TIỂU LUẬN KINH TẾ Chính TRỊ (Auto Recovered) PDF

Title TIỂU LUẬN KINH TẾ Chính TRỊ (Auto Recovered)
Author Lệ Nhật
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 225.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 159
Total Views 606

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾTIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊTên đề tài:VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬTRONG NỀN KINH TẾ SỐHà Nội, 12/2020.MỤC LỤCNỘI DUNG LỜI MỞ ĐẦU TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ.................................................................... 1 THƯ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ 

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Tên đề tài:

VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Hà Nội, 12/2020.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3 NỘI DUNG 1 . THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ....................................................................4 1.1 .

Thương Mại Điện Tử........................................................................4

1.1.1 . Khái niệm.....................................................................................4 1.1.2 . Đặc điểm và hình thức.................................................................5 1.1.3 . Lợi ích của Thương Mại Điện Tử................................................6 1.1.3.1 . Đối với Doanh nghiệp............................................................6 1.1.3.2 . Đối với người tiêu dùng.........................................................7 1.1.3.3 . Đối với Xã hội.......................................................................8 1.2 .

Vai trò của Thương Mại Điện Tử trong nền Kinh tế số..................9

1.3 .

Thương Mại Điện Tử ở một số nước trên thế giới........................10

2 . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM................................................................12 2.1 .

Thương Mại Điện tử ở Việt Nam...................................................12

2.2 .

Mục tiêu phát triển năm 2021-2025...............................................14

2.3 .

Giải pháp phát triển Thương Mại Điện Tử...................................15

KẾT LUẬN....................................................................................................17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................18

2

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học, kĩ thuật, việc áp dụng Thương Mại Điện Tử vào quá trình sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của nền Kinh tế Số là một việc phổ biến và hiệu quả hiện nay. PGS. TS. Phạm Tất Thắng - chuyên gia cao cấp Thương Mại – đã khẳng định Thương Mại Điện Tử là xu thế của thị trường hiện nay. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, chúng ta càng thấy rõ vai trò, tiện ích nổi trội của Thương Mại Điện Tử. Thương Mại Điện Tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền Kinh tế Số, giúp Doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Chính phủ xác định Thương Mại Điện Tử là nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu ứng dụng Thương mại Điện tử trong chuyển đổi Kinh tế Số nhằm bắt kịp với xu thế chung của nhân loại là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, “ Vai trò của Thương Mại Điện Tử trong nền Kinh tế Số ” được chọn làm đề tài cho bài tiểu luận. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu về Thương Mại Điện Tử, vai trò của nó trong nền Kinh tế Số và thực trạng Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam.Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp để có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

3

NỘI DUNG 1 . THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 1.1 . Thương Mại Điện Tử 1.1.1 .Khái niệm Thương mại điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến, trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận. Một số khái niệm Thương Mại Điện Tử được định nghĩa như sau: - Theo Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), "Thương Mại Điện Tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". - Theo Ủy ban Thương Mại Điện Tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương Mại Điện Tử liên quan đến các giao dịch trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ Thương Mại Điện Tử. - Theo Ủy ban châu Âu: "Thương Mại Điện Tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian. Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và 4

dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công." 1.1.2 .Đặc điểm và hình thức Đặc Điểm của Thương Mại Điện Tử: - Đáp ứng nhu cầu mọi lúc mọi nơi: Hiện nay con người đã có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi, chỉ với một chiếc điện thoại kết nối internet. - Đáp ứng tức thời: Trong tương lai, các công ty Thương Mại Điện Tử hoàn toàn có thể giải được bài toán giao hàng thông qua các chi nhánh tại địa phương. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, các trang Thương Mại Điện Tử sẽ gửi yêu cầu của khách hàng tới cửa hàng hoặc cơ quan gần nhất. Với phương pháp này, ngay lập tức giải quyết được hai vấn đề của khách hàng: thời gian đợi hàng lâu và giá vận chuyển hàng cao. - Tính cá nhân hóa: Trong tương lai, tất cả các trang Thương Mại Điện Tử có thể phân biệt được khách hàng của họ thông qua những thói quen của chính khách hàng. Những trang web thương mại điện tử nhận được nhiều lượt người dùng nhất sẽ là những trang web có thể cung cấp cho khách hàng tính cá nhân hóa cao và nâng cao tính tương tác. - Giá cả linh hoạt: Mua hàng trên các trang thương mại điện tử, bạn có thể dễ dàng so sánh giá trên cùng 1 sản phẩm. Ngoài ra, bạn còn có thể tránh mua lỗi khi tham khảo những bình luận hoặc những lượt đánh giá ở dưới mỗi sản phẩm. Các hình thức của Thương Mại Điện Tử: Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia: B2C, 5

B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó, các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm: - Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B) - Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C) - Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E) - Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) - Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B) - Chính phủ với Chính phủ (G2G) - Chính phủ với Công dân (G2C) - Khách hàng với Khách hàng (C2C) - Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B) 1.1.3 .Lợi ích của Thương Mại Điện Tử 1.1.1.1 .

Đối với Doanh nghiệp

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với Thương Mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. - Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. - Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các Showroom trên mạng. - Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. - Sản xuất hàng theo yêu cầu: Lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.UY 6

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Ví dụ mô hình của Amazon, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng. - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. - Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. - Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. - Đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất; tăng sự

linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 1.1.3.1 .

Đối với Người tiêu dùng

- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương Mại Điện Tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới. - Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn. - Giá cả: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. - Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua internet. - Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng, dễ dàng, các thông tin đa phương tiện thông qua các công cụ tìm kiếm. 7

- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm ở mọi nơi trên thế giới. - Cộng đồng: Môi trường kinh doanh Thương Mại Điện Tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. - Đáp ứng mọi nhu cầu: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng. - Thuế: Trong giai đoạn đầu của Thương Mại Điện Tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng. 1.1.3.2 .

Đối với Xã hội

- Hoạt động trực tuyến: Thương Mại Điện Tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. - Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn. - Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành công điển hình.

1.2 . Vai trò của Thương Mại Điện Tử trong nền Kinh tế số Kinh tế Số là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế Số đôi khi cũng được gọi là kinh tế Internet, kinh tế mới hoặc kinh tế mạng... Trong nền Kinh tế Số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền 8

thống sang mô hình Thương Mại Điện Tử. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp xuyên suốt năm 2020, Thương Mại Điện Tử lại càng phát triển mạnh mẽ và được coi là lĩnh vực sôi động nhất trong thị trường Kinh tế Số. Thương Mại Điện Tử mang trong mình vai trò: - Thúc đẩy lưu thông hàng hóa: Trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu sang nền Kinh tế Số, vai trò của Thương Mại Điện Tử được khẳng định như một mắt xích không thể thiếu được. Là yếu tố trực tiếp thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ thông suốt trong vùng các trọng điểm kinh tế của đất nước. Ví dụ, ở Việt Nam chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ giao dịch hàng hóa qua Thương Mại Điện Tử tăng từ 10% 30%, có đơn vị tăng tới 50%; doanh thu bán lẻ trong Thương Mại Điện Tử của Thành phố đang chiếm 8% trong tổng mức doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng. - Tiền đề cho sự phát triển hệ thống thanh toán điện tử: Sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu của thời đại nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng được coi là một giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tính liên tục, thông suốt cho hoạt động giao dịch, thúc đẩy kinh doanh giữa các chủ thể trong bối cảnh giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra. - Thúc đẩy phát triển các ngành khác: Kích thích phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đổi mới chất lượng số lượng lao động và tư duy kinh doanh, đáp ứng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm. Đưa tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các chương trình chuyển giao công nghệ. Tác động tới quá trình phân công, phân phối các nguồn lực, thực hiện chuyên môn hóa hình thành cơ cấu ngành nghề kinh doanh có hiệu quả và tạo ra các nhu cầu mới. Đặc biệt, Thương Mại Điện Tử tạo động lực phát 9

triển Logistics, sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (Worldbank), thị trường logistics dành cho thương mại điện tử Việt Nam có quy mô lên đến 560 triệu USD. - Thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực: Thương Mại Điện Tử là trung gian phân phối nguồn lực tài chính để tham gia kinh doanh, thực hiện lưu thông và luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp sản xuất tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. 1.3 . Thương Mại Điện Tử ở một số nước trên thế giới Trung Quốc: Xây dựng chính sách Thương Mại Điện Tử xuyên biên giới. Nhận thức được những lợi ích mà Thương Mại Điện Tử xuyên biên giới mang lại, chính phủ Trung Quốc đã bắt tay vào việc ban hành một loạt các chính sách có lợi cho ngành công nghiệp này. Một loạt thông báo yêu cầu các cơ quan Chính phủ có liên quan đưa ra các biện pháp hỗ trợ Thương Mại Điện Tử xuyên biên giới, để đáp ứng các xu hướng mới trong ngoại thương và nhu cầu mới nổi của thương nhân và người tiêu dùng. Tại Thâm Quyến, thành phố lớn thứ tư của Trung Quốc, 99% hoạt động Thương Mại Điện Tử xuyên biên giới được xử lý tại Qianhai, một phần của Khu thương mại tự do thí điểm Quảng Đông. Chính quyền Qianhai đã tạo ra một bộ phận đặc biệt để thu hút và phục vụ các ngành thương mại điện tử bằng cách thường xuyên tổ chức các cuộc họp với những người kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, làm rõ các chính sách và thu thập các câu hỏi để giải quyết bởi các cơ quan chính phủ khác.

10

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng phê duyệt hàng chục thành phố để tìm ra các khu vực thí điểm toàn diện Thương Mại Điện Tử xuyên biên giới, với mục đích ấp ủ ngành công nghiệp mới nổi này. Hàng Châu, thủ đô Thương Mại Điện Tử Trung Quốc, là nơi đầu tiên được chấp thuận, nhờ vào những thành tựu trong việc huy động các nguồn lực hành chính khác nhau. Chính quyền thành phố Hàng Châu đã thiết lập hệ thống cho phép nền tảng điện tử, ngân hàng, nhà điều hành hậu cần và cơ quan chính phủ chia sẻ dữ liệu thông tin cho mục đích xác định rủi ro không tuân thủ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho dòng tài chính, giám sát hành vi của doanh nghiệp, tổng hợp số liệu thống kê, v.v. Ngoài ra, chính quyền thành phố, hợp tác với một số nền tảng điện tử (ví dụ như Alibaba và Amazon), cung cấp đào tạo và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và những người mới tham gia. Hoa Kỳ: Ngăn chặn gian lận. Để bảo vệ lượng người tiêu dùng đang hoạt động trực tuyến ngày càng tăng, các nhà lập pháp liên bang Hoa Kỳ đã phát triển luật và chính sách giúp đảm bảo an toàn cho giao dịch của người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Nếu không có biện pháp bảo vệ pháp lý này, người tiêu dùng sẽ bị lừa đảo và khiến tài chính cá nhân cùng quyền riêng tư của họ gặp rủi ro. Để tạo thêm sự bảo vệ cho người tiêu dùng mua hàng trực tuyến, Quốc hội đã thông qua Đạo luật ROSCA, vào năm 2010. Luật quy định một thông lệ được gọi là truyền dữ liệu, xảy ra khi người mua hàng trực tuyến thực hiện mua hàng với một thương gia, nhưng thương gia này sau đó sử dụng bên thứ ba để xử lý thanh toán. Nếu không có quy định, điều này sẽ mở ra cơ hội cho bên thứ ba bán dữ liệu khách hàng, kiếm lợi nhuận từ thông tin cá nhân của người tiêu dùng. ROSCA nghiêm cấm việc truyền dữ liệu để ngăn chặn việc bán thông tin cá nhân của người tiêu dùng. 11

Hai cơ quan điều hành có liên quan nhiều nhất đến việc bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến là Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC). FCC và FTC chia sẻ quyền tài phán pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến và bản ghi nhớ được thực thi bởi các cơ quan, phân chia vai trò và trách nhiệm rộng rãi dựa trên các nhiệm vụ tương ứng. FCC chịu trách nhiệm xem xét khiếu nại của người tiêu dùng, FTC điều tra và thực hiện hành động thực thi chống lại những người được cho là đã vi phạm luật. 2 . THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM 2.1 . Thương Mại Điện tử ở Việt Nam Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ: Theo báo cáo eConomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam đầu năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Tăng trưởng của thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam đang ở mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, vai trò của Thương Mại Điện Tử cũng trở nên quan trọng hơn khi tỷ trọng doanh thu từ Thương Mại Điện Tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6% so với năm 2018. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng 8,6%. Trong số 10 sàn Thương Mại Điện Tử có tổng số lượt truy cập website cao nhất tại thị trường Đông Nam Á 6 tháng đầu năm 2019, có tới 5 là của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam – gồm Tiki, Sendo, thegioididong, Điện Máy Xanh và FPT Shop. Cạnh tranh cao đối với dịch vụ giao hàng chặng cuối và hoàn tất đơn hàng: Thời gian gần đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, 12

chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng. Ba yếu tố nổi bật của lĩnh vực này là đầu tư gia tăng mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ tiên tiến và cạnh tranh khốc liệt. Nhận thấy nhu cầu về tốc độ giao hàng nhanh chóng và kịp thời của người tiêu dùng, các công ty Thương Mại Điện Tử hàng đầu tại Việt Nam đang chạy đua nước rút để cải thiện tốc độ giao hàng với nhiều chiến lược khác nhau để gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Cạnh tranh giao nhận hàng hóa ngày càng trở nên khắc nghiệt khi Lazada mở dịch vụ hỏa tốc, Tiki giao hàng trong vòng 2 giờ, Shopee giao hàng trong 4 giờ với dịch vụ Shopee Express. Các sàn Thương Mại Điện Tử Việt Nam trong vài năm trở lại đây liên tục đẩy mạnh hệ thống kho vận hậu cần nhằm tối ưu hiệu suất và chi phí. Chẳng hạn như: Tiki đã hợp tác với UniDepot, để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng trong tương lai. Trong khi đó, Lazada mở các kho giao nhận tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bắc Ninh. LEL Express đã đưa trung tâm phân loại hàng hóa thứ 2 ở Hà Nội đi vào hoạt động với công suất khoảng 10.000 sản phẩm/giờ. Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) là Doanh Nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát được 61% các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê, tiếp đó là Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) với tỷ lệ là 25%. Các đơn vị chuyển phát khác chỉ chiếm 13%. Bùng nổ phương thức thanh toán trực tuyến: Các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng, tài khoản thanh toán trực tuyến dạng như Paypal, Payoneer… sẽ phổ biến rộng rãi hơn, bên cạnh đó là các hình thức thanh toán trung gian thường gặp như Ngân Lượng, Bảo Kim, Momo, ZaloPay… giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong việc mua và bán, đồng thời tăng sức mua hàng và đơn hàng cho các shop bán hàng. Xu hướng thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ khi có đến 21% các giao dịch mua bán

13

hàng hóa, dịch vụ được thực hiện onine: trong đó tỷ lệ nữ giới và nam giới thực hiện thanh toán online lần lượt là 21% và 20%. 2.2 . Mục tiêu phát triển năm 2021-2025 - Mục tiêu về quy mô thị trường: 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua sắm hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/ người/ năm; doanh số Thương Mại Điện Tử B2C (cung cấp cho người tiêu dùng) tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến tăng 25%/ năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm...


Similar Free PDFs