Thuế 2,3,4 - thuế PDF

Title Thuế 2,3,4 - thuế
Course phap luat dai cuong
Institution Trường Đại học Đà Lạt
Pages 7
File Size 138.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 520
Total Views 639

Summary

THẢO LUẬN 2:LÝ THUYẾT:1. Tại sao thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam? Thuế XK-NK hướng đến hành vi dịch chuyển và xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa, dịch vụ. Thuế xuất khẩu – nhập khẩu không điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩ...


Description

THẢO LUẬN 2: LÝ THUYẾT: 1. Tại sao thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam? Thuế XK-NK hướng đến hành vi dịch chuyển và xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa, dịch vụ. Thuế xuất khẩu – nhập khẩu không điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ qua biên giới Việt Nam vì: Xuất phát từ những đặc tính cơ bản khác nhau của hàng hóa, dịch vụ. Hàng hóa mang tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình. Và vì thuế xuất khẩu – nhập khẩu có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với hàng hóa là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ dàng và khả thi. Ngược lại, đối với dịch vụ, việc xác định sự dịch chuyển qua biên giới tương đối khó khăn và tốn kém chi phí nên không điều tiết vào dịch vụ. Khi so sánh với thuế giá trị gia tăng thì Nhà nước không quan tâm đến xác định sự dịch chuyển mà quan tâm đến sự tăng lên về giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình luân chuyển, không phân biệt tính chất hữu hình hay vô hình của nó. Vì vậy, thuế giá trị gia tăng điều tiết cả vào các loại hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Hàng hóa mang tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình. Nên thuế XK-NK có sự dịch chuyển qua biên giới, đối với hàng hóa là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ hơn và dễ được nhà nước kiểm soát. Ngoài ra, truyền thống của việc thu thuế xuất khẩu – nhập khẩu ở Việt Nam là bảo hộ nền sản xuất hàng hóa nên chủ yếu nhắm đến đối tượng hàng hóa. Như vậy. dịch vụ trong xuất nhập khẩu là thứ sản phẩm vô hình nên sẽ khó quản lý và khó kiểm soát, trong khi thuế XK-NK điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, tức là có sự dịch chuyển qua biên giới, mà có nếu không kiểm soát được thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng kiểm soát không toàn diện, đồng bộ. Mặt khác, dịch vụ trong thuế giá trị gia tăng do đây là sản phẩm nội địa, tạo ra thì được tiêu thụ ngay trong nước nên việc quản lý sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Do đó, thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt Nam là vì không thực hiện được trên thực tế. NHẬN ĐỊNH: 9. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất không phải th:c hiê ; n nghĩa vụ nộp thuế nhâ ;p kh?u. Nhận định: SAI

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; khoản 2 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP Giải thích: Vì theo Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước sẽ là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Vậy doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất (khu phi thuế quan) là hành vi nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước nên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu theo quy định của PL. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải kê khai nộp thuế Giá trị gia tăng với cơ quan thuế địa phương. Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: “hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước”. Do đó, doanh nghiệp nội địa khi mua hàng trong doanh nghiệp chế xuất thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. BÀI TẬP: Bài tập 1: Ông An và Ông BGnh cHng gIp vJn thành lâp; công ty kinh doanh giải tri Entertainment, theo đI, công ty Entertainment chuyên kinh doanh Karaoke, Vu trưTng và sân golf. ĐV hW trX cho hoạt đô ng; của mGnh, tại cYc điVm Karaoke, Vu trưTng và sân Golf, Công ty cI bYn lẻ mặt hàng bia, rưXu, thuJc lY cho khYch hàng cI yêu c^u. Ngoài ra đV mở rộng hoạt động, công ty đã xin mở thêm dịch vụ kinh doanh trò chơi bằng mYy jack pot và đã đưXc cơ quan nhà nước cI th?m quyền đồng ý. Ngày 10/04/2013, vu trưTng M đã nhập kh?u thêm 10 dàn mYy Karaoke, 100 bô ; gây; golf và 10 mYy jackpot. Hỏi: 5. Giả sử nhân ngày 30/4/2013, Công ty tổ chpc kq niê ; m 5 năm ngày thành lâp, ; trong tiêc; kq niêm ; này, công ty đã mua và sử dụng 50 két bia. Hỏi việc tiêu thụ 50 két bia cI phYt sinh nghĩa vụ thuế của Công ty không? Rượu, bia được coi là hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là: “Người nộp thuế tiêu thụ đặc

biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất đề xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt". Nếu công ty mua và sử dụng 50 két bia thì sẽ không phải chịu thuế TTĐB mà chỉ phải chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất rượu phải đóng và thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải đóng một lần ở khâu sản xuất. THẢO LUẬN 3: NHẬN ĐỊNH: 3. Hàng hoY, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thG không chịu thuế GTGT. Nhận định: SAI Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (được sửa đổi bởi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2016) Giải thích: Vì cùng một đối tượng (HH, DV, thu nhập) có thể là đối tượng chịu thuế của hai hay nhiều loại thuế khác nhau. Ví dụ: Xe ô tô dưới 24 chỗ được sử dụng để kinh doanh thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vừa phải chịu thuế giá trị gia tăng. 4. Hàng hIa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế xuất sản xuất và bYn vào thị trưTng Việt Nam là đJi tưXng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhận định: SAI Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2016) Vì theo Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 thì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ. Do đó, Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế xuất sản xuất (khu phi thuế quan) và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ là xe ô tô chở người dưới 24 chỗ thì sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

BÀI TẬP: TGnh huJng 3 ThYng 4 năm 2010, Ông A (là nhân viên Lãnh sp quYn Hàn QuJc tại Tp HCM) th:c hiện hành vi nhập kh?u 1 chiếc xe hơi (12 chW ngồi). Do không cI nhu c^u sử dụng tiếp, ngày 12/6/2011, ông A đã bYn chiếc xe hơi nIi trên cho ông Nguyễn Văn dHng làm phương tiện đi lại của cY nhân. Ngày 15/6/2011, ông Văn tiến hành làm thủ tục sang tên trước bạ, cơ quan thuế yêu c^u ông Văn phải nộp thuế nhập kh?u, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giY trị gia tăng chậm nhất vào ngày 30/6/2011. Ông Văn phản đJi vG những lý do sau:  Không phải nộp thuế nhập kh?u vG ngưTi nhập kh?u là ông A.  Không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vG ông Văn mua lại ô tô trong nước chp không cI hành vi sản xuất hoặc nhập kh?u ô tô.  Không phải nộp thuế giY trị gia tăng vG ông Văn không xuất hIa đơn cho ông A. Với lập luận trên, ông Văn đã không nộp thuế theo đúng thTi hạn mà cơ quan thuế yêu c^u. VG vậy, ngày 30/8/2011, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chinh về thuế đJi với ông Văn. Hỏi: 4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chinh của cơ quan thuế là đúng hay sai? Tại sao? Cơ quan thuế yêu cầu ông Văn phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng chậm nhất vào ngày 30/6/2011 nhưng ông Văn đã không nộp thuế theo đúng thời hạn yêu cầu nên cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với ông Văn. Tuy nhiên, do ông Văn không là đối tượng chịu thuế của những loại thuế trên nên không có nghĩa vụ phải nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan. Vì vậy, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế là sai. THẢO LUẬN 4: LÝ THUYẾT: 3. Chi nhYnh công ty nước ngoài tại Việt Nam cI phải là đJi tưXng nộp thuế TNDN không? Tại sao?

Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập chịu thuế, cụ thể gồm những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, trong đó có quy định: “1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: d) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: - Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam” Như vậy, chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đối tượng phải nộp thuế TNDN nếu phat sinh thu nhập theo quy định. NHẬN ĐỊNH: 4. Thu nhập chịu thuế TNDN là thu nhập tinh thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhận định: SAI Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 7 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 Giải thích: Vì theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác (thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản,…). Và theo Điều 7 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam. Còn thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Do đó, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Khoản chi cI hIa đơn chpng từ theo quy định của phYp luật là chi phi đưXc trừ khi tinh thuế TNDN. Nhận định: SAI Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 9 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. Giải thích: Vì theo Khoản 1 Điều 9 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: một là, khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Hai là, khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ được trừ mọi khoản chi khi đáp ứng đủ 2 điều kiện trên và khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầy đủ có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, ngoài ra thì không thuộc các trường hợp tại Khoản 2 Điều 9 của Luật này thì mới là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. BÀI TẬP: TGnh huJng 1: ThYng 8 năm 2013, ông A cI một sJ khoản thu nhập sau: (1) thu nhập từ tiền lương tại trưTng ĐH X là 15 triệu đồng; (2) cho thuê nhà trọ là 4 triệu đồng; (3) thu nhâ ; p từ tiền chia cổ tpc tai công ty cổ ph^n Y là 5 triệu đồng; (4) thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Y là 10 triệu đồng, (5) bYn môt; căn nhà và đất ở trị giY 800 triê ;u đồng. Ông A cI một ngưTi con là B 10 tuổi; một ngưTi con là C, 19 tuổi, thi rớt đại học ở nhà; một ngưTi vX là D ở nhà nội trX; cả B, C, D đều không cI thu nhập và spc khỏe bGnh thưTng. Khi tinh thuế thu nhập cY nhân đJi với ông A, anh (chị) hãy xYc định: 4. Giả sử cung trong thYng 8 năm 2013, ông A cI th•nh giảng tại ĐH Z với tiền thH lao môt ; khIa học là 5 triê ;u đồng. Anh (chị) hãy cho biết phương thpc tinh thuế TNCN đJi với khoản thu nhâp; này như thế nào?

Tiền thù lao của ông A có tính chất tiền lương, tiền công và đây là khoản thu nhập chịu thuế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007. Các phương thức tính thuế TNCN gồm: – Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Dành cho lao động ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên. – Khấu trừ 10%: Dành cho không ký hợp đồng hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên. – Khấu trừ 20%: Dành cho cá nhân không cư trú (Thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20% Mà theo quy định tại khoản Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNCN thì các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân trong các trường hợp sau đây:  Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thuộc các trường hợp sau đây: - Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. - Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.  Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên (điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC) => Như vậy, ông A ký hợp đồng thỉnh giảng tại một trường đại học với mức lương 5.000.000 đồng/khóa. Ngoài ra thì ông A cũng đã có thu nhập chính tại một trường học khác. Thì đối với khoản thu nhập này khi chi trả thì nhà trường sẽ khầu từ 10% trên thu nhập trước khi trả cho ông A. Như vậy, với khoản thu nhập này thì trường hợp của ông A được tính theo phương thức khấu trừ 10%....


Similar Free PDFs