Thảo luận dân sự học kỳ - Thảo luận dân sự PDF

Title Thảo luận dân sự học kỳ - Thảo luận dân sự
Author Trâm Nguyễn
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 49
File Size 850.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 58
Total Views 163

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÌNH SỰMÔN HỌC LUẬT DÂN SỰBÀI TẬP LỚN HỌC KỲGIẢNG VIÊN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊNDANH SÁCH NHÓMSTT Thành viên MSSV1 Nguyễn Thị Mai Trâm 2053801013167 2 Phạm Đức Trí 2053801013180 3 Nguyễn Thế Trụ 2053801013182 4 Đàng Ngọc Xuân 2053801013208 5 Rơ Ô Nam 205380101...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ GIẢNG VIÊN: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊN

DANH SÁCH NHÓM STT

Thành viên

MSSV

1

Nguyễn Thị Mai Trâm

2053801013167

2

Phạm Đức Trí

2053801013180

3

Nguyễn Thế Trụ

2053801013182

4

Đàng Ngọc Xuân

2053801013208

5

Rơ Ô Nam

2053801013209

6

H’Duyên

2053801013213

7

Tăng Hoà Thông

2053801013224

Bài 1: *Trường hợp đại diện hợp lệ 1.1. Điểm mới bộ luật dân sự 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện? 1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel? 1.3. Theo Hội đồng thẩm phán ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel không? 1.4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của tòa giám đốc thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục không?) 1.5. Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có phải chịu trách nhiệm gì với công ty Vinausteel không? 1.6. Cho biết suy nghĩ anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến công ty Hưng Yên nêu trên? 1.7. Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của công ty Hưng Yên và trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết ở tòa án. *Trường hợp đại diện không hợp lệ 1.8. Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập)? 1.9. Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinacoex có phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không? 1.10. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm. 1.11. Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS 2015? Vì sao?

Bài 2: *Hình thức sở hữu tài sản 2.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sở hữu tài sản? 2.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời? 2.3. Theo bà Thẩm căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời? 2.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời? 2.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao? 2.6. Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời. *Diện thừa kế 2.7. Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu không? Vì sao? 2.8. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao? 2.9. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì sao? 2.10. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời. 2.11. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?

*Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 2.12. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê? 2.13. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao? 2.14. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 2.15.Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao? 2.16. Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao? 2.17. Nếu bà Thẩm yêu cầu chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao? 2.18. Trong bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh? 2.19. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp? 2.20. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 2.21. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 2.22. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án. 2.23. Hướng giải quyết trên có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động? Vì sao? 2.24. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản

2.25. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không? 2.26. Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế nào? 2.27. Suy nghĩ của anh/chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho cả hợp đồng tặng cho. *Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản 2.28. Theo BLDS, những nghĩa vụ nào của người để lại di sản được ưu tiên thanh toán? 2.29. Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành không? 2.30. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành? 2.31. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung không? 2.32.Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Toà án. Bài 3: 3.1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ). 3.2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao? 3.3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?

3.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án trong 3 quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi hủy bỏ di chúc. 3.5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Toà án đã xác định di chúc là có điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì? 3.6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt Nam? 3.7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng. 3.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật hóa trong BLDS không? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung nào?) Bài 4: 4.1. Trong un lê vsố 24/2018/AL, nôivdung nào cho thấy đã có thỏa thuâ nv phân chia di sản? 4.2. Trong un lê vsố 24/2018/AL, nô ivdung nào cho thấy thỏa thuânv phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhân? v 4.3. Suy nghĩ của anh/chị về viêcv Tòa án chấp nhânv thỏa thuâ nv phân chia di sản trên ? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hê vtrên với yêu cầu về hình thức và nôivdung đối với thỏa thuânv phân chia di sản. 4.4. Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản? 4.5. Trong un lê v số 24/2018/AL, Tranh chấp tài sản đã được phân chia theo thỏa thuânv trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản ? 4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong un lê vsố 24/2018/AL. Bài 5: 5.1. Trong un lê vsố 05/2016/AL,Tòa án xác định ông Trài được hưởng 1/7 kw phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không vì sao?

5.2. Trong un lê vsố 05/2016/AL,Tòa án xác định phần tài sản ông Trài được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung vợ chồng ông Trài, bà Tư có thuyết phục không vì sao? 5.3. Trong un lê vsố 05/2016/AL,Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lí di sản có thuyết phục không? Vì sao?

BÀI LÀM Bài 1: *Tóm tắt Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT Xét xử vụ việc kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, giữa các đương sự : Nguyên đơn là công ty liên doanh sản xuất thép vinausteel (gọi tắt là bên B) bị đơn là công ty cổ phần kim khí Hưng Yên (gọi tắt là A) do ông Lê Văn Mạnh là giám đốc đại diện. Hai bên kí hợp đồng mua bán phôi thép. Ngay sau khi hợp đồng được kí kết, bên B đã chuyển khoản toàn bộ số tiền cho bên A, nhưng bên A đã thường xuyên không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nay bên B yêu cầu bên A phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Sau bao phiên tòa, Toà án hủy quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và đình chỉ giải quyết kinh doanh thương mại. Giao hồ sơ cho tòa án nhân dân Bắc Ninh xét xử sơ thẩm theo đúng quy định pháp luật. * Tóm tắt bản án số 10/2013/KDTM-GDT ngày 25/4/2013 Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam kiện bị đơn là Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex. Ngày 14/5/2001 Ngân hàng TMCP Công thương đã choói nghiệp xây dựng 4-Công ty Xây dựng số II nay là Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex vay 2 tw đồng. Nay Xí nghiệp 4 không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng đã xử lý phát mại một phần tài sản thế chấp. Do Xí nghiệp xây dựng 4 thuộc Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex nên Ngân hàng yêu cầu Công ty này phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ nêu trên và xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ. Quyết định của các cấp xét xử: Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 1/2008/KDTM-ST ngày 27/10/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An ra quyết định Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex phải thành toán cho ông Trần Quốc Toản số tienf là 75.000.000 đồng, hợp đồng bảo lãnh số 2/HĐCT ngày 10/5/2001 giữa Ngân hàng và ông Trần Quốc Toản vô hiệu.

1

Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009/KDTM-PT ngày 07/7/2009 quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tại bản Quyết định giám đốc thẩm số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 quyết định hủy bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009/KDTMPT ngày 07/7/2009 và bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2008/KDTM-ST ngày 27/10/2008. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật. *Trường hợp đại diện hợp lệ 1.1. Điểm mới bộ luật dân sự 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện? BLDS 2015 Pháp nhân đại diên

BLDS 2005

Đại diện là việc cá nhân, Đại diện là việc một người (sau đây pháp nhân (sau đây gọi gọi là người đại diện) nhân danh và vì chung là người đại diện) lợi ích của người khác (sau đây gọi là nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện) xác lập, thực cá nhân hoặc pháp nhân khác hiện giao dịch dân sự trong phạm vi (sau đây gọi chung là người đại diện được đại diện) xác lập, thực Người đại diện phải có năng lực hành hiện giao dịch dân sự (Điều vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy 134). định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật + Pháp nhân có thể đại diện này. cho cá nhân và pháp nhân + Không thừa nhận khả năng đại diện khác của pháp nhân (Điều 139).

Số người đại

Một người hay nhiều người cùng đại diện.

Một người (Điều 139, BLDS 2005)

diện Năng lực của người

Trường hợp pháp luật quy Người đại diện phải có năng lực hành định thì người đại diện phải vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy có năng lực pháp luật dân sự, định tại khoản 2 Điều 143 (khoản 5 năng lực hành vi dân sự phù Điều 139) 2

đại diên

Phân loại đại diện

hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện (Khoản 3 Điều 134). Phân loại dựa vào cả căn cứ Phân loại dựa vào tiêu chí căn cứ xác xác lập quyền và chủ thể đại lập quyền (Theo pháp luật hay theo diện: ủy quyền): + Đại diện theo pháp luật của + Đại diện theo pháp luật cá nhân + Đại diện theo ủy quyền + Đại diện theo pháp luật của pháp nhân + Đại diện theo ủy quyền

Hình thức ủy quyền

Bỏ qua quy định về hình thức (vì nếu có quy định buộc ủy quyền theo một hình thức nhất định thì các quy định

Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (khoản 2 Điều 142).

chung về giao dịch dân sự đã buộc phải tuân thủ). Hậu quả pháp

Người được đại diện có quyền, nghĩa Điều 139 Bộ luật dân sự vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do 2015 (mới ở khoản 2). người đại diện xác lập(khoản 4 điều 139).

lý của hành vi đại diện Thời hạn đại diện và phạm vi đại

Điều 140 BLDS 2015 Thời Quy định thời hạn 1 năm chỉ đối với hạn đại diện được xác định đại diện theo ủy quyền. theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

3

diện

Đại diện theo ủy quyền cũng như đại diện theo pháp luật.

Không nhập hai trường hợp + Không có quyền đại diện Điều 142 Không BLDS 2005 trong cùng một điều luật có quyền + Không có quyền đại diện: Điều 142 BLDS 2015 đã sửa đại diện

từ “đồng ý” thành cụm từ “công nhận giao dịch” và bổ sung thêm hai trường hợp Không nhập hai trường hợp trong cùng một điều luật + Không có quyền đại diện: Điều 142 BLDS 2015 đã sửa từ “đồng ý” thành cụm từ “công nhận giao dịch” và bổ sung thêm hai trường hợp

Vượt quá phạm vi đại diện

+ Vượt quá phạm vi đại diện: + Vượt quá phạm vi đại diện: Chỉ quy Điều 143 quy định thêm định hai trường hợp ngoại lệ để công trường hợp: Người được đại nhận phần vượt quá phạm vi đại diện diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

4

1.2. Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel? - Ở đoạn “ngày 16/01/2007 công ty cổ phần kim khí Hưng Yên (gọi tắt là công ty kim khí Hưng Yên, bên A)-do ông Lê Văn Mạnh-phó tổng giám đốc làm đại diện ký hợp đồng mua bán phôi thép với công ty sản suất thép Vinausteel, bên B” 1.3. Theo Hội đồng thẩm phán ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel không? - Theo hội đồng thẩm phán công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Mạnh, ông Dũng. 1.4. Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của tòa giám đốc thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục không?) - Hướng giải quyết trên của tòa là thuyết phục, mặc dù là ông Mạnh là người trực tiếp kí kết hợp đồng với công ty Vinausteel, nhưng ông chỉ là dưới danh nghĩa công ty chứ không phải của riêng ông Mạnh, nghĩa là hợp đồng này là giữa 2 pháp nhân với nhau. Hơn nữa ông Mạnh được bà Lan ủy quyền cho thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi kinh doanh của công ty, nên việc bồi thường phải do công ty Hưng Yên giải quyết, ông Mạnh không phải chịu trách nhiệm bồi thường với công ty Vinausteel, tuy nhiên ông Mạnh phải chịu trách nhiệm với công ty của mình. - Việc ông Mạnh kí kết hợp đồng là không vượt quá thẩm quyền của ông căn cứ theo khoản 1 Điều 141 BLDS 2015: “Điều 141. Phạm vi đại diện 1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân;

5

c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật”. 1.5. Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có phải chịu trách nhiệm gì với công ty Vinausteel không? - Theo hội đồng thẩm phán, công ty Hưng Yên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty Vinausteel. - Trích trong phần xét thấy “công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Mạnh ông Hùng”. 1.6. Cho biết suy nghĩ anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến công ty Hưng Yên nêu trên? - Hướng giải quyết trên của tòa là hợp lí vì việc công ty Hưng Yên cho rằng ông Mạnh và ông Dũng kí kết thực hiện hợp đồng thế nào công ty không nắm được là vô lí. Vì trong quyết định có nhắc đến công ty Hưng Yên thừa nhận sau khi kí hợp đồng, công ty Vinausteel đã thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền và công ty Hưng Yên đã nhận đủ tiền. Cho nên việc công ty phủ nhận trách nhiệm vì không nắm được hợp đồng là không có căn cứ. - Căn cứ theo điều 1 khoản 141 BLDS 2015: “Điều 141. Phạm vi đại diện 1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật”. 1.7. Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của công ty Hưng Yên và trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết ở tòa án.

6

- Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận này vẫn có ràng buộc với công ty Hưng Yên - Thứ nhất, vì có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng nên mọi tranh chấp có liên quan đến Hưng Yên phải được giải quết tòa án là không được áp dụng, vì theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 : “Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.” - Thứ hai, căn cứ theo Điều 19 “Điều 19. Tính độc lập của thoả thuận trọng tài Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài”. Do vậy thỏa thuận trọng tài chỉ là 1 điều khoản nhỏ hoặc văn bản đi kèm thì đều tách biệt với hợp đồng đã thỏa thuận. Do đó công ty Hưng Yên vẫn phải bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chính, không vì thỏa thuận trọng tài mà mất đi nghĩa vụ của mình. *Trường hợp đại diện không hợp lệ

1.8. Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập)? - Trong Quyết định số 10, đoạn cho thấy người xác lập hợp đồng với Ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập): “Theo tài liệu do Công ty xây dựng số II Nghệ An xuất trình thì ngày 26/3/2001, Công ty xây dựng số II có Công văn số 263 CV/XD2.TCKT quy định về việc vay vốn tín dụng của các đơn vị trực thuộc và ngày 06/4/2001,

7

Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công văn số 064CV/XDII.TCKT gửi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó có nội dung “đề nghị Ngân hàng Công thương Nghệ An không cho các Xí nghiệp thuộc Công ty xây dựng số II Nghệ An vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty kể từ ngày 06/4/2001…” và “Các văn bản của Công ty liên quan tới vay vốn tại Ngân hàng Công thương Nghệ An ban hành trước ngày 06/4/2001 đều bãi bỏ”, nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn ký Hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD của Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền.” 1.9. Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinacoex có phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không? - Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách nhiệm với ngân hàng hợp đồng trên . - Trích từ Quyết định của Tòa: “ Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm ...


Similar Free PDFs