ĐẠO ĐỨC KINH Doanh (Recovered) PDF

Title ĐẠO ĐỨC KINH Doanh (Recovered)
Author Đoàn Thị Lệ Dung
Course Quản trị marketing
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 26
File Size 411.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 472
Total Views 841

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHDANH SÁCH NHÓMST T TÊN MSSV SĐT MAIL 1 Đoàn Thị Lệ Dung 311933006 10394541056 vndungd@gmail2 Lý Triệu Ngân 311933025 7 3 Hà Như Nguyệt 311933030 0hanhunguyet10122001@gmail m 4 Phạm Thị Minh Nguyệt 311933030 2I. SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH:1. ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

DANH SÁCH NHÓM ST

TÊN

MSSV

SĐT

MAIL

1

Đoàn Thị Lệ Dung

311933006

0394541056

[email protected]

2

Lý Triệu Ngân

1 311933025

3

Hà Như Nguyệt

7 311933030

4

0 Phạm Thị Minh Nguyệt 311933030

T

2

[email protected] m

MỤC LỤC

I.

SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH:

1. Đạo đức kinh doanh là: Một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác. Tính thực dụng sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung. Nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: - Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhân liệu nổi tiếng vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két. - Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ.

- Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội -Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. 2. Trách nhiệm xã hội là Những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. 3. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp -

Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh

-

Chất lượng doanh nghiệp

-

Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên

-

Góp phần làm hài lòng khách hàng

-

Góp phần tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp

-

Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia

4. Vấn đề đạo đức là gì ? Một vấn đề chứa đụng khía cạnh đạo đức, hay vấn đề mang tính đạo đức, vấn đề được tiếp cận từ gốc độ đạo đức là một hoàn cảnh, trường hợp, tình huống một cá nhân, tổ chức tập phải những khó khăn hay ở tình thế khó xử khi phải lựa chọn một trong những cách hành động khác nhau dựa trên tiêu chí về sự động sai theo cách quan niệm phổ biến, chính thức của xã hội đối với hành vi trong các trường hợp trong từ các chuẩn mực đạo lý xã hội. Nói một cách ngắn gọn, vẫn để đạo đức là một tình huống, một vấn đề hoặc một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức. Giữa một vấn đề mang tính đạo đức và một vấn đề mang tính chất khác có sự khác

biệt rất lớn thể hiện ở chính tiêu chí để ra quyết định. Khi tiêu chí để đánh giá và lựa chọn cách thức hành động không phải là các chuẩn mực đạo lý xã hội, mà là “tính hiệu quả”, “việc làm, tiền lương", “sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và năng suất hay lợi nhuận tối đa” thì những vấn đề sẽ mang tính chất kinh tế, nhân lực, kĩ thuật hay tài chính. Các vấn đề về đạo đức này sinh là do những mâu thuẫn giữa các triết lý đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức của cá nhân với các tiêu chuẩn đạo đức và thái độ của tổ chức mà họ đang làm việc ở đó và xã hội họ đang sống. Các mâu thuẫn đạo đức thưởng này sinh trong các mối quan hệ của tổ chức với khách hàng, nhân viên, nhà cung ứng, và những cá nhân khác, và cũng là do kết quả của những hành vi như biếu quà, tiền lại quả và sự phân biệt giá cả. 5. Nguồn gốc của vấn đề đạo đức Bản chất của vấn đề đạo đức là sự mâu thuẫn hay tự mâu thuẫn. Về cơ bản, mậu thuẫn có thể xuất hiện trên các khía cạnh khác nhau như triết lý hành động, mối quan hệ quyền lực trong cơ cấu tổ chức, sự phối hợp trong các hoạt động tác nghiệp hay phân phối lợi ích; ở các lĩnh vực như marketing, điều kiện lao động, nhân lực, tài chính hay quản lý. Mâu thuẫn có thể tự xuất hiện trong mỗi con người (tự mâu thuẫn) giữa những người hữu quan bên trong như chủ sở hững, người quản lý, người lao động, hay với những đối tượng hữu quan bên ngoài như khách hàng, đối tác, đối thủ hay cộng đồng, xã hội. Trong nhiều trường hợp, chính phủ trở thành một đối tượng hữu quan bên ngoài đầy quyền lực. Các mâu thuẫn như:  Mâu thuẫn về triết lý  Mâu thuẫn về quyền lực  Mâu thuẫn về sự phối hợp  Mâu thuẫn về lợi ích.

II.

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH:

KHAISILK NHẬP

HÀNG TRUNG QUỐC GẮN MÁC VIỆT NAM 1. TÓM TẮT VỤ VIỆC VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Nhắc đến các sản phẩm từ lụa, không ai trên con phố Hàng Gai không biết tới "đế chế" Khải Silk. Khởi nguồn là một cửa hàng thêu gia đình, những năm cuối thập niên 80 Hoàng Khải khi đó là chàng sinh viên nhạc viện 25 tuổi đã quyết định dừng việc học để xây dựng nên cửa hàng Khải Silk đầu tiên. Ngay từ đầu, thương hiệu lụa Khaisilk đã được Hoàng Khải định vị là sản phẩm cao cấp với một mô hình bài bản nên nhanh chóng tạo dựng danh tiếng, đặc biệt với khách du lịch nước ngoài. Với vị thế này, cửa hàng đầu tiên của Khải Silk đã nhanh chóng phát triển, đồng thời kéo theo sự phát triển của nhiều cửa hàng tơ lụa khác trên cùng khu phố này. Ông Khải cũng tự đánh giá mình là người khai sinh ra "phố tơ lụa" Hàng Gai. Các sản phẩm lụa trong cửa hàng Khaisilk ban đầu được đặt làm tại các làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông hay Đà Nẵng. Tuy nhiên, trả lời Forbes năm 2013, ông Khải cũng cho biết khi quy mô doanh nghiệp ngày càng phát triển, ông còn nhập lụa từ Trung Quốc. "Mẫu mã do mình thiết kế, mình chỉ đặt hàng theo ý mình", ông Khải nói. Khác với những thương hiệu của làng nghề, Khaisilk là thương hiệu tư nhân hiếm hoi định vị trên thị trường các sản phẩm lụa cao cấp tại Việt Nam. Nhờ vị thế có phần độc quyền ở phân khúc này, sự phát triển của hệ thống Khải Silk ngày càng mạnh. Thương hiệu lụa Khaisilk – một thương hiệu đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những năm 1986, 1987 và càng ngày càng phát triển cho tới nay. Với hơn 30 năm tồn tại, từ lâu thương hiệu Khaisilk đã được người dùng Việt tin tưởng và tự hào khi giới thiệu các sản phẩm từ lụa “Made in Vietnam” tới các bạn nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cũng lựa chọn sản phẩm lụa của Khaisilk làm quà tặng biếu,.. Không chỉ sản phẩm lụa Khaisilk được quan tâm, người sáng lập ra tập đoàn Khaisilk

ông Hoàng Khải cũng là tấm gương sáng với những phát ngôn để đời, truyền cảm hứng kinh doanh cho các bạn trẻ. Sau sự thành công của cửa hàng 113 Hàng Gai, những chi nhánh, cửa hàng trưng bày sản phẩm được doanh nhân này liên tục mở ra tại những khách sạn 5 sao, những vị trí bất động sản đắt giá tại các thành phố lớn nhằm quảng bá thương hiệu, đặc biệt là với phân khúc khách hàng có điều kiện. Đồng thời, với cách định vị sản phẩm này, thương hiệu Khaisilk cũng được nhiều doanh nghiệp trong nước tìm đến khi cần những quà tặng cho đối tác. Năm 2002, Công ty TNHH Khải Đức được thành lập. Đây là hạt nhân chính trong hệ sinh thái của Khải Silk phụ trách mảng kinh doanh lụa và sau này là hệ thống nhà hàng cao cấp. Theo đăng ký kinh doanh của Khải Đức, doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 46,5 tỷ đồng do ông Hoàng Khải là cổ đông lớn nhất sở hữu 99% vốn. Khải Đức có hệ thống 11 chi nhánh, trong đó có 6 chi nhánh là cửa hàng thời trang, bao gồm cả cửa hàng Khải Silk đầu tiên tại số 113 Hàng Gai, Hà Nội. Đầu những năm 2000, ông Hoàng Khải quyết định Nam tiến đồng thời "lấn sân" sang lĩnh vực resort và nhà hàng. Đầu tiên là nhà hàng cao cấp Au Menoir de Khai được xây dựng trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM. Tiếp đó là resort Hội An Riverside. Và đặc biệt là tòa lâu đài màu trắng Tajmasago trị giá 15 triệu USD nằm tại bờ hồ bán nguyệt khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Sau đó, những cửa hàng, thương hiệu Khaisilk bắt đầu có mặt ở những khu vực Đồng Khởi (TPHCM), khách sạn Intercontinental Peninsula Đà Nẵng và JW Marriott Phú Quốc. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án bất động sản của ông chủ Tập đoàn KhaiSilk gồm trung tâm thương mại và giải trí "Sài Gòn Paragon" thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu với số vốn đầu tư lên tới 35 triệu USD được khai trương vào tháng 7/2009, hay chuỗi nhà hàng cao cấp như Charm Charm, Nam Phan, Khai’s Brothers... Gần đây nhất, ông Hoàng Khải mở cửa hàng phở mang tên phở Ông Khải tại TP. HCM. Đây là quán đầu tiên được mở trong chuỗi 100 tiệm phở dự kiến được mở trên địa bàn các tỉnh thành miền Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào tình hình tài chính của Khải Đức trong những năm gần đây, cho thấy bức tranh hoàn toàn khác. Đến cuối năm 2016, Khải Đức đang âm vốn điều lệ với khoản lỗ lũy kế gần 48 tỷ đồng. Hoạt động của Khải Đức trong 2 năm gần đây vẫn có lãi, nhưng với quy mô chỉ vài tỷ đồng mỗi năm. Điều này dẫn tới thực trạng toàn bộ tài sản của công ty này hiện được tài trợ bằng nợ phải trả. Nhưng "đòn" nặng nề nhất mà ông Hoàng Khải đón nhận lại chính ở mảng tơ lụa, khi ngày 23/10, trên trang Facebook cá nhân Đặng Như Quỳnh đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác “Made in China”. Theo anh Quỳnh, công ty của gia đình anh đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa với giá 644.000 đồng mỗi chiếc tại cửa hàng Khải Silk 113 Hàng Gai (Hà Nội). Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK - Made in Vietnam”, vừa có mác “Made in China”. Khi kiểm tra toàn bộ lô hàng, công ty còn phát hiện trong số còn lại có nhiều khăn có dấu hiệu cắt mác tại viền khăn. Trước sự việc trên, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk sau đó đã thừa nhận với truyền thông "bán 50% lụa 'made in China' trong hệ thống của mình" và gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng. "Cái mất mát lớn nhất là thương hiệu quốc gia, bởi Khaisilk thường được nhiều đoàn khách quốc tế lựa chọn khi đến Việt Nam", ông Trần Hùng, Cục phó Cục Quản lý thị trường chia sẻ trong buổi kiểm tra cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai và tiến hành tịch thu một số sản phẩm có trị giá 30 triệu đồng ngày hôm qua. Trước sự việc liên quan đến sản phẩm Khaisilk, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng đã có văn bản yêu cầu Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin liên quan tới việc Tập đoàn Khaisilk bán khăn nhãn mác "made in China" vào ngày 26/10. "Trường hợp nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý và báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/10", Bộ Công Thương cho biết. Ông Hoàng Khải không phải doanh nhân thành đạt đầu tiên được biết tới bởi xây dựng thương hiệu thành công trên sự lừa dối. Sự “xui

xẻo” xảy ra với thương hiệu Khaisilk chỉ là giọt nước tràn ly của cái gọi là: Nguy cơ suy thoái của thương hiệu Việt trước cơn lũ hàng Tàu. Vào 30/10, Sau khi kiểm tra cửa hàng KhaiSilk ở Hà Nội, phát hiện có dấu hiệu vi phạm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan công an điều tra. 1/11, mở rộng điều tra hoạt động của Khaisilk: Cục Quản lí thị trường đã yêu cầu các chi cục Quản lí thị trường kiểm tra mở rộng những dấu hiệu kinh doanh gian lận của hệ thống Khaisilk ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Mính cũng như ở các khách sạn, resort 5 sao ở nhiều địa phương. Mặc cho Hoàng Khải đã “cúi đầu xin lỗi” vì sự cố khăn lụa Khaisilk hàng Tàu gắn mác Việt nhưng khách hàng vẫn phẫn nộ vì khẳng định đây là cố tình lừa dối chứ không phải sai sót như ông ta tự nhận. Niềm tin về của người tiêu dùng về thương hiệu tầm cỡ quốc gia có lẽ đa hoàn toàn đổ vỡ. Đã từ lâu, vào cửa hàng gì, làng nghề truyền thống nào, người ta cũng canh cánh nỗi lo mua phải hàng Trung Quốc đội lốt. Ai đó nói trong sự việc của Khaisilk có một sự thật đáng mừng: Lụa Trung Quốc phải gắn mác Việt Nam chứng tỏ lụa Việt Nam được ưa chuộng hơn. Nhưng tôi tin rằng, người ta không chỉ mua một chiếc khăn lụa mà còn mua một lòng tin, mua một niềm tự hào về thương hiệu Việt. Những thương hiệu Việt vốn ít ỏi, “của tin còn một chút này” lại đang mong manh dễ vỡ hơn bao giờ hết. Thói quen ăn xổi, tư duy chụp giật, ngắn hạn của không ít doanh nhân Việt đang giết chết nhiều thương hiệu trong nước. Nhiều chuyên gia về lĩnh vực thương hiệu cũng cho rằng, sự việc lần này sẽ tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng với thương hiệu lụa Khaisilk. "Đế chế" mang tầm quốc tế này chắc chắn sẽ khó có thể lấy lại niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu đã gây dựng trong gần 30 năm qua. 2. Nguồn gốc dẫn đến việc vi phạm đạo đức kinh doanh Nguyên nhân chung dẫn đến vụ việc Trong thời gian gần đây, liên tiếp các thương hiệu, chuỗi cửa hàng thời trang của

Việt Nam dính vào các nghi án cắt mắc, phù phép hàng nhập khẩu thành hàng Việt. Điển hình là vụ việc 4 tấn quần áo đáng tiến hành cắt mắc ngoại dán nhẵn Việt Nam thì bị cơ quan Quản lí Thị trường thành phố Hà Nội đã phát hiện. Trước đó, một doanh nghiệp (DN) ở Hà Nội cho biết đã mua sản phẩm của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) để làm quà tặng cho đối tác. Số khăn tay lụa tơ tằm Việt Nam thương hiệu Khai Silk (kích thước 50 x 50 cm), với đơn giá 644.000 đồng/chiếc. Khách sau khi nhận hàng thì phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng 60 chiếc này có gắn 2 nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung “Khaisilk made in Vietnam” còn một nhãn nữa với nội dung “made in China”. Khách hàng cũng cho biết khi kiểm tra 59 chiếc khăn còn lại, phát hiệu dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với dòng chữ “made in China”.

Để giải đáp thắc mắc của khách hàng là vì sao một chiếc khăn lại có hai mác, đại diện của cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai - nơi bán lô hàng trên, khẳng định chất liệu khăn được làm từ 100% lụa tơ tằm và bao biện rằng, có sự nhầm lẫn của nhân viên kho nên đã lấy nhầm chiếc khăn từ một lô hàng khác, đồng thời phía cửa hàng đã gửi lời xin lỗi và hứa sẽ rút kinh nghiệm. Về việc có gắn mác với nội dung “made in China”, vị này cho biết nhân viên kho đã nhầm lẫn khi soạn lô khăn tay thuộc mẫu 55 x 55 cm. Theo đó, nhân viên bộ phận kho khi soạn lô 60 khăn cho đơn hàng, do bị thiếu một chiếc đã lấy ngay trên máy may đang

sản xuất khăn cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ. Đơn hàng bị lấy nhầm lại đang sản xuất 350 chiếc cho một khách hàng khác ở Hong Kong. Việc may nhãn mác “made in China” là theo yêu cầu của khách hàng. Thế nhưng, sau sự cố trên, một khách hàng khác tên L. ở Hà Nội cũng tố việc mua lụa của Khaisilk nhưng có dấu hiệu bị cắt đi mác "made in China". Bởi, sau khi anh mua hai chiếc khăn lụa về làm quà cho mẹ thì phát hiện dấu hiệu cắt mác, thay vào đó là mác mới của Khaisilk. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM cũng thẳng thắn bày tỏ ông không quá bất ngờ với lời biện hộ này vì đã quá quen với việc doanh nghiệp làm sai rồi đổ lỗi cho nhân viên. Chính ông chủ Hoàng Khải đã đứng ra xác nhận việc 30 năm qua nhập hàng Trung Quốc về bán, đây là một dấu mốc quan trọng mà từ đó có thể khẳng định lời giải thích của bà Nguyễn Thị Thu Nga ở cửa hàng 113 Hàng Gai (Hà Nội) là biện hộ, đổ lỗi cho nhân viên nhằm trốn tội. Trước những lùm xùm, ban đầu ông Hoàng Khải, chủ thương hiệu Khaisilk, đã lên tiếng khẳng định: không có chuyện đóng fangape Khaisilk Boutique trên facebook và cho biết fangape này vẫn hoạt động bình thường. Song, ông Hoàng Khải từ chối trả lời về bán hàng “Made in China” tại cửa hàng trong hệ thống của mình, quyết chọn sự im lặng. Thế nhưng, mới đây nhất (25/10), ông Hoàng Khải, chủ thương hiệu Khaisilk đã phải thừa nhận tập đoàn bán khăn “Made in China” nhưng mang thương hiệu “Khaisilk made in Vietnam”. Thậm chí, việc này đã diễn ra từ hàng chục năm nay và Khaisilk coi đó là một việc bình thường cho đến khi bị tố ầm ĩ. Ông chủ thương hiệu này nhìn nhận ngay bây giờ và sắp tới đây, thương hiệu Khaisilk sẽ bị khủng hoảng và có thể phải khó khăn trong một thời gian. Ông chủ Khaisilk đã cúi đầu xin lỗi khách, cùng lời giải thích do tập đoàn mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực, trong khi mảng lụa tơ tằm chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu của tập đoàn nên ông đã không chú tâm vào đầu tư phát triển.

Trong khi đó, việc mở rộng nhanh sang nhiều lĩnh vực cũng như tầm hoạt động khắp Bắc - Trung - Nam cũng khiến ông chủ thương hiệu này lúng túng trong khâu quản lý, đặc biệt là mảng kinh doanh lụa tơ tằm không còn được như ban đầu, thậm chí lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát. “Khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực và vùng miền, khả năng quản lý doanh nghiệp của tôi còn hạn chế. Tôi đã không bao quát được tất cả các lĩnh vực và gần như không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa nữa, dù đây là sản phẩm làm nên thương hiệu Khaisilk. Và sai lầm tôi phải chịu. Tôi không trốn tránh gì trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn”, ông Hoàng Khải chia sẻ. Điều khiến khách hàng đặt câu hỏi về uy tín của một thương hiệu lớn là ở trên, ông chủ Hoàng Khải giải thích không chú tâm vào phát triển mảng lụa tơ tằm thì ở dưới, ông lại nhấn mạnh dù là hàng nhập từ Trung Quốc, lụa bán tại cửa hàng không phải là sản phẩm kém chất lượng. Bởi trước đến nay tất cả hàng bán ở Khaisilk phải duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng, đạt yêu cầu mới nhập. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc theo chủ thương hiệu Khaisilk Nguyên nhân xuất phát vào giữa những năm 90, khi ngành sản xuất tơ lụa của Việt Nam suy thoái. Doanh nghiệp không thể tìm đủ nguồn hàng phù hợp với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng ở các làng nghề trong nước. Trong khi đó nhu cầu thị hiếu của thị trường luôn luôn thay đổi và đòi hỏi cao hơn. Ông quyết định sang Trung Quốc tìm nguồn hàng nhập về. Khi đó ông chỉ nghĩ đơn giản, các thương hiệu nổi tiếng như Zara, H&M, Gucci… đều nhập hàng từ Trung Quốc về phân phối ở các nước khác bằng tên của họ. Cái sai của tôi là khi thấy các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa", ông Khải chia sẻ. Cũng theo doanh nhân Hoàng Khải, lẽ ra tại cửa hàng phải có “Khaisilk made in Việt Nam” và “Khaisilk made in Trung Quốc”, chứ không thể đánh lận con đen.

Ông cho biết mình đã không làm được điều đó và sao nhãng quản lý, sai lầm trong cách định vị sản phẩm và xuất xứ hàng hóa không rõ ràng đã dẫn đến hậu quả những ngày qua.

Cũng doanh nhân này thừa nhận, hiện nay cơ cấu nguồn tơ lụa trong hệ thống của Khảisilk là nhập khẩu từ Trung Quốc là 50%. 50% còn lại nhập từ các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam, chủ yếu là làng Nha Xá (Hà Nam). Ông Khải còn cho rằng nguyên nhân là ngành tơ lụa của Việt Nam phát triển khá chậm. Thậm chí, đến làng nghề tơ lụa Vạn Phúc (Hà Đông), bản thân ông cũng khó phân biệt hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam. Và để mua được sản phẩm đúng của Việt Nam chính ông cũng không chắc chắn. Ông còn đưa ra nguyên nhân rằng, thực trạng cho thấy tơ lụa của Việt...


Similar Free PDFs