bài tập 1N-CN-ppnc PDF

Title bài tập 1N-CN-ppnc
Author Quốc Anh Tô
Course Business and TechnologY
Institution Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Pages 23
File Size 512.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 579
Total Views 915

Summary

Download bài tập 1N-CN-ppnc PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN NGHIÊN CỨU Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG CHÊM XEN TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN Người hướng dẫn: TS. Phạm Tùng Lâm Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Lớp: Tr24.30 Hong Thu Trang

1807670

Nguy$n Th% H&ng

19171418

B*i Th% Kh,nh Linh

19171930

Tr.n Th% Lan Anh

19146801

Lê Th% Diê p1

19150448

Nguy$n Th% Thu Th3o

18103786

Nguy$n Th% Ng4c Tr

19130746

Hà Nội, năm 2021

1

MỞ ĐẦU...................................................................................................................4 1.

Lí do chọn đề tài............................................................................................................................. 4

2.

Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................5

3.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................5

4.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................5

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................................5

6.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................5

7.

Bố cục khóa luận.............................................................................................................................5

NỘI DUNG...............................................................................................................6 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.........6 1.1.

Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................................6

1.1.1.

Trên thế giới..............................................................................................................6

1.1.2.

Trong nước................................................................................................................6

1.2.

Một số khái niệm..............................................................................................................7

1.2.1.

Khái niệm khảo sát...................................................................................................7

1.2.2.

Khái niệm chêm xem................................................................................................7

1.2.3.

Khái niệm trộn mã...................................................................................................8

1.2.4.

Khái niệm chuyển mã...............................................................................................8

1.2.5.

Khái niệm từ vay mượn...........................................................................................8

1.3. Hiện tượng chêm xen các từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Viêtpcqa sinh viên hiênpnay........................................................................................................................................9 1.3.1.

Khái niệm chêm xen tiếng Anh...............................................................................9

1.3.2. Hiện tượng chêm xen các từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Viêtpcqa sinh viên hiê np nay............................................................................................................................9

Tiểu kết chương 1..................................................................................................10 CHƯƠNG 2. THrC TRẠNG VIỆC CHEM XEN CÁC TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.......10 2.1.

Mục đích và nội dung khảo sát.....................................................................................10

2.1.1.

Mục đích khảo sát...................................................................................................10

2.1.2.

Nội dung khảo sát...................................................................................................10

2.2.

Kết quả khảo sát............................................................................................................10

Bảng 1. Hình thức từ ngữ tiếng Anh thường sử dụng chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt..........................................................................................................................................11 2

Bảng 2. Mục đích chêm xen các từ ngữ tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt cqa sinh viên.................................................................................................................................11 Bảng 3.Tần suất sinh viên sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt.............12 Bảng 4. Đối tượng giao tiếp..................................................................................................13 Bảng 5. Hoàn cảnh giao tiếp.................................................................................................13 2.3.

Ảnh hưởng cqa việc chêm xen tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt cqa sinh viên.. 15

2.3.1.

Ảnh hưởng tích cực................................................................................................15

2.3.2.

Ảnh hưởng tiêu cực................................................................................................16

2.4. 2.5.

Nguyên nhân...............................................................................................................16 Các biện pháp đề xuất...................................................................................................17

Tiểu kết chương 2..................................................................................................17 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................18 1.

KẾT LUẬN...................................................................................................................................18

2.

KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................20

3

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau giữa người với người. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Ngoài ra, ngôn ngữ còn là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc, thông qua ngôn ngữ mà văn hóa được lưu giữ và truyền lại. Sự biến đổi của ngôn ngữ luôn đi đôi với sự biến đổi và phát triển của văn hóa. Hiện nay, trong quá trình hội nhập thế giới, quá trình đổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường đã tạo những tiền đề, điều kiện, môi trường,...tác động vào nền văn hóa, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với văn hóa. Tiếp biến văn hóa đã làm cho đời sống của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Văn hóa đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, nâng cao tính năng động sáng tạo, tự chủ và tính tích cực xã hội của con người, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam. Thế nhưng, ngoài những mặt tích cực thì môi trường văn hóa còn tồn tại một số tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục. Sự giao thoa văn hóa xã hội ít nhiều đã làm biến đổi về văn hóa ngôn ngữ của nước ta, đặc biệt là ở giới trẻ. Ngôn ngữ đã có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới, dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Không khó để bắt gặp trên các kênh truyền hình, phương tiện truyền thông, ngay cả trong cuộc sống thường ngày thường hay xuất hiện “mốt” nói chuyện “ nửa Việt, nửa Anh”, ví dụ: “gần đây tôi stress quá!”, “anh ta không care tôi”,... cách nói này hiện nay đã trở thành hiện tượng khá phổ biến ở giới trẻ. Ngoài những mặt tích cực, thì cách nói này cũng mang lại không ít vấn đề tiêu cực. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi lựa 4

chọn đề tài: “Khảo sát hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên”. 2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt hiện nay của sinh viên. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp của sinh Viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. - Phạm vi khảo sát: 100 sinh viên. 4. Mục tiêu nghiên cứu - Về mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực trong hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế đó. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng khung lí thuyết và các khái niệm, yêu cầu để khảo sát. - Chỉ ra mặt tích cực và hạn chế của vấn đề. - Đề xuất biện pháp khắc phục những hạn chế . 6. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: -

Phân tích tài liệu thứ cấp.

-

Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu ngôn ngữ học. 7. Bố cục khóa luận Bố cục khóa luận sẽ gồm 5 phần. 5

- Phần một: Mở đầu - Phần 2: Nội dung nghiên cứu - Phần 3: Kết luận/kiến nghị/khuyến nghị - Phần 4: Tài liệu tham khảo - Phần 5: Phụ lục

NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.

Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực tiếp xúc ngôn ngữ. Người có công lớn và được nhắc đến như là người đầu tiên nghiên cứu sâu về tiếp xúc ngôn ngữ là Andre Martinet và người được coi là có công truyền bá rộng rãi thuật ngữ “Tiếp xúc ngôn ngữ” là U.Weinrich nhờ sự ra đời của tác phẩm “Languages in contact – Findings and Problem”. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu ngôn ngữ giới trẻ trên thế giới tập trung ở vấn đề chêm xen tiếng Anh vào một ngôn ngữ bản địa như: tiếng Anh và tiếng Nga trong “The influence of the English language on the Russian youth slang” của Derkach. Những công trình này khẳng định sự ảnh hưởng của tiếng Anh đến ngôn ngữ bản địa, đặc biệt diễn ra mạnh mẽ ở ngôn ngữ giới trẻ. 1.1.2. Trong nước Ở Việt Nam, với công trình “Ngôn ngữ học xã hội”của Nguyễn Văn Khang (1999) gồm 5 phần và 20 chương. Phần thứ nhất là Những vấn đề chung về ngôn học xã hội; Phần thứ hai là Đa ngữ xã hội; Phần thứ ba là Phương ngữ xã hội;

6

Phần thứ tư là Giao tiếp tương tác ngôn ngữ học xã hội ; Phần thứ năm là Chính sách ngôn ngữ Không dừng lại ở các nội dung lí thuyết, mỗi nội dung khoa học đều được tác giả nhìn nhận, gắn với đời sống thực tế của các ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Việt Nam như tiếng Việt - chữ Việt, tiếng nói - chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Chú trọng tới sự tương tác giữa xã hội với ngôn ngữ, vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội, cuốn sách muốn hướng đến một bức tranh toàn cảnh về tình hình ngôn ngữ ở Việt Nam gắn với thực tiễn của xã hội Việt Nam cũng như với tập tục, thói quen văn hóa ứng xử của người Việt. Nói đến ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam không thể không nhắc đến bình diện ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, đó là chính sách của Đảng và nước Việt Nam về ngôn ngữ bao gồm chủ trương, đường lối và các biện pháp thực thi để bảo vệ, phát triển, hiện đại hóa tiếng Việt và bảo tồn, phát huy các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ngoài công trình nghiên cứu ngôn ngữ “Ngôn ngữ học xã hội”của Nguyễn Văn Khang, còn có các công trình nghiên cứu biến thể ngôn ngữ dưới tác động của nhân tố xã hội như “ Ngôn từ, giới, nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng việt” của Lương Văn Hy (2000), “Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay” của Trịnh Cẩm Lan (2014). Những công trình nghiên cứu trên đi đến khẳng định có xuất hiện những hình thức ngôn ngữ phi chuẩn của giới trẻ trong tiếng Việt hiện nay cần được nghiên cứu và đã hệ thống hoá các tri thức lý thuyết ngôn ngữ học xã hội về tiếp xúc ngôn ngữ, chuyển mã, trộn mã và thái độ ngôn ngữ. Việc hình thành thái độ ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố xã hội như tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục, nghề nghiệp... Ngược lại, rất nhiều những hành vi sử dụng ngôn từ lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của thái độ ngôn ngữ. 1.2.

Một số khái niệm

1.2.1. Khái niệm khảo sát Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Khảo sát là một danh sách các câu hỏi nhằm mục đích trích xuất dữ liệu cụ thể từ một nhóm người cụ thể. Các 7

cuộc điều tra có thể được thực hiện qua điện thoại, thư tín, qua internet, và cũng có thể ở các góc phố hoặc trong các trung tâm thương mại.” 1.2.2. Khái niệm chêm xem Theo sách Ngữ Văn 11: “Phép chêm xen là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn…”  Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo. Theo trang VUSTA thì cho rằng: “Chêm xen là dùng các từ, ngữ riêng lẻ nguyên dạng gốc tiếng nước ngoài trong lời ăn tiếng nói, trong văn bản tiếng mẹ đẻ tiếng Việt.” Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn quan điểm xem là dùng các từ, ngữ riêng lẻ nguyên dạng gốc tiếng nước ngoài trong lời ăn tiếng nói, trong văn bản tiếng mẹ đẻ tiếng Việt của trang VUSTA làm cơ sở lí luận triển khai vấn đề nghiên cứu. 1.2.3. Khái niệm trộn mã Theo Đỗ Thùy Trang (2018), trong Luận án “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông” cho rằng: “Trộn mã là đặc trưng của hiện tượng chêm xen từ ngữ tiêng Anh vào trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên trong ngữ liệu đề tài. Nếu chuyển mã là hiện tượng một người nói nhiều ngôn ngữ, mỗi mã là một “ngôn ngữ nguyên vẹn” thì trộn mã là sử dụng những “mảnh nhỏ” mã trộn vào trong ngôn ngữ khác”. Ví dụ: “Mua đồ trên mạng có ok không?”… 1.2.4. Khái niệm chuyển mã Theo Đỗ Thùy Trang (2018), trong Luận án “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông” cho rằng: “Chuyển mã là vận dụng lý thuyết “Khung ngôn ngữ ma trận” của Myers-Scotton, trong ngôn ngữ giới trẻ, tiếng Việt được xem là ngôn 8

ngữ ma trận, còn các đơn vị tiếng Anh được chêm xen có tư cách là ngôn ngữ nhúng. Hiện tượng chuyển mã xảy ra đối với giới trẻ là những người đa ngữ, có khả năng chuyển từ mã tiếng Việt sang mã tiếng Anh mà vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, chuẩn mực của cả hai ngôn ngữ”. Ví dụ : “Những năm đầu tiên đi làm, bạn hãy luôn nghĩ “Work to learn not work to earn”, thầy giáo nói: “các bạn download bài về cho tôi” 1.2.5. Khái niệm từ vay mượn Theo Dương Quốc Cường, Hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên Đại học Đà Nẵng: “Nếu hình dung chuyển mã, trộn mã và vay mượn từ vựng như là một đường liên tục theo quan điểm của Fasol thì vay mượn chính là đoạn cuối của quá trình này. Một mã trộn tiếng Anh được sử dụng lặp đi lặp lại trong mã chính, làm cho người ta cảm thấy quen thuộc, quên mất nguồn gốc của mã trộn thì nó được xem là từ vay mượn. Qua khảo sát và phân tích cho kết quả 15% số từ ngữ tiếng Anh có tư cách vay mượn (Việt hoá): web, Internet, link, virus…” Ví dụ: “Cái file này không download được”. 1.3.

Hiện tượng chêm xen các từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Viêtpcqa sinh viên hiênp nay

1.3.1. Khái niệm chêm xen tiếng Anh Theo Đỗ Thùy Trang (2018), trong Luận án “Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông” cho rằng: “Chêm xen tiếng Anh là việc giới trẻ sử dụng những đơn vị ngoại lai có gốc tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt”.s Trong lời ăn tiếng nói, trong văn bản tiếng Việt hiện nay rất phổ biến hiện tượng chêm xen từ ngữ ngoại (chủ yếu là tiếng Anh), như: “Anh oder món gì ạ? ”, “Download xong chưa?”, “Nhiều fan hâm mộ ghê”, “Book vé máy về Hà Nội”, “Lập trình viên là một hot-job nhất bây giờ”,..

9

Thậm chí có thể gồm cả cách nói có từ viết tắt như: “Khu công nghiệp này xây bằng vốn ODA”, “Mức độ tăng trưởng GDP là 8,5%”… 1.3.2. Hiện tượng chêm xen các từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Viêtpcqa sinh viên hiênp nay Hiện nay sinh viên trong giao tiếp tiếng Việt thường dùng các loại hình sau: trộn mã, chuyển mã, vay mượn. Ví dụ: Trộn mã: “Mua đồ trên mạng có ok không?”; “Khi nào đi nhớ call tao nha!”,.. Chuyển mã: “Những năm đầu tiên đi làm, bạn hãy luôn nghĩ “Work to learn not work to earn”; “Keep calm and fly high bạn tôi ơi!”… Vay mượn: “Cái file này không download được”; “Bye bạn hiền nha!” ,... Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên ngày càng trở nên phổ biến, nó là kết quả sự giao lưu, tiếp biến văn hóa – ngôn ngữ trong thời đại toàn cầu hoá. Hiện tượng này có thể được hình dung như một quá trình liên tục, từ chuyển mã, trộn mã đến vay mượn. Nhưng đặc trưng nổi bật nhất trong sự lựa chọn ngôn ngữ sinh viên vẫn là hiện tượng trộn mã. Tiểu kết chương 1 Với chương 1, ở phần mở đầu chúng tôi đã nêu ra được lí do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. Tiếp đó là làm rõ những vấn đề liến quan đến đề tài nghiên cứu như nêu ra tổng quan các công trình nghiên cứu nổi bật về ngôn ngữ ở trên thế giới, ở trong nước và một số khái niệm có liên quan đến hiện tượng chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt. Như vậy, nội dung của chương 1 sẽ là cơ sở cho chúng tôi khảo sát trong chương 2.

10

CHƯƠNG 2. THrC TRẠNG VIỆC CHÊM XEN CÁC TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1. Mục đích và nội dung khảo sát 2.1.1. Mục đích khảo sát - Mục đích: Để tìm hiểu việc sử dụng, chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt của sinh viên hiện nay. 2.1.2. Nội dung khảo sát Những việc cần làm khi khảo sát: - Xác định đối tượng và phạm vi khảo sát: đối tượng sẽ là các bạn sinh viên trường đại học kinh doanh và công nghệ hà nội, khảo sát điều tra với khoảng 100 bạn. - Hình thức khảo sát: trực tiếp, bỏ phiếu hoặc qua internet,.. 2.2.

Kết quả khảo sát

Bảng 1. Hình thức từ ngữ tiếng Anh thường sử dụng chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt Chúng tôi đề ra câu hỏi “Các nhóm từ ngữ tiếng Anh nào mà anh/chị thường sử dụng chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt?” với 100 bạn sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để tìm hiểu đặc điểm từ ngữ mà sinh viên sử dụng tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt. Kết quả ở bảng sau: STT 1 2 3

Loại từ Danh từ Tính từ Động từ

(%) 67% 20% 13%

Kết quả cho thấy từ ngữ tiếng Anh chêm xen trong giao tiếp tiếng Việt là danh từ/cụm danh từ chiếm 67%, tính từ chiếm 20%, động từ chiếm 13%. Ví dụ: 11

Danh từ: “Coi mail chưa mày ?”, “Tao bị deadline dí đầu !”, “Chào bro!”,… Tính từ: “Mối quan hệ này thật toxic.”, “Bạn thật cute !”, “Chủ đề này thật funny !”,.. Động từ: “Mày đi cut tóc đi”, “Mày clear cái phòng cho kĩ”,… Bảng 2. Mục đích chêm xen các từ ngữ tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt cqa sinh viên. Chúng tôi đề ra câu hỏi “Mục đích mà anh/chị chêm xem từ ngữ tiếng Anh vào giao tiếp tiếng Việt là gì?” đới với 100 bạn sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Kết quả...


Similar Free PDFs