Thảo-luận dân sự lần 5 PDF

Title Thảo-luận dân sự lần 5
Author Dung Nguyễn
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 24
File Size 764.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 82
Total Views 427

Summary

Download Thảo-luận dân sự lần 5 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ

Môn học: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ BUỔI THẢO LUẬN THỨ NAM (QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ) GIẢNG VIÊN: LÊ THANH HÀ Lớp QTL46A1_Nhóm 1 STT

Họ và tên

MSSV

1 2

NGUYỄN NGỌC ANH HUỲNH PHẠM MINH CHÂU

2153401020013 2153401020035

3 4

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG HỒ HUỲNH HẠ DƯƠNG

2153401020055 2153401020060

5 6

LÊ CAO KỲ DUYÊN BÙI THỊ TRÀ GIANG

2153401020063 2153401020068

7 8

HOÀNG NGÂN GIANG VÕ PHƯƠNG HIỀN

2153401020069 2153401020089

MỤC LỤC

Bài tập 1: Di sản thừa kế .........................................................................................................................4 Tóm tắt ..................................................................................................................................................4 1. Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................................................................................................................4 2.

Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. ....................................5

1.1) Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..6 1.2) Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? ...........................................................................................7 1.3) Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. .....................8 1.4) Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời? ............................................8 1.5) Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..............................................................................9 1.6) Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?...................................................................................................................................................9 1.7) Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? .................................................................................................................10 1.8) Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. ..............................................................................................10 1.9) Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao? ........................11 1.10) Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? .....................................................................................................................................11 1.11) Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? .................................................11 1.12) Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao? .................................................12 Bài tập 2: Quản lý di sản .......................................................................................................................13 Tóm tắt ................................................................................................................................................13 1.

Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La ..........................13

2. Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh ....................................................................................................................................................13 2.1) Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao? .........................................................................14 2.2) Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ..............................................................................................................14

2.3) Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ........................................................................................15 2.4) Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................................15 2.5) Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. .............................................................................................................................................................17 2.6) Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ..........................17 Bài tập 3: Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế .........................................................................................18 Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản ............................................................................................................18 3.1) Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam. - Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không? ......................................................................................18 3.2) Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?.............................19 3.3) Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? .......................................................................................19 3.4) Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? .....................................................................19 3.5) Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao? ..............................................................................................20 3.6) Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên. .............................................................20 Bài tập 4: Tìm kiếm tài liệu ...................................................................................................................21 Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018 đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết để trong dấu ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51). Các bài viết được liệt kê theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh). .......................................................................................................................21 Yêu cầu 2 : Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên. ....................................................23



Bài tập 1: Di sản thừa kế

Tóm tắt 1. Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc Nguyên đơn: Ông Trần Văn Hòa sinh năm 1949 Bị đơn: Anh Trần Hoài Nam sinh năm 1981 Chị Trần Thanh Hương sinh năm 1983 Nội dung: Bà Cao Thị Mai và ông Trần Văn Hòa kết hôn với nhau năm 1980 và có hai con chung là anh Trần Hoài Nam và chị Trần Thanh Hương. Ngoài ra, không có con đẻ con nuôi nào khác. Tài sản của ông Hòa, bà Mai gồm: 01 ngôi nhà 3 tầng, sân tường bao quanh và một lán bán hàng xây dựng năm 2006, trên diện tích đất 169,5𝑚 2 (trong đó, diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Hòa là 84𝑚 2 , còn lại 85,5𝑚 2 còn lại ông Hòa sử dụng ổn định và không có tranh chấp), địa chỉ thửa đất tại số nhà 257 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo biên bản thẩm định tài sản và định giá tài sản ngày 21/02/2020, tổng tài sản có trị giá là 6.127.665.000đ. Tài sản các đương sự có tranh chấp: tiền cho thuê nhà và lán bán hàng từ tháng 3/2018 đến thời điểm xét xử do ông Hòa đang quản lý; tiền cho thuê lán bán hàng của năm 2017, 2018 do chị Hương quản lý. Đối với đề nghị của anh Nam và chị Hương, yêu cầu xác định diện tích đất 85,5𝑚 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của gia đình, đề nghị này không được H ội đồng xét xử chấp nhận. Đối với diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Hội đồng xét xử xem xét các vấn đề để quyết định. Từ các lập luận trên, tổng giá trị tài sản chung của ông Hòa và bà Mai là 6.151.614.500đ. Tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và được hình thành từ tài sản của hôn nhân nên được chia đôi cho ông Hòa và bà Mai mỗi người ½ giá trị, tương đương với số tiền là 3.075.807.250đ. Ngày 31/07/2017, bà Mai chết và không để lại di chúc nên di sản của bà Mai được phân chia theo pháp luật. Hiện ông Hòa đã lấy vợ mới, và đăng ký hộ khẩu tạm trú tại huyện Phú Ninh, tỉnh Phú Thọ, nhà đất tranh chấp chủ yếu là cho thuê. Còn anh Nam đã đóng góp ½ giá trị để xây dựng nhà. Quyết định: Vì các lẽ trên, Tòa án quyết định chia cho ông Hòa số tài sản tổng trị giá 2.220.664.000đ; diện tích đất 38,4𝑚 2 ông Hòa có nghĩa vụ liên hệ cơ quan Nhà nước 4

có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế; cho anh Nam ngôi nhà, sân tường bao loan và quyền sử dụng diện tích đất có liên quan đến ngôi nhà (đã được cấp giấy chứng nhận) cho anh Nam sử dụng và sở hữu, số tài sản tổng trị giá 4.207.001.000đ; diện tích đất 47,1𝑚 2 anh Nam có nghĩa vụ liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế; chia cho chị Hương quyền sở hữu số tiền thuê 30.000.000đ; buộc anh Nam thanh toán chênh lệch về tài sản cho ông Hòa số tiền 1.880.412.000đ.

2. Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khái quát nội dung: Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất. Trường hợp này, tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất được chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng. Nội dung: Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2(bao gồm cả phần đất đã báncho ông Phùng Văn K) để chia là không đúng.

5

1.1) Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ❖ Theo Điều 612 BLDS 2015, di sản được định nghĩa như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. ❖ Ta thấy được tính chất của di sản là tài sản căn cứ theo Điều 612 BLDS 2015 đã nêu trên. Cũng tại Điều 105 của Bộ luật này cho ta khái niệm về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”. Từ hai Điều trên của BLDS 2015, ta có thể khẳng định di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố. ❖ TS. Nguyễn Xuân Quang đã nêu quan điểm như sau: “…việc xác định di sản thừa kế hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý kiến cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, ý kiến thứ hai cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết trong phạm vi di sản để lại, Ý kiến thứ ba cho rằng di sản thừa kế chỉ là các tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết … Quan điểm thứ ba cho rằng di sản bao gồm tài sản của người chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ của tài sản. Quan điểm này được nhiều nhà khoa học đồng ý và được thể hiện trong BLDS năm 2015 tại Điều 612: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” và các Điều từ 659 đến 662 BLDS năm 2015 thì hiểu rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại mới phân chia. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của người chết để lại bằng chính tài sản của người chết.”1



Căn cứ vào các lẽ trên, di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố.

1

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 413-415.

6

1.2) Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao? Trong thực tế có hai trường hợp di sản bị thay thế bởi một tài sản mới: ❖ Trường hợp đầu tiên là việc di sản bị thay thế diễn ra do một nguyên nhân khách quan (nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của con người; VD: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất …). “Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vào đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực … Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản mới thay thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ được chia theo pháp luật, đồng thời tài sản là ngôi nhà đó cũng sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”2. ❖ Trường hợp thứ hai là việc di sản bị thay thế diễn ra do một nguyên nhân chủ quan (tác động bởi con người). “Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận. Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế … Tuy nhiên, nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế”3.



Vậy khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì việc tài sản mới có là di sản không còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến di sản bị thay thế.

2

“Tài sản được thay thế mới có được coi là di s ản hay không”, https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dan-su/taisan-duoc-thay-the-moi-co-duoc-coi-la-di-san-khong-.aspx, truy cập ngày 26/4/2022. 3 “Tài sản được thay thế mới có được coi là di s ản hay không”, tlđd (2).

7

1.3) Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ❖ Theo Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Như vậy, để được xem là di sản thì trước hết đó phải là tài sản của người chết lúc họ còn sống. ❖ Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Như vậy, người sử dụng đất đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất về mặt pháp lý. ❖ Theo Điều 168 Luật Đất đai 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận.” Như vậy, về nguyên tắc chỉ khi có Giấy chứng nhận người sử dụng đất mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền để lại di sản thừa kế.



Thế nên, để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1.4) Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời? ❖ Trong bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5𝑚 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là di sản. ❖ Đoạn trích của bản án cho thấy câu trả lời trên là: “Đối với diện tích đất tăng 85,5𝑚 2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Đây vẫn là tài sản ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là các đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các 8

bên đương sự. Phần đề nghị này của đại diện viện kiểm sát không được hội đồng xét xử chấp nhận. Các đề nghị khác đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà là có căn cứ, được Hội đồng xét xử xem xét và quyết định”.

1.5) Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hướng xử lý của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp ...


Similar Free PDFs