Tiểu luận môn Doanh nghiệp kinh doanh PDF

Title Tiểu luận môn Doanh nghiệp kinh doanh
Author Đặng Anh
Course Principles of Economics
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 331.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 149
Total Views 293

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING----TIỂU LUẬN MÔN DOANH NGHIỆP KINH DOANHĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH VÀ ĐỂ XUẤT ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KINHDOANH CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SAPA O’CHAU TRONGTHỜI GIAN TỚIGiảng viên: Ngô Thị Ngọc HuyềnSinh viên thực hiện: Đặng Trần Hu...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

----

TIỂU LUẬN MÔN DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ ĐỂ XUẤT ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SAPA O’CHAU TRONG THỜI GIAN TỚI Giảng viên: Ngô Thị Ngọc Huyền Sinh viên thực hiện: Đặng Trần Huỳnh Anh Mã số sinh viên: 31191024815 Lớp: IB001

Khóa: 45

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2020 1

Mục lục Bảng danh mục các chữ viết tắt................................................................................................................2 1.

2.

Giới thiệu doanh nghiệp Sapa O’Chau:...........................................................................................3 1.1.

Sapa............................................................................................................................................3

1.2.

Tẩn Thị Shu và Sapa O’Chau...................................................................................................3

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xã hội Sapa O’Chau:..................................................4 2.1.

3.

4.

Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp:...................................................................4

2.1.1.

Môi trường vĩ mô:..............................................................................................................4

2.1.2.

Môi trường vi mô:..............................................................................................................4

Hình thức tổ chức và mô hình cấu trúc tổ chức của Sapa O’Chau:..............................................5 3.1.

Hình thức tổ chức:.....................................................................................................................5

3.2.

Mô hình cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp:..........................................................................6

Mô hình kinh doanh trong tương lai của Sapa O’Chau:................................................................7 4.1.

Khách hàng:...............................................................................................................................8

4.2.

Giải pháp giá trị:........................................................................................................................8

4.3.

Cơ sở vật chất:...........................................................................................................................8

4.4.

Tài chính:...................................................................................................................................9

5.

Những vấn đề trọng yếu cần lưu tâm của Sapa O’Chau:.............................................................10

6.

Lời kết:.............................................................................................................................................10

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT...................................................................................................10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................11

Bảng danh mục các chữ viết tắt DNXH

Doanh nghiệp xã hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

1. Giới thiệu doanh nghiệp Sapa O’Chau: 1.1. Sapa Sapa là tên của một thị trấn nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc: Kinh, H’Mong, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Phần lớn ở đây dân tộc H’Mong là chiếm đông nhất với 51,65% số dân cư. Với khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 15 – 19 độ C, cùng với khung cảnh thiên nhiên trù phú đã thu hút nhiều du khách đến Sapa, họ không chỉ đến đây để thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ của vùng núi Tây Bắc, hay hòa mình vào các phiên chợ bốn mùa, mà họ còn tận dụng thời gian để nghĩ dưỡng ở nơi đây. Sapa đã trở thành một trong những vùng trọng điểm, đóng góp vào việc xây dựng ngành du lịch của nước nhà. Ở nơi đây từng được coi là những vùng núi xa xôi, hẻo lánh, người dân với trình độ tri thức còn hạn chế, và đôi khi cái nghèo đói còn đe dọa đến sự sống của họ nhưng nhờ đến những sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, truyền thống lịch sử đã góp phần lớn trong việc đổi mới đời sống các tỉnh miền Tây Bắc, và nhờ những người con dân tộc, họ đã đứng lên tự bản thân lập ra những doanh nghiệp xã hội, tạo ra hàng loạt công ăn, việc làm cho bà con nơi đây, trong đó phải kể đến cô gái dân tộc người H’Mong với cái tên Tẩn Thị Shu. 1.2. Tẩn Thị Shu và Sapa O’Chau Tẩn Thị Shu với hành trình từ một cô bé dân tộc Mông nghèo khó trở thành người xuất hiện trong tạp chí Forbes với sự kiện “30 Under 30” – Tôn vinh 30 gương mặt trẻ Việt Nam dưới 30 tuổi của năm 2016. Từ nhỏ gia đình cô đã vô cùng, cũng do cuộc sống quá nhọc nhằn nên cô đã từ bỏ việc học và quyết định cùng chị gái của mình đi bán thổ cẩm để giúp đỡ cho gia đình. Hàng bán lúc đó rất khó khăn và thu nhập cũng chả nhiều, đôi khi có những ngày cô đi về tay trắng, phải ăn đồ ăn thừa của những vị khách để sót lại. Hằng ngày, cuộc sống mưu sinh của cô vẫn cứ trải dài trên con đường từ thị trấn Sapa về Lao Chải hơn 10km, Shu đi bộ một mình về nhà với những nguy hiểm, khó khăn trên con đường tối ôm và lạnh lẽo. Không chỉ cô, mà còn hàng trăm số phận của những đứa trẻ đáng thương khác cũng như cô, cái nghèo, cái đói không bỏ xót một ai ở mảnh đất vùng Tây Bắc này. Và chính ngay lúc này, Shu biết rằng bản thân không thể như thế này mãi mãi, không thể sống mãi một cuộc đời

3

đi bán dạo, không có một chút vốn kiến thức, và với vốn tiếng anh, tiếng kinh bập bẹ cô biết rằng nếu mãi như thế bản thân cũng như số phận của những đứa trẻ giống mình hay của tất cả những con người ở vùng đất Sapa này mãi sẽ không khá lên được. Từ đó, cô luôn theo chân những vị khách nước ngoài học tiếng anh, bắt chuyện, không phải chỉ học để bán hàng mà cô muốn học để có thể theo đó mà tiếp thu những kiến thức khác, và sau một thời gian với vốn tiếng anh vừa đủ dùng, cô trở thành hướng dẫn viên du lịch cho các vị khách nước ngoài ở Sapa. Sau khi làm hướng dẫn viên du lịch được một thời gian, Shu đã đưa nhiều lượt khách nước ngoài tới thôn bản của quê hương, và hiều được những vị khách thật sự cần gì khi tới Sapa, nhưng ngành du lịch lúc này chưa thực sự phát triển để có thể đáp ứng tất cả những điều kiện mà du khách cần. Ngay lúc này, Shu nảy ra ý tưởng thành lập một dự án của người dân tộc bản địa, cung cấp các dịch vụ du lịch tốt tại địa phương của mình. Ý tưởng đó cùng với sự nhiệt huyết và sự giúp đỡ của một người bạn người Úc của cô, năm 2007, công ty Sapa O’Chau đã ra đời. Sapa O’Chau có nghĩa là “Sapa cảm ơn” với từ “O’Chau” được dịch ra từ tiếng của người dân bản địa H’Mong. Công ty Sapa O’Chau là công ty đầu tiên của người Mông ở xã Lao Chải kinh doanh về các loại du lịch công đồng, hỗ trợ khách du lịch, và trở thành một doanh nghiệp xã hội hiếm hoi lúc bây giờ. Cô thành lập doanh nghiệp xã hội không phải chỉ vì lợi nhuận, cái chính là để tạo ra cơ hội việc làm cho bà con nơi đây, tạo ra môi trường học tập và làm việc tốt hơn cho những em nhỏ nơi đây. Những hoàn cảnh khốn khó của người dân và cả gia đình Shu ở vùng núi Tây Bắc chính là động lực lớn nhất để doanh nghiệp hình thành và phát triển. (Thiên Thanh, năm 2016) 2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xã hội Sapa O’Chau: 2.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp: 2.1.1. Môi trường vĩ mô: a. Môi trường tự nhiên: Doanh nghiệp được thành lập ở tỉnh Lào Cai, vùng núi Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ, trù phú, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm bởi do nơi đây chỉ có ngành nông nghiệp trồng lúa phát triển, không bị ô nhiễm bởi khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp, vì thế, nơi đây thu hút các du 4

khách yêu thích thiên nhiên, núi rừng. Doanh nghiệp nắm rõ thế mạnh của môi trường tự nhiên mà phát triển hơn về ngành du lịch địa phương, tạo ra các gói tour thuận lợi cho các vị khách lẫn trong và ngoài nước tham khảo. b. Môi trường văn hóa xã hội: Vùng núi Tây Bắc, nơi sống của các cư dân thuộc bộ phận dân tộc thiểu số nước ta, nên nền văn hóa địa phương rất đặc sắc, hòa quyện cùng các truyển thống lịch sử dân tộc. Doanh nghiệp lấy mô hình du lịch cộng đồng thực chất là lấy không gian sống và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số làm trung tâm để phát triển du lịch. (Hương Thu,2018) Tẩn Thị Shu, cô gái người dân tộc Mông hiểu rõ về nét văn hóa của dân tộc, tập tính của cư dân nơi đây, và cô đã tận dụng điều này, phát triển nên Sapa O’Chau để có thể chia sẽ nét đẹp văn hóa của tộc người nơi đây, những lễ hội bốn mùa, những phong tục, tập quán, hay từ những món đồ thủ công làm bằng tay từ các nghệ nhân miền núi đến với du khách trong nước cũng như những thực khách nước ngoài đến thưởng ngoạn. c. Môi trường kinh tế: Các vùng cao, vùng sâu phía Bắc nước ta, từ lâu đã xuất hiện các hộ nghèo, gia đình cực kì khó khắn, miếng ăn hằng ngày đôi khi còn không đủ. Bởi do trình độ học thức kém, mà các hộ gia đình nơi đây có đông con, tình trạng đông con càng khiến kinh tế gia đình đi xuống, việc học tập cho các em cũng không được đáp ứng đầy đủ. Vì thế, nơi đây rất cần các mạnh thường quân, tình nguyện đến nơi đây để giúp đỡ họ, họ cần một cầu nối đến với các nhà hoạt động xã hội và Sapa O’Chau chính là một doanh nghiệp xã hội được thành lập để cải thiện cuộc sống của người dân, tạo cơ hội học tập để thay đổi cuộc đời cho trẻ em người Mông, người Dao bản địa. là nơi kết nối đến các nhà hảo tâm, các thanh niên tình nguyện đến các vùng dân tộc thiểu số giúp đỡ giảng dạy miễn phí cho các em nhỏ ở địa phương. (Thiên Thanh,2016) 2.1.2. Môi trường vi mô: a. Đối thủ cạnh tranh:

5

Sapa O’Chau hình thành trong năm 2007, vào lúc này thị trường du lịch nơi đây cạnh tranh rất quyết liệt, ảnh hưởng mạnh mẽ đến công ty non trẻ như Sapa O’Chau, doanh nghiệp vào lúc này do cô gái trẻ Tẩn Thị Shu lãnh đạo vẫn còn thiếu kinh nghiệm quản lý và cả tiền bạc, tưởng chừng như doanh nghiệp đã phải phá sản. Doanh nghiệp lúc này cần nền móng vững chắc và những bước đi đổi mới sáng tạo, và vào năm 2011, nhờ sự phát triển của Internet mà Shu tìm thấy và kết nối được với dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp xã hội” của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) và KOTO Quốc tế thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Ailen và hỗ trợ kỹ thuật chính của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Dự án của Su được CSIP đánh giá cao và ủng hộ. (Thiên Thanh, năm 2016). b. Khách hàng: Doanh nghiệp hướng đến khách hàng là những người khách du lịch trong và nước đến Sapa, những khách hàng này đôi khi đồng thời là những người tình nguyện đến giảng dạy cho trẻ em nơi đây. Điều này, thể hiện rõ Sapa O’Chau là một doanh nghiệp xã hội hướng đến lợi ích chung của địa phương và người dân nơi đây. 3. Hình thức tổ chức và mô hình cấu trúc tổ chức của Sapa O’Chau: 3.1. Hình thức tổ chức: Năm 2011, Sapa O’Chau được thành lập dưới hình thức là một hợp tác xã nhưng mô hình này không giúp Su thực hiện được mong muốn của bản thân. Nhưng nhờ sự nỗ lực học hỏi không ngừng nghỉ, đến năm 2013, Su chính thức thành lập Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Sapa O’Chau và là công ty du lịch duy nhất hoạt động trên nguyên tắc là một doanh nghiệp xã hội đến ngày nay. Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu, nhưng có rất nhiều định nghĩa về hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Trung tâm hộ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP, Việt Nam) xác định “DNXH là một khát niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường 6

và mục tiêu kinh tế”. Nhìn chung, các DNXH, bao gồm cả Sapa O’Chau, đều có những đặc điểm nổi bật sau: -

Đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu ngay từ khi thành lập.

-

Sử dụng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội.

-

Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng và mục tiêu xã hội.

Tại Việt Nam, hiện nay các DNXH tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, và với vai trò, ý nghĩa và thực tiễn phát triển của mô hình DNXH, Luật Doanh nghiệp 2014 đã chính thức thừa nhận về pháp lý đối với DNXH. Theo đó, DNXH đăng kí theo Luật Doanh nghiệp 2014 phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Là doanh nghiệp được đăng kí thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Công ty TNHH Một thành viên Sapa O’Chau với nhà sáng lập và cũng là giám đốc của công ty là Tẩn Thị Shu, cùng với các cán bộ chủ chốt là chị Dung Ha - vai trò Quản lí điều hành tours, và chị Trang Tran- vai trò Kế toán. Ngày nay, công ty hoạt động trên nguyên tắc là một doanh nghiệp xã hội, mô hình dựa trên bốn trụ cột kết nối với nhau: cơ sở nội trú, các quán cà phê, cửa hàng thủ công mỹ nghệ của người Mông và hoạt động du lịch. Những người hưởng lợi trực tiếp từ mô hình này là những người dân tham gia hợp tác cùng doanh nghiệp: là các hướng dẫn viên leo núi, chủ nhà homestay, học sinh, phụ nữ làm thủ công mỹ nghệ và các tình nguyện viên. Nguồn thu chính đến từ hoạt động hướng dẫn leo núi, kinh doanh cà phê, và cửa hàng bán đồ thổ cầm. Sapa O’Chau tạo cơ hội làm việc cho các bậc cha mẹ của những đứa trẻ không có cơ hội được đến trường, sau này, các em sẽ các em sẽ có cơ hội làm việc tốt hơn khi mình tốt nghiệp. Với thực tế, là ruộng nương rất ít, bạc màu và cho năng suất thấp, thì việc chuyển đổi nghề bền vững sẽ giúp các em có thu nhập tốt hơn so với làm nông nghiệp, như thế hệ bố mẹ của mình.

7

Công ty du lịch Sapa O’Chau với trọng tâm hoạt động kinh doanh là tổ chức các chuyến du lịch kết hợp nhà dân. Công ty đặt một văn phòng đại diện ở Hà Nội để tiếp cận tốt nhất đến các du khách quốc tế muốn tham gia du lịch leo núi mạo hiểm ở Sapa và các vùng Tây Bắc. Công ty có các hướng dẫn viên là người dân tộc biết nói tiếng Anh. Nằm ở trung tâm thị trấn Sapa, là quán cà phê Sapa O’Chau – một trong các hoạt động kinh doanh chính của công ty. Ngay cạnh đó là cửa hàng thổ cẩm của người Mông. Ngoài việc bán cho khách du lịch, các sản phẩm thổ cẩm còn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Đài Loan, Lào và các tỉnh khách của Việt Nam. Doanh thu của các hoạt động kinh doanh này giúp hỗ trợ các em sống trong cơ sở nội trú. (Theo sách Điển hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, 2016) 3.2. Mô hình cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp: Hiện nay, càng ngày càng xuất hiện nhiều loại hình công ty du lịch tại Sapa nên vấn đề cạnh tranh về các sản phẩm du lịch và du khách đang diễn ra ngày càng gay gắt, và công ty cần lựa chọn một mô hình cấu trúc tổ chức phù hợp với sự vận động của môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Sapa O’Chau là một tổ chức còn non trẻ nhưng nó vẫn có hệ thống, trật tự, nhịp nhàng. Để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường du lịch đầy biến động thì chính mô hình tổ chức phải có sự linh hoạt, nguồn nhân lực mặc dù kỹ thuật không cao nhưng văn hóa làm việc phải có sự tự do, tự chủ để gia tăng năng suất của nhân viên trong công ty. Và mô hình cấu trúc tổ chức phù hợp với hoạt động của công ty Sapa O’Chau có lẽ là Flatter Organization (Mô hình tổ chức phẳng hơn). Mô hình Flatter Organization khác với mô hình phân cấp, mô hình chúng ta thường thấy ở đa số các công ty lớn, nhỏ khác ở Việt Nam. Mô hình này cắt bỏ nhiều tầng lớp của một tổ chức hơn, đơn giản hóa bộ máy quản lí. Đối với Sapa O’Chau là một doanh nghiệp tầm trung và có nhiều đối tác tài trợ ở nhiều quốc gia khác nhau qua các hoạt động tình nguyện, và qua sự giới thiệu của nhiều lượt khách du lịch trên thế giới. Doanh nghiệp cần một cấu trúc quản lí có sự linh động, để có thể làm việc với các đối tác ở nhiều nơi khác nhau. Không quá phụ thuộc vào các quản lí cấp cao, mở ra sự tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức. Mô hình này là 8

cách tiếp cận thiết thực, có thể mở rộng và hợp lí nhất để triển khai ở Sapa O’Chau.Với cương vị giám đốc điều hành (CEO) chính là chị Tẩn Thị Shu, và đứng trên cùng cương vị với chị chính là hai cán chủ chốt của công ty là chị Dung Ha với vị trí giám đốc vận hành tour (COO), và chị Trang Tran với vị trí là giám tốc tài chính (CFO), bỏ qua nhiều phân lớp quản lí dư thừa, những thông tin từ các quản lí cấp cao sẽ nhanh chóng đến với các nhân viên. Rút ngắn thời gian phê duyệt quyết định. Có ít người hơn mà bạn phải tham khảo trước khi đi đến các quyết định quan trọng. Cấu trúc này thường cho người quản lý quyền đưa ra các quyết định độc lập và điều này dẫn đến quá trình ra quyết định nhanh hơn. Tăng mức độ giao tiếp với nhau giữa các nhân viên, và tiết kiệm các chi phí về tiền lương, phúc lợi cho các cấp quản lí. Mô hình Flatter Organization cũng rất linh động, dễ dàng chuyển đổi từ mô hình phân cấp qua mô hình này, và từ mô hình này các nhân viên có thể từ từ làm quen, thích ứng, và luôn sẵn sàng làm việc trong môi trường kinh doanh năng động, khác nhau. (Theo The 5 Types Of Organizational Structures, Forbes, 2015) 4. Mô hình kinh doanh trong tương lai của Sapa O’Chau: Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, nó hoạch định một hướng đi nhất định và những định hướng tương lai của công ty, để doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận một cách hoàn hảo nhất. Tùy theo, khái niệm kinh doanh của từng tổ chức mà chúng ta hoạch định mô hình kinh doanh phù hợp nhất cho tổ chức đó. Theo luận án khoa học "The Business Model Ontology - A Proposition in a Design Science Approach" 2004, của tiến sĩ Alexander Osterwalder, ông cho rằng thuật ngữ “kinh doanh’’ trong khái niệm “mô hình kinh doanh” là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ với mục đích chính là thu lợi lợi nhuận và thuật ngữ “mô hình” là một đại diện của một cái gì đó như một mô tả đơn giản về đối tượng có thể được sử dụng trong tính toán. Kết hợp cả hai thuật ngữ lại, chúng ta có thể hiểu rằng “mô hình kinh doanh” mô tả cơ sở lý luận về cách một tổ chức tạo ra, phân phối và thu về giá trị. Sapa O’Chau, công ty du lịch được phát triển theo nguyên tắc là một doanh nghiệp xã hội, với mục đích chính là tạo ra lợi nhuận và cải thiện đời sống xã hội của người dân bản địa 9

trong tương lai. Vì thế, mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp phải đáp ứng cả hai mục đích đó. Để có một mô hình kinh doanh hiệu quả thì chúng ta phải chú ý tới những thành tố đại diện cho mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp, đó chính là: khách hàng, giá trị, cơ sở vật chất và khả năng tài chính. Và với “mô hình kinh doanh Canvas” đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp. 4.1. Khách hàng: a. Phân khúc khách hàng: Hướng tới mục tiêu tương lai của Sapa O’Chau tìm một thị trường để có thể thõa mãn các nhu cầu có thể của các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai. Đó chính là một thị trường đa dạng (Diversify) cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khách nhau cho các vị khách du lịch. Chính Sapa O’Chau hiện tại, cũng đã được chị Tẩn Thị Shu phát triển theo thị trường này, và trong tương lai thị trường này sẽ ngày càng mở rộng hơn, do nhu cầu của phân khúc khách hàng này luôn phát triển và không giống nhau. Đề ra kế hoạch đổi mới, tạo ra nhiều dịch vụ du lịch khác cũng như nhiều loại hàng hóa mới để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong tương lai. b. Kênh phân phối: Các kênh phân phối dịch vụ của Sapa O’Chau hiện tại là các cửa hàng hiện có tại Sapa của công ty, các cửa hàng đồ thủ công mỹ nghệ, café, khách sạn, … Mở rộng kênh phân phối của doanh nghiệp bằng cách phát triển các chuỗi cửa hàng để mở rộng các điểm tiếp xúc của khách du lịch cũng là một phương pháp hiệu quả để doanh nghiệp tạo ra thêm doan...


Similar Free PDFs