Tiểu Luận Kinh tế vĩ mô về lam phát năm 2017 0- 2021 PDF

Title Tiểu Luận Kinh tế vĩ mô về lam phát năm 2017 0- 2021
Author ĐỘI 7 - Nguyễn Trọng
Course Kinh Tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 386.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 62
Total Views 353

Summary

Download Tiểu Luận Kinh tế vĩ mô về lam phát năm 2017 0- 2021 PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

----

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài:Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Thực rạng và giải pháp chính sách.

Giảng viên hướng dẫn: Trần Bá Thọ Sin v n thực hiện: ………………………………….. Lớ

………………….. MSSV: ………………………

TP.HCM, ngày 14 tháng 03 năm 2022

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN Tên đề tài: Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp chính sách. ST T

Họ và tên

MSSV

1

Đồng Minh Cường

31211023476

2

Táo Dụng Đức Phước

31211027072

3

Nguyễn Trọng Bảo

31211020876

Nội dung thực hiện Lời mở đầu, chương 1 Chương 2, trình bày Chương 3, Kết luận

Tỷ lệ % hoàn thành 100% 100% 100%

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV: ................................................................................................................ ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. GV ký tên

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT....................................................8 1.1.Khái niệm, phân loại và cách đo lường lạm phát:.........................................................8 1.1.1..Khái niệm và đặc trưng của lạm phát:......................................................................8 1.1.2..Cách đo lường lạm phát:...........................................................................................8 1.2. Phân loại lạm phát:.......................................................................................................9 1.2.1. Phân loại theo mức độ:..............................................................................................9 1.2.2. Phân loại theo tính chất:..........................................................................................10 2.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát..................................................................................10 1.3. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế...................................................................11 1.3.1. Ảnh hưởng tích cực:................................................................................................11 1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực:................................................................................................12 1.3.3. Ảnh hưởng đến kinh tế và việc làm:.......................................................................13 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................................................................................................14 2.1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay:..................................................................14 2.2. Nguyên nhân tổng quan:............................................................................................15 2.2.1. Nguyên nhân bên ngoài:.........................................................................................15 2.2.2. Nguyên nhân bên trong:..........................................................................................16 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT...............18 3.1. Các giải pháp của chính phủ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn:...........................18 3.1.1. Những giải pháp tình thế ( ngắn hạn):....................................................................18 3.1.2. Những giải pháp chiến lược ( dài hạn):..................................................................18 3.2. Vai trò của ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ:..........................................19 3.3. Các giải pháp nước ta đã áp dụng:...........................................................................20 3.4. Cân bằng cung cầu trong nền kinh tế:........................................................................21 3.5. Với cương vị là một sinh viên của UEH:...................................................................21 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................23

LỜI MỞ ĐẦU Lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ và là một đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa. Đây cũng là một vấn đề nhạy cảm nhạy cảm của các quốc gia. Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đang được quan tâm nhiều hơn ở tất cả mọi người dân, mọi doanh nghiệp, tổ chức. Lạm phát là một con dao hai lưỡi, khi một mặt nó kích thích tăng trưởng kinh tế, một mặt khi lạm phát cao và không kiểm soát được thì nó để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và xã hội. Bởi vai trò quan trọng của lạm phát đối với nền kinh tế nước nhà cũng như thế giới nói chung nên nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp chính sách” để nghiên cứu. Với đề tài này nhóm chúng em hy vọng tìm hiểu kĩ hơn về lạm phát, về tình hình lạm phát của nước ta trong những năm gần đây và các biện pháp, công cụ mà Chính Phủ sử dụng để kiểm soát lạm phát từ đó có thể hiểu kĩ hơn về vấn đề này. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn nên khó có thể tránh được các sai sót. Chúng em mong nhận được các ý kiến đóng góp từ Thầy và các bạn để bài nghiên cứu hoàn thiện hơn.

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LẠM PHÁT

1.1

Khái niệm, phân loại và cách đo lường lạm phát: 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của lạm phát:

Lạm phát (Inflation) được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian được gọi, hay chúng ta cũng có thể hiểu là lạm phát là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Có hai chỉ tiêu được sử dụng để tính lạm phát là chỉ số tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh (DGDP). “Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt” - Karl Marx “Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung theo thời gian” Samuelson “Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài” M.Friedman → Đặc trưng của lạm phát:  Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền trong lưu thông.  Sự tăng lên của giá cả, đi kèm với sự mất giá của đồng tiền. 1.1.2. Cách đo lường lạm phát: Tỷ lệ lạm phát có hai cách đo lường: Cách 1: TLLP = (CPItCPIt-1-1)*100% Cách 2: TLLP = (D%tD%t-1-1)*100%

Ưu điểm

Cách 1

Cách 2

tính nhanh

tính chính xác

Nhược điểm

Tính chất

không chính xác, chỉ dựa trên một giỏ hàng hóa đã chọn. Đánh giá cao sự tăng giá sinh hoạt.

phải đợi hết năm mới có số liệu thống kê để tính, nên chậm. Đánh giá thấp sự tăng giá sinh hoạt.

 Phản ánh giá của hàng hóa và dịch vụ

 Phản ánh mức giá trung bình của tất cả hàng hóa

 Tính khi có sự tăng lên về giá hàng nhập khẩu

 Chỉ phản ánh mức giá hàng hóa sản xuất trong nước

 Cố định

 Thay đổi theo thời gian.

 Thường sử dụng chỉ số này hơn.

1.2.

Phân loại lạm phát:

1.2.1. Phân loại theo mức độ:  Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản hay lạm phát một con số) TLLP < 10%/năm. Nguyên nhận: do sức ỳ, do sự kỳ vọng. Sức ỳ của nền kinh tế là hiện tượng khi giá cả tăng lên vào dịp lễ, Tết, sau đó giảm, nhưng không giảm về đúng mức trước khi tăng giá, luôn tăng lên một chút, gây ra lạm phát với tỷ lệ thấp. Tác động: không gây ra những tác động nhiều đến nền kinh tế, nó còn có khả năng kích thích sản xuất vì giá tăng nhẹ làm tăng lợi nhuận sẽ kích thích các doanh nghiệp tăng sản lượng.  Lạm phát phi mã (lạm phát hai hay ba chữ số) TLLP tăng từ 10% - 1000%. Nguyên nhân: do biến động về phía tổng cung hay tổng cầu. Tác động: làm giảm đầu tư; làm tăng xu hướng dự trữ vàng hay ngoại tệ mạnh; làm dân chúng hoang mang, lo lắng → Gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

 Siêu lạm phát: TLLP rất lớn khoảng 1000% trở lên. Nguyên nhận: do biến cố chính trị hay chiến tranh. Tác động: phá hủy toàn bộ hệ thống tài chính, tiền tệ của các quốc gia hay nền kinh tế đó. Theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát: 

Người dân không muốn giữ tài sản của mình dưới dạng tiền;



giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định;



Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho du dù thời gian tín dụng là rất ngắn;



Lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong 3 năm lên tới 100%.

1.2.2. Phân loại theo tính chất: 

Lạm phát dự kiến và không dự kiến:



Lạm phát dự kiến (expected inflation): do yếu tố tâm lý, dự đoán của các cá nhân về tốc độ tăng giá tương lai, vào lạm phát quá khứ. Ảnh hưởng không lớn và chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.



Lạm phát không dự kiến (unexpected inflation): do các cú sốc từ bên ngoài và các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được và bị bất ngờ.



Lạm cân bằng và không cân bằng:



Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung.



Lạm phát không cân bằng: Mức tăng không phù hợp với thu nhập của người lao động. Trên thực tế, kiểu lạm phát này cũng phổ biến.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát.  Lạm phát do cầu kéo: Khi tổng cầu tăng, dẫn đến mức giá chung của hàng hóa tăng. Sự gia tăng của tổng cầu thường do hai yếu tố: Sự gia tăng cung tiền của NHTW

Sự tăng chi tiêu của chính phủ. G↑ (hoặc SM ↑) → AD↑ → Y↑, P↑, U↓  Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá nguyên vật liệu tăng, lãi suất tăng…) làm hạn chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, AS giảm. Nên mức giá chung của hàng hóa tăng. C ↑ → AS↓ → Y↓, P↑, U↑  Lạm phát do tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.  Lạm phát do xuất khẩu, nhập khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm sẽ khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát. Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.  Nguyên nhân khác: Nguyên nhân chủ quan: chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhà nước làm cho nền kinh tế quốc dân mất công đối, kinh tế tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến tài chính quốc gia. Nhà nước chủ trương tăng chỉ số phát hành tiền, dùng lạm phát là công cụ phát triển kinh tế. Nguyên nhân khách quan: chiến tranh, thiên tai…

1.3.

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế. 1.3.1.

Ảnh hưởng tích cực: Mặc dù lạm phát đã mang lại nhiều điều tiêu cực cho cuộc sống hàng ngày của con người và nền kinh tế, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được cho là ổn định khi tỷ lệ lạm phát tự nhiên của quốc gia đó ổn định ở mức 2-5%. Sau đó:

 Tăng nhu cầu tiêu dùng

 Giảm tỷ lệ thất nghiệp  Các khoản cho vay và đầu tư an toàn hơn  Chính phủ có nhiều công cụ để lựa chọn khi kích thích đầu tư vào nội tệ. Lạm phát cao hơn cũng có thể khuyến khích tiêu dùng, vì người tiêu dùng có xu hướng mua nhanh trước khi giá tăng hơn nữa. Mặt khác, những người tiết kiệm có thể thấy giá trị thực của khoản tiết kiệm bị xói mòn, hạn chế khả năng chi tiêu hoặc đầu tư của họ trong tương lai. 1.3.2.

Ảnh hưởng tiêu cực:  Lãi suất: Việc tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.  Thu nhập thực tế: Thông qua tỷ lệ lạm phát, có mối quan hệ giữa thu nhập thực tế và danh nghĩa của người lao động. Khi lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không đổi thì thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, đời sống người lao động khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của công chúng đối với chính phủ.  Phân bố thu nhập: Khi lạm phát tăng, giá trị của tiền giảm xuống, và những người đi vay được hưởng lợi từ việc vay vốn để đầu cơ kiếm lời. Do đó, làm tăng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên.

Lạm phát cao cũng làm cho những người có tiền dùng tiền của mình để vơ vét, thu gom hàng hóa, tài sản, xuất hiện hành vi đầu cơ làm mất cân đối cung - cầu nghiêm trọng, thị trường hàng hóa và giá cả hàng hóa tăng chóng mặt. Cuối cùng, những người nghèo vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn. Họ thậm chí không đủ khả năng mua các mặt hàng tiêu dùng cơ bản, và các nhà đầu cơ trở nên giàu có hơn nhờ vơ vét sạch hàng hóa. Lạm phát như vậy có thể gây ra hỗn loạn kinh tế và tạo ra sự chênh lệch lớn về thu nhập và mức sống giữa người giàu và người nghèo.  Nợ quốc gia: Lạm phát gia tăng thì Chính Phủ được lợi vì thuế đánh vào người dân càng nhiều. Tuy nhiên mặt trái của nó là khi lạm phát tăng lên thì nợ quốc gia trở nên nghiêm trọng vì nếu cùng một số tiền đó mà chi trong quá trình chưa lạm phát thì chỉ trả với “a” phí, nhưng khi tiến đến tình trạng lạm phát thì phải trả với “a+n” phí. Thế nên tình trạng nợ quốc gia ngày càng tăng lên. 1.3.3.

Ảnh hưởng đến kinh tế và việc làm:

Khi nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn diện, lạm phát trong ngắn hạn thúc đẩy nền kinh tế phát triển bằng cách tăng lượng tiền tệ lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và kích thích tiêu dùng. Lạm phát và thất nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: Lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm và ngược lại.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Giá xăng dầu, giá gas trong tháng 12/2021 giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016-2021 (%)

Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành công. CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước (làm CPI chung tăng 1,14 điểm phần trăm), giá gas tăng 25,89% (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm); (ii) Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm) do giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội;

(iii) Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào (làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm); (iv) Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,87% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm) do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 20202021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát. Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, khi dịch Covid-19 được kiểm so...


Similar Free PDFs