Tiểu luận phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường PDF

Title Tiểu luận phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Course Triết học Mác Lênin
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 21
File Size 551.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 154
Total Views 374

Summary

Download Tiểu luận phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Trang Mã SV: 2114810057 Lớp Anh 02, Kế toán-kiểm toán, Khóa 60 Lớp tín chỉ: TRI114.K60.5 Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Huy Quang

Hà Nội, 12/2021

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 2 NỘI DUNG....................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN..........................3 1.1

Phép biện chứng là gì?........................................................................................3

1.2

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến......................................................................4

1.2.1

Khái niệm về mối liên hệ phổ biến...............................................................4

1.2.2

Các tính chất của mối liên hệ phổ biến........................................................5

1.3

Ý nghĩa của phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến..................................6

CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI...........................................................................................7 2.1

Các khái niệm liên quan....................................................................................7

2.2 Khái quát về mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái................................................................................................................................. 9 2.3 Thực trạng môi trường dưới tác động của các chính sách tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.................................................................................................................9 2.3.1

Trong hoạt động công nghiệp........................................................................9

2.3.2

Trong hoạt động nông nghiệp.....................................................................12

2.3.3

Trong hoạt động kinh tế biển......................................................................13

2.3.4

Hoạt động giao thông vận tải trên đất liền.................................................14

2.4

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sự tăng trưởng kinh tế...................15

2.5

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.......................................................16

KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 18

1

LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta hiện nay đang sống trong thời đại 4.0 - một thời đại có thể nói phát triển nhanh chóng của công nghệ; khoa học kĩ thuật và nền kinh tế, giúp con người có cuộc sống văn minh, hiện đại hơn. Để có được cuộc sống như ngày nay, đó là nhờ kết quả của hàng ngàn những mối liên hệ - mối liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên; mối quan hệ giữa tự nhiên với xã hội; mối quan hệ giữa xã hội với xã hội… Trong đó, vai trò của tự nhiên, của môi trường là hoàn toàn quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn trực tiếp vào thực trạng hiện nay, với tốc độ phá hoại môi trường của con người - môi trường sống đang dần bị suy thoái. Mối liên kết các mạng lưới sự sống đang dần bị bào mòn, phá vỡ. Song song với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, một mặt góp phần nâng cao, cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy sự đi lên của một quốc gia nhưng mặt khác điều ấy đang gây ra một sức ép lớn lên môi trường tự nhiên. Cũng như các nước đang phát triển khác, để có những thành tựu tốt đẹp về kinh tế trước mắt, chúng ta phải trả giá là mất đi sự bền vững của các nguồn tài nguyên lâu dài. Sau 35 năm Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, và đặc biệt là trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc, đạt được một số thành tựu nhất định trên thị trường quốc tế. Nhưng điều đó cũng đã dẫn theo sự ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước nặng nề. Hơn thế nữa, là gia tăng mức tiêu thụ, phân hóa giàu nghèo,…làm mạng lưới đang dần mất đi sức mạnh của nó. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu. Nghiên cứu “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”. Bản thân em muốn làm rõ về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng và cách vận dụng điều đó vào nền kinh tế thị trường Việt Nam có những lợi ích như thế nào. Từ đó, có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm kiếm con đường phát triển đúng đắn và lâu dài của Việt Nam trong những năm tới, để đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển trên thế giới. Bài tiểu luận của em gồm: I.

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2

II.

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong bài viết của mình nên chắc hẳn em sẽ có những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1.1

Phép biện chứng là gì? Biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý bằng cách phát hiện mâu

thuẫn trong cách đối lập (Do Xôcrát dùng). Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng trong mối quan hệ vốn có nó. Đối tượng và các thành phần đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau, quy định, ràng buộc lẫn nhau. Vì nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi cả về lượng và cả về chất của các sự vật hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là sự đấu tranh của các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại, của bản thân sự vật. Như vậy, tư duy biện chứng là tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không tuyệt đối hóa những ranh giới nghiêm ngặt. Nó thừa nhận những trường hợp cần thiết, thì bên cạnh cái “hoặc là…hoặc là” còn có cái “cái này lẫn cái kia nữa”. Thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại không vừa là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau. Phương pháp biện chứng phản ánh như đúng nó tồn tại. Nhờ vậy, mà phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức, cải tạo thế giới. Cùng với sự phát triển tư duy con người, phương pháp biện chứng đã trải qua ba giai đoạn, thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. +Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đều đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ 3

sinh thành biến hóa vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng thời đó nhìn được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. +Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm . Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen. Có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử phát triển tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng. Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu ở tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. +Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật. Chúng được thể hiện trong triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, thừa kế những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

1.2 1.2.1

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến Khái niệm về mối liên hệ phổ biến Triết học về duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học

dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. (Ví dụ: Giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ) trên thị trường luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu). Khái niệm “mối liên hệ phổ biến” được hiểu theo hai hàm nghĩa sau: -Dùng để chỉ sự tính phổ biến của mối liên hệ (Ví dụ như khi khẳng định mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, không loại trừ hiện tượng sự vật, lĩnh vực nào). -Dùng để chỉ những mối liên hệ tồn tại ở hầu hết các sự vật, hiện tượng.

4

Ví dụ: Trong thế giới con người và và thế giới động vật thì hấp thụ khí O 2 và thải ra khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO 2 và nhả ra khí O2. Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên biểu hiện, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ là nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, đó là các mối liên hệ như cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả… 1.2.2

Các tính chất của mối liên hệ phổ biến Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có ba tính

chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú. +Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức con người. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. +Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: thể hiện ở chỗ không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong nó. Tức là ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần, yếu tố nào cũng có mối liên hệ với các thành phần, yếu tố khác. +Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì có những mối liên hệ khác nhau và giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của các sự vật nhưng trong điều kiện cụ thể, giai đoạn khác nhau ở quá trình vận động và phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất, vai trò khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi tính chất và vai trò mà mối liên hệ có thể chia thành nhiều loại như: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,…Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động của sự vật, hiện tượng. 5

Sự phân chia các cặp mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động, phát triển của bản thân sự vật. Tuy sự phân chia các loại mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối nhưng lại rất cần thiết vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí, vai trò xác định trong sự vận động, phát triển của sự vật. Vì thế con người cần phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. 1.3

Ý nghĩa của phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra được ý nghĩa của

phương pháp luận như sau: a, Quan điểm toàn diện: Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, trách cách xem xét phiến diện. Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải phân biệt từng mối liên hệ, xác định được vị trí, vai trò của chúng trong sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có cách tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động thực tiễn. Không những thế, theo quan điểm toàn diện khi ta tác động vào sự vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó, vừa phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác. Ví dụ: Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì một mặt chúng ta phải biết phát huy nội lực của đất nước, mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, nắm bắt cơ hôi, vượt qua thách thức do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sống và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại. b, Quan điểm lịch sử - cụ thể:

6

Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú, sự vật, hiện tượng khác nhau, thời gian, không gian khác nhau và các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn, tránh quan niệm chung chung trừu tượng, chủ nghĩa chiết trung, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể, tránh ngụy biện. Từ đó mới có những phương pháp đúng đắn và hiệu quả trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn. Ví dụ: Bản thân khi trở thành một sinh viên Ngoại thương, bước vào một môi trường mới, có sự thay đổi về các yếu tố không gian, thời gian. Một môi trường học tập khác nhiều so với Trung học phổ thông, chính vì thế mà sẽ không thể áp dụng những quá trình học tập cũ: thầy cô đọc, trò chép mà cần có phương pháp học tập mới: Tự học nhiều hơn, chú ý lắng nghe giảng bài hơn, luôn tìm tòi học thêm các kĩ năng mềm, biết phân chia thời gian cá nhân và học tập hợp lý.

CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 2.1

Các khái niệm liên quan Khái niệm “Tăng trưởng kinh tế”: là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước, và đơn vị là %. 7

Khái niệm “Môi trường sinh thái”: là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hòa đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội vốn cùng xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người bồi đắp bảo vệ thiên nhiên, nhưng cũng qua đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. 2.2

Khái quát về mối quan hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh

thái Giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của hệ sinh thái bao quanh,ảnh hưởng, tác động qua lại đến hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của con người. Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người. Còn tăng trưởng kinh tế là hoạt động nhằm cải thiện, nâng cao đời sống con người. Như chúng ta đã biết, môi trường sinh thái được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, nó tồn tại khách quan và tồn tại độc lập với ý thức con người. Tuy nhiên sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào con người, các hoạt động thực tiễn của con người tác động lên giới tự nhiên có thể làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế có được là nhờ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán trao đổi hàng hóa của con người nên nó phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động ấy và tồn tại chủ quan. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái được thông qua một thực thể trung gian đó chính là con người. Môi trường tự nhiên chịu sự tác động trực tiếp của con người, mà sự tác động ấy chính là các hoạt động tăng trưởng kinh tế con người làm ra. Môi trường là địa bàn để diễn ra các hoạt động kinh tế, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người. Nhưng tài nguyên không phải là vô hạn. Các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên vào mục đích thúc đẩy nền kinh tế của con người cũng đều tác động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Nguồn tài nguyên: khoáng sản, đất đai, sinh vật,… dần cạn 8

kiệt, các điều kiện, yếu tố tự nhiên thay đổi thất thường dẫn đến như: lũ lụt, ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất,…Và điều này cũng tác động ảnh hưởng lại cuộc sống con người. Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái thì điều ấy không chỉ giúp cải thiện phát triển, phục vụ nhu cầu đời sống con người mà còn đảm bảo được tính bền vững của môi trường tự nhiên, có giải pháp phù hợp thay thế dần các nguồn tài nguyên khai thác sang nguồn tài nguyên tự tạo. 2.3

Thực trạng môi trường dưới tác động của các chính sách tăng trưởng kinh tế

ở Việt Nam Chúng ta có thể thấy rõ và không thể phủ định rằng sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái, điều ấy càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là trong một xã hội hiện đại ngày nay. Một bên là sự đi lên của nền kinh tế, những thành tựu to lớn đã đạt được ở một số mặt nhưng cũng kéo theo đó là sự suy thoái của môi trường tự nhiên. Điều này xảy ra hầu hết ở các nước đang phát triển trên thế giới, nguồn tài nguyên tự nhiên đóng vai trò đáng kể trong việc tăng tỉ trọng kinh tế. Nhưng nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến nguồn tài nguyên cạn kiệt, mất cân đối môi trường sinh thái, nảy sinh ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Và Việt Nam cũng đang là một nước phấn đấu thành một nước công nghiệp, nhưng cũng có những vấn đề về ô nhiễm môi trường cần quan tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể trong từng lĩnh vực như sau: 2.3.1

Trong hoạt động công nghiệp Trước năm 1986, Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền kinh tế sau chiến tranh

vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì thế chính sách Đổi mới đất nước được ra đời vào năm 1986, tính đến nay chính sách này đã thực hiện được 35 năm với nhiều thay đổi qua từng giai đoạn đã giúp cho nước ta dần chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Có thể nói, sự chuyển biến rõ rệt từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế, quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong ba thập kỉ qua, thực hiện chủ trương và đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định, mở ra cơ hội tiềm năng, phát triển nền kinh tế năng 9

động. Giai đoạn (1986-1990) giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,4%/ năm và đến năm 1995 thì tăng lên là 13,3%/năm. Tỉ trọng công nghiệp đã có sự dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa từ mức 22,7% GDP (năm 1991) tăng lên 36,6% (năm 2000). Đặc biệt, trong 10 năm (2011-2020), công nghiệp là ngành có t...


Similar Free PDFs