SẢN PHẨM CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI Khách HÀNG Doanh NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV) PDF

Title SẢN PHẨM CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI Khách HÀNG Doanh NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV)
Author TRANG LAI QUYNH
Course Ngân hàng thương mại
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 14
File Size 448.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 313
Total Views 1,054

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCMTIỂU LUẬN MÔN HỌCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIĐỀ TÀISẢN PHẨM CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANHNGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV)MỤC LỤC1. NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV......................1. Giới thiệu khái...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI SẢN PHẨM CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV)

MỤC LỤC

1. NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV......................1 1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV............1 1.1.1. Lịch sử hình thành...................................................................................1 1.1.2. Bộ máy tổ chức của BIDV........................................................................2 1.1.3. Hoạt động kinh doanh.............................................................................2 1.1.4. Tình hình tài chính..................................................................................3 1.2. Tổng quan về sản phẩm cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV.....................................................................................................................3 1.2.1. Cho vay khách hàng cá nhân..................................................................3 1.2.2. Cho vay khách hàng doanh nghiệp.........................................................4 1.3. Quy định về cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV....................................................................................................5 1.3.1. Quy định chung về cho vay theo hạn mức tín dụng tại BIDV..................5 1.3.2. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng tại BIDV.................................5 1.3.3. Cách xác định hạn mức kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp. .6 2. XÁC ĐỊNH HẠN MỨC CHO VAY ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG HẢI

BẾN TRE (DOHACO).......................................................6 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phẩn Đông Hải Bến Tre...........................6 2.2. Xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre năm 2021....................................................................................................................7 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG...........10 3.1. Tiềm năng của cho vay theo hạn mức tín dụng.........................................10 3.2. Giải pháp mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng...................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................12

1. NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV. 1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV. 1.1.1. Lịch sử hình thành a. Giai đoạn 1957 – 1981. Đây là giai đoạn đầu trong lịch sử hình thành của BIDV, “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” được thành lập ngày 26/04/1957 gắn với yêu cầu phục vụ công cuộc kiến thiết, xây dựng miền Bắc, trong điều kiện đất nước vừa được giải phóng nhưng hai miền vẫn bị chia cắt. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam còn có nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát, quản lý vốn do ngân sách nhà nước cấp dành cho đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo kế hoạch và dự toán của Nhà nước. Trong giai đoạn đất nước có chiến tranh (1957 – 1975), Ngân hàng Kiến Thiết có mặt ở khắp các mặt trận, cung ứng vốn kịp thời, hiệu quả cho việc xây dựng các công trình quốc phòng, kinh tế như: nhà máy, cầu đường, bến cảng, điện, khai khoáng, trường học, bệnh viện... Sau khi miền Nam được giải phóng thì BIDV lại tiếp tục nỗ lực thực hiện sứ mệnh “kiến thiết” của mình trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh. b. Giai đoạn 1981 – 1990. Nửa cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đã thực hiện đổi mới kinh tế, từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang mô hình kinh tế hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý và giám sát của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, ngày 24/06/1981, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được chuyển từ vị thế trực thuộc Bộ Tài Chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên mới là “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”. Sự “chuyền vị” này khởi đầu cho sự thay đổi căn bản, với cơ chế, phương thức hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam khác với tiền thân Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam là không chỉ phục vụ cho Nhà nước mà còn phục vụ thêm doanh nghiệp, phục vụ thị trường, bắt đầu chuyển dần sang hoạt động của ngân hàng theo cơ chế “vay để cho vay” của thị trường. c. Giai đoạn 1990 – 2012. Năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam quyết định đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong chức năng hoạt động. Tên gọi mới cũng như thực chất hoạt động của Ngân hàng đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của BIDV – cả về chất lượng lẫn tầm vóc (quy mô và đẳng cấp thị trường). Đặc biệt, trong thời kỳ này, BIDV đã chuyển dang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại với phương thức hoạt động mới là “đi vay để cho vay”. Từ 1996, BIDV đã từng bước xoá thế “độc canh tín dụng” và trở lại đúng chức năng “gốc” của một ngân hàng đó là phục vụ doanh nghiệp, phục cụ các chủ thể thị trường. Giai đoạn (2007 – 2008) – giai đoạn khủng hoảng tài chính cũng như suy giảm kinh tế thế giới, BIDV luôn là một lực lượng hỗ trợ tích cực, thúc đẩu mạnh mẽ các doanh nghiệp. Sự lớn mạnh của BIDV trong thời kỳ này còn được thể hiện qua việc phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đuọc ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ 1

chính của ngân hàng như thanh toán trong nước cũng như quốc tế, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ ... d. Giai đoạn 2012 – nay. Khi nền kinh tế có sự thay đổi, BIDV đã đẩy nhanh quá trình “cải tổ” chính mình trong khuôn khổ tái cơ cấu kinh tế. Ngày 28/12/2011, BIDV đã tiếng hành cổ phần hoá thông qua việc đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần và đến ngày 01/05/2012, BIDV được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cho tới ngày 24/01/2014, mã chứng khoán BID chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán. Giai đoạn này BIDV đã cơ bản giải quyết những cấn đề lớn liên quan đến củng cố, sắp xêos, tái cơ cấu hoạt động; vị trí, vai trò thương hiệu và hình ảnh của BIDV đã được định vị, khẳng định cả ở trong và ngoài nước. 1.1.2. Bộ máy tổ chức của BIDV BIDV được tổ chức theo hệ thống thống nhất (phụ lục I đính kèm), bao gồm: a. Trụ sở chính b. Các đơn vị trực thuộc gồm sở giao dịch, các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp c. Các công ty con và công ty liên kết 1.1.3. Hoạt động kinh doanh Cá nhân: tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi kinh doanh chứng khoán và tiền gửi chuyên dùng...); sản phẩm vay cá nhân (vay nhu cầu nhà ở, mua ô tô, du học, sản xuất kinh doanh, cầm cố, vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo và vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo); dịch vụ thẻ (thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế); dịch vụ ngân hàng số (ngân hàng di động, BIDV Home, dịch vụ ATM…); dịch vụ thanh toán và chuyển khoản (chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ thanh toán...); bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ); ngân quỹ (dịch vu bảo quản tài sản, thu giữ hộ tiền mặt qua đêm…); ngoại hối và thị trường vốn (mua bán ngoại tệ); chứng khoán. Doanh nghiệp: tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ, giấy tờ có giá...); tín dụng (vay thông thường, đầu tư, thấu chi, chiết khẩu giấy tờ có giá, bảo lãnh...); thanh toán và quản lý tiền tệ (chuyển tiền, quản lý các khoản phải trả, dịch vụ thu hộ, quản lý dòng tiền...); tài trợ thương mại; ngoại hối và thị trường vốn (mua bán ngoại tệ, phái sinh tài chính, hàng hoá, tư vấn phát hành trái phiếu); ngân hàng số (BIDV Business Online, BIDV mobile, BIDV iBank); dịch vụ thẻ; bảo hiểm; ngân hàng đầu tư (tư vấn M&A, tư vấn tái cấu trúc...); ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài.

2

1.1.4. Tình hình tài chính Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2018 – 2020. Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng ROA ROE

Năm 2018 1,313,037,674 54,551,462 7,541,833 0.57 4.23

Năm 2019 1,489,957,293 77,652,981 8,547,757 0.57 11

Năm 2020 1,516,685,712 79,646,612 7,223,565 0.47 9,07

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã được kiểm toán của BIDV từ 2018-2020)

Tổng tài sản Từ bảng trên ta thấy, tổng tài sản của BIDV có sự tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, tổng tài sản năm 2019 lần lượt đạt 1,489,957,293 triệu đồng, tăng trưởng 13,5% so với năm 2018 và năm 2020 đạt 1,516,685,712 triệu đồng, tăng trưởng 1,8% so với năm 2019, tiếp tục là ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Vốn chủ sở hữu Sau sự kiện ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với đối tác KEB Hana Bank, vốn điều tệ của BIDV tăng lên đến 77,653 tỷ đồng, tăng 42,3% so với năm 2018. Được biết đây là thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) với một nhà đầu tư chiến lược lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Đến ngày 31/12/2020 vốn chủ sở hữu của BIDV đạt 79,647 tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 10,732 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch do Đại hội đồng Cổ đông đề ra, tăng 14,2% so với năm 2018 (9,391 tỷ đồng). Nhưng đến năm 2020 lại giảm 15,9% so với năm 2019. Nguyên nhân ở đây là do BIDV đã chủ động giảm thu nhập để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước thông qua cơ cấu nợ, miễn giảm phí và lãi cho các khách hàng thuộc đối tượng. 1.2. Tổng quan về sản phẩm cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV. 1.2.1. Cho vay khách hàng cá nhân. Phương thức cho Mức cho vay Thời gian vay Lãi suất vay vay Tối đa 100% giá Từ 7-9%/ năm, Vay nhu cầu nhà trị hợp đồng mua Tối đa 20 năm tính theo dư nợ Hạn mức ở nhà giảm dần Từ 7,3% đến Tối đa 100% giá 7,8%/năm, tính Tối đa 7 năm Vay để mua ô tô Hạn mức trị xe mua theo dư nợ giảm dần Vay để đi du học Mức cho vay cao, Tối đa 10 năm Từ 12% đến Hạn mức 3

13%/năm, tính theo dư nợ giảm dần Từ 6,5% đến Theo món, hạn 7,5%, tính theo mức dư nợ giảm dần

tối đa 100% tổng chi phí du học Vay để sản xuất kinh doanh Vay cầm cố giấy tờ có giá (GTCG), thẻ tiết kiệm (TTK) Vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

Mức cho vay lớn Mức cho vay lớn, tối đa hoặc lớn hơn mệnh giá của GTCG/TTK Tối đa 500 triệu đồng/khách hàng. Thấu chi tối đa 100 triệu đồng Tối đa 1 tỷ đồng/khách hàng. Thấu chi tối đa 1 tỷ

Tối đa 5 năm

Tối đa bằng thời hạn còn lại của Từ 7,2%/năm GTCK/TTK Vay theo món đa 84 tháng. Vay thấu chi đa 12 tháng. Vay theo món đa 96 tháng Vay thấu chi đa 12 tháng

Theo món, hạn mức, thấu chi

tối tối

Từ 11,9%/năm

Theo món, hạn mức, thấu chi

tối Từ 10% tối 12%/năm

đến Theo món, hạn mức, thấu chi

1.2.2. Cho vay khách hàng doanh nghiệp. Mức cho vay Vay ngắn hạn thông thường Vay trung dài hạn thông thường Vay đầu tư dự án Cho vay đầu tư tài sản cố định gián tiếp Cho vay đầu tư dự án đặc thù

Thời gian vay

Lãi suất vay

Đối tượng cho vay

Phương thức cho vay

Các chi phí liên quan Lãi suất đến hoạt động sản xuất, Theo thoả Theo món, định Từ 1 đến 12 cố kinh doanh (chi phí thuận với hạn mức hoặc thả tháng mua nguyên vật liệu, khách hàng nổi hàng hoá...) Tối đa 85% Dùng cho chi phí đầu tư Tuỳ thuộc vào Theo món, Từ 7 đến tổng mức TSCĐ (mua máy móc, dòng tiền của hạn mức 9%/năm đầu tư dự thiết bị...) dự án án Tối đa 85% tổng mức Từ 8 đến Toàn bộ chi phí hợp lý Theo món, Tối đa 15 năm hạn mức 11%/năm liên quan đến dự án đầu tư dự án Tuỳ thuộc vào Tối đa 90% Tài sản cố định hình nhu cầu, mức Theo món, Lãi suất nguyên giá thành theo dự án/tài sản độ tín nhiệm và hạn mức cạnh tranh tài sản đầu nhỏ, lẻ (bao gồm ô tô) khả năng trả nợ tư của khách hàng Dự án văn phòng cho 85% tổng Tuỳ thuộc vào Lãi suất thuê, trung tâm thương Theo món, mức đầu tư dòng tiền của cạnh tranh mại, khu đô thị, khách hạn mức dự án dự án sạn... 4

Vay thấu chi

Tối đa 5 tỷ

Chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG)

Tối đa 100% mệnh giá

Cho vay khác

Đáp tối đa cầu theo khâu xuất

Chi phí vốn lao động Từ 17 đến Thấu chi 20%/năm Tối đa 36 tháng sản xuất kinh doanh Chiết khấu có thời hạn chiết Tuỳ thuộc vào Lãi suất GTCG (trước đi hết hạn hoặc thời gian còn chiết khấu thanh toán) do BIDV khấu toàn bộ thời gian còn cạnh tranh phát hành lại của GTCG lại của CTCG

ứng Lãi suất nhu ưu đãi của vốn Tuỳ thuộc vào Theo quy định của Theo món, BIDV từng dòng tiền BIDV hạn mức. theo từng sản thời kỳ

1.3. Quy định về cho vay theo hạn mức tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV 1.3.1. Quy định chung về cho vay theo hạn mức tín dụng tại BIDV Đối tượng áp dụng: Khách hàng là tổ chức, bao gồm: doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và hợp tác xã. Nguyên tắc thực hiện: Việc cấp tín dụng phải đảm bảo tách bạch các khâu: đề xuất tín dụng – thẩm định rủi ro – giải ngân, phát hành bảo lãnh 1.3.2. Quy trình cho vay theo hạn mức tín dụng tại BIDV Bước 1: Tiếp thị khách hàng, tư vấn tín dụng. Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, phân tích tín dụng, lập hồ sơ và báo cáo đề xuất tín dụng và chuyển hồ sơ cho cán bộ thẩm định tín dụng để thực hiện thẩm định Bước 2: Thẩm định tín dụng. Thẩm định thông tin trên hồ sơ và báo cáo đề xuất tín dụng. Thẩm định các nội dung, đánh giá, phân tích lại báo cáo đề xuất tín dụng. Nếu báo cáo đề xuất tín dụng chưa được làm rõ, cán bộ thẩm định tín dụng có thể yêu cầu bổ sung thêm thông tin, làm rõ đề xuất tín dụng. Bước 3: Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng. Các cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ và báo cáo đề xuất tín dụng. Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt đồng ý tín dụng, hồ sơ sẽ được chuyền sang bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh hoặc được chuyển về Ban quản lý rủi ro tín dụng (tại trụ sở chính) nếu khoản tín dụng vượt cấp thẩm quyền ở chi nhánh. Bước 4: Thẩm định rủi ro. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng, căn cứ hồ sơ tín dụng thu thập thêm thông tin và yêu cầu đơn vị đề xuất tín dụng bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện đánh giá, thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro. Bước 5: Phê duyệt cấp tín dụng. Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng xem xét hồ sơ, báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro, thực hiện phê duyệt trên báo cáo thẩm định rủi ro Bước 6: Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tín dụng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Bộ phận quản lý khách hàng sẽ đàm phán, thông báo cấp tín dụng với khách hàng. Sau khi đàm phán, nếu

5

khách hàng đồng ý cấp tín dụng thì bộ phận QLKH tiếp tục soạn thảo hợp đồng theo mẫu hợp đồng của BIDV Bước 7: Giải ngân. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân, lập đề xuất giải ngân và thực hiện giải ngân. Phát hành bảo lãnh (nếu có) Bước 8: Quản lý và giám sát khoản cấp tín dụng. Có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát khoản cấo tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng/tất toán khoản tín dụng theo quy định. Điều chỉnh tín dụng nếu khách hàng đề nghị. Bước 9: Thu nợ gốc, lãi và phí. Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn. Bước 10: Giải chấp tài sản đảm bảo hoặc chuyển nợ quá hạn. Bước 11: Lưu hồ sơ 1.3.3. Cách xác định hạn mức kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp Trong đó: -

Nhu cầu vốn lưu động

-

Vốn tự có của khách hàng tham gia vào vốn lưu động bao gồm: VLĐ ròng và VLĐ khác:



Vốn lưu động ròng:



Vốn lưu động khác:  Vay ngắn hạn của các ngân hàng khác.  Vay ngắn hạn của các tổ chức và cá nhân khác.

Kết luận: -

HMTD nhỏ hơn hoặc bằng không thì ngân hàng sẽ không cho vay đối với khách hàng này

-

HMTD lớn hơn không thì ngân hàng sẽ chấp nhận cho vay đối với những khách hàng này và đồng thời xem xét lại các hạn mức cho vay.

2. XÁC ĐỊNH HẠN MỨC CHO VAY ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG HẢI BẾN TRE (DOHACO) 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phẩn Đông Hải Bến Tre. Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1994 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh giấy Kraft công nghiệp, bao bì carton và các sản phẩm bao gói từ giấy. Đến năm 2003 đã chuyển đổi hình thức sang cổ phần hoá và năm 2008 chính thức trở thành công ty đại chúng theo thông báo của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Vào ngày 23/09/2009, công ty chính thức được niêm yết và chính thức được giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Với bề dày 15 năm kinh nghiệm, DOHACO đủ khả năng để đáp ứng được các nhu cầu hàng hoá và tiêu dùng ngày một khắt khe của khách hàng trong và ngoài nước.

6

Doanh thu năm 2019 đạt hơn 1,430 tỷ đồng, tăng rất nhiều so với năm 2018 (tăng 54,29%). Tuy nhiên doanh thu năm 2020 (2,887 tỷ đồng) tăng gấp đôi năm 2019 vì nhà máy giấy Giao Long 2 được đưa vào hoạt động vào quý 4 của năm 2019 khiến cho tổng công suất tăng từ 280,000 tấn/năm lên 600,000 tấn/năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2020 đạt hơn 406 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2019 (208 tỷ) và gấp gần 3 lần năm 2018 (151 tỷ). Do phục vụ ngành tiêu dùng, giấy có ít biến động giá so với các mặt hàng khác và công ty DOHACO cũng ít chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid năm 2019. Thêm vào đó là việc đẩy mạnh sản lượng sản xuất và tiêu dùng giấy làm cho doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo. Lợi nhuận sau thuế của năm 2020 tăng gấp đôi so với năm 2019 trong khi tổng tài sản chỉ tăng có 8.05% và vốn chủ sở hữu tăng 24.64%. Vì vậy, tỷ suất sinh lợi của DOHACO cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, chỉ số ROA và ROE lần lượt là 17.16% và 28.1%. 2.2. Xác định hạn mức tín dụng cho công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre năm 2021. Trích bảng cân đối kế toán của DHC năm 2020: Đơn vị: triệu đồng.

TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn

31/12/2020

31/12/2019

1,104,660

875,293

1,179,669

1,238,800

361,526

258,751

............... B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định -

Khấu hao luỹ kế

2,284,329

Tổng NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả

889,384

I. Nợ ngắn hạn

744,385

-

Phải trả người bán ngắn hạn

-

Phải trả người lao động

-

Vay ngắn hạn

-

Phải trả ngắn hạn khác

408,815 17,989 290,182 2,624

................ II. Nợ dài hạn

145,000

B. Vốn chủ sở hữu

1,394,944

I. Vốn chủ sở hữu

1,394,944

II. Nguồn kinh phí

7

C. Lợi ích của cổ đông thiểu số

2,284,329

Tổng Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020: -

Doanh thu thuần từ bán hàng: 2,887,571 triệu đồng

-

Giá vốn hàng bán: 2,339,353 triệu đồng

-

Chi phí bán hàng: 87,998 triệu đồng

-

Chi phí quản lý doanh nghiệp: 23,755 triệu đồng

Dự phóng tình hình kinh doanh năm 2021: -

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2018 – 2019:

-

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2019 – 2020:

Tốc độ tăng trưởng bình quân:  Doanh thu thuần (2021) = doanh thu thuần (2020) = triệu đồng  Giá vốn hàng bán (2021):  Chi phí bán hàng 2021:  Chi phí quản lý doanh nghiệp 2021:  Tổng chi phí sản xuất kinh doanh ước tính 2021:  Khấu hao tài sản cố định 2021:  Vòng quay vốn lưu động 2021: Nhu cầu vốn lưu động

8

-

Vốn tự có của khách hàng:  Vốn lưu động ròng:  Vốn lưu động khác:

Vốn lưu động của DHC Hạn mức tín dụng năm 2021 Đề xuất -

-

Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh ổn định, có đủ khả năng để trả nợ cho Ngân hàng, đủ điều kiện để được cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản theo quy định hiện hành của BIDV. Mức độ áp dụng các điều kiện cấp hạn mức tín dụng theo quy định của Ngân hàng TMCP ...


Similar Free PDFs