KINH Doanh Doanh Nghiep PDF

Title KINH Doanh Doanh Nghiep
Course Khởi nghiệp kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 23
File Size 818.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 210
Total Views 659

Summary

Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí MinhKhoa: kinh doanh quốc tế-marketingMôn: Kinh doanh và Doanh nghiệpGiảng viên: TS. Hà Quang AnTiểu luận kết thúc mônĐạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanhDoanh nghiệp nhỏ, Khởi nghiệp, Nhượng quyềnĐộng viên nguồn nhân lựcHọ và tên: Lê Trần Tiến ĐạtMSSV : 35...


Description

Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh Khoa: kinh doanh quốc tế-marketing

Môn: Kinh doanh và Doanh nghiệp Giảng viên: TS. Hà Quang An

Tiểu luận kết thúc môn Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Doanh nghiệp nhỏ, Khởi nghiệp, Nhượng quyền Động viên nguồn nhân lực

Họ và tên: Lê Trần Tiến Đạt MSSV : 35211020074 Lớp: FT02 LTK26.1

TP. HỒ CHÍ MINH 28/11/2021

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đang và sẽ thúc đẩy thế giới thay đổi không ngừng nghỉ, giúp cho kinh tế-xã hội ngày càng phát triển hơn. Môi trường trong lĩnh vực kinh doanh sẽ ngày càng hiện đại càng phát triển và thuận lợi hơn cho các ngành nghề nhưng sự rủi ro và nguy hiểm trong kinh doanh cũng đi song song. Vậy vấn đề hiện nay đang được bàn luận là liệu với những người trẻ (những doanh nghiệp mới thành lập, sinh viên đang tập khởi nghiệp và đang thực hiện ước muốn kinh doanh của bản thân) phải làm gì để phát triển doanh nghiệp của mình đúng hướng. Để có được những điều đó thì chúng ta cần phải có được kỹ năng và kiến thức quản lý doanh nghiệp hoặc công ty của mình thích ứng với các biến động và đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản lý trong Kinh doanh thì chúng ta có 3 chủ đề chính, đó chính là ĐẠO ĐỨC, TRÁCH NHIỆM TRONG KINH DOANH -- DOANH NGHIỆP NHỎ, KHỞI NGHIỆP VÀ NHƯỢNG QUYỀN – ĐỘNG VIÊN NGUỒN NHÂN LỰC. Bên cạnh những cơ sở lý thuyết hiện đại nối liền một cách mạch lạc các điểm quan trọng trong quá trình học được bởi Thầy TS Hà Quang An đã giúp cho em nhận thức được các cơ hội trong việc phát triển trong con đường kinh doanh, khởi nghiệp và tổ chức quản lý doanh nghiệp một cách khoa học nhằm mang được nhiều giá trị cũng như là lợi nhuận tốt cho công ty doanh nghiệp của mình, phát triển bền vững mạnh mẽ nhưng không thiếu tính đạo đức và trách nhiệm xã hội. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để hoàn thành được bài tiểu luận còn rất nhiều sai sót em mong nhận được lời góp ý từ Thầy, để có thể giúp em hoàn thiện hơn bài tiểu luận cũng như hoàn thiện bản thân của em hơn. Em xin chân thành cảm ơn những kiến thức bổ ích của Thầy!

TPHOCHIMINH 28/11

Page 2

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

Phần I: Đạo đức và Trách nhiệm Xã hội trong Kinh doanh Từ tình huống trên cho ta thấy bất kì tổ chức, doanh nghiệp hay công ty nào bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, phải điều hành được hành vi đạo đức của toàn bộ thành viên thuộc tổ chức đó. Các hành vi sai trái có thể bao gồm lừa đảo, bao che, tham nhũng,... đối với các cổ đông hay còn gọi là nhà đầu tư và khách hàng hay người tiêu dùng. Những hành vi vi phạm đạo đức đó đã gây sự chú ý của người tiêu dùng lẫn chính phủ đã nhập cuộc để khuyến khích cần phải có các nguyên tắc cư xử hợp pháp trong kinh doanh. Hành động nào của tổ chức đều có thể phán xét là đúng hay sai, đạo đức hay phí đạo đức, tuân thủ pháp luật hay phi pháp. Vậy Thế nào là đạo đức kinh doanh. Ai quyết định rằng một hoạt động kinh doanh là đạo đức hay không? Có phải các hành vi phi đạo đức luôn luôn phi pháp? Trách nhiệm xã hội là gì? Nó khác biệt thế nào với đạo đức kinh doanh. Từng khía cạnh của trách nhiệm xã hội? Các vấn đề bền vững mà các nhà quản lý phải đối mặt trong việc giải quyết các vấn đề trách nhiệm xã hội.

1: Khái niệm Đạo đức trong kinh doanh và ai là người quyết định rằng một hoạt động kinh doanh là có Đạo đức hay không? + “Đạo đức trong kinh doanh (business ethics) là các nguyên tắc tiêu chuẩn xác định cách cư xử được chấp nhận trong các tổ chức kinh doanh”1. Các nguyên tắc, chuẩn mực có tác động đến việc điều chỉnh, kiểm soát, đánh giá các hành vi của các cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nếu nói Đạo đức kinh doanh là một loại đạo đức nghề nghiệp của một người thì không sai mà còn thể hiện được sự am hiểu nghiêm túc của bản thân về ngành nghề của mình. Đạo đức là của mỗi một cá nhân nhưng điều đó nó còn liên quan đến các giá trị, nguyên tắc, tiêu chuẩn ứng xử của một người. Đạo đức kinh doanh đã cấu thành bộ phận không thể thiếu của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là việc tạo ra nguồn lợi về kinh tế không chỉ cho cá nhân doanh nghiệp hay tổ chức mà còn cho Quốc gia, do vậy các hành vi trong ứng xử về mặt đạo đức trong kinh doanh của sẽ không giống các ngành nghề và hoạt động khác ví dụ như: Tính thực dụng, luôn đề cao kết quả trong kinh tế là những đức tính được xem là hoàn toàn đúng đối với những nhà kinh doanh nhưng khi đưa những đức tính đó sang các ngành nghề khác như giáo dục, khoa học, ... hoặc các mối quan hệ khác trong xã hội như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những điều không được chấp 1 Kinh doanh trong m t ộthếế gi ới luôn thay đ ổi nhà xuấết bản UEH

TPHOCHIMINH 28/11

Page 3

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

nhận trong xã hội gia đình. Đạo đức kinh doanh dù không giống các ngành nghề khác nhưng luôn phải nhớ rằng, nó vẫn luôn chịu sự tác động củ các giá trị và các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức của toàn bộ xã hội chung này. + Để chấp nhận và quyết định các hành vi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì không chỉ được xác định bởi tổ chức ( gia đình, công ty, doanh nghiệp, chủ thể của tập đoàn như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân nhân viên có chức vụ trong công ty) mà còn được xác định bởi những người có quyền lợi liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức như khách hàng, người tiêu dùng, đối thủ canh tranh, các cơ quan quản lý nhà nước, nhóm lợi ích, và cộng đồng. + Khách hàng của là một vị trí liên quan và tác động rất lớn đến doanh nhân: là một người mua hàng họ luôn quan tâm đến cáci lợi ích mà họ sẽ nhận được khi mua hàng của bản thân, ai cũng đều có ý muốn "ngon, bổ, rẻ". Tâm lý muốn mua rẻ nhưng phải hàng tốt thì cũng không khác việc muốn "mua một lời mười" của các chủ doanh nghiệp, do đó cần phải có mục tiêu và những lối đi phù hợp cho doanh nghiệp để không bị kháhc hàng lợi dụng việc "khách hàng là thượng đế" để đòi hỏi quá mức cho phép, thậm chí bị khách hàng xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người bán hàng cũng như của công ty doanh nghiệp. Bên cạnh đó càng không thể thiếu sự nghiêm túc về Đạo đức và sự chính trực từ đó sẽ tạo ra các nguyên tắc và giá trị đích thực cho chính bản thân của mỗi cá chúng ta. Ví dụ của Unilever, chúng ta thấy được họ đã đưa Đạo đức lên hàng đầu, họ nhấn mạnh nhu cầu cho việc doanh nghiệp đi kèm theo đó là đạo đức và trách nhiệm vào trong tất cả các quyết định kinh doanh. Không chỉ có Unilever làm điều đó mà còn các doanh nghiệp tiêu biểu khác như Diamonds food, Target và J.D.Morgan họ cũng đề cao giá trị đạo đức như Unilever. Mặt khác, sự tin tưởng lẫn nhau trong kinh doanh là một điều hết sức quan trọng để kết nối các mối quan hệ ngày càng khắng khít với nhau hơn.

TPHOCHIMINH 28/11

Page 4

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

Hình 1: lòng tn toàn cầầu ở nh ững lĩnh vực khác nhau ngấn hàng công nghệ NGOs truyếền thông chính phủ kinh doanh tổng thể 0

1

2

3

4

5

Theo như hình 1 chúng ta có thể thấy rằng lòng tin của khách hàng dành cho ngân hàng là thấp những lòng tin dành cho chính phủ mới là thấp nhất. + Các tổ chức, doanh nghiệp, ... họ luôn mong muốn và khích lệ nhân viên hành động với sự chính trực và luôn bền vững trung thành với những giá trị mà doanh nghiệp đã và đang tạo ra. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này họ đồng ý với việc tinh thần lãnh đạo, đạo đức, các giá trị đạo đức và sự tuân thủ các nguyên tắc mà được công ty đặt ra rất quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho mọi người trong công ty, tổ chức, doanh nghiệp có được đạo đức kinh doanh tốt.

Phi đạo đức có phải là phi pháp? Chúng ta đã đi qua việc đạo đức trong kinh doanh là như thế nào và ai là người sẽ phán xét hoặc ra các nguyên tắc và hành vi Đạo đức trong kinh doanh đó. Vậy các hành vi phi đạo đức có phải luôn là phi pháp? + Phi đạo đức là các vấn đề mà không thể chấp nhận được dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội tạo ra và quyết định hành vi đó có đúng hay sai, sự phán xét đó đều tác động không ít đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Hầu hết các vấn đề pháp lý hình thành khi đưa ra lựa chọn mà xã hội cho rằng là phi đạo đức, thiếu trách nhiệm hay không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, tất cả các hành động bị xã hội cho rằng là phi đạo đức không nhất thiết là vi phạm pháp luật và ngay cả việc quan tâm về pháp luật và đạo đức cũng thay đổi theo thời gian (theo bảng 1). Nhiều vấn đề và mâu thuẫn trong kinh doanh có thể TPHOCHIMINH 28/11

Page 5

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

tránh được nếu chủ sở hữu, nhà quản trị, và nhân viên biết nhiều hơn về hệ thống pháp luật và quy định. Vậy hành vi phi đạo đức thì không được chấp nhận so với các nguyên tắc của xã hội nhưng cũng không hẵn những hành vi phi đạo đức là sẽ bị phi pháp. Ví dụ khi tư vấn cho khách hàng về dịch vụ của công ty đảm bảo về vấn đề hàng đi được là 100% nhưng thực tế chỉ có 80% điều này không phi pháp nhưng nó phi đạo đức của người làm nghề sale. Bảng 1: dòng sự kiện của các hoạt động thể hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội (nguồn: Business Ethics Timelines, copyright 2003, Ethics Resource Center(n.d.), www.ethics.org, cập nhật 2010) 1960s 1970s 1980s 1990s 2000s Các vấn đề xã Đạo đức Các tiêu Các chương trình Sự minh bạch hội kinh doanh chuẩn cho đạo đức của trong thị trường Các quyền lợi Trách hành vi đọa doanh nghiệp tài chính của người nhiệm xã đức Các quy định hỗ Các hành vi sai tiêu dùng hội Hành vi tài trợ đạo đức kinh trái của doanh Người tiêu Sự đa dạng chính sai trái doanh nghiệp dùng khuyết Hối lộ Tự điều Các vấn đề sức Tài sản trí tuệ tật Phân biệt chỉnh khỏe Các quy định Các vấn đề về đối xử Quy tắc ứng Các điều kiện làm về tài chính kế môi trường Xác định xử việc an toàn toán. Phúc lợi An toàn sản các vấn đề Huấn luyện Phát hiện các của các cấp phẩm đạo đức về đạo đức hành vi sai trái lãnh đạo

2: Trách nhiệm xã hội là gì? Nó khác biệt thế nào với đạo đức kinh doanh. Từng khía cạnh của trách nhiệm xã hội? Các vấn đề bền vững mà các nhà quản lý phải đối mặt trong việc giải quyết các vấn đề trách nhiệm xã hội. : Định nghĩa Các nhà hoạt động xã hội và khách hàng người tiêu dùng họ nghĩ rằng những doanh nghiệp không chỉ có việc tìm kiếm lợi nhuận từ việc mua bán, hoạt động sản xuất,... mà họ còn phải nghĩ đến việc làm các hoạt dộng xã hội để giúp các tầng lớp khó khăn hơn.

TPHOCHIMINH 28/11

Page 6

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

+ Định nghĩa: trách nhiệm xã hội (social responsibility) là một nghĩa vụ của doanh nghiệp để tối ưu hóa các tác động tích cực và tối thiểu hóa các hoạt động tiêu cực đến môi trường.2 Như trách nhiệm xã hội của Unilever là họ luôn đặt môi trường là mối quan tâm hàng đầu của họ khi đưa sản phẩm ra thị trường. Nhờ việc quan tâm đó mà lợi nhuận của Unilever đã đang tăng rất đáng kể.

b: Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội + Có rất nhiều người đã lấy đạo đức thay thế cho trách nhiệm xã hội nhưng cả hai từ này không có cùng chung ý nghĩa với nhau vì đạo đức là phạm trù liên quan đến các quyết định của một tập thể hoặc một cá nhân nào đó mà được cộng đồng chung đánh giá là đúng hay sai nhưng còn tách nhiệm xã hội là một định nghĩa rộng hơn, họ quan tâm đến các hoạt động của doanh nghiệp tác động đến cộng đồng. Ví dụ từ góc nhìn của đạo đức về y tế chăm sóc sức khỏe, ta có thấy được các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân họ sẽ có phí đắt hơn mức phí của các tổ chức và doanh nghiệp của chính phủ. Nhưng từ góc nhìn của trách nhiệm xã hội về dịch vụ ý tế chăm sóc sức khỏe, chúng ta có thể nhận thấy được rằng việc tính chi phí cao trong khám chữa bệnh của các doanh nghiệp tư nhân nhưng đồng thời khách hàng sẽ nhận lại được một dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ tiện nghi và đảm bảo chất lượng cho toàn bộ khách hàng. Điều này nói lên được việc sử dụng dịch vụ ở các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân chúng ta sẽ nhận lại được giá trị tương thích với chi phí đã bỏ ra. Ví dụ khi đi sinh em bé ở bệnh viện tư thì sẽ được cung cấp dịch vụ cao cấp như phòng bệnh thoáng thoải mái và luôn có bác sĩ và y tá túc trực tại đó, chỉ có một mình một phòng thì người thân đến nuôi lo sẽ được có nơi để nghỉ thoải mái nhưng còn khi sinh em bé ở các bệnh viện của chính phủ thì sẽ rất sơ sài và trong phòng có thể lên đến năm người phụ nữ sinh con và dịch vụ chăm sóc sẽ không được trực tiếp, chỉ khi nào người nhà biết và gọi là "nhét tiền cho các bác sĩ y tá" thì họ mới quan tâm chăm sóc thai phụ nhanh hơn và kỹ hơn.

c: Các khía cạnh của tách nhiệm xã hội + Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng đó là kinh tế, pháp luật, đạo đức và cuối cùng là thiện nguyện. Việc kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận là điều không thể thiếu của một doanh nghiệp bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn phải tuân thủ theo pháp luật của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp chỉ tập trung hướng đến là lợi nhuận thì sẽ 2 Kinh doanh trong m t ộthếế gi ới luôn thay đ ổi nhà xuấết bản UEH

TPHOCHIMINH 28/11

Page 7

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

không bao giờ xem xét đến khía cạnh đạo đức, mặc dù công việc kinh doanh của họ có thể không phi pháp như ở phần trên chúng ta có thảo luận là "phi đạo đức thì không chắc là sẽ phi pháp". Vấn đề khía cạnh cuối là thiện nguyện, khía cạnh này thì không có bắt buộc đối với các doanh nghiệp, nhưng nó là hoạt động để giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, người tiêu dùng một cách nhanh chống và dễ dàng hơn, nó sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho công ty hơn. + Các vấn đề bền vững là một trong những vấn đề khá cấp bách hiện nay trên toàn thế giới nói chung cũng như các doanh nghiệp lớn nhỏ nói riêng, đó chính là vấn đề về môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta bao gồm: thế giới hoang dã, thực vật, môi trường biển và các vùng đồi núi. Ở thế kỷ 20 thì con người chúng ta bắt đầu sử dụng đến các nguồn lực hay còn được gọi là tài nguyên thiên nhiên này nhiều hơn, chúng được sử dụng cho các nhu cầu về ăn, ở, di chuyển hàng hóa và con người và thậm chí là để giải trí. Nhưng dân số con người ở giữa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đang tăng rất nhanh chống và việc nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng ngày càng cao hơn và nhờ sự tiến bộ của công nghệ khoa học nên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên này hiệu quả hơn. Dù việc khai khác nguồn lực nhiên nhiên này giúp cho cuộc sống con người được cải thiện hơn rất nhiều và cầng phải có chi phí khai thác cao. Hiện nay trên thế giới rất nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm thậm chí các động vật và thực vật có số lượng lớn trên thế giới cũng đang dần bước vào giai đoạn tuyệt chủng như hải cẩu, gấu bắc cực, chim cánh cụt, chim kiwi,... do việc săn bắt, các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làm cho khí hậu ngày càng nóng lên ở hai cực, không khí trở nên ô nhiễm khói bụi cực nặng và ở Việt Nam của chúng ta là ví dụ điển hình ở hai thành phố lớn đó ( Hồ Chí Minh và Hà Nội). + Định nghĩa bền vững (sustainability) là thực hiện các hoạt động theo cách để tạo ra sự trù phú lâu dài cho môi trường tự nhiên, gồm tất cả các thực thể sinh học. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề rất cấp thiết ở thế kỷ 21 hiện nay phải đối mặt với sự gia tăng dân số, gia tăng các vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nhà máy xí nghiệp một cách mất kiểm soát những điều trên đã làm cho chúng ta cần phải đứng lên để bảo vệ nguồn lực này. Ta có ba vấn đề cần thảo luận. + Thứ nhất là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước là tác hại do việc đổ các chất thải hóa chất và các chất thải chưa qua xử lý từ các nhà máy xí nghiệp ra ngoài sông ngòi, biển, tràn dầu và các doanh nghiệp thường chôn rác thải dưới đất từ đó khi phân hủy sẽ ngấm vào mạch nước ngầm đó là mạch nước TPHOCHIMINH 28/11

Page 8

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

mà con người sử dụng. Khi phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng để làm cho cây trồng phát triển hơn nhưng thực tế chúng sẽ ngấm hoặc trôi theo những trận mưa xuống các mạch nước ngầm. Đặc biệt các ngành công nghiệp nặng. Để giảm thiểu được ô nhiễm nguồn nước thì các doanh nghiệp cũng như nhà máy xí nghiệp phải buộc xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường nước để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay. Ví dụ điển hình là Unilever với các sản phẩm như Bột giặt đậm đặc OMO và Persil Small & Mighty sử dụng ít bao bì hơn, khiến chúng rẻ hơn và ít gây ô nhiễm. Quan trọng hơn, chúng đã được định dạng lại để giặt hiệu quả ở nhiệt độ thấp, sử dụng ít năng lượng và nước hơn. Unilever ước tính rằng những thay đổi này đã đạt được giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính.

Hình 2: Ô nhiễm môi trường nước + Ô nhiễm không khí chủ yếu là do các khói bụi của các nhà máy và một số chất gây ô nhiễm khác gây ra, cũng như các phương tiện giao thông và các máy cơ giới thải CO2 và hydro-cacbon ra ngoài không khí. Bên cạnh việc thải khói bụi khí độc ra ngoài thì còn gây ra mưa axit làm cho thiệt hại rất nhiều về thực vật và rừng trên các ngọn núi và hồi nước, chẳng hạn như ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Ô nhiễm không khi đã góp phần vào việc nóng lên toàn cầu làm cho bầu khí quyển trở nên mỏng hơn và tia cực tím của mặt trời rất gây hại đối với con người chúng ta. Để kiểm soát được sự thay đổi khí hậu trên toàn thế giới thì TPHOCHIMINH 28/11

Page 9

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

chúng ta phải kiểm soát được khí thải cacbon ra ngoài. Một vài ví dụ điển hình như hiện nay trên thế giới đó là xe điện, tiết kiệm nhiên liệu mà còn bảo vệ môi trường khỏi khí cacbon nhưng một số nhà cung cấp dịch vụ nạp điện cho xe, họ đã tính phí khá cao để cho tránh được việc lãng phí nhiên liệu điện này, nó không những hạn chế ô nhiễm không khí mà nó làm giảm việc tiêu thụ điện năng.

Hình 3: ô nhiễm không khí + Khi đã nhắc đến ô nhiễm nước thì không thể không nhắc đến ô nhiễm đất vì nước và đất là hai thứ không thể tách rời. Khi các chất thải từ các nhà máy được bơm vào trong lòng đất sau đó chúng sẽ rút xuống các mạch nước ngầm. Ô nhiễm đất là hậu quả của việc xả rác thải dân cư và công nghiệp, thai thác mỏ, cháy rừng, kiểm lâm còn chưa chặc chẽ, nhiều sơ hở nên rừng bị thường xuyên chặt phá để làm các trang trại nuôi gia súc, gia cầm – điều đó đã gây ra hậu quả là làm cho các loại động vật và thực vật bị thu hẹp nơi sinh sống, thậm chí có loài đang dần đi đến tuyệt chủng. Ví dụ như rừng mưa nhiệt đới ở Brazil bị tàn phá hằng năm chiếm một khoảng lớn Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia cho biết 6.238 km vuông (2.400 dặm vuông) rừng nhiệt đới đã biến mất từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011, giảm 11% so với năm trước. Chính phủ cho biết sự sụt giảm này là do lập trường cứng rắn hơn đối với khai thác gỗ bất hợp pháp3. Phá rừng với quy mô lớn sẽ làm cho Oxi ngày càng cạn kiệt để cung cấp cho con người và các loài động vật.

3 https://www.bbc.com/news/world-latin-america-16048503

TPHOCHIMINH 28/11

Page 10

KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP

Tiến Đạt 35211020074

Hình 4: ô nhiễm đất + Liên quan tới ô nhiễm không khí thì hiện nay các nơi ở Việt Nam đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh luôn ở trong tình trạng cấp báo do độ ô nhiễm không khí "bụi mịn" dày đặc có nhiều quán cafe lớn như Starbuck, 3o'clock, phúc long,.. sử dụng ống hút bằng giấy và thay vì dùng túi nhựa để chứa bánh thì họ đã dùng tui bằng giấy để thay thế nhằm giảm thiểu túi nilon bị thải ra môi trường. + Năng lượng thay thế. Với kế hoạch chung của các quốc gia là làm giảm khí thải cacbon, các quốc gia và các doanh nghiệp đều đang cùng hướng đến các nguồn năng lượng thay thế. Các nguông nhiên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt,... đang dần cạn kiệt do việc sử dụng và khai thác quá mức. Với mối quan tâm lớn về việc nóng lên của Trái Đất và tăng giá xăng, gas thì nó cũng cho thấy được tầm quan trọng để hướng đến các nguồn năng lượng thay thế để làm nguồn năng lượn...


Similar Free PDFs