Tài chính quốc tế - Cán cân thanh toán quốc tế PDF

Title Tài chính quốc tế - Cán cân thanh toán quốc tế
Author Đây Bơ
Course Tài chính quốc tế
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 12
File Size 268.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 973
Total Views 1,041

Summary

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁNTIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. LIÊN HỆTHỰC TIỄN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUAHỌ VÀ TÊN: HỒ PHÚC CÁT TƯỜNGNGÀY SINH: 09/01/MSSV: 3118420486LỚP: DTNMÃ NHÓM THI: 2014T...


Description

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA HỌ VÀ TÊN: HỒ PHÚC CÁT TƯỜNG NGÀY SINH: 09/01/2000 MSSV: 3118420486 LỚP: DTN1183 MÃ NHÓM THI: 2014

TP.HCM, THÁNG 9 NĂM 2021

ĐI ỂM TI ỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUÔỐC TẾỐ HỌC KỲ 2 NĂM HỌ C 2020 - 2021

TT 1

Tiêu chí

Thang điểm

Điểm chấm

Ghi chú

- Nội dung - Hình thức trình bày:

2

Phát vấn Tổng điểm

Điểm chữ............................................................................... (làm tròn đếến 1 sốế thập phân)

Ngày ……….tháng..........năm 2021 Giảng viên chấm điểm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế.Việt Nam đang trong qua trình chuyển đổi sang trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặc biệt trong kinh tế đối ngoại với chủ trương mở cửa , hợp tác và hội nhập với nền kinh tế thế giới . Kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước . Vấn đề kinh tế đối ngoại trở nên vô cùng quan trọng đảm bảo cho chúng ta khai thác được các lợi thế so sánh của đất nước. Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác nhau, bản cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ chính xác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế quá rộng. Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển kinh tế của một quốc gia còng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau. Việc thành lập cán cân thanh toán quốc tế mới chỉ chính thức bắt đầu từ năm 1990. Có thể nói rằng việc thành lập, phân tích điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế đối với Việt Nam là rất mới mẻ và thiếu kinh nghiệm. Từ thực trạng trên , với đề tài “ Cán cân thanh toán quốc tế và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam trong thời gian qua ” thì bên cạnh một số cơ sở lý thuyết chung thì còn cần làm rõ đâu là nguyên nhân tác động đến trạng thái cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam từ đó đề xuất ra các vấn đề cấp thiết về sự nghiên cứu lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập , phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế và các giải pháp cải thiện để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ phân tích , quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại.

I. Cán cân thanh toán quốc tế và những vấn đề chung 1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán ( the balance of payments, kí hiệu là BOP hay BP) là một bản thống kê được thành lập một cách có hệ thống các giao dịch kinh tế của một nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định. Các giao dịch, chủ yếu là giữa người cư trú và người không cư trú, gồm các luồng trao đổi về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập; các giao dịch về tài sản và các khoản nợ tài chính của một nước với phần còn lại của thế giới. Bản thân giao dịch được nhìn nhận như một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh, sự biến đổi, sự trao đổi, sự chuyển giao hay sự thanh toán các giá trị kinh tế và dẫn đến sự thay đổi về quyền sở hữu hàng hoá hay các tài sản tài chính, cung cấp các dịch vụ, hay cung cấp lao động và vốn. Tóm lại: Cán cân thanh toán của một nước là bản ghi chép toàn bộ giao dịch kinh tế giữa người cư trú của nước lập báo cáo với người cư trú của phần còn lại của thế giới trong mét khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) bao gồm các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập, các tại sản khác và các khoản nợ tài chính, các khoản chuyển giao một chiều. Như vậy, cán cân thanh toán là tài khoản đối ngoại trong hệ thống các tài khoản quốc gia. Tình trạng của nó sẽ ảnh hưởng đến sù thay đổi của tỷ giá hối đoái, đến tình hình ngoại hối, đến toàn bộ nền kinh tế của một nước đặc biệt là lĩnh vực kinh tế đối ngoại. 2. Phân loại 2.1 Cán cân thời điểm và cán cân thời kì Cán cân thanh toán trong một thời kì là bản đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chỉ ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. 2.2 Cán cân song phương và cán cân đa phương “Cán cân song phương” được thành lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa hai quốc gia. Còn “cán cân đa phương” được thành lập cho một nước với phần còn lại của thế giới cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với một quốc gia khác từ đó hoạch định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý. 3. Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những công cụ quan trọng nhất trong hoạch định chính sách kinh tế phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ cho biết quốc gia là một con nợ hay

chủ nợ với phần còn lại của thế giớ. Ngoài ra nó còn phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giớivà địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế, nó còn phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia. Như vậy cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân có thể ảnh hưởng đến tỷ giá từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm chính phủ năng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu. Do đó chính phủ dựa vào cán cân để thiết kế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có những đổi sách thích hợp cho từng thời kỳ. 4. Đặc điểm và cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế 4.1 Đặc điểm cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế là một báo cáo chu chuyển tiền tệ, nó ghi chép các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tài sản, ghi chép các thay đổi về tài sản nợ và tài sản có giữa người cư trú và người không cư trú. Giống với báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp, cán cân thanh toán quốc tế cho biết, trong một thời kì nhất định, một quốc gia có nguồn tiền từ đâu và sử dụng các nguồn tiền đó như thế nào. 4.2 Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế gồm có năm hạng mục. Năm hạng mục này là cán cân vãng lai, cán cân vốn, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chính thức. Cán cân vãng lai là tổng hợp các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa dịch vụ thu nhập của người lao động , thu nhập từ đầu tư trực tiếp , thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi tiền gửi nước ngoài và chuyển giao vãng lai một chiều Cán cân vãng lai được chia nhỏ thành 4 cán cân tiểu bộ phận đó là “cán cân thương mại – Trade Balance”; “cán cân dịch vụ - Services”; “cán cân thu nhập – IrZones” và “cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - Current Transfers”. Cán cân vốn là được tổng hợp toàn bộ các chi tiết về giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ. Cán cân vốn được chia làm ba loại đó là cán cân vốn ngắn hạn, cán cân vốn dài hạn và cán cân di chuyển vốn một chiều.

Ở khoản mục lỗi và sai xót nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu. Nguyên nhân do những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hóa đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương thức khác nhau. Do vậy những ghi chép này là cơ sở xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó dẫn đến những sai số thống kê. Cán cân tổng thể là báo cáo quan trọng cho tình hình thanh toán đối ngoại, nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tức lỗ và sai sót bằng 0 thì các cân tổng thể bằng tổng của cán cân vãng lai và cản cần vốn. Kết quả của các khoản mục này thể hiện tình trạng kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong một thời kỳ hoặc một thời điểm. Nếu cán cân tổng thể mang dấu dương thì thu ngoại của quốc gia đó sẽ tăng thêm. Nếu cán cân tổng thể mang dấu âm thì thu ngoại tệ của quốc gia đó sẽ giảm hoặc sẽ giảm thấp. Cuối cùng là cán cân bù đắp chính thứ, nó bao gồm các hạng mục thay đổi dự trữ ngoại hối của quốc gia và tín dụng IMFvà các ngân hàng trung ương khác. 5. Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế có thể rơi vào tình trạng bội chi. Tình trạng này không cố định theo thời gian mà luôn luôn thay đổi vị trí. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân mậu dịch là yếu tố quan trọng quyết định đến vị trí của BOP mà cán cân thương mại lại phụ thuộc yếu tố tác động trực tiếp đến nó vì vậy cán cân thương mại là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên. Tiếp theo là lạm phát, với điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát của một quốc gia cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của nước này trên thị trường quốc tế do đó làm cho khối lượng sản xuất giảm. Kế tiếp là ảnh hưởng của thu nhập quốc dân, nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của một quốc gia khá, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Ngoài ảnh hưởng của thu nhập quốc dân thì ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế, nếu tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với tiền của quốc gia khá,tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm, nếu các yếu tố khác bằng nhau. Yếu tố cuối cùng là sự ổn định chính trị của đất nước và khả năng quản lý kinh tế của chính phủ. Sự ổn định chính trị của một đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế. Ngoài ra khả năng quản lý kinh tế của chính phủ cũng là yếu tố tạo sự phát triển bền vững và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Yếu tố này vừa mang tính thử nghiệm vừa mang tính đánh giá sự năng động trong điều hành nền kinh tế của chính phủ. Do đó cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện theo chiều thuận. II. Liên hệ thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua 1. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Vấn để thiết lập Nam Việt Nam mới bắt đầu thiết lập cán cân thanh toán cách đây 10 năm, trong khi các nước phát triển như Anh, Pháp và Mỹ,...đã thiết lập cán cân thanh toán tố sau chiến tranh thế giới chiến tranh lần thứ II (cách đây hơn 50 năm) . Nhìn chung, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam được thiết lập theo đúng hướng dẫn của IMF, được nêu ra trong cuốn “sổ tay cán cân thanh toán” xuất bản lần thứ 4. Nhưng do đặc điểm thực tế của nền kinh tế Việt Nam và tình hình thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn, nên việc thiết lập cán cân thanh toán của Việt Nam có mét số điểm khác với các nước. Trong giai đoạn 2008-2010, cán cân thanh toán của nước ta bị thâm hụt do nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ lan rộng toàn cầu tháng 9-2008 cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng . Tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu, nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài chi phí cao dẫn đến cán cân thương mại rơi vào tình trạng thâm hụt. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ đạt 27,6 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, cán cân thương mại năm 2010 có thể thâm hụt 10,1 tỷ USD. Giai đoạn từ 2011 đến 2015 cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2010. Tính chung cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33 % so với năm củng kỳ 2010 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7. Cụ thể là sau hai năm thâm hụt liên tục (năm 2009 thâm hụt 8465 triệu USD, năm 2010 thâm hụt 1756 triệu USD), năm 2011 cán cân tổng thể có thể thặng dư 1151 triệu USD. Về xuất khẩu hàng hóa, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD tăng 18,3 % so với năm 2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3 %, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô ) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2 %. Xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 84,82 tỷ USD, tăng trên 10,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2012. Trong 2 tháng đầu năm 2014, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 41,88 tỷ USD, tăng 14,6 % so với cùng kỳ năm 2013. Tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 20,82 tỷ USD, tăng 17 %. Tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 21,06 tỷ USD, tăng 12,3 % so với cùng kỳ 2013. Sau nhiều năm có thặng dư đáng kể, cần cân vãng lai năm 2015 đã chịu áp lực do nhập khẩu tăng mạnh. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu năm nay ước tăng đến 16,7 %, trên cơ sở cán cân thanh toán và đồng đô - la Mỹ, so với xuất khẩu hàng hóa tăng

9,3%. Thặng dư thương mại trong sáu tháng đầu năm gần làm cho thặng dư cán cân vùng bi ước tính chỉ còn khoảng 0,3 % GDP so với 6,2 % rửa đầu năm 2014. Nếu tính cả cán cân vốn thặng dư đáng kể nhờ số vốn giải ngân FDI ròng tăng 15,6 % thì thặng dư cán cân thương mại đạt ước đạt 3,9 % GDP. Đây được xem như bức tranh vĩ mô Việt Nam, góp phần bổ sung vào nguồn dự trữ ngoại hối đang ở mức khiêm tốn của VIệt Nam. Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục thặng dư với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, xuất siêu hàng hóa của nước ta đạt 1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD; năm 2018 tăng lên 6,5 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,9 tỷ USD và năm 2020 ước tính đạt 19,1 tỷ USD. Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhưng thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỷ lục mới. Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết cho sản xuất, xuất khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 93,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng tăng mạnh tới 16,3%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự phục hồi khá mạnh mẽ về sản xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể, tỷ trọng chỉ chiếm 6,4%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2019. Tuy rằng mức xuất siêu kỷ lục năm 2020 có ảnh hưởng khá lớn bởi sự suy giảm của kim ngạch nhập khẩu, nhưng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021. 2. Biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Khi cán cân thanh toán bội thu hay bội chi thì các nước thường sử dụng các biện pháp điều chỉnh cán cân. Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu do để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế - xã hội khác. Do vậy, việc áp dụng những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân khi bội chỉ là một việc làm hết sức cần thiết nhằm cải thiện cán cân . Giảm bớt chi tiêu ngân sách nhà nước. Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước sẽ tác động đến tổng cầu do đó góp phần cải thiện cán cân ngắn hạn. Giảm chi tiêu ngân sách nhà nước thường đi đôi với chính sách thắt chặt tiền tệ, thuế khóa như tăng lãi suất cho vay để giảm đầu tư, dùng công cụ thuế để hạn chế tiêu dùng nhất là hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng . Ngoài ra cần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp sau như nâng lãi suất tiền gửi nhằm

thu hút ngoại tệ từ nước ngoài vào, vay của nước ngoài và tìm kiếm nguồn viện trợ nhà nước, tạo môi trường đầu tư thuận lợi , thủ tục dễ dàng , ưu đãi về thuế , chuyền lợi nhuận ra nước ngoài . Điều chỉnh tỷ giá hối đoái cũng nhằm khuyến khích xuất khẩu tặng thu ngoại tệ đồng thời hạn chế nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ. Chính sách chiết khấu là ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Nếu lãi suất tái chiết khấu tăng trong khi lãi suất của các nước trong khu vực vẫn giữ nguyên thì sẽ thu hút được lượng ngoại tệ lớn ở trong nước và ngoài nước vào ngân hàng, như vậy cung cầu ngoại tệ sẽ được cải thiện. Khi cần thiết ngân hàng trung ương hạ lãi suất tái chiết khấu sẽ mở rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tra nước ngoài tăng thu ngoại tệ. Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm kích thích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, tăng thu ngoại tệ bù đắp sự thiếu hụt, sử dụng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu. Sử dụng quyến rút vốn đặc biệt SDR tại IMF Khi một quốc gia là thành viên chính thức tại IMF thì có thể sử dụng quyến rút vốn đặc biệt hoặc thực hiện xuất vàng để trang trải các khoản nợ nước ngoài. Ngoài các giải pháp trên ta cũng có thể áp dụng giải pháp mang tính chiến lược như tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ này thuộc vào điều kiện tài nguyên, trình phát triển khoa học công nghệ của quốc gia trong đó trình độ khoa học công nghệ giữ vị trí quyết định. Có chính sách hợp lý và năng động để thu hút khách du lịch, kiểu hối, xuất khẩu lao động, xuất khẩu công nghệ nhằm tăng thu ngoại tệ. Quản lý thu chi ngoại tệ theo nguyên tắc tăng thu giảm chi ngoại tệ. Đổi mới chính sách quản lý kinh tế đối ngoại để thu hút vốn đầu tư. Nâng cao trình độ quản lý và điều hành kinh tế của chính phủ và các cấp chính quyền.

KẾT LUẬN Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng, phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác. Chính vì vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ quan trọng để hoạch định các chính sách kinh tế trong từng thời kỳ. Việc thiết lập và điều chỉnh cán cân thanh toán ở Việt Nam là một vấn đề rất mới mẻ. Cán cân thanh toán của Việt Nam mới được thành lập từ năm 1990 theo Pháp lệnh ngân hàng. Từ đó đến nay, chất lượng của các nguồn số liệu trong bảng cán cân thanh toán ngày càng được nâng cao và trở thành công cụ hữu ích giúp chính phủ đưa ra được những chính sách hữu hiệu trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung của đất nước. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, cán ...


Similar Free PDFs