Tiểu-luận- -Hành-vi-tổ-chức-nhóm-số-4 vai trò đặc tính của nhóm PDF

Title Tiểu-luận- -Hành-vi-tổ-chức-nhóm-số-4 vai trò đặc tính của nhóm
Author ẨN BÙI QUANG
Course Hành vi tổ chức
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 307.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 181
Total Views 488

Summary

VAI TRÒ CỦA ĐẶCTÍNH NHÓMNghiên cứu vào thảo luận ba đặc tính nhóm Vai trò, Đại vị và Chuẩn mực.Bộ Giáo dục và Đào tạo Đại học UEH, trường Kinh doanh UEHThành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/02/2022.Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn ChươngNhóm sinh viên thực hiện: Cao Huy Thanh Lộc Nguyễn Huỳnh Quang Tr...


Description

Bộ Giáo dục và Đào tạo Đại học UEH, trường Kinh doanh UEH

VAI TRÒ CỦA ĐẶC TÍNH NHÓM Nghiên cứu vào thảo luận ba đặc tính nhóm Vai trò, Đại vị và Chuẩn mực.

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Văn Chương Nhóm sinh viên thực hiện: Cao Huy Thanh Lộc Nguyễn Huỳnh Quang Trí Võ Thị Thùy Dương Nguyễn Trần Minh Ngọc Hồ Huỳnh Xuân Trang Lớp học phần: Hành vi tổ chức (22D1MAN50200602)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/02/2022.

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

1

PHẦN 1. DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN STT

HỌ VÀ TÊN

NỘI DUNG THAM GIA  Tìm và cung cấp tài liệu tham khảo cho

GHI CHÚ

nhóm, sưu tầm clip, điều phối công việc và thực hiện thủ tục nộp bài. 1

Cao Huy Thanh Lộc

 Tham gia chuẩn bị nội dung (10% bài).

Nhóm trưởng

 Soạn slide thuyết trình cho nhóm.  Chuẩn bị câu hỏi (3 câu trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở).  Tham gia thuyết trình trên lớp.  Tổng hợp bài tiểu luận từ các thành viên.

2

Nguyễn Huỳnh Quang Trí  Tham gia chuẩn bị nội dung (25% bài). (hoàn thành tốt công việc)  Chuẩn bị câu hỏi (5 câu trắc nghiệm và

Nhóm phó

1 câu hỏi mở).  Tham gia chuẩn bị nội dung (25% bài). 3

Võ Thị Thuỳ Dương (hoàn thành tốt công việc)

 Chuẩn bị câu hỏi (8 câu trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở)

Thành viên

 Soạn trò chơi Kahoot và thuyết trình.  Tham gia chuẩn bị nội dung (25% bài). 4

Nguyễn Trần Minh Ngọc (hoàn thành tốt công việc)

 Chuẩn bị câu hỏi (7 câu trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở)

Thành viên

 Tham gia thuyết trình trên lớp.  Tham gia chuẩn bị nội dung (15% bài) 5

Hồ Huỳnh Xuân Trang (hoàn thành tốt công việc)

 Chuẩn bị câu hỏi ( 2 câu trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở)  Tham gia huyết trình trên lớp.

PHẦN 2. NỘI DUNG TIỂU LUẬN

Thành viên

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

Phần 1. Tổng quan lý thuyết về hành vi nhóm: I. Lý thuyết về hoạt động nhóm trong tổ chức Trước khi tìm hiểu nội dung chính là Vai trò của đặc tính nhóm (roles, norms, status) thì chúng ta sẽ cùng nhìn lại đôi nét cơ bản về các khía cạnh của một nhóm sau đây. Khái niệm của nhóm - Nhóm là tập hợp có từ 2 người trở lên cùng làm việc; ở đó họ có có sự tương tác với nhau. Những người trong nhóm cùng chia sẻ những mục tiêu cần đạt được và cùng có trách nhiệm về kết quả hoạt động. -

Làm việc theo nhóm là quá trình các thành viên cùng làm việc và hoạt động để hoàn thành các mục tiêu mà nhóm đã đề ra.

Vai trò khi làm việc nhóm Các nhóm làm việc hiệu quả có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh mạnh hơn cho tổ chức. Những lợi thế đó là: -

Sáng tạo và đổi mới

-

Cải thiện chất lượng sản phẩm

-

Đẩy nhanh tốc độ đáp ứng các yêu cầu

-

Tạo ra năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn

-

Thúc đẩy sự động viên và thỏa mãn

Ưu và nhược điểm khi làm việc nhóm Làm việc nhóm có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những nhược điểm. ● Về ưu điểm: Vì nhóm là tập hợp của nhiều người nên -

Nguồn nhân lực dồi dào, thuận lợi để giải quyết vấn đề

-

Gia tăng sự sáng tạo và cải tiến như đã đề cập trong phần vai trò

-

Những quyết định sẽ được chất lượng hơn

-

Cam kết lớn hơn đối với các nhiệm vụ

-

Có được sự khuyến khích, động viên cao hơn thông qua các hoạt động tập thể

-

Kiểm soát và kỷ luật công việc tốt hơn

2

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

-

Thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhiều hơn

● Về phần nhược điểm: -

Vì có đông thành viên nên nhiều lúc gặp trường hợp đùn đẩy công việc cho nhau nhưng vẫn muốn được hưởng lợi.

-

Sự hợp lực không phải lúc nào cũng diễn ra một cách dễ dàng vì bất đồng về thời gian hay đôi lúc là bị thiếu động lực làm việc.

-

Tính cách và suy nghĩ khác biệt đôi khi dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột.

-

Có những nhiệm vụ và mục tiêu mơ hồ làm phí thời gian của cả nhóm.

Nguyên nhân gia nhập nhóm Gia nhập nhóm sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho các cá nhân. Đó là: -

An toàn: giúp cá nhân giảm những rủi ro và chống lại các mối đe dọa tốt hơn.

-

Địa vị: tạo ra được chỗ đứng và sự nhận dạng cho cá nhân đối với người khác.

-

Nhu cầu được tôn trọng

-

Liên minh: Giúp con người có tương tác tốt hơn với những người có cùng sự tương đồng.

-

Quyền lực: Tạo ra sức mạnh bảo vệ bản thân cũng như có thêm tiếng nói khi muốn đòi hỏi người khác làm việc gì đó.

-

Đạt được mục tiêu: Sự làm việc tập thể giúp dễ dàng đạt được mục tiêu bởi sự hợp tác từ những người có kiến thức và kinh nghiệm khác nhau.

Phân loại nhóm - Nhóm được chia thành 2 loại chính là: Nhóm chính thức và Nhóm không chính thức -

Nhóm chính thức thể hiện trạng thái chính thức của tổ chức, thể hiện cách thức tổ chức vận hành. Nhóm này bao gồm: nhóm chỉ huy và nhóm nhiệm vụ

-

Nhóm không chính thức được hình thành một cách tự nhiên từ môi trường công việc trên cơ sở những quan hệ thể hiện sự đồng cảm giữa các cá nhân. Nhóm này bao gồm: nhóm lợi ích và nhóm bạn bè.

3

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

Giai đoạn phát triển nhóm: Sự phát triển của một nhóm diễn ra không phải là một sự ngẫu nhiên mà nhóm sẽ có một quá trình hình thành và phát triển nhất định. Trong quá trình này, các nhóm sẽ trãi qua những giai đoạn nhất định đặt ra những khó khăn và vấn đề liên quan đặc thù cho cả người lãnh đạo và các thành viên trong nhóm. Quá trình phát triển nhóm sẽ được thể hiện qua 5 giải đoạn chính: Giai đoạn hình thành nhóm: là bước đầu tiên để có được một nhóm hoàn chỉnh, ở giai đoạn này là cơ hội để các thành viên gặp nhau và tiến hành gia nhập. Điều đáng được quan tâm ở giai đoạn này là sự hình thành phương hướng, mục đích của nhóm cũng như tạo lập một cơ sở nhóm vững chắn về cấu trúc và sự lãnh đạo nhóm cũng được ổn định. Giai đoạn bão tố: đây là giai đoạn mà cảm xúc rất mãnh liệt và cũng được xem là giai đoạn khó khăn nhất cần phải vượt qua nếu như nhóm muốn tiếp tục phát triển và thành công. Những vấn đề nảy sinh trong giai đoạn này có thể là sự nhâu thuận, thù địch, tranh chấp, ... điều này là tất yếu sẽ xẩy ra do sự cọ sát giữa các thành viên về giá trị bản thân, phong cách, thái độ, tư duy, tình cảm, suy nghĩ, ...Do đó, ở giai đoạn đầu sơ khai này, lãnh đạo nhóm cần có những chiến lược hay phương pháp khôn ngoan nhằm xây dựng một chương trình hoạt động rõ ràng giúp cho các thành viên “thích nghi” lẫn nhau về phong thái làm việc, thúc đẩy tinh thần phối hợp, đoàn kết cũng như nổ lực các thành viên trong quá trình đạt được mục tiêu nhóm nhưng cũng đồng thời thỏa mãn nhu cầu của từng cá nhân thành viên. Giai đoạn hình thành các chuẩn mực: đây là giai đoạn hợp nhất về các chương trình hoạt động và sự vận hành của nhóm. Ngay lúc này, mối quan hệ và sự tương tác của các thành viên nhóm đã được hoàn thiện, họ trở nên gần gũi và thấu hiểu lẫn nhau hơn. Các thành viên bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ và vai trò riêng. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi nhóm được định hình rõ ràng và thiết lập mong đợi chung về những chuẩn mực hành vi của các thành viên trong nhóm.

4

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

Giai đoạn hoàn thiện: vào thời điểm này sẽ có sự chuyển tiếp từ việc hiểu nhau sang việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ, lúc này nhóm sẽ có cấu trúc rõ ràng, hoạt động ổn định và các thành viên được động viên bởi các mục tiêu nhóm. Giai đoạn tan rã: gia đoạn cuối cùng của sự phát triển một nhóm. Là giai đoạn tổng kết các hoạt động hơn là thực hiện nhiệm vụ, giai đoạn này sẽ có nhiều cảm xúc, do sự gắn bó với nhau trong một khoảng thời gian dài nên sự tan rã này sẽ gây ra nhiều tổn thương. Do đó người lãnh đạo nhóm cần làm những điều có giá trị trong giai đoạn kết thúc này như ghi nhận sự đóng góp của các thành viên, tôn vinh và công nhận thành quả nhóm. *** Phần 2. Đặc tính của nhóm (Vai trò, địa vị và chuẩn mực) Những đặc điểm của nhóm: Nhóm làm việc định hình hành vi của các thành viên, và chúng giải thích hành vi của từng cá nhân cũng như hiệu quả làm việc của nhóm. Theo Stephen P. Robbins (2017), các đặc điểm cơ bản của nhóm bao gồm: vai trò, chuẩn mực, địa vị, quy mô, tính gắn kết và sự đa dạng. Ở đây nhóm xin trình bày về 3 đặc tính đầu tiên của nhóm: vai trò, chuẩn mực và địa vị. 1. Vai trò a. Các khái niệm -

Vai trò (Role): Một tập hợp các hành vi được mong đợi dành cho một người đang ở một vị trí nào đó trong một đơn vị xã hội

-

Nhận thức vai trò (Role perception): Quan điểm của một cá nhân về cách họ phải hành động trong một tình huống nhất định. Nhận thức vai trò của một cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tại nơi làm việc cũng như sự thể hiện của cá nhân đó. Nhận thức sai lầm về vai trò cũng có thể dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và sử dụng không đầy đủ tiềm năng của cá nhân.

5

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

-

Kỳ vọng vai trò (Role expectation): Cách mà người khác tin rằng một người nên hành động thế nào trong một tình huống nhất định. Để có thể hình dung một cách dễ dàng, ta xem xét kỳ vọng vai trò xuất phát từ việc nhận thức hợp đồng tâm lý (Psychological contract) - một bản thỏa thuận không thành văn nêu ra những gì mà ban quản lý kỳ vọng từ nhân viên của họ và ngược lại. Đây có thể được xem là sự kỳ vọng qua lại lẫn nhau. Ban lãnh đạo phải đối xử công bằng với nhân viên, cung cấp các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được, nêu ra rõ ràng định nghĩa của một ngày làm việc công bằng và đưa ra phản hồi về năng lực của nhân viên. Nhân viên phải thể hiện một thái độ tốt, tuân theo các chỉ dẫn và thể hiện lòng trung thành với tổ chức. Vì thế, nếu chỉ người quản lý đơn phương tiếp tục duy trì sự kỳ vọng, kết quả mong đợi là những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sự thỏa mãn của nhân viên. Những nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau đã chỉ rằng, sự vi phạm hợp đồng tâm lý sẽ dẫn đến ý định thôi việc cao hơn, năng suất làm việc thấp hơn, tỷ lệ trộm cắp và rút khỏi công việc cao hơn. Việc tăng hoặc giảm sự nhận thức của nhân viên đồng tâm lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự cam kết với tổ chức và sự hài lòng của nhân viên, bên cạnh đó, nó cũng gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của nhân viên.

-

Xung đột vai trò (Role conflict): Tình huống mà cá nhân phải đối mặt với nhiều sự kỳ vọng vai trò khác nhau. Khi đảm nhận nhiều vai trò trong cùng một nhóm hoặc các vai trò ở nhiều nhóm khác nhau, cá nhân có thể đối mặt với xung đột vai trò do không thể tuân thủ yêu cầu của vai trò này trong khi đang tuân thủ một vai trò khác. Ví dụ, một người lính cứu hỏa có một vai trò xã hội yêu cầu anh ta bảo vệ xã hội khỏi nguy hiểm. Khi một ngọn lửa bùng lên ở khu nhà của mình, anh ấy xung đột

6

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

giữa nhiệm vụ của một người lính cứu hỏa và vai trò là một người cha và người chồng buộc anh ấy phải chăm sóc gia đình của mình trước tiên. Đối với cá nhân, xung đột vai trò có thể dẫn đến sự không thỏa mãn và không chắc chắn vào khả năng của mình, và ảnh hưởng này khác biệt ở mỗi người. Một số người có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau hơn và tránh va chạm khi các vai trò chồng chéo lên nhau. Những người khác nhận thấy những xung đột này cực kỳ căng thẳng và không thể đảm nhận nhiều trách nhiệm mà không căng thẳng hoặc bực bội. b. Thí nghiệm “Nhà tù Stanford” ( bởi Nhà tâm lý học Philip Zimbardo và các cộng sự, 1971) -

Mục đích thí nghiệm: Zimbardo đặt ra câu hỏi rằng liệu hoàn cảnh hay tính cách có ảnh hưởng nhiều hơn đến hành vi của một người

-

Quá trình thực hiện:

 Một nhà tù được giả lập dưới tầng hầm của Hội trường Jordan của Đại học Stanford với sự tham gia của 24 tình nguyện viên và được trả 15$/ngày. Các tình nguyện viên được Zimbardo chọn là những sinh viên đại học có tiêu chí khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Họ được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm để đóng vai “lính canh” và “tù nhân”,

 Các sinh viên đóng giả tù nhân sau đó phải chịu sự đối xử tồi tệ y như tù nhân thực sự theo mô phỏng môi trường của một nhà tù ngoài đời thực với đồng phục tù nhân, xích ở mắt cá chân, bị gọi bằng số thứ tự trên áo khoác thay vì tên thật,... Nhóm lính canh được mặc quần áo kaki màu nâu nhạt với phong cách của quân đội, đeo kính râm tráng gương và được trang bị dùi cui bằng gỗ như một biểu tượng của quyền lực.

 Dần dần, các cai ngục coi các “tù nhân” như một nhóm tiêu cực thật sự, và họ phát triển các khuôn mẫu (stereotypes) về kiểu tính cách tù nhân “điển hình”. Vào ngày thứ 2, âm mưu nổi loạn của nhóm tù nhân bị phá tan và họ

7

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

dần trở nên yếu thế, thụ động. Nhóm lính canh đối xử vô cùng tùy tiện và tàn nhẫn mặc cho sự phản kháng ban đầu của tù nhân. Các tù nhân bắt đầu thực sự tin và hành động như thể họ là những tù nhân yếu thế và bất lực.

 Bất ngờ thay, suốt quá trình thí nghiệm, không một sinh viên nào trong nhóm giả tù nhân bảo rằng: “Hãy dừng lại, chúng ta đều là sinh viên như nhau và đây chỉ là một cuộc thí nghiệm”. Mọi thứ chỉ dừng lại sau 6 ngày (thay vì 14 ngày như kế hoạch của Zimbardo) khi sự ngược đãi tù nhân tăng đến mức báo động, mọi thứ quá nguy hiểm để tiếp tục. Một số sinh viên bị ảnh hưởng tâm lý đến mức muốn tự tử và không còn nhận thức rõ về cuộc đời thật của mình. -

Kết luận rút ra từ thí nghiệm: Dưới sức ép từ mệnh lệnh của những người có quyền, và khi con người tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm thì họ có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức. Do đó, mức độ nhận thức vai trò và kỳ vọng vai trò của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hơn là do tính cách bẩm sinh.

-

Một thí nghiệm đã thực hiện trước đó và chỉ ra kết quả tương tự: Thí nghiệm Milgram (1961)

2. Chuẩn mực Đặc tính của nhóm và vai trò của đặc tính nhóm về chuẩn mực: a. Khái niệm: -

Chuẩn mực là một hệ thống “quy tắc” hay “tiêu chuẩn” chính thức hay không chính thức để hướng dẫn hành vi của các thành viên trong nhóm, được các thành viên trong nhóm chấp nhận.

-

Ví dụ: Một số chuẩn mực mà mọi người đều phải tuân theo trong giao tiếp, đầu tiên là phải nói lời “làm ơn”, “cảm ơn” khi nhờ giúp đỡ và được giúp đỡ; không ngắt lời thành viên khác, giao tiếp bằng mắt…

-

Chuẩn mực được vận hành như là phương tiện ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên nhóm với sự kiểm soát ít nhất từ bên ngoài. Mỗi nhóm sẽ thiết lập một

8

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

tập hợp các chuẩn mực riêng của nhóm. Chẳng hạn, các chuẩn mực nhóm có thể là: ăn mặc như thế nào cho phù hợp, đến muộn ở mức độ nào thì có thể chấp nhận được, công việc phải hoàn thành ra sao, thông tin phải được giữ kín ở mức độ nào, quan hệ trong và ngoài công việc như thế nào. Tuy nhiên, chuẩn mực mà các nhà quản lý quan tâm nhất là các chuẩn mực liên quan đến công việc. Những chuẩn mực này có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của cá nhân. -

Khi được nhóm nhất trí và chấp nhận, các chuẩn mực có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các thành viên trong nhóm. Chẳng hạn trên thực tế, có thể thấy có những trường hợp, trong đó một nhân viên rất có năng lực và động lực làm việc cao nhưng kết quả đạt được rất thấp do ảnh hưởng quá lớn của các chuẩn mực nhóm. Các chuẩn mực này ngăn cản các thành viên thực hiện công việc ở mức độ cao.

-

Có thể thấy rằng các nhóm thường gây áp lực đối với các thành viên để đưa hành vi của họ vào khuôn khổ những chuẩn mực của nhóm. Nếu như một người nào đó trong nhóm vi phạm các chuẩn mực, các thành viên nhóm sẽ hành động để điều chỉnh hoặc thậm chí là trừng phạt sự vi phạm này. Các nghiên cứu Hawthorne và nghiên cứu của Solomon Asch đã chứng minh ảnh hưởng của chuẩn mực nhóm đến hành vi cá nhân.

b. Vai trò của những chuẩn mực: -

Các chuẩn mực có giá trị rất lớn vì chúng cung cấp một khung tham chiếu cho những gì được kỳ vọng và có thể chấp nhận được. Các nhóm có chuẩn mực tích cực thường thành công hơn trong việc đạt đến mục tiêu so với các nhóm có chuẩn mực tiêu cực.  Chúng ta có thể kể đến một vài lợi ích của chuẩn mực như sau:  Ngăn chặn những mâu thuẫn, xung đột nơi công sở - điều dẫn đến mất kết nối giữa các thành viên và giảm hiệu suất.  Cải thiện, nâng cao hiệu suất làm việc: Mọi người được hướng đến một quy chuẩn chung nhất định để đảm bảo tính liền mạch của hệ thống.  Gia tăng sự gắn bó của nhân viên với nhau và với công ty.

9

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

 Nâng cao tinh thần trách nhiệm với tập thể, tránh rối loạn chức năng. -

Để tạo nên những chuẩn mực tích cực cần:  Lãnh đạo nhóm hành động như một hình mẫu đóng vai trò tích cực.  Củng cố hành vi mong muốn bằng phần thưởng.  Kiểm soát kết quả bằng việc xem xét thành quả và phản hồi đều đặn.  Đào tạo và định hướng các thành viên mới chấp nhận các hành vi mong muốn.  Tuyển dụng các thành viên mới thể hiện các hành vi mong muốn.  Duy trì các buổi họp đều đặn để thảo luận về tiến trình và cách thức cải thiện.  Sử dụng phương pháp ra quyết định để đạt đến sự đồng thuận và nhất trí.

-

Cách phát triển chuẩn mực của nhóm 1. Các sự kiện quan trọng trong lịch sử đội. 2. Từ hành vi ban đầu tạo ra tiền lệ, đây là cách thức phát triển chú yếu nhất. 3. Tuyên bố rõ ràng từ lãnh đạo hay các thành viên. 4. Kinh nghiệm bên ngoài.

3. Địa vị a. Các khái niệm: -

Địa vị là sự đánh giá về uy tín, vị trí do người khác đặt ra cho nhóm hay những thành viên trong nhóm.

-

Địa vị là một nhân tố quan trọng trong hiểu biết hành vi: Thông thường mọi việc sẽ suôn sẻ hơn nếu người có địa vị cao hơn giao việc cho người có địa vị thấp hơn. Ngược lại thì nếu người có địa vị thấp hơn giao việc cho người có địa vị cao hơn thì sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn vì đã nảy sinh sự xung đột giữa hệ thống địa vị chính thức và địa vị không chính thức.

-

Theo lý thuyết đặc điểm địa vị, có 3 yếu tố làm nên địa vị:

10

Đề tài thuyết trình: Vai trò của đặc tính nhóm (vai trò, địa vị và chuẩn mực) Nhóm thuyết trình số 4 Hành vi tổ chức – Ngày 28/02/2022

1. Quyền lực của một người so với người khác. Bởi vì họ có khả năng kiểm soát các nguồn lực của nhóm, những người kiểm soát kết quả của nhóm có xu hướng được coi là có địa vị cao. 2. Khả năng đóng góp của một người vào các mục tiêu của nhóm. Những người có đóng góp rất quan trọng cho sự thành công của nhóm sẽ có địa...


Similar Free PDFs