Thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor và khả năng vận dụng vào điều kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam PDF

Title Thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor và khả năng vận dụng vào điều kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam
Author Long Bùi Hoàng
Course International Business
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 32
File Size 536.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 130
Total Views 202

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ-----***-----BỘ MÔN: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾĐỀ TÀI:THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC CỦA F.W VÀKHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾỞ VIỆT NAMThông tin nhóm: Nhóm 11 Lớp: DTU301(GD1-HK1-2021). Giảng viên: ThS. Trần Thị Ngọc Quyên...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -----***-----

BỘ MÔN: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ

ĐỀ TÀI:

THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC CỦA F.W.TAYLOR VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Thông tin nhóm: Nhóm 11 Lớp: DTU301(GD1-HK1-2021).3 Giảng viên: ThS. Trần Thị Ngọc Quyên

Hà Nội, tháng 09 năm 2021

THÔNG TIN THÀNH VIÊN STT

Họ và Tên

Mã sinh viên

1

Lê Hoàng Anh

2014110012

2

Hoàng Đăng Việt Anh

2014110008

3

Đinh Hoàng Hiệp

2014110094

4

Bùi Hoàng Long

2014110152

5

Lê Trọng Lương

2014110154

6

Lâm Như Quỳnh

2014120121

7

Vũ Thị Phương Thảo

2014110223

8

Lê Kiều Trinh

2014110250

9

Nguyễn Minh Thuận

2014110231

10

Đinh Thị Trang Nhung

2014110191

Ghi chú

Nhóm trưởng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC FREDERICK TAYLOR....................................................................................................... 4 1.1. Tiểu sử của Frederick Winslow Taylor và sự ra đời của thuyết quản lý khoa học Taylor................................................................................................................................ 4 1.1.1. Tiểu sử của Frederick Winslow Taylor...............................................................4 1.1.2. Sự ra đời của thuyết quản lý khoa học Taylor....................................................4 1.2. Nội dung chủ yếu của thuyết Taylor.........................................................................5 1.2.1. Xây dựng cơ sở công việc....................................................................................5 1.2.2. Hợp lý hóa lao động............................................................................................ 5 1.3. Phát triển thuyết Taylor............................................................................................7 1.3.1. Frank Gilbreth (1868 - 1924)..............................................................................7 1.3.2. Harington Emerson (1853 - 1931)......................................................................7 1.3.3. Henry Gantt (1861 - 1919)..................................................................................7 1.3.4. Henry Ford (1863 - 1947)...................................................................................8 1.3.5. Đóng góp của thuyết Taylor vào khoa học quản lý............................................8 CHƯƠNG 2. NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC FREDERICK TAYLOR.............................................................9 2.1. Những mặt tích cực của thuyết Taylor.....................................................................9 2.1.1. Xây dựng mối quan hệ giữa chủ và thợ..............................................................9 2.1.2. Chuyên môn và tiêu chuẩn hóa lao động...........................................................9 2.1.3. Trình bày một cách khoa học..............................................................................9 2.2. Những mặt hạn chế của thuyết Taylor...................................................................10 2.2.1. Định mức lao động cao.....................................................................................10 2.2.2. Thiếu tính dân chủ và sự công bằng................................................................10 2.2.3. Quan niệm phiến diện và máy móc về bản chất con người.............................10 Page |1

2.2.4. Mặt trái của quy chế thưởng phạt.....................................................................10 2.3. So sánh thuyết quản lý khoa học của Taylor và thuyết quản lý của Fayol..........11 2.3.1. Tổng quan về hai thuyết quản lý.......................................................................11 2.3.2. Điểm tương đồng giữa hai nguyên tắc quản lý................................................12 2.3.3. Điểm khác biệt giữa hai nguyên tắc quản lý....................................................12 CHƯƠNG 3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC FREDERICK TAYLOR VÀO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 14 3.1. Ứng dụng thuyết Taylor vào quản lý kinh tế trên thế giới và các bài học kinh nghiệm cho người quản lý..............................................................................................14 3.1.1. Ứng dụng thuyết Taylor vào quản lý trong các quy trình công nghiệp...........14 3.1.2. Bài học rút ra từ việc ứng dụng thuyết Taylor vào quản lý trên thế giới.........15 3.2. Khả năng vận dụng thuyết Taylor vào điều kiện kinh tế ở Việt Nam..................18 3.2.1. Điều kiện kinh tế ở Việt Nam............................................................................18 3.2.2. Những kết quả trong quá trình quản lý kinh tế ở Việt Nam............................20 3.2.3. Áp dụng thuyết Taylor trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam..............................22 3.3. Ví dụ cụ thể cho việc áp dụng thuyết Taylor ở Việt Nam và trên thế giới...........23 3.3.1. Áp dụng thuyết Taylor vào việc quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam...........23 3.3.2. Áp dụng thuyết Taylor vào ngành dệt may ở Việt Nam....................................24 3.3.3. Áp dụng thuyết Taylor vào việc tuyển chọn lao động tại Việt Nam..................24 3.3.4. Phát triển chuyên môn hóa theo sức mạnh của doanh nghiệp........................25 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................28

Page |2

LỜI MỞ ĐẦU

Trước cách mạng công nghiệp, hoạt động sản xuất của xã hội chủ yếu diễn ra trong nông nghiệp với những đặc điểm là thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế trì trệ và tự cung tự cấp, chuyên môn hóa lao động còn kém. Điều này có nguyên nhân từ mối quan hệ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng công nghiệp thời kỳ đó. Về phía chủ quản lý: Phần lớn các nhà đầu tư tư bản bỏ vốn ra mua sắm máy móc và thuê công nhân, đồng thời cũng là nhà quản lý cao cấp nhất, trực tiếp điều hành kinh doanh của doanh nghiệp. Bản thân các ông chủ, giám đốc cũng ít có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Phần lớn với họ cách quản lý tốt nhất với những người lao động là kỷ luật thép, chỉ có như vậy thì bộ máy sản xuất mới đi vào khuôn khổ. Nhằm cải cách và đa nếp sống công nghiệp hiện đại, tổ chức lao động hợp lý phù hợp bằng cách “trả lương theo số lượng sản phẩm”. Thuyết quản lý khoa học của Frederick Winslow Taylor đã ra đời, ông tin rằng các quyết định dựa trên kinh nghiệm truyền thống và quy tắc theo kinh nghiệm nên được thay thế bằng cách khai thác chuỗi thao tác chính xác sau khi nghiên cứu cẩn thận các cá nhân trong quá trình làm việc. Ông là “cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học” đã mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn trong toàn bộ ngành công nghiệp thời kỳ đó và nó đã đạt đến đỉnh cao trong những năm 1910. Nhận thấy tầm quan trọng của thuyết quản lý và tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay - một nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng em đã chọn đề tài: “Thuyết quản lý theo khoa học của F.W.Taylor và khả năng vận dụng vào điều kiện phát triển kinh tế ở Việt Nam”.

Page |3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC FREDERICK TAYLOR 1.1. Tiểu sử của Frederick Winslow Taylor và sự ra đời của thuyết quản lý khoa học Taylor 1.1.1. Tiểu sử của Frederick Winslow Taylor Frederick Winslow Taylor sinh ngày 20 tháng 3 năm 1856 tại Pennsylvania, tại thành phố Germantown. Taylor bắt đầu học luật tại Học viện Phillips Exeter nằm ở New Hampshire và sau đó, ông đã vượt qua kỳ thi để vào trường đại học Harvard. Tuy nhiên, ông đã phải từ bỏ việc học do vấn đề về thị lực. Năm 1875, Frederick Taylor đã hồi phục thị lực và gia nhập công ty thép công nghiệp ở Philadelphia với chức vụ công nhân. Ba năm sau ông làm việc tại Công ty thép Midvale ở Utah, Hoa Kỳ và rất nhanh chóng thăng tiến với các chức vụ thợ máy, trưởng nhóm, quản đốc, quản đốc và giám đốc văn phòng kế hoạch, cho đến khi ông trở thành kỹ sư trưởng (Tiểu sử, lý thuyết và đóng góp của Frederick Taylor). Tại đây ông đã bắt đầu quan sát, nghiên cứu các hành vi của công nhân và bắt đầu xây dựng học thuyết quản lý khoa học. 1.1.2. Sự ra đời của thuyết quản lý khoa học Taylor 1.1.2.1. Bối cảnh ra đời của thuyết quản lý khoa học Taylor Trong bối cảnh bấy giờ không có phương pháp quản lý đặc biệt nào được áp dụng trong công nghiệp nhưng do kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp và tăng tốc công nghệ diễn ra trong thế kỷ XVIII-XIX, tình hình đã thay đổi. Ngay cả trong các nhà máy và doanh nghiệp nhỏ cũng có rất nhiều công nhân, đòi hỏi phải hiện đại hóa các chiến lược quản lý truyền thống. Khi đó không chỉ có sự gia tăng số lượng công nhân mà còn có sự phức tạp của doanh nghiệp, các doanh nhân chủ yếu quan tâm đến số tiền lợi nhuận họ nhận được và rõ ràng là quản lý kém sẽ dẫn đến nhiều tổn thất đáng kể. Do đó cần phải hợp lý hóa công tác quản lý và đặt ra các nhiệm vụ tổ chức mới. 1.1.2.2. Quá trình nghiên cứu và cho ra đời thuyết quản lý khoa học của Taylor Lý thuyết quản lý khoa học không thể tồn tại nếu Taylor không thực hiện một loạt các thử nghiệm quan sát của mình. Ông nhìn thấy mục tiêu chính là thiết lập mối quan hệ Page |4

định lượng giữa năng suất và nỗ lực dành cho công việc. Kết quả của các thí nghiệm là sự tích lũy thông tin thực nghiệm cần thiết cho việc phát triển các phương pháp và nghiên cứu hành vi của người lao động trong quá trình làm việc. Một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất của Taylor là xác định lượng quặng sắt hoặc than tối ưu mà một công nhân có thể nâng trên các xẻng có kích cỡ khác nhau mà không ảnh hưởng tới khả năng làm việc trong một thời gian dài. Nhờ tính toán cẩn thận, Taylor nhận thấy rằng, trong điều kiện như vậy, trọng lượng tối ưu người công nhân có thể nâng là 9,5 kg. Trong quá trình nghiên cứu, Taylor cũng đã quan sát thấy thời gian nghỉ ngơi của công nhân cũng ảnh hưởng đến chất lượng tối ưu của công việc (Lý thuyết của Taylor: Chủ đề, Nguyên tắc cơ bản và Nguyên tắc). Cuối cùng, Taylor đã phác thảo những ý tưởng chính của mình trong cuốn sách “Nguyên tắc quản lý khoa học” xuất bản năm 1911 và cho ra đời thuyết quản lý khoa học Taylor. 1.2. Nội dung chủ yếu của thuyết Taylor 1.2.1. Xây dựng cơ sở công việc Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc. Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác). 1.2.2. Hợp lý hóa lao động 1.2.2.1. Chuyên môn hóa lao động Taylor không lựa chọn những công nhân “vạn năng” (biết nhiều việc song không thành thục). Ông cho rằng đối với từng công việc, phải lựa chọn những người phù hợp nhất, giỏi nhất để phân công những việc cụ thể và hướng dẫn họ làm việc, những người này phải đạt được năng suất cao nhất và nhà quản lý lấy đó làm chuẩn mực cho những người khác làm công việc này. Để lựa chọn đúng người phù hợp nhất, giỏi nhất, ông căn cứ vào tính khí, thể lực, thái độ làm việc xem có phù hợp với đòi hỏi của công việc về sức khỏe, kĩ năng, trí tuệ hay không.

Page |5

1.2.2.2. Dụng cụ lao động thích hợp Đây là khâu có ý nghĩa cơ bản trong hợp lý hóa lao động. để công nhân đạt được năng suất lao động cao, các kĩ sư phải thiết kế ra các dụng cụ lao động thích hợp với công việc và huấn luyện công nhân sử dụng chúng. 1.2.2.3. Thao tác làm việc hợp lý Trên cơ sở thao tác mẫu do kỹ sư thiết kế và được người công nhân giỏi nhất thực hành thành thục, các kỹ sư tiến hành huấn luyện các công nhân khác làm việc theo các hướng dẫn của các kỹ sư trên cơ sở chụp ảnh, bấm giò, phân tích các thao tác, loại bỏ các động tác thừa, uốn nắn các động tác không hiệu quả, tập các thao tác hợp lý. Kết quả là các công nhân được lựa chọn phải đạt được năng suất lao động lý tưởng như thiết kế trong khi vẫn giữ vững được tinh thần lao động thoải mái do được trả công xứng đáng và sắp xếp hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi. 1.2.2.4. Áp dụng trả lương theo sản phẩm Song song với biện pháp hợp lý hóa lao động để đạt năng suất lao động cao, Taylor áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm thay vì theo thời gian, đồng thời, áp dụng chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý. Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân. 1.2.2.5. Xác lập quan hệ quản lý rõ ràng, song phẳng Quan hệ giữa chủ và thợ phải được xác lập rõ ràng, sòng phẳng. theo đó: -

Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp hợp lý hóa lao động, cung cấp đủ dụng cụ làm việc, tăng lương sòng phẳng.

-

Công nhân có trách nhiệm thừa hành các công việc tác nghiệp theo đúng sự hướng dẫn của nhà quản lý.

-

Các kỹ sư đảm nhận các chức danh quản lý như quản đốc, kíp trưởng, chuyên viên nghiên cứu tác nghiệp, phân tích công việc, xác định định mức, giám sát…

-

Các kỹ sư được coi thuộc đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán và đòi hỏi phải có trí tuệ, trung thực, có óc phân tích, công tâm…

Page |6

1.3. Phát triển thuyết Taylor Thuyết Taylor ban đầu được áp dụng rất thành công ở các nhà máy do Taylor quản lý, rồi nhanh chóng được phát triển ở Mỹ, sau đó lan rộng sang Châu Âu và toàn thế giới. Điển hình nhất vẫn là phong trào Taylor ở Mỹ với kết quả làm tăng năng suất lao động trong các ngành công nghiệp của Mỹ lên gần ba lần. Các nhà quản lý tiếp tục phát triển thuyết Taylor bao gồm: 1.3.1. Frank Gilbreth (1868 - 1924) Gilbreth đã phát triển phương pháp Taylor trong một số ngành công nghiệp và xây dựng mà ông làm việc. Ông đã nhanh chóng trở thành một nhà tư vấn thành công trong phổ biến phương pháp Taylor: -

Đã phát triển mạnh phương pháp Taylor trong ngành xây dựng dân dụng và xây dựng đường sắt.

-

Chú ý đến các yếu tố tâm lý trong phát triển các kỹ năng làm việc của công nhân.

-

Là người đầu tiên lập một trường đào tạo các kỹ sư về các kỹ năng áp dụng phương pháp Taylor, hướng dẫn công nhân làm việc theo phương pháp này. (Wikipedia)

1.3.2. Harington Emerson (1853 - 1931) Là người rất sùng bái phương pháp Taylor và đã có nhiều nỗ lực trong phổ biến phương pháp này trong các doanh nghiệp Mỹ. Công lao của H. Emerson ghi nhận trong các nội dung: -

Tư vấn cho trên 200 doanh nghiệp phát triển phương pháp Taylor.

-

Phát triển lý thuyết Taylor và xuất bản tác phẩm “12 nguyên tắc hiệu quả”. Ông không thích sử dụng cách gọi của Taylor về phương pháp của mình là “quản lý có khoa học”, thay vào đó ông sử dụng tên gọi “phương pháp hiệu quả”.

-

Phát triển chế độ trả công lao động theo các biểu trả công tỉ mỉ và kích thích mạnh đối với công nhân.

-

Sáng lập Hội các nhà quản lý hiệu quả New York với các hoạt động đổi mới phương pháp Taylor. (Narayana Rao K.V.S.S., 2019)

1.3.3. Henry Gantt (1861 - 1919) Là người đã cộng tác rất chặt chẽ với Taylor trong nhiều phát minh kỹ thuật và phương pháp quản lý. Qua đó, công lao của Gantt trong phát triển thuyết Taylor là:

Page |7

-

Đã kết hợp phương pháp Taylor trong lý thuyết nâng cao hiệu suất công nghiệp (nâng cao sản lượng, giảm thiểu rủi ro).

-

Phát triển hệ thống thưởng theo năng suất cho công nhân và áp dụng cho cả cán bộ quản lý.

-

Áp dụng sơ đồ GANTT nổi tiếng trong quản lý tiến độ công việc.

-

Đưa ra các quan điểm về trách nhiệm xã hội trong quản lý doanh nghiệp. (Catherine S., Bryce S., Alida D., Claudia F., 2017)

1.3.4. Henry Ford (1863 - 1947) Ông là người sáng lập công ty Ford Motor nổi tiếng. Ông đã rất thành công trong việc phát triển thuyết Taylor, chủ yếu trong tập đoàn Ford Motor của ông: -

Áp dụng phương pháp Taylor ở quy mô doanh nghiệp lớn, phát triển phương pháp tổ chức lao động theo dây chuyền.

-

Phát triển cách thức tổ chức sản xuất hàng loạt với năng suất lao động cho toàn bộ nhà máy.

-

Phát triển hệ thống trả lương hỗn hợp kết hợp lương sản phẩm với phần thưởng từ lợi nhuận công ty.

1.3.5. Đóng góp của thuyết Taylor vào khoa học quản lý Học thuyết của Taylor đã đóng góp cho khoa học quản lý bốn thành tựu chính sau đây: -

Đã tổng kết, phát triển, khẳng định, bằng lý thuyết và áp dụng thực hành rộng rãi trào lưu hợp lý hoá tổ chức sản xuất hình thành từ cuối thế kỉ XIX.

-

Đưa khoa học quản lý từ chủ nghĩa kinh nghiệm chính thức trở thành một lý thuyết khoa học với chỗ đứng vững chắc trong hệ thống khoa học.

-

Là thuyết quản lý mang tính tiến bộ của thời kỳ đầu thế kỉ XX, giúp giải quyết mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp, áp dụng các phương pháp quản lý mới như trả lương theo sản phẩm, xác lập cơ cấu quản lý kiểu trực tuyến - chức năng với vai trò độc lập của các cán bộ quản lý chuyên nghiệp.

-

Góp phần làm tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp lên 2-3 lần. (Benjamin Hale, 2017)

Page |8

CHƯƠNG 2. NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA THUYẾT QUẢN LÝ THEO KHOA HỌC FREDERICK TAYLOR 2.1. Những mặt tích cực của thuyết Taylor 2.1.1. Xây dựng mối quan hệ giữa chủ và thợ Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor đã giảm làm dịu nhẹ mâu thuẫn giữa những quản lý và công nhân lúc bấy giờ. Tư tưởng xác lập quan hệ quản lý rõ ràng, song phẳng ông đưa ra nhằm cải thiện quan hệ giữa chủ và thợ, vốn luôn luôn mâu thuẫn và xảy ra xung đột, qua đó giải quyết mâu thuẫn này nhằm tăng năng suất lao động. Việc xây dựng được mối quan hệ gần gũi, hợp tác giữa chủ và thợ sẽ tạo ra được một môi trường làm việc thuận lợi hơn. Đây là một tư tưởng rất tiến bộ lúc bấy giờ. 2.1.2. Chuyên môn và tiêu chuẩn hóa lao động Với tư tưởng quản lý “chuyên môn hóa” và “tiêu chuẩn hóa” Taylor đưa ra thì năng suất lao động trong các nhà máy, xí nghiệp đã được cải thiện rõ rệt. Việc lựa chọn công nhân một cách khoa học, những người công nhân đã có tay nghề trình độ cao thì kỹ thuật, cường độ làm việc của họ sẽ cao, đảm bảo khối lượng công việc được hoàn thành. Ngoài ra, thực hiện chế độ trả tiền lương theo sản phẩm sẽ khuyến khích người lao động làm việc hoàn thành định mức và vượt định mức, người lao động say mê việc làm hơn. Qua đó đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể. 2.1.3. Trình bày một cách khoa học Lần đầu tiên quản lý được trình bày một cách khoa học và có hệ thống. Khi đó phân công lao động đều giữa người quản lý và công nhân sẽ xác định được rõ nhiệm vụ của người quản lý và công nhân nhằm đảm bảo mọi người đều thực hiện công việc của mình một cách nghiêm túc, đầy đủ: -

Sự phân công lao động này nếu trong điều kiện toàn bộ phân xưởng đều sử dụng công cụ, thiết bị và phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn quy định do đó người ta có thể quy định trước kế hoạch sản xuất, đưa ra chỉ lệnh sản xuất chi tiết đối với tất cả mọi công việc.

-

Sự phân công lao động theo chức năng quản lý làm tăng kỷ cương lao động trong doanh nghiệp.

Page |9

2.2. Những mặt hạn chế của thuyết Taylor 2.2.1. Định mức lao động cao Với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực mới có thể hoàn thành định mức và vượt định mức. 2.2.2. Thiếu tính dân chủ và sự công bằng Đây là hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người lao động và làm c...


Similar Free PDFs