.................................................................................. 22 2.3.2. Phân tích chiến lược Marketing Mix của Trung Nguyên E-Coffee.............23 2.4 MA TRẬN SWOT............................................................................................. 32 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING

37

3.1. Kết luận............................................................................................................. 37 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing................................. 38 Giải pháp 1: Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng......................... 38 Giải pháp 2: Đào tạo đội ngũ nhân viên làm công tác Marketing.........................40 Giải pháp 3: Thiết lập một phòng Marketing riêng biệt với phòng kinh doanh....40 Giải pháp 4: Một số giải pháp xúc tiến hỗn hợp................................................... 41 DANH MỤC THAM KHẢO.................................................................................... 42

4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

F&B

Food and Beverage Service

2

GDP

Gross Domestic Product

3

EVFTA

European-Vietnam Free Trade Agreement

5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN Năm 1996, Trung Nguyên là một doanh nghiệp nhỏ sản xuất cà phê tại Tỉnh Buôn Ma Thuột. Vào thời điểm đó, Việt Nam đã một lần nữa vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, hầu như chỉ xuất khẩu cà phê "xanh" (hạt chưa rang) được bán trên thị trường hàng hóa. Điều này có nghĩa là các nhà xuất khẩu Việt Nam không kiểm soát được chất lượng cuối cùng của cà phê cũng như giá cả của nó. Các ông chủ của Trung Nguyên nhận thấy rằng để có thể sản xuất ra loại cà phê “sành ăn” thực sự và độc lập một cách hợp lý với thị trường hàng hóa thế giới, thì cần phải quay trở lại với các kỹ thuật trồng và chế biến tốt nhất có thể để tạo ra một loại cà phê đẳng cấp thế giới và mang nó đến sản phẩm đã đóng gói. Sau sự hồi sinh của loại cà phê kỳ lạ này, Trung Nguyên đã phát triển chuỗi cà phê nhượng quyền đầu tiên của Việt Nam và đã mở rộng ra khắp Việt Nam và một số quốc gia khác. Trung Nguyên đã giành được nhiều giải thưởng và danh hiệu về thành tích kinh doanh của công ty cũng như phương thức kinh doanh sáng tạo và các sản phẩm xuất sắc. Hiện nay nó là nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê lớn nhất tại Việt Nam. Người trồng cà phê Trung Nguyên đã được EUREPGAP và Utz Kapeh chứng nhận về thực hành trồng cà phê “an toàn và bền vững”. Cà phê Trung Nguyên được trồng ở các trang trại nhỏ hơn và sử dụng các phương pháp chế biến truyền thống như phơi nắng. Canh tác nông nghiệp hỗ trợ sự thịnh vượng của các làng nơi nông dân đang làm việc theo hợp đồng đảm bảo giá mua sản phẩm của họ. Trung Nguyên đang sử dụng Arabica, Robusta, Chari (Excelsa), Catimor và Liberica. Nhờ những giống đa dạng này, các hương vị độc đáo và thú vị có thể được phát triển để giúp tạo ra các hỗn hợp hạt độc đáo và có hương vị tốt hơn bất kỳ loại cà phê nguyên liệu đơn lẻ nào. Ngày nay, cà phê Trung Nguyên đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Không chỉ là thương hiệu cà phê hàng đầu trong ngành cà phê Việt Nam, cà phê Trung Nguyên còn vươn ra thị trường nhiều nước khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng như các thị trường cà phê phương Tây. 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 6

Ngày 16/06/1996, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam. Năm 1998, thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh là bước khởi đầu cho việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các quố gia trên thế giới. Năm 2001, nhượng quyền thành công ại Nhật Bản, Singapore. Công bố khẩu iệu: "Khơi nguồn sáng tạo" với những sản hẩm được chắt lọc từ những hạt cà phê gon nhất, công nghệ hiện đại, kỹ thuật thủ ông độc đáo của phương Đông.

Năm 2003, sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống Nhất vào ngày 23/11. Năm 2010, Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean… Năm 2012, Cà phê Trung Nguyên là Thương hiệu số 1 tạ Việt Nam với số lượng người tiêu dùng cà phê lớn nhất. Có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên. Phát động Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc với Ngày hội Sáng tạo Vì khát vọng Việt t hút hơn 50.000 người tham gia. Năm 2013, G7 kỉ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần và được yêu thích nhất.

7

Năm 2016, Kỷ niệm 20 năm Hành trình Phụng sự, công bố Danh xưng, Tầm nhìn, Sứ mạng mới. Ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee That Changes Life, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á Năm 2017, ra mắt Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà phê Chuyên biệt – Đặc biệt, Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời. Năm 2018, Khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê toàn cầu” Buôn Ma Thuột. Ra mắt bộ tuyệt phẩm cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và Trung Nguyên Legend Capsule. 1.3. TẦM NHÌN Tổ chức vĩ đại - Bằng phụng sự cộng đồng nhân loại 1.4. SỨ MỆNH Xây dựng một cộng đồng nhân loại hợp nhất Theo một hệ giá trị của lối sống tỉnh thức Đem đến thành công và hạnh phúc thực sự 1.4 GIÁ TRỊ CỐT LÕI Đức tin tuyệt đối Phụng sự cộng đồng Nhân loại hưởng ứng Kinh tài vững chắc1

1

https://trungnguyenlegend.com/tam-nhin-su-mang-gia-tri-cot-loi/ 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN 2.1. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THEO MÔ HÌNH PESTLE 2.1.1. Yếu tố chính trị (Political) Môi trường chính trị xoay quanh chính phủ của quốc gia mà công ty hoạt động, thị trường nội bộ cũng như quy luật thị trường bên ngoài. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các công ty trong một khu vực, chính phủ, các yếu tố luật pháp và chính trị ảnh hưởng đến công ty theo những cách khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại và thậm chí là rủi ro thực sự cho công ty. Chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế. Chính trị tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tại Việt Nam, chính trị và các đường lối, chính sách của Đảng để điều hành kinh tế ổn định giúp cho các doanh nghiệp cà phê mở rộng sản xuất. Ngoài ra, hiệp định EVFTA của Việt Nam với Châu Âu đang giúp hạ thuế xuất khẩu cà phê về 0%. Các thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam đã bị thiệt hại đáng kể do dịch COVID-19 và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Chính vì điều này làm tăng nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước, cụ thể là người tiêu dùng tiêu thụ tại nhà ở mức cao. Nhiều tín hiệu lạc quan được dự báo cho xuất khẩu cà phê trong những tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, giá cà phê có phục hồi hay không phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch COVID-19. Đây là một ngành tiêu thụ cà phê lớn. Khi ngành du lịch phục hồi thì cà phê cũng vậy. Một trong những yếu tố thuận lợi là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ FTA Việt Nam-EU (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu. 2.1.2. Yếu tố kinh tế (Economic) Tình hình kinh tế hiện tại và xu hướng trong tương lai ảnh hưởng đến sự thành công và chiến lược của một công ty. Các yếu tố quan trọng nhất mà nhiều công ty phân tích là: tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái và lạm phát.

9

Trong nước, tiếp nối những kết quả đạt được của năm 2020, kinh tế vĩ mô của nước ta trong những tháng đầu năm 2021 tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc. Tuy

1

nhiên, đợt dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4 với chủng loại mới lây lan nhanh và nguy hiểm, diễn biến phức tạp, gây cản trở cho việc phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh, thành phố kinh tế lớn như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ ... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số các doanh nghiệp. GDP của 9 tháng đầu năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều vùng kinh tế trọng điểm đã phải thực hiện giãn xã hội sâu rộng để ngăn chặn phòng chống dịch bệnh. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, tức giảm 22,05%. Cà phê là mặt hàng quan trọng, chiếm 3% GDP của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm đạt hơn 3 tỷ đô la.2 Dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong 9 tháng năm 2021 đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn và bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước và làm giảm 0,3 điểm phần trăm tốc độ tăng tổng giá trị gia tăng toàn nền kinh tế; ngành vận tải và kho bãi giảm 7,79%, giảm 0,47 điểm phần trăm; Dịch vụ lưu trú và nhà hàng giảm 23,18%, tức là giảm 0,57 điểm phần trăm. Dịch bệnh kéo theo ngành cà phê bị ảnh hưởng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông dự kiến niên vụ 2021-2022, tổng diện tích cà phê cho thu hoạch khoảng trên 120.000 ha và cần trên 13 triệu ngày công lao động phục vụ thu hái. Trong khi đó, việc thông quan hàng hóa không thuận lợi dẫn đến doanh nghiệp giao hàng cầm chừng, dẫn đến việc thu mua chậm lại. Do đó, giá cà phê Robusta trong nước đầu tháng 11/2021 giảm so với cuối tháng 10/2021. Ngày 8/11/2021, giá cà phê Robusta

10

2

Nguồn: Tổng cục thống kê

11

trong nước giảm 1,0% so với ngày 29/10/2021, xuống còn 39.900 – 40.800 đồng/kg. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tháng 9/2021 đạt 45,43 triệu USD, giảm 7,5% so với tháng 9/2020 và giảm 5,1% so với tháng 9/2019. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam tăng 0,6% so với 9 tháng đầu năm 2020 và tăng 2,7% so với 9 tháng đầu năm 2019, đạt 412,82 triệu USD. Để có thể khôi phục lại nền kinh tế sau tác động của dịch bệnhCOVID, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID19. Theo đó, từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12-2021, giảm thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ.3 2.1.3. Yếu tố văn hoá xã hội (Sociocultural) Mỗi quốc gia và khu vực đều có những giá trị văn hóa riêng và những yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này chính là đặc điểm của người tiêu dùng ở những vùng đó. Vì vậy, khi phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, chúng ta không thể quên các yếu tố văn hóa - xã hội. a. Yếu tố văn hoá Việt Nam được coi là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Khi nói đến cà phê thì không thể không nhắc đến Việt Nam, hiện nay cà phê được coi là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Cuộc sống của người dân Việt Nam dường như gắn liền với hai chữ cà phê. Có thể nói rằng, 80% người Việt Nam gắn bó với cà phê trong cuộc sống hàng ngày và tỷ lệ người có niềm đam mê mãnh liệt với cà phê là không hề nhỏ. Văn hóa uống cà phê của người Việt Nam cũng rất đa dạng, và thói quen uống cà phê ở mỗi người không giống nhau.

11

3

Bài báo "Giá cà phê trong nước giảm nhẹ" https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/gia-ca-phe-trong-nuoc-giam.html

12

Ở miền Bắc, điển hình là Hà Nội, người ta thích uống cà phê đen pha phin. Ngoài ra còn có một loại cà phê khác là cà phê nâu. Loại cà phê này được pha với sữa đặc. Sau khi bỏ đá và thêm nhiều cà phê, vẫn giữ được vị đắng đặc trưng, cà phê phin không chỉ mang hương thơm của cà phê nguyên chất mà còn phản ánh lối sống chậm rãi, nhẹ nhàng của người thưởng thức cà phê. Có thể thấy người miền Nam, điển hình là Sài Gòn, họ xem cà phê không chỉ là một thức uống nhâm nhi, mà họ còn dùng nó như một thức uống để giải cơn khát, vì cách pha cà phê của miền Nam khá là loãng. Người miền Nam thường ít uống cà phê đen đậm đặc mà họ thường uống cà phê với sữa, gọi là bạc xỉu (nhiều sữa), cà phê sữa (ít sữa). Người ta thường dùng cụm từ "Sài Gòn cà phê sữa đá" vì thói quen uống cà phê đặc trưng của người dân nơi đây. Văn hóa thưởng thức cà phê của miền Trung là giữa hai miền Nam và miền Bắc. Du khách sẽ tìm thấy nhiều phong cách cà phê ở đây, từ những quán cà phê đường phố đến những quán cà phê sang trọng với thiết kế cầu kỳ. Bạn có thể tìm thấy cả cà phê đen và latte đá ở miền trung. Cà phê miền trung vừa có vị đắng vừa có vị ngọt rất dễ chịu. Có người thì thích uống cà phê phin nhỏ giọt, có người lại thích uống cà phê bột pha sẵn tạo nên một màu sắc rất đa dạng. Trải dài khắp ba miền của Việt Nam là sự khác biệt trong văn hóa uống cà phê. Tuy nhiên, dù ở đâu cà phê vẫn là món đồ uống của sự thư giãn và thưởng thức cà phê đã trở thành thói quen không thể thiếu của người Việt Nam. Trong điều kiện phát triển và hội nhập, ngoài những món cà phê truyền thống như cà phê đen, cà phê sữa thì ngày nay Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều món cà phê hiện đại ảnh hưởng từ các quốc gia khác. Những mục tiêu khách hàng của các quán cà phê ngày nay, hầu hết là những người trẻ. Nếu ghé thăm các quán cà phê hiện đại ở Việt Nam, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những loại cà phê Ý như Cappuccino bọt sữa, cà phê hương mocha. Là sự pha trộn hương vị giữa cà phê và sô cô la, cà phê latte có mùi thơm nồng của cà phê và sữa... Chúng không chỉ ngon về hương vị mà còn khá bắt mắt. Với sự phát triển của du lịch, hiện đại hóa của giới trẻ, các dòng cà phê hiện đại như Cappuccino, Latte hay Armericano… đang lên ngôi. Phin cà phê “đen - đậm - đặc - đắng” dường như là thứ chỉ dành cho những ai yêu thích sự hoài cổ và truyền thống. 12

Để bắt kịp theo xu hướng thị trường hiện đại ngày nay, các cửa hàng cà phê đang dần được mở cửa rất nhiều. Có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều quán cà phê được mở ra mang nhiều phong cách khác nhau để cho khách hàng có sự lựa chọn. Bên cạnh đó, những xe đẩy cà phê cũng là một nét đẹp của văn hoá ẩm thực Việt Nam. Những cửa hàng cà phê giờ đây cũng biến tấu cà phê theo nhiều phong cách khác nhau, từ truyền thống cho đến sáng tạo và hiện đại. Cho dù chế biến theo cách nào, thì cà phê Việt Nam cũng đều mang một sức hút khó chối từ. Trung Nguyên là thương hiệu hàng đầu trên thị trường cà phê Việt Nam. Trung Nguyên không chỉ cung cấp cà phê hạt và cà phê đóng gói với sản phẩm nổi tiếng nhất là G7, mà còn sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ Trung Nguyên Legend và và hệ thống cà phê năng lượng Trung Nguyên E- coffee. b. Yếu tố xã hội Tại Việt Nam, những cửa hàng cà phê vô cùng đa dạng về hình thức: từ chuỗi cửa hàng (Highland Coffee, Trung Nguyen Legend, Cộng Coffee.), của hàng độc lập cho đến những hàng quán vỉa hè và xe bán hàng rong.. Theo một cuộc khảo sát của Q&ME về "Sở thích và thói quen uống cà phê của người Việt"4, tần suất người Việt đến quán cà phê ít nhất hai lần một tuần, buổi tối cuối tuần là phổ biến nhất (38%)

4

Theo qandme.net https://qandme.net/vi/baibaocao/So-thich-va-thoi-quen-toi-cac-quan-ca-phe-cua-nguoi-Viet-Nam.html 13

Năm 2020 và 2021 là năm bùng nổ của dịch bệnh COVID-19, điều này đã ảnh hưởng và làm thay đổi thói quen ăn uống của người dân Việt Nam đồng thời giúp cho ngành dịch vụ giao đồ ăn phát triển mạnh. Thay vì được ngồi thưởng thức tách cà phê tại quán vào mỗi buổi sáng, thì nay người dân Việt Nam buộc phải tự pha chế và thưởng thức tại nhà hoặc lựa chọn dịch vụ giao hàng tận nhà. Dưới sự tác động của dịch bệnh COVID-19, mọi hàng quán nói chung và quán cà phê nói riêng buộc phải "đóng băng" toàn bộ hoạt động tại chỗ, điều này làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chung của ngành dịch vụ. Đồng thời ảnh hưởng đến lượng cà phê hạt bán ra do không có nguồn tiêu dùng. 2.1.4. Yếu tố công nghệ (Technology) Đây là những loại yếu tố có tác động rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành nghề cũng như nhiều công ty, bất kể quy mô lớn, nhỏ hay vừa. Thực tế trên thế giới đã được trải nghiệm. Sự thay đổi công nghệ đang bị đình trệ, nhiều lĩnh vực kinh doanh thậm chí bị mất đi, nhưng đồng thời nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoặc hoàn thiện hơn đang xuất hiện. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Nó là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và công ty trong các ngành nghề sản xuất và kinh doanh. Hi...


Similar Free PDFs