Tiểu-luận-Triết moi PDF

Title Tiểu-luận-Triết moi
Course Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 18
File Size 350 KB
File Type PDF
Total Downloads 781
Total Views 1,030

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊĐề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướngcuộc cách mạng công nghiệp 4 hiện nayGiảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Mai Thị ThanhSinh viên thực hiện : Phạm Đức Anh ( 20192695 ): Nguyễn Long Cầm (20192715): Bùi Đứ...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN Đề tài: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Tiến sĩ Mai Thị Thanh Sinh viên thực hiện

: Phạm Đức Anh ( 20192695 ) : Nguyễn Long Cầm (20192715) : Bùi Đức Đức

Lớp

: Điện tử 3 – K64

Mã lớp

: 115389

(20192764)

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

I.

MỤC LỤC

I.

MỤC LỤC................................................................................................................................3

II.

M ởđầầu..................................................................................................................................3 1.

Lý do ch ọn đềầ tài.............................................................................................................................3

2.

Tổng quan vềầ đềầ tài........................................................................................................................3

3.

Mục đích nghiền cứu.......................................................................................................................3

4.

Đốối tượng, phạm vi nghiền cứu.......................................................................................................3

5.

Ph ương pháp nghiền c ứu đềầ tài......................................................................................................3

6.

Đóng góp c ủa đềầ tài.........................................................................................................................3

7.

Kềốt cầốu đềầ tài...................................................................................................................................3

Nội dung................................................................................................................................3

III.

N ộ i dung các nguyền lý vềầ sự phát tri ển ..........................................................................................3

1.

1.1.

Các khái niệm............................................................................................................................3

1.1.1.

Quan điểm Siêu hình về sự phát triển.....................................................................3

1.1.2.

Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng về sự phát triển...........................3

1.2.

Tính chầốt và ý nghĩa vềầ sự phát triển ........................................................................................3

1.2.1.

Tính chất của sự phát triển của sự phát triển..........................................................3

1.2.2.

Ý nghĩa của sự phát triển........................................................................................3

V ận d ụ ng nguyền lý vềầ sự phát triển...............................................................................................3

2.

Xu h ướ ng cu cộ Cách m ng ạ Cống nghi pệ 4.0 trền thềố gi ới...........................................................3

2.1.

2.1.1.

Khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0.................................................................3

2.1.2.

Diễn biến Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên thế giới..............................................3

2.2.

Thách thức và cơ hộ i cho Việt Nam trong thời đại Cách mạng Cống nghiệp4.0.......................3

2.2.1.

Xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay...............................3

2.2.2. Giải pháp để Việt Nam phát triển Kinh tế - Xã hôi theo xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0....................................................................................................................3 IV.

Kềốt luận chung.......................................................................................................................3

V.

Tài liệu tham khảo.................................................................................................................3

~3~

II.

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ 21 là thế kỉ của hội nhập và phát triển, xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam chuyển mình phát triển trở thành một con rồng tiếp theo của Châu Á, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đứng trước một cơ hội mà cũng vừa là một thách thức, Đảng ta đã chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát huy tiềm năng và lợi thế có sẵn của Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu phát triển đó, chúng ta phải từng bước xây dựng, từng bước phát triển tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội trên cơ sở ứng dụng các thành tựu văn hóa, công nghệ mà nhân loại đã đạt được. Ở bất kể lĩnh vực nào, muốn đồng hành cùng sự phát triển buộc phải có những chiến lược, hướng đi đúng đắn phù hợp để thích nghi với nó; sự đi ngược với sự phát triển và tiến bộ chính là kết cục cho sự tụt hậu hoặc bị đào thải khỏi thị trường đầy cam go và thách thức. Do đó đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn phải giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo những nguyên lí về sự phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin. Do đó, trong các nghiên cứu về mối liên hệ của triết học với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, vấn đề nguyên lí về sự phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Internet, AI, IoT, …bùng nổ, mọi thứ thay đổi như vũ bão, và để tất cả phát triển một cách an toàn và hiệu quả, để con người thực sự làm chủ công nghệ thì đòi hỏi mọi người cần có kiến thức, cần hiểu phát triển thực sự là như thế nào. Phải hiểu về phát triển thì chúng ta mới phát triển thực sự được. Để có được một thế giới hiện đại, phồn vinh như ngày hôm nay, để có được một hệ sinh thái trái đất đa dạng và phong phú như bây giờ, tất cả đều bắt nguồn từ những phần tử vật chất rất nhỏ. Theo thời gian mọi thứ đều phát triển theo xu thế chung, thế hệ sau tốt hơn, tiến bộ hơn thế hệ trước. Nhưng nó không thực sự đúng với từng trường hợp cụ thể. Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại hai mặt đối lập tích cực và tiêu cực, muốn thay đổi theo chiều hướng đi lên, tốt hơn thì bắt buộc phải kế thừa, phát huy mặt tích cực và bài trừ mặt tiêu cực. Vì vậy, nhóm chúng em với những kiến thức đã học được xin trình bày đề tài “Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.” Với đề tài này chúng em xin được phân tích ngắn gọn và khái quát về nguyên lí về sự phát triển cũng như vận dụng nó vào trong thời kì cách mạng 4.0 ~4~

hiện nay. Chúng em hi vọng nó sẽ giúp mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên, thế hệ tương lai sau này sẽ có những kiến thức hữu ích để hòa nhập mãnh mẽ vào công cuộc hiện đại hóa của toàn cầu. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Đoàn đã giúp chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình đến từ thầy và các bạn để chúng em hoàn thiện đề tài hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2. Tổng quan về đề tài Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nguyên lý này ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đề tài tiểu luận này dựa trên cơ sở từ những nghiên cứu về sự phát triển từ trước, một vài ứng dụng của nội dung nguyên lý phát triển trong xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 sẽ được nêu ra. 3. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những phân tích, đề tài đã bước đầu làm rõ sự vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong hoạt động sản xuất ở Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ của một đề tài tiểu luận, đề tài sẽ chọn lựa nghiên cứu nội dung cơ bản nhất của nguyên lý về sự phát triển và bước đầu vận dụng vào một số hoạt thực tiễn ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa để làm rõ ảnh hưởng của nội dung nguyên lý tới quá trình phát triển của Việt Nam trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài phân tích chính xác và làm rõ những yếu tố ảnh hưởng của nguyên lý về sự phát triển lên sự thay đổi của đất nước ta trong quá trình hội nhập thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 7. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm phần mở đầu, nội dung gồm hai chương và kết luận chung, trong đó chương một và chương hai đều bao gồm hai phần. ~5~

III. Nội dung 1. Nội dung các nguyên lý về sự phát triển 1.1.Các khái niệm 1.1.1. Quan điểm Siêu hình về sự phát triển Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật. Những người theo quan điểm siêu hình coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên, hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong một vòng khép kín. Họ cũng coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điêm siêu hình còn xem sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp. 1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng về sự phát triển Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Theo quan điểm đó, vận động và phát triển là hai khái niệm không đồng nhất với nhau. Vận động chỉ phản ánh sự biến đổi nói chung, không kể tính chất, khuynh hướng hay kết quả của sự biến đổi đó. Còn phát triển phản ánh tính chất, khuynh hướng đi lên của sự biến đổi nói chung ấy. Như vậy, sự phát triển có đặc tính là đi lên, có tính kế thừa nhất định, có sự lặp lại cái cũ trên cơ sở cao hơn và tất yếu có sự ra đời của cái mới. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là đặc tính cố hữu của vật chất, gắn với mọi dạng vật chất. Sự phát triển là một kiểu vận động đặc biệt, được đặc trưng bởi tính xu hướng, tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Vì thế, không phải bất cứ sự vận động nào cũng được coi là sự phát triển. Sự phát triển bên trong của giới sinh vật thể hiện ở sự tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn bào đến đa bào, từ thực vật đến động vật, từ động vật cấp thấp đến động vật cấp cao và đến con người; ở sự không ngừng hoàn thiện các cơ quan chức năng bảo đảm cho sự thích nghi với diễn biến phức tạp của môi trường và sự bảo tồn các giống loài. ~6~

Xã hội loài người cũng không phải là một quá trình biến đổi trong đó chỉ toàn những sự biến lộn xộn, ngẫu nhiên, mãi mãi như thế mà là một quá trình không ngừng phát triển được đánh dấu bằng tiến bộ xã hội, biểu hiện ở sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự kế tiếp nhau của các nền văn minh, các hình thái kinh tế xã hội. Phép biện chứng duy vật khẳng định: sự phát triển của sự vật, hiện tượng là một quá trình khách quan, là sự tự thân phát triển. Đó là một quá trình tiến lên mà nguồn gốc, động lực của nó là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong của sự vật và hiện tượng, là một quá trình mà trạng thái tiến lên thông qua các bước nhảy chuyển hoá từ lượng sang chất và ngược lại là một quá trình tiến lên không phải theo đường thẳng, cũng không phải theo đường vòng tròn mà theo đường “xoáy ốc”, có thể có bước thụt lùi tạm thời, nhưng cái mới sẽ ra đời và chiến thắng. Đó là khuynh hướng tất yếu của sự phát triển. Những quan điểm cơ bản trên đây được trình bày trong những quy luật cơ bản, phổ biến của phép biện chứng duy vật. Quan điểm trên đây của phép biện chứng duy vật hoàn toàn đối lập với quan điểm duy tâm về sự phát triển. Những người theo quan điểm duy tâm thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức chủ quan của con người. Đó là một phương pháp luận sai lầm nên đã bị thực tiễn lịch sử và khoa học bác bỏ. Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật quy định. Phát triển, theo quan điểm duy vật biện chứng, là quá trình tự thân của mọi sự vật, hiện tượng. Do vậy, quá trình đó diễn ra khách quan, độc lập với ý thức con người. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển không chỉ thừa nhận tính khách quan của sự phát triển mà còn khẳng định tính phổ biến của quá trình này. 1.2.Tính chất và ý nghĩa về sự phát triển 1.2.1. Tính chất của sự phát triển của sự phát triển  Tính khách quan của sự phát triển Vì phát triển là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có mong muốn hay không. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản ~7~

thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng quy định.  Tính phổ biến của sự phát triển Phát triển xảy ra ở mọi tự nhiên, xã hội, tư duy, đó là khuynh hướng chung của toàn bộ thế giới. Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy. Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.  Tính kế thừa của sự phát triển Là cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa của cái có trước, cái lạc hậu mất đi để tạo điều kiện, tiền đề cho cái mới, tiến bộ ra đời chứ không phải là sự kế thừa nguyên xi hay lắp ghép các yếu tố một cách máy móc, là sự kế thừa trên cơ sở phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát triển sao cho những yếu tố tích cực, tiến bộ của cái lạc hậu phù hợp với trật tự và yêu cầu của cái mới. Đó là quá trình phủ định biện chứng, là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy trôn ốc.  Tính đa dạng phong phú Vì phát triển là khuynh hướng chung của toàn bộ thế giới, tuy nhiên đối với từng trường hợp, sự vật cụ thể thì phát triển còn bao hàm cả sự thoái hóa , thụt lùi, đi xuống bởi phát triển là đi theo đường xoáy ốc, là đặc trưng của sự phát triển, nó mô tả biện chứng sự phát triển, cho thấy tính kế thừa, trình độ cao hơn, tính vô tận của sự phát triển, đồng thời cho thấy cái mới ra đời không phải là một con đường bằng phẳng mà là một quá trình khó khăn, chông gai và phức tạp. Không những thế, sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng cũng quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau. Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn… Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội ngày càng lớn của con người. Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện, đúng đắn hơn.  Kết luận: Phát triển là sự tác động về chất, được hiểu là trong quá trình phát triển sẽ làm nảy sinh những tính quy định cao hơn về chất làm tăng cường tính ~8~

phức tạp của sự vật và sự liên hệ, làm cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và chức năng vốn có của sự vật ngày càng hoàn thiện. Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo VI Lênin,"... logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong su phát triển, trong “sự tự vận động"..., trong sự tự biến đổi của nó” Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, tì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. Theo quan điểm phát triển, để nhận thức giải quyết bất kể vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên của nó. Mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy, đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng, trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và giải quyêt các vấn đề của thực tiễn, phù hợp vói tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó. Như vây, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin giữ một vai trò đặc biêt quan trong trong nhận thức và thực tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biên chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: “... phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và su tiêu vong của chúng". V.I.Lênin cũng cho rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó 1.2.2. Ý nghĩa của sự phát triển Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo VI Lênin,"... logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong su phát triển, trong “sự tự vận động"..., trong sự tự biến đổi của nó” Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, tì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển. Theo quan điểm phát triển, để nhận thức giải quyết bất kể vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh ~9~

hướng đi lên của nó. Mặt khác, con đường của sự phát triển lại là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy, đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng, trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và giải quyêt các vấn đề của thực tiễn, phù hợp vói tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó. Như vây, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin giữ một vai trò đặc biêt quan trong trong nhận thức và thực tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biên chứng duy vật, Ph.Ăngghen viết: “... phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và su tiêu vong của chúng". V.I.Lênin cũng cho rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó. 2. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển 2.1.Xu hướng cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên thế giới 2.1.1. Khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0 Năm 2011, tại Hội chợ Công nghệ Hannover ở Cộng hòa Liên bang Đức, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đưa ra. Từ đó, đến nay, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo (cyber-physical system), Internet Vạn Vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức (cognitive computing) (Wikipedia) Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là sự tích hợp về mặt công nghệ, nhờ ...


Similar Free PDFs