Thống kê trong kinh tế và kinh doanh final PDF

Title Thống kê trong kinh tế và kinh doanh final
Author Ngô Diễm Quỳnh Phạm
Course Xác suất thống kê
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 51
File Size 1.8 MB
File Type PDF
Total Downloads 191
Total Views 302

Summary

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh University of Economics Ho Chi Minh CityBÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊĐề tài:Mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viênUEH trong quá trình làm việc nhómGiảng viên : TS Chu Nguyễn Mộng Ngọc Khóa : K Bộ môn : Thống kê trong kinh doanh Nhóm : Fusion Girls🙞🙞 Tháng 10/...


Description

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh University of Economics Ho Chi Minh City

BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ Đề tài:

Mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viên UEH trong quá trình làm việc nhóm

Giảng viên: TS Chu Nguyễn Mộng Ngọc Khóa: K46 Bộ môn: Thống kê trong kinh doanh Nhóm: Fusion Girls

🙞🙞 Tháng 10/2021 🙞🙞 1

LỜI MỞ ĐẦU Thống kê là nghiên cứu tập hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Đây là một trong những môn quan trọng được áp dụng vào thực tế nhằm thống kê lại và đánh giá tình hình khách quan của xã hội. Áp dụng những hiểu biết của mình về thống kê nói chung và bộ môn “Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh” nói riêng, nhóm chúng tôi xin thực hiện đề tài: “ Mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viên UEH trong quá trình làm việc nhóm” với mong muốn cho các bạn sinh viên hiểu hơn về quá trình làm việc nhóm quan trọng ra sao, thông qua đó chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm những khó khăn, từ đó rút ra kết luận và giải pháp. Sau khoảng thời gian từ ngày 23/09/2021 đến 28/10/2021 với sự chuẩn bị, đầu tư, nghiên cứu của các thành viên trong nhóm cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của giảng viên bộ môn và 150 bạn sinh viên từ trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ( UEH) tham gia khảo sát thì nhóm đã hoàn thành được dự án thống kê của mình.

2

LỜI CẢM ƠN Để dự án thống kê: “Mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viên UEH trong quá trình làm việc nhóm” được hoàn thành, nhóm chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: ● Cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Giảng viên môn Thống kê Ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy nhóm trong quá trình học tập, tìm hiểu và hoàn thành dự án này. ● Chân thành cảm ơn các anh, chị, bạn sinh viên từ các ngành trong trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp nhóm thực hiện khảo sát này. Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Nhóm rất mong nhận được sự góp ý từ quý giảng viên, và các anh, chị, bạn sinh viên nhằm khắc phục và phát triển ngày càng tốt hơn.

3

Để hoàn thành báo cáo này, nhóm chúng tôi đã có sự phân chia công việc, nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của các thành viên như sau: BẢNG TỶ TRỌNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Đóng góp

1

Trần Mỹ Quỳnh

Khảo sát, nhập liệu, phân tích dữ liệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, nhận xét phần 2

100%

2

Phạm Ngô Diễm Quỳnh

Khảo sát, nhập liệu, phân tích dữ liệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, nhận xét phần 2

100%

3

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

Khảo sát, nhập liệu, phân tích dữ liệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, nhận xét phần 1 và phần 2

100%

4

Nguyễn Ngọc Trâm

Khảo sát, nhập liệu, phân tích dữ liệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, nhận xét phần 2

100%

5

Hồ Tuyết Minh

Khảo sát, nhập liệu, phân tích dữ liệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, nhận xét phần 2

100%

6

Trần Thị Hương Nguyên

Khảo sát, nhập liệu, phân tích dữ liệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, nhận xét phần 3

100%

4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 2 LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. 3 MỤC LỤC................................................................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................... 7 Bảng biểu................................................................................................................................. 7 Biểu đồ..................................................................................................................................... 8 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................................................ 10 I) Bối cảnh nghiên cứu..........................................................................................................10 II) Cơ sở lý thuyết.................................................................................................................. 10 III) Mục tiêu đề tài.................................................................................................................. 12 IV) Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................12 V) Lí do lựa chọn đề tài.......................................................................................................... 12 VI) Thông tin cần thu thập để nghiên cứu..............................................................................12 VII) Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 13 VII) Tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 13 BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH.......................................................................................................15 Phần 1: Thông tin chung......................................................................................................... 15 Phần 2: Quá trình làm việc nhóm...........................................................................................17 Phần 3: Mức độ hài lòng của sinh viên...................................................................................36 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP....................................................................................................42 Kết luận.................................................................................................................................. 42 Đề xuất và giải pháp............................................................................................................... 42 PHỤ LỤC.................................................................................................................................. 43 Bảng câu hỏi khảo sát............................................................................................................. 43 Thông tin người khảo sát........................................................................................................47

5

DANH MỤC BẢNG BIỂU  BẢNG BIỂU - Bảng 1: Bảng tần số thể hiện tỷ lệ giới tính của sinh viên khảo sát. - Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên các khóa trong trường UEH. -

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện các nhóm ngành của sinh viên.

- Bảng 4: Bảng tần số thể hiện tỷ lệ sinh viên đã từng và chưa từng tham gia làm việc nhóm.

- Bảng 5: Bảng tần số thể hiện sự đồng tình về quan điểm “làm việc theo nhóm hiệu quả hơn cá nhân”.

- Bảng 6: Bảng tần số thể hiện tần suất tham gia làm việc nhóm trong một học kì. - Bảng 7: Bảng tần số thể hiện vị trí thường đảm nhận khi làm việc nhóm. -

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình mà sinh viên dành ra để làm việc nhóm.

- Bảng 9: Bảng tần số thể hiện sự lựa chọn hình thức làm việc khi làm nhóm. -

Bảng 10: Bảng tần số thể hiện số lượng thành viên trong một nhóm mà sinh viên cho là hiệu quả nhất.

-

Bảng 11: Bảng tần số thể hiện mục đích làm việc nhóm của sinh viên.

6

- Bảng 12: Bảng tần số thể hiện tỉ lệ tham gia các khóa học liên quan đến làm việc nhóm của sinh viên. -

Bảng 13: Bảng tần số thể hiện số điểm cao nhất sinh viên từng nhận được khi làm việc nhóm.

- Bảng 14: Bảng phân tích dữ liệu số điểm cao nhất sinh viên từng nhận được khi làm việc nhóm. -

Bảng 15 Bảng phân tích sự tương quan giữa số điểm cao nhất sinh viên từng nhận được và thời gian trung bình khi làm việc nhóm.

-

Bảng 16: Bảng tần số thể hiện số điểm thấp nhất mà sinh viên từng nhận được khi làm việc nhóm.

-

Bảng 17: Bảng phân tích dữ liệu số điểm thấp nhất sinh viên từng nhận được khi làm việc nhóm.

- Bảng 18: Bảng tần số thể hiện tần suất người tham gia khảo sát cảm thấy khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng ảnh hưởng đến kết quả nhóm.

- Bảng 19: Bảng tần số thể hiện tần suất người tham gia khảo sát cảm thấy mức độ hợp tác của các thành viên nhóm.

- Bảng 20: Bảng tần số thể hiện tần suất người tham gia khảo sát cảm thấy tác động động làm việc nhóm đến kết quả học tập.

- Bảng 21: Bảng tần số thể hiện tần suất của người tham gia khảo sát về việc sẵn sàng làm việc nhóm trong tương lai.



BIỂU ĐỒ

7

- Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới tính của sinh viên tham gia khảo sát. - Hình 2: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên các khóa tham gia khảo sát trong trường UEH.

- Hình 3: Biểu đồ thể hiện các nhóm ngành của sinh viên. - Hình 4: Biểu đồ thanh thể hiện tỷ lệ sinh viên đã từng và chưa từng làm việc nhóm. - Hình 5: Biểu đồ thể hiện sự đồng tình về quan điểm “làm việc nhóm hiệu quả hơn làm việc cá nhân”.

- Hình 6: Biểu đồ thể hiện tần suất tham gia làm việc nhóm trong một học kỳ. - Hình 7: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ vị trí thường đảm nhận khi làm việc nhóm. - Hình 8: Biểu đồ hộp về thời gian trung bình mà sinh viên dành ra để làm việc nhóm. - Hình 9: Biểu đồ tròn thể hiện tỷ lệ sinh viên lựa chọn các hình thức làm việc nhóm. - Hình 10: Biểu đồ thanh thể hiện số lượng thành viên trong một nhóm mà sinh viên cho là hiệu quả nhất.

- Hình 11: Biểu đồ thanh thể hiện mục đích làm việc nhóm của sinh viên. 8

- Hình 12: Biểu đồ tròn thể hiện tỷ lệ sinh viên tham gia các khóa học liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm.

- Hình 13: Biểu đồ nhánh lá thể hiện số điểm cao nhất sinh viên từng nhận được khi làm việc nhóm.

- Hình 14: Biểu đồ nhánh lá thể hiện số điểm thấp nhất sinh viên từng nhận được khi làm việc nhóm.

- Hình 15: Biểu đồ histogram thể hiện khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng đến kết quả nhóm.

- Hình 16: Biểu đồ histogram thể hiện mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm. - Hình 17: Biểu đồ histogram thể hiện mức độ ảnh hưởng của hoạt động làm việc nhóm đến kết quả học tập.

- Hình 18: Biểu đồ thể hiện tần suất của người tham gia khảo sát về việc sẵn sàng làm việc nhóm trong tương lai.

9

10

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

I) BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

“Làm việc nhóm” đã không còn là một hoạt động xa lạ, gắn chặt với công việc, học tập của hầu hết tất cả mọi người. “Làm việc nhóm” hay thường được gọi là “teamwork” luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Mỗi bạn sinh viên đều đã phải hợp tác với nhau để làm việc nhóm để hoàn thành các bài tập giảng viên yêu cầu, tổ chức các sự kiện trong các câu lạc bộ,... Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả khi làm việc nhóm sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: trưởng nhóm (leader), thành viên nhóm (teammate), thời gian dành ra để làm việc nhóm,... Đặc biệt, do tần suất làm việc nhóm không thường xuyên ở cấp trung học, các bạn sinh viên năm nhất thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn hiểu rõ hơn về thực trạng làm việc nhóm của các sinh viên UEH hiện nay, chúng tôi đã chọn chủ đề “Mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viên UEH trong quá trình làm việc nhóm” làm đề tài nghiên cứu. II) CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm “Làm việc nhóm” - “teamwork” là sự hợp tác làm việc để cùng đạt được mục đích cuối cùng bởi một nhóm người, là một phương pháp làm việc vô cùng quen thuộc trong tất cả môi trường, từ học tập, làm việc đến vui chơi, giải trí. Mấu chốt của “làm việc nhóm” là sự tương tác, hỗ trợ nhau thường xuyên, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm. Ngoài ra, các thành viên nhóm có thể sử dụng những kỹ năng của bản thân nhằm đóng góp, xây dựng công việc nhóm tốt hơn. 2. Hiệu quả làm việc nhóm Về định nghĩa “hiệu quả làm việc nhóm”, theo Hackman (1990) và Sundstrom (1999), đó là mức độ mà kết quả công việc cuối cùng của nhóm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá, sự kỳ vọng của người khác về chất lượng, số lượng, hiệu suất công việc, đồng thời thể hiện sự hài lòng của các thành viên cũng như cải thiện kỹ năng làm việc nhóm của các cá nhân trong tương lai. Ngoài ra, một nhóm làm việc hiệu quả còn thể hiện ở tính duy trì bền vững, nhóm không có bất đồng, mâu thuẫn nội bộ và có thể tiếp tục thực hiện các chức năng khác sau khi đã kết thúc công việc. Tính bền vững vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình làm việc nhóm (Berkowitz, 1954). Các yếu tố đánh giá hiệu quả làm việc nhóm: ● Không ích kỷ, tư lợi cá nhân, đồng lòng hướng đến mục tiêu chung 11

● Lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm ● Động viên, khích lệ tinh thần, quan tâm chân thành đến các thành viên khác ● Tích cực phát biểu ý kiến, chủ động đưa ra yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết ● Các kênh giao tiếp rõ ràng, linh hoạt, kịp thời ● Các thành viên có kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận ● Chất lượng, năng suất làm việc của từng cá nhân ● Sự lãnh đạo, dẫn dắt, ủy quyền trách nhiệm của người lãnh đạo, v.v. 3. Thực trạng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay Đa số các trường Đại học tại Việt Nam hiện nay thực hiện quy chế đào tạo tín chỉ, dần dần đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó hoạt động làm việc nhóm giúp sinh viên rèn luyện tính chủ động, tư duy phản biện, tinh thần tự học. Các giảng viên hiện nay đã tích cực áp dụng các hoạt động làm việc nhóm trong các buổi học, góp phần tạo nên các sản phẩm trí tuệ chất lượng, tạo ra cơ hội giúp sinh viên lĩnh hội tri thức hiệu quả. Tuy nhiên, dù đã nhận thức được ý nghĩa của phương pháp học tập này, nhiều sinh viên vẫn lo lắng, gặp nhiều khó khăn khi làm việc nhóm. Hiệu quả làm việc nhóm chỉ mang tính hình thức, tập trung vào thành quả, chú trọng điểm số mà không quan tâm đến quá trình làm việc, hợp tác để tạo ra sản phẩm. Sự đánh giá điểm số của các nhóm còn chủ quan, chỉ đánh giá biểu hiện từng thành viên chứ không cho điểm hoạt động làm việc của nhóm. Ngoài ra, tinh thần chủ động, ý thức tham gia đóng góp ý kiến của sinh viên còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm. Tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), hoạt động làm việc nhóm diễn ra thường xuyên, không chỉ ở các môn học chuyên ngành mà còn xuất hiện ở các môn đại cương, hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, phong trào sinh viên,... Ngay từ năm nhất, các tân sinh viên đã được hướng dẫn về phương pháp làm việc nhóm thông qua các buổi sinh hoạt định hướng đầu năm học, qua sự chỉ dẫn của giảng viên từ những môn học đầu tiên. Với hình thức đăng ký tín chỉ, nhiều sinh viên dễ dàng duy trì các nhóm đã gắn bó từ năm nhất, tiếp tục làm việc trong các môn học, dự án tiếp theo. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, phần lớn sinh viên đều từng gặp phải khó khăn trong quá trình làm việc nhóm, hầu hết xuất phát từ cách quản lý nhóm, mâu thuẫn nội bộ, sự thất vọng trước kết quả không đạt yêu cầu,... Một số sinh viên liên tục thay đổi nhóm làm việc do thiếu kỹ năng, kiến thức chuyên môn, thái độ không đúng mực, dẫn đến tình trạng các thành viên khác không hài lòng và không thể duy trì nhóm làm việc trước đó.

12

III) MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ● Mục tiêu 1: Tìm hiểu góc nhìn chung của mọi người về vấn đề “Làm việc nhóm” trong môi trường học tập nói riêng ● Mục tiêu 2: Hoàn thành báo cáo theo tiêu chuẩn của môn học "Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh" Thêm vào đó, chúng tôi cũng tự đặt ra các mục tiêu riêng cho bản thân từng thành viên trong nhóm: ● Mục tiêu 1: Củng cố kiến thức đã học của môn "Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh" qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu ● Mục tiêu 2: Nâng cao kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm trong xuyên suốt 5 tuần làm việc ● Mục tiêu 3: Có cái nhìn chính xác hơn khi gặp phải các vấn đề, sự kiện trong xã hội hiện nay. IV) ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu bao gồm 150 sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM từ khóa 47 đến khóa 44:  Khóa 47: 38 đối tượng  Khóa 46: 38 đối tượng  Khóa 45: 38 đối tượng  Khóa 44: 36 đối tượng V) LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI -

Đề tài thực tế, gần gũi với sinh viên.

-

Chúng tôi chọn đề tài trên vì muốn tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm và cái nhìn tích cực hơn trong quá trình học tập, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, trao đổi kiến thức một cách dễ dàng, thuận tiện. 13

-

Ứng dụng những kiến thức và kĩ năng đã học cùng các công cụ hỗ trợ xử lí số liệu vào thực tiễn nghiên cứu đề tài nhóm.

VI) THÔNG TIN CẦN THU THẬP ĐỂ NGHIÊN CỨU ● Giới tính của đối tượng khảo sát ● Khoá học ● Ngành học ● Bạn đã từng làm việc nhóm chưa? ● Bạn có nghĩ làm việc nhóm hiệu quả hơn làm việc cá nhân? ● Bạn thường làm việc nhóm cho mục đích gì? Và theo hình thức nào? ● Tần suất tham gia làm việc nhóm trong một học kỳ? ● Bạn thường đảm nhận vai trò nào? ● Số lượng thành viên tham gia bạn cho là hiệu quả nhất? ● Thời gian trung bình (phút) bạn dành ra mỗi lần làm việc nhóm ● Bạn đã từng tham gia các khóa học hay các buổi hội thảo chia sẻ về kỹ năng làm việc nhóm chưa? ● Bạn từng nhận số điểm cao nhất và thấp nhất khi làm việc nhóm là bao nhiêu? ● Mức độ ảnh hưởng từ khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng, sự hợp tác của các thành viên đến kết quả làm việc nhóm? ● Làm việc nhóm tác động như thế nào đến kết quả học tập của bạn? ● Trong tương lai bạn vẫn sẵn sàng làm việc nhóm? VII) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -

Chọn vấn đề để nghiên cứu

-

Lập ra những câu hỏi khảo sát về vấn đề trên

-

Thiết kế bộ câu hỏi gồm 18 câu trên Google form 14

-

Gửi form khảo sát cho 150 sinh viên thông qua các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram,…

-

Sử dụng Google form, SPSS, Excel để thống kê, thu thập dữ liệu và tiến hành làm bài báo cáo

-

Phân tích các kết quả đã thu được và bắt đầu làm báo cáo dựa vào những phân tích đó.

VII) TÀI LIỆU THAM KHẢO 

https://www.octanner.com/insights/articles/2018/9/13/the_teamwork_definit.html



https://trinhducduong.com/lam-viec-nhom-la-gi/



http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/47188



David R. Anderson, Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, Cengage Learning

15

BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG Câu 1: Giới tính của bạn là gì? Bảng 1: Bảng tần số thể hiện tỷ lệ giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

Giới tính

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

Nữ

101

0.673

67.3

Nam

49

0.327

32.7

Tổng

150

1

100

16

Nhận xét: Lấy mẫu 150 sinh viên tham gia khảo sát. Trong đó, có 101 sinh viên nữ chiếm 67.3 %, 49 sinh viên nam chiếm 32.7%. Tỷ lệ sinh viên nữ chênh lệch hơn so với sinh viên nam. Kết quả khảo sát được trình bày ở hình 1. Câu 2: Bạn đang học khóa nào tại trường ? Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên các khóa trong trường UEH.

Số lượng

Tần số

Tần suất

Tần suất phần trăm

K44

33

0.220

22

K45

38

0.253

25.3

K46

40

0.267

26.7

K47

39

0.260

26

Tổng

150

1

100

17

Nhận xét: Theo khảo sát, trong tổng số 150 sinh viên khảo sát có 33 ...


Similar Free PDFs