THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH PDF

Title THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH
Author Huyền Nguyễn
Course Xác suất thống kê
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 745.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 22
Total Views 242

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP----ĐỀ TÀI:NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HỌCONLINE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌCKINH TẾ - UEHBỘ MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNGTRONG KINH DOANH VÀ KINH TẾGVHD: Nguyễn Văn TrãiNHÓM THỰC HIỆN:1. Nguyễn Thị Huyền2. Nguyễn Mộng Huyền3. Sử Thiên Kiều4. Bùi Thị Hồng Oánh5. Nguy...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - UEH BỘ MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH VÀ KINH TẾ GVHD: Nguyễn Văn Trãi NHÓM THỰC HIỆN: 1. Nguyễn Thị Huyền 2. Nguyễn Mộng Huyền 3. Sử Thiên Kiều 4. Bùi Thị Hồng Oánh 5. Nguyễn Huỳnh Gia Thư

MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU........................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................1 1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................... 2 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 3 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................4 3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU ĐIỀU TRA.................................... 4 3.2. THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN.......................................................................... 5 3.3. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN................................................................................. 9 3.4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ RÀO CẢN CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC HỌC TẬP TRỰC TUYẾN ........ 12 4. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN.............................................. 15 5. KHUYẾN NGHỊ................................................................... 16 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 18 PHIẾU KHẢO SÁT................................................................. 19

1. GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và tiến bộ hơn, đòi hỏi con người phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hội nhập, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, vai trò của việc học luôn được đề cao và chú trọng. Việc học ngày càng quan trọng thì cách tiếp cận việc học cũng quan trọng không kém. Nhất là trong thời buổi hiện tại, kể từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong đó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều trường học buộc phải đóng cửa để nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Trước những thách thức này, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM cũng đã triển khai học trực tuyến để kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình triển khai hoạt động này, sinh viên vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn và rào cản. Vấn đề học trực tuyến là không hề dễ dàng đối với thầy và trò, một số môn học online không thể thay thế được hoàn toàn. Và chính bởi thấy được tầm quan trọng của những ưu - nhược điểm vượt trội của việc “học online” ngày nay, bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu, đánh giá cách học này đối với đối tượng sinh viên Đại Học Kinh Tế TP.HCM và dựa trên kết quả nghiên cứu này, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm điều chỉnh việc dạy và học trực tuyến đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai.

1

1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian gần đây, cả thế giới đang gồng mình để chống lại đại dịch Covid-19, và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chiến này. Giãn cách xã hội là biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế sự tiếp xúc và lây lan của dịch bệnh này. Đối với giáo dục thì hình thức giảng dạy-học trực tuyến ( online ) được coi là phương pháp thay thế hiệu quả cho hình thức giảng dạy truyền thống trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Thực hiện phương châm "tạm đừng đến trường, không dừng việc học", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đồng bộ các giải pháp về dạy và học phù hợp với tình hình thực tế, trong đó, giải pháp dạy học online đã được thực hiện trên toàn quốc và bước đầu có kết quả. Nhờ tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm mà hình thức học tập này đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn khi người học có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra không ít những thách thức rào cản đối với sinh viên. Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của người học. Đối với cá nhân người học, việc sử dụng các công nghệ mới có thể là một bất lợi hoặc rào cản trong chương trình học online. Việc thiếu thông tin, kỹ năng giao tiếp và công nghệ có thể là rào cản đối với chương trình học online vì người học có thể cảm thấy thất vọng và không tiếp thu được kiến thức tốt từ môi trường học tập độc đáo này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về những khó khăn và rào cản của việc học trực tuyến khá phổ biến, nhưng đặt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thì vẫn 2

chưa có nhiều đề tài được triển khai thực hiện. Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 đang ở giai đoạn bùng phát mạnh mẽ và có thể khó kết thúc trong tương lai. Việc học trực tuyến có thể sẽ phải tiếp tục duy trì nhằm đảm bảo phòng chống dịch và duy trì việc dạy học, do vậy cần thiết phải có thêm các nghiên cứu liên quan tới việc học dạy học trực tuyến nhằm làm rõ bức tranh những thuận lợi và khó khăn của việc học trực tuyến và đề xuất các giải pháp để đảm bảo hiệu quả của việc dạy học trực tuyến tại các trường học. Trên cơ sở đó, bài viết này mong muốn góp phần làm rõ những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi học trực tuyến. Qua đó, đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên khi học trực tuyến trong thời gian tới. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để xác định được các yếu tố rào cản trong việc học online của sinh viên UEH, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng hình thức online với toàn thể sinh viên UEH. Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào đặc điểm cá nhân của sinh viên, thông tin giảng dạy của giảng viên, những khó khăn khi học trực tuyến và nhu cầu hỗ trợ của sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả học trực tuyến trong thời gian tới. Chúng tôi đã gửi link phiếu khảo sát đến toàn thể sinh viên trường qua Facebook, Zalo group và kết quả có 80 sinh viên tham gia khảo sát. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích tài liệu từ các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học của các tạp chí uy tín trên các website. Các dữ liệu thu thập từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excell với phương pháp thống kê mô tả đơn giản. Các dữ liệu thu thập từ phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để trình bày tổng quan về chủ đề và sử dụng linh hoạt trong quá trình phân tích trong bài viết. 3

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU ĐIỀU TRA Sau quá trình đi khảo sát, nhóm nhận được số sinh viên tham gia khảo sát là 80 bạn. Trong đó, sinh viên hệ tại chức là 49 bạn ( chiếm 61%), sinh viên hệ chính quy là 31 bạn ( chiếm 39%). Bảng 1. Tỷ lệ sinh viên UEH tham gia khảo sát Hệ đào đạo

Số lượng sinh viên tham gia khảo sát

Tỷ lệ

Hệ tại chức

49

61%

Hệ chính quy

31

39%

Qua đó, thấy được các bạn sinh viên năm 1 chiếm 27,5% (gồm 22 bạn), các bạn sinh viên năm 2 chiếm 30% ( gồm 24 bạn), các bạn sinh viên năm 3 chiếm 17,5% ( gồm 14 bạn), còn lại là các bạn sinh viên năm 4 chiếm 25% ( gồm 20 bạn). Biểu đồ 1: Năm học

4

Trong tổng 80 bạn sinh viên tham gia khảo sát có 31 bạn nam ( chiếm 38,8%) và 49 bạn nữ (chiếm 61,3%). Biểu đồ 2: Giới tính

3.2. THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát cho đến nay, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên ở Việt Nam triển khai hình thức đào tạo trực tuyến. Từ tháng 03 năm 2020 đến nay, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như thực hiện chỉ đạo chung về việc phòng, chống dịch COVID-19, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tổ chức 4 đợt học trực tuyến cho sinh viên.

5

Biểu đồ 3: Thời gian dạy và học trực tuyến

Tuỳ vào chương trình và ngành học mà các bạn sinh viên có số giờ học online khác nhau. Theo khảo sát của nhóm, câu trả lời của hầu hết các sinh viên UEH về thời gian giành cho việc học online đa phần từ 24h/ngày là chiếm đến 70,2% (66/80 phiếu). Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi đặc trưng cơ bản của việc học online là tính linh động, cho phép người học có thể học bất cứ lúc nào khi có thời gian. Một bộ phận nhỏ dành thời gian một cách cố định cho việc học online từ dưới 2h/ngày, chiếm khoảng 14,9% (14/80 phiếu) hoặc từ 4-6h/ngày chiếm 11,7% (11/80 phiếu), hoặc từ trên 6 tiếng 3,2% (3/80 phiếu). Số sinh viên bỏ ra một lượng thời gian lớn hơn 6h/ngày đều đặn cho phương pháp học này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 3,2% (3/80 phiếu).

6

Với sự phát triển công nghệ 4.0 và kinh tế ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các bạn có thể dễ dàng kết nối wifi, truy cập vào học trực tuyến trên hầu hết tất cả các thiết bị như điện thoại, ipad, laptop, máy tính bàn,v.v.. Biểu đồ 4: Thiết bị sử dụng học tập của sinh viên UEH

Dựa vào biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy Laptop là thiết bị được phần đông sinh viên UEH lựa chọn để học online. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi đặc trưng cơ bản của việc học online là tính linh động, cho phép người học có thể học bất cứ lúc nào khi có thời gian có thể sử dụng điện thoại cho việc học online chiếm 54%. Còn lại ipad chiếm 16% và máy tính bàn cũng chiếm 19% nhưng không được phần đông sinh viên UEH - sử dụng vì nó khá bất tiện và hơi cồng kênh khi ra ngoài.

7

Biểu đồ 5: Ứng dụng học tập trực tuyến của sinh viên UEH

Việc học online hiện nay được phổ biến hơn rất nhiều vì có nhiều phương tiện và cách thức để tiếp cận, trong phần này nhóm em tập trung điều tra, khảo sát về cách thức học online của sinh viên, về các vấn đề trang web, phương tiện, học phí, v.v.. Thông qua việc khảo sát thực trạng học online của sinh viên UEH, nhóm nghiên cứu đã thống kê được số lượng các bạn sinh viên học qua các ứng dụng như Google meet là cao nhất ( chiếm 90%), qua Microsoft team đứng thứ hai ( chiếm 68%), qua Zoom chiếm 33%, cuối cùng là qua các kênh khác như Youtube và LMS lần lượt là 13% và 6%. Từ đó nhóm thấy rằng đa số các bạn sinh viên của trường chọn cách học qua các ứng dụng như Google Meet, Microsoft team là nhiều nhất. Qua tìm hiểu thực tế nhóm thấy rằng việc sinh viên chọn lựa các ứng dụng là có cơ sở vì: Các ứng dụng này đã được các thầy cô/ và các bạn sinh viên sử dụng nhiều để dành cho việc học online, nhưng nội dung bài học có thể tìm trên youtube và các kênh thông tin khác. Thông tin khi tìm 8

kiếm ở các youtube sử dụng tài khoản của trường nên sẽ ít bị nhiễu thông tin hơn vì mỗi trang web là của một cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký so với youtube là trang web xã hội... Sinh viên thường được cấp cho 1 tài khoản của trường để học hoặc tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc học như: https://lms.ueh.edu.vn 3.3. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN Cho dù là học trực tuyến hay trực tiếp thì chất lượng buổi học và những kiến thức sinh viên nhận được từ buổi học đó đều được chú trọng hàng đầu. Chất lượng buổi học được đánh giá thông qua các giáo trình có phù hợp hay không, phương pháp giảng dạy hay hỗ trợ giải đáp thắc mắc từ giảng viên, v.v.. Dưới đây là một số ý kiến thống kê từ các bạn sinh về việc học trực tuyến: Biểu đồ 6: Một số thông tin về dạy và học trực tuyến

9

Từ bảng thống kê này, ta có thể thấy một số ý kiến sau đây:  Về đề cương chi tiết học phần, giáo trình/bài giảng/video và các tài liệu của học phần: Có 30/80 sinh viên, tương đương với 38% tổng số sinh viên đồng ý với việc đề cương và giáo trình bài học được cung cấp đầy đủ trên hệ thống dành cho sinh viên. Mặc dù học từ xa nhưng nhà trường có hệ thống để sinh viên có thể nắm rõ những môn học của mình. Vì vậy, không khó gì để sinh viên có thể tiếp cận được nguồn tài liệu học tập từ các giảng viên của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo trình chưa thể tiếp cận bằng hình thức online, cộng với học tập trên các thiết bị điện tử khiến việc vừa học vừa nắm bắt các nội dung trong giáo trình gặp một vài khó khăn nhất định.  Về phương pháp giảng dạy online: Có 32/80 sinh viên, tương đương với 40% tổng số sinh viên có ý kiến trung lập với phương pháp dạy online khoa học giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức. Bởi lẽ, mỗi giảng viên đều có những phương pháp khác nhau. Nhưng nhìn chung học online sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc truyền đạt kiến thức. Chính vì thế, sẽ khó có thể tiếp thu hiệu quả như học trực tiếp được.  Về kế hoạch dạy học: Có 36/80 sinh viên, chiếm 45% tổng số sinh viên hoàn toàn đồng ý về việc kế hoạch dạy học được thực hiện đúng thời gian và thời khóa biểu. Đa số với các môn đều sẽ được dạy theo đúng kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn sẽ có một số môn sử dụng những tiết học dự trữ do quá kế hoạch giảng dạy, có thể vì những lí do như giảng viên dạy trực tiếp sẽ giảng kĩ hơn, sinh viên đặt nhiều câu hỏi, đặt ra nhiều vấn đề thắc mắc… Nhưng có thể thấy việc học online sẽ dễ đi theo đúng kế hoạch hơn vì sinh viên có thể xem lại bài giảng cũng như đặt thêm câu hỏi thông qua các hình thức gửi email, hoặc qua các phương thức liên lạc khác.  Về việc đánh giá mức độ hiểu bài: Có 29/80 sinh viên, chiếm 36% tổng số sinh viên được khảo sát, có câu trả lời là trung lập với việc 10

được kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài hàng tuần. Như đã nói ở mục phương pháp giảng dạy thì mỗi giảng viên có phương pháp dạy khác nhau, cũng như tùy vào tính chất của mỗi môn học sẽ cần thực hành nhiều hay ít. Đó là lí do các bạn sinh viên được khảo sát chọn ý kiến trung lập.  Về việc sinh viên được phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm thông qua nền tảng online: Có 29/80 sinh viên, cũng tương đương với 36% trong tổng số các bạn sinh viên chọn câu trả lời là trung lập. Cho dù là học ở hình thức nào, khi học ở bậc đại học trở lên, các bạn sinh viên vẫn sẽ phải cố gắng phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm. Dù vậy có thể thấy rằng mặc dù học online nhưng các giảng viên vẫn rất tận tình trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các bạn sinh viên.  Về việc sinh viên được giải đáp thắc mắc tận tình trong giờ học lẫn ngoài giờ: Ở cả hai ý kiến trung lập và đồng ý đều có 28 sinh viên lựa chọn, chiếm 35% cho mỗi lựa chọn. Vì học online nên việc tương tác với giảng viên bằng các phương thức trực tuyến được đề cao hơn cả. Hiện nay, có rất nhiều các hình thức liên lạc online giúp các bạn sinh viên có thể chủ động hơn trong việc trao đổi ý kiến với giảng viên. Khác với việc học trực tiếp là hỏi và được giải đáp ngay, học online vẫn còn một số những rào cản như có quá nhiều câu hỏi đặt ra khiến giảng viên chưa thể giải đáp hết, hay các giảng viên phải đảm bảo giờ học được thực hiện đúng tiến độ nên chưa thể giải đáp tận tình hết cho các bạn sinh viên… Cho nên các bạn sinh viên phân vân giữa 2 lựa chọn trung lập và đồng ý chứ chưa thể đa số hoàn toàn đồng ý. Nhận xét: Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta có thể nhận thấy được việc học online có những lợi thế như dễ kiểm soát kế hoạch dạy học và có thể tiếp cận được đầy đủ giáo trình học hơn. Nhưng bên cạnh đó vì chỉ mới thay 11

đổi sang hình thức học online trong thời gian gần đây nên nhiều sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc tự học và tiếp thu kiến thức bằng hình thức trực tuyến. 3.4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ RÀO CẢN CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC HỌC TẬP TRỰC TUYẾN Trong quá trình khảo sát thực tế, có thể thấy, mặc dù đã có sự chuẩn bị và thích nghi kịp thời, song hoạt động đào tạo trực tuyến vẫn đặt ra một số khó khăn đối với sinh viên do các yếu tố chủ quan và khách quan gây ra: Biểu đồ 7: Một số khó khăn của sinh viên đối với việc học trực tuyến

Từ bảng thống kê này, ta có thể thấy một số ý kiến sau đây:  Khó khăn trong việc theo kịp chương trình học: Có 23/80 các bạn sinh viên có ý kiến trung lập với khó khăn khi theo kịp chương trình 12

học trực tuyến, chiếm tỉ lệ 29% trong tổng số sinh viên. Khi học trực tuyến, chương trình sẽ được giảm tải hơn so với học trực tiếp. Đồng thời, giảng viên vẫn dành thời gian giải đáp cho các bạn sinh viên, một số giảng viên sẽ cho bài tập ôn lại kiến thức nên để bắt kịp chương trình học chưa thực sự là khó khăn lớn nhất.  Đối với tâm lý chán nản, không hứng thú: Đa số các bạn sinh viên có lựa chọn trung lập, 24/80 sinh viên, chiếm 30% số sinh viên. Việc học online có lợi thế là sinh viên có thể học trong trạng thái tinh thần thoải mái, không cần phải đến trường, học ở bất kì nơi nào mà vẫn có thể tương tác với bạn bè, thầy cô dù không gặp mặt. Đó chính là lí do sinh viên không gặp cản trở về tâm lí chán nản, không hứng thú học hành.  Đối với trở ngại về không gian học: Như đã phân tích ở ý trên, sinh viên chỉ cần thiết bị điện tử có kết nối với mạng, sinh viên có thể học ở bất cứ nơi nào bản thân cảm thấy phù hợp. Vì vậy ở vấn đề này có đến 20/80 sinh viên không đồng ý với khó khăn này, chiếm 25% trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát.  Khó khăn bởi vì tốc độ đường truyền: Có đến 28/80 sinh viên, chiếm 35% các sinh viên được khảo sát chọn đáp án đồng ý. Đây là một trong những khó khăn đầu tiên mọi người nghĩ đến khi học online. Mặc dù đã có nhiều hình thức để kết nối mạng hơn để phục vụ việc học trực tuyến nhưng đường truyền đôi khi chập chờn là điều không thể tránh khỏi, thậm chí cả giảng viên cũng gặp khó khăn ở vấn đề này để duy trì một tiết học trôi chảy.  Khó khăn khi thiếu các thiết bị hỗ trợ: Ở vấn đề này có đến 24/80 sinh viên, chiếm 30% sinh viên trả lời hoàn toàn đồng ý. Khó khăn này khá nhiều bạn sinh viên gặp phải chẳng hạn như laptop không kết nối với micro, webcam không hoạt động được,… Vì việc học online này còn khá mới với đại đa số các bạn sinh viên nên các bạn chưa kịp 13

hoặc chưa đủ khả năng trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho việc học online này.  Ở vấn đề khó khăn khi sử dụng giao diện trang điện tử, ứng dụng học trực tuyến: Có 23 trong 80 sinh viên lựa chọn đáp án trung lập, chiếm 29%. Nhìn vào đồ thị có thể thấy đa phần các lựa chọn sẽ thiên về hướng trung lập trở về không đồng ý. Vì những giao diện học trực tuyến khá tương tự nhau, với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của các bạn sinh viên hiện nay thì những giao diện và ứng dụng học sẽ không thực sự làm khó các bạn.  Đối với vấn đề tương tác của giảng viên với sinh viên: Có đến 32/80 sinh viên, chiếm 40% sinh viên chọn ý kiến trung lập. Các giảng viên thường sẽ cố gắng tạo không khí buổi học và quan tâm đến sự tiếp thu của sinh viên nhiều hơn so với học trực tuyến. Vì vậy, trừ việc phải đảm bảo thời lượng tiết học thì giảng viên luôn cố gắng tương tác hỗ trợ các sinh viên tốt nhất có thể.  Còn về vấn đề tương tác của sinh viên với giảng viên: Có 38/80 sinh viên có ý kiến trung lập, chiếm đến 48%. Các bạn sinh viên luôn được khuyến khích tương tác với giảng viên để nhận được những điểm cộng, được tạo cơ hội để thuyết trình làm việc nhóm. Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều trường hợp các bạn e dè, thụ động hoặc không thực sự tập trung vào bài học nên không có sự tương tác nhiều với các giảng viên. Đó là lí do lựa chọn trung lập chiếm đa số của kết quả. Nhận xét: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc học online là không thể tránh khỏi. Qua những khó khăn được khảo sát ở trên, chúng ta có thể thấy được rào cản lớn nhất gây khó khăn cho các bạn sinh viên khi học online là đường truyền internet và thiết bị chưa được trang bị đầy đủ. Điều này các bạn sinh viên có thể cải thiện được theo thời gian như tìm một không gian phù hợp cho việc học và có đường truyền mạng ổn định, 14

hay tích cực tương tác với giảng viên để tạo một tiết học sinh động, cũng như là đầu tư nhiều hơn cho việc học bằng cách tìm mua những thiết bị hỗ trợ cho việc học online. Tuy vậy, nhưng giảng viên luôn sẵn sàng thông cảm và tạo điều kiện tốt nhất để các bạn tham gia tiết học được hiệu quả. Vì vậy để đạt được kết quả học tập tốt nhất, cả giảng viên và sinh viên đều phải cố gắng hợp tác, thông cảm, chia sẻ những khó khăn với nhau để thích ứng trước sự thay đổi sang hình thức học tập trực tuyến này. 4. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra tác động rất lớn đối với giáo dục bởi quá trình chuyển đổi gần như hoàn toàn từ hình thức đào tạo trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là biện pháp kịp thời ứng phó và khắc phục những gián đoạn cho ngành giáo dục tro...


Similar Free PDFs