Tieu luan Phan tich moi truong kinh doanh cua Malaysia PDF

Title Tieu luan Phan tich moi truong kinh doanh cua Malaysia
Author Thuy linh Trinh
Course nguyên lý quản lý kinh tế
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 36
File Size 1.7 MB
File Type PDF
Total Downloads 268
Total Views 723

Summary

iTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------------*****---------------TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾPHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MALAYSIAGiáo viên hướng dẫn : TS. Hoàng Hương Giang Lớp tín chỉ : DTU301(GDD-HK1-2021). Nhóm thực hiện : Nhóm 2Hà Nội, 06 tháng 09 n...


Description

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------------*****--------------TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MALAYSIA

Giáo viên hướng dẫn Lớp tín chỉ Nhóm thực hiện

: TS. Hoàng Hương Giang : DTU301(GDD-HK1-2021).1 : Nhóm 2

Vương Thị Minh Anh

2014120018

Nguyễn Thị Thanh Hoa

2014120050

Nguyễn Khánh Diệu

2014120029

Trịnh Thị Thùy Linh Tòng Thị Nguyệt

2014120078 2011110168

Chu Thị Thương

2014120137

Hà Nội, 06 tháng 09 năm 2021

ii

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA ..................................................................................................... 2 1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ...................................................... 2 1.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ........................................................................................... 2

1.2.1. Chính trị và Pháp luật ................................................................. 2 1.2.2. Kinh tế ............................................................................................ 4 1.2.3. Tự nhiên ......................................................................................... 6 1.2.4. Nhân khẩu học ............................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ CỦA MALAYSIA ........................................................................................ 10 2.1. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH:................................................................................. 10

2.1.1. Chính sách Tài khóa ................................................................... 10 2.1.2. Chính sách tiền tệ: ....................................................................... 11 2.2. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ........................................................................................ 13

2.2.1. Tổng quan về chính sách đầu tư ................................................ 13 2.2.2. Chính sách đầu tư quốc tế .......................................................... 14 2.3. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ............................................................................ 16

2.3.1. Giai đoạn 1970 – 1989 ................................................................. 16 2.3.2. Giai đoạn từ 1990 đến nay .......................................................... 17 CHƯƠNG 3: QUY MÔ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, LAO ĐỘNG, HÀNG HÓA.................................................................................................. 18 3.1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ................................................................................. 18

3.1.1. Quy mô thị trường tài chính ...................................................... 18 3.2. QUY MÔ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG................................................................ 20

3.2.1. Tổng quát về thị trường lao động .............................................. 20 3.2.1. Lực lượng tham gia lao động ..................................................... 20 3.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp .......................................................................... 21 3.2.3. Ảnh hưởng của Covid -19 tới thị trường lao động ................... 22 3.3. QUY MÔ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ............................................................... 22

3.3.1. Hàng hóa nhập khẩu ................................................................... 22 3.3.2. Hàng hóa xuất khẩu .................................................................... 23

iii

3.3.3. Ảnh hưởng của Covid-19 tới thị trường hàng hóa của Malaysia ................................................................................................................. 23 CHƯƠNG 4: MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA KHCN CÔNG NGHỆ VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÔNG NGHỆ MỚI ........................................... 24 4.1. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ MALAYSIA VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............................................................................................................................. 24

4.1.1. Chính sách của Chính phủ Malaysia về Khoa học và Công nghệ ......................................................................................................... 24 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở MALAYSIA .................................................................................................. 26

4.2.1. Tăng cường năng lực R&D và cơ sở hạ tầng ............................ 26 4.2.2. Cải thiện kỹ năng và nguồn nhân lực tổng thể ......................... 28 4.2.3. Đổi mới trong các công ty ........................................................... 29 4.2.4. Toàn cầu hóa ................................................................................ 29 4.3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÔNG NGHỆ MỚI CỦA MALAYSIA ..................... 29

4.3.1. Báo cáo các chỉ số sẵn sàng về công nghệ ................................. 29 4.3.2. Thực trạng áp dụng công nghệ mới ở các doanh nghiệp Malaysia ................................................................................................. 30 4.3.3. Một số thách thức làm phức tạp quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Malaysia ..................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .......................................................................... 32 KẾT LUẬN ................................................................................................... 31

Mục lục hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình Hình

1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990-2020 ............................. 4 2: Bản đồ các nước Đông Nam Á ....................................................... 6 3: Bản đồ phân bố các bang của Malaysia ......................................... 7 4: Dân số Malaysia giai đoạn 1950 - 2020 ......................................... 7 5: Tỷ lệ gia tăng dân số ....................................................................... 8 6: Tỷ lệ các dân tộc ở Malaysia .......................................................... 8 7: Tỷ lệ các tôn giáo ở Malaysia ......................................................... 8 8: Tỷ lệ giới tính ở Malaysia giai đoanh 200-2020............................ 9 9: Tỷ lệ dân số theo độ tuổi 1990 và 2020 .......................................... 9 10: Tăng trưởng đầu tư của Malaysia từ Q1 2008- Q2 2021 ........ 11 11: Lạm phát từ năm 1960-2020 ...................................................... 12 12: Phân bổ đầu tư FDI theo lĩnh vực năm 2020 ........................... 16 13: Lực lượng tham gia lao động, 1982-2019 và 1-5/2021 ............. 21

iv

Hình 14: Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, 1982-2019, 1-5/2021 ........................................................................................................................ 21 Hình 15: Ảnh hưởng của covid-19, 2020 ................................................... 22 Hình 16: Biểu đồ thể hiện hàng hóa nhập khẩu của Malaysia năm 19602021 ................................................................................................................ 22 Hình 17: Biểu đồ thể hiện hàng hóa xuất khẩu của Malaysia năm 19602021 ................................................................................................................ 23 Hình 18: Sơ lược về trao đối hàng hóa ở Malaysia .................................. 24 Hình 19: Sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu của Malaysia ................... 24 Hình 20: Thành phần của R&D ................................................................ 26 Hình 21: So sánh mức độ của R&D .......................................................... 27 Hình 22: Nguồn quỹ R&D .......................................................................... 27 Hình 23: Chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển .............................................. 28 Hình 24: Nhân viên R&D (2014-2016) ...................................................... 29 Hình 25: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017-2018 ............................................................................................... 30

1

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia: “Malaysia đang trong quá trình chuyển đổi triệt để nhất khi họ chiến đấu để đạt được Tầm nhìn 2020. Sự chuyển đổi có thể nhìn thấy trên mặt trận chính trị, khu vực công và giữa các thực thể kinh doanh của Malaysia ”. Đúng vậy, Malaysia là một quốc gia có nền kinh tế lớn và có môi trường kinh doanh tốt trong khối ASEAN. Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh (Doing Business 2015) cho thấy môi trường kinh doanh của Malaysia đứng thứ 18 trong số 189 nền kinh tế thế giới. Ở khu vực châu Á, Malaysia đứng thứ 4 chỉ sau Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc. Với nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng ổn định và ở mức cao, kết hợp với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của các nước trong khối ASEAN , Malaysia sẽ là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nước ngoài nói chung. Do vậy, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích môi trường kinh doanh của Malaysia” qua các yếu tố Quy mô GDP, dân số; Chính sách về tài chính, quy mô thị trường tài chính; Chính sách đầu tư; Chính sách thương mại; Quy mô thị trường lao động, quy mô thị trường hàng hóa và Mức độ phát triển của KHCN và khả năng đáp ứng công nghệ mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “ Phân tích môi trường kinh doanh của Malaysia” nhằm đưa ra những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh của Malaysia thông qua quy mô GDP, dân số, quy mô thị trường lao động, quy mô thị trường hàng hóa của Malaysia,… 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu: Phân tích môi trường kinh doanh của Malaysia từ năm 1980 đến năm 2021  Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, logic, lịch sử, hệ thống dựa trên những tài liệu từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành và một số website có uy tín để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài. 4. Nội dung nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về một trường kinh doanh quốc gia Chương 2: Chính sách tài chính, thương mại, đầu tư của Malaysia Chương 3: Quy mô thị trường tài chính, lao động, hàng hóa Chương 4: Mức độ phát triển của KHCN Công nghệ và khả năng đáp ứng Công nghệ mới Dù rất cố gắng nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy/cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA 1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Môi trường kinh doanh, theo cách hiểu rộng nhất, là tập hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tr ực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.1. Chính trị và Pháp luật 1.2.1.1. Chính trị Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang. Hệ thống chính phủ theo mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh. Trong đó quốc vương là người đứng đầu Nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Quyền hành pháp được thực hiện bởi Chính phủ Liên bang và 13 Chính phủ tiểu bang. Quyền lập pháp Liên bang được trao cho Quốc hội Liên bang và 13 Hội đồng Nhà nước. Tư pháp độc lập với người điều hành và cơ quan lập pháp. Cụ thể: - Đảng chính trị: Đảng chính trị chủ yếu của Malaysia là Tổ chức UMNO, nắm quyền trong Liên minh được gọi là Barisan Nasional (trước đây là Liên minh) với các đảng khác kể từ khi Malaya giành được độc lập vào năm 1957. Hiện nay, Liên minh Barisan Nasional có 3 thành viên nổi bật là UMNO, Hiệp hội Trung Quốc Malaysia và Hội nghị Ấn Độ Malaysia. Ngoài UMNO và các thành viên khác của Barisan Nasional, 3 đảng đối lập chính (và một số đảng nhỏ hơn) cạnh tranh trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia ở Malaysia. 3 đảng đối lập cạnh tranh nhất là Đảng Tư pháp nhân dân (PKR), Đảng Hồi giáo Pan-Malaysia (PAS) và Đảng Hành động Dân chủ (DAP). - Lập pháp: Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp của liên bang và tiểu bang. Quốc hội gồm Hạ viện (Hội đồng Nhân dân) và Thượng viện (Hội đồng Nhà nước). Tất cả 70 thành viên Thượng viện trong nhiệm kỳ 3 năm (tối đa là 2 nhiệm kỳ) trong đó 26 người được bầu bởi 13 Hội đồng Nhà nước và 44 người được bổ nhiệm bởi Nhà vua dựa trên lời cố vấn của Thủ tướng. - Hành pháp: Quyền hành pháp được trao trong nội các do Thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, tiếp theo là các Bộ trưởng. Chính phủ xây dựng nhiều chính sách kinh tế - xã hội và kế hoạch cho sự phát triển của đất nước nói chung. Người điều hành có quyền lực và thẩm quyền để tạo ra doanh thu thông qua việc thu các loại thuế, tiền phạt, tiền phạt, thuế hải quan... - Nền chính trị Malaysia được đánh giá có tính ổn định cao trong khu vực và trên thế giới. Theo chỉ số hoà bình thế giới ( GPI) được công bố bởi viện kinh tế và hoà bình, Malaysia xếp hạng 16/163 nước năm 2019, chỉ xếp sau Singapore ở khu vực Đông Nam Á. Thứ hạng này được duy trì ổn định trong các năm tiếp theo ( 20/163 năm 2020 và 23/163 năm 2021) cho thấy nền chính trị có tính ổn định cao. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc xây dựng chiến lược cũng như triển khai kinh doanh tại Malaysia.

3

1.2.1.2. Pháp luật - Hệ thống tòa án: Malaysia là một Nhà nước liên bang. Hệ thống Toà án ở Malaysia bao gồm: Toà án liên bang, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm, Toà án xét xử theo phiên, và Toà án địa hạt. Ngoài các Toà án theo thứ bậc tố tụng trên đây, còn có Toà án đặc biệt , Toà án hồi giáo, Toà án của những người bản xứ và Toà án vị thành niên, Toà gia đình. Hệ thống tư pháp ở Malaysia được tổ chức và hoạt động theo nguyên t ắc tranh tụng, vì vậy, toà án chủ yếu đóng vai trò trọng tài giữa bên công tố và một bên là bị cáo, luật sư. Vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử ít nhiều mang tính chất thụ động. Tuy nhiên, khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Malaysia quy định thẩm phán có vai trò nhất định trong hoạt động điều tra tội phạm, thông qua việc quy định lệnh bắt, lệnh khám xét... của cơ quan điều tra phải được sự đồng ý của thẩm phán. - Cơ quan công tố: Cơ quan công tố ở Malaysia được tổ chức từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Trưởng công tố liên bang. Hệ thống các cơ quan công tố ở Malaysia hoạt động theo nguyên tắc t ập trung, thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Trưởng công tố liên bang. Theo quy định của Hiến pháp Malaysia, Trưởng công tố liên bang có quyền khởi tố, thực hiện việc truy tố cũng như đình chỉ việc thực hiện thẩm quyền này đối với các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của bất k ỳ Toà án nào ở các bang cũng như của Liên bang. Lực lượng cảnh sát: Lực lượng cảnh sát hoàng gia Malaysia được tổ chức từ trung ương cho tới địa phương. Ở 13 bang và 2 vùng lãnh thổ là Kuala Lumpur và Putra Jaya đều có các sở cảnh sát; sau đó là 134 cơ quan cảnh sát của các quận, huyện (bao gồm 134 quận, huyện) và 728 đồn cảnh sát ở các khu vực. Tổng thanh tra là người đứng đầu lực lượng cảnh sát của Malaysia. Giúp việc cho Tổng thanh tra có Phó T ổng thanh tra. Dưới Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra là 6 ban chức năng chuyên sâu về các lĩnh vực như quản lý hành chính, giữ gìn tr ật tự an ninh (ở cấp dưới có 15 đội ở 13 bang và lãnh thổ Kuala Lumpur và Putra Jaya), tham mưu, điều tra tội phạm, phòng chống tội phạm ma tuý... Cơ quan điều tra tội phạm là một bộ phận nằm trong Bộ N ội vụ Malaysia. Trong đó, nhiệm vụ của cơ quan điều tra tội phạm là đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm và tiến hành việc điều tra. - Hệ thống luật sư: Ngoài các cơ quan tư pháp đã được nêu ở trên, do hệ thống tư pháp ở Malaysia được tổ chức theo nguyên tắc tranh tụng trong quá trình xét xử nên luật sư và các tổ chức của luật sư ở Malaysia rất được coi tr ọng và đóng vai trò cực k ỳ quan trọng trong quá trình tố tụng. Các luật sư được tổ chức thành Hội đồng Đoàn luật sư ở Liên bang và Đoàn luật sư ở các bang. Đây là những tổ chức xã hội- nghề nghiệp, hoạt động theo Luật hành nghề luật sư năm 1976.

4

1.2.2. Kinh tế

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990-2020

Đơn vị: % (nguồn: Worldbank) Trong suốt những năm 1990 đến 2020, nền kinh tế Malaysia có nhiều biến động, 3 lần nước này đạt tăng trưởng âm. Cụ thể: Năm 1991, GDP của Malaysia là 49,143 tỷ USD, chính phủ đã đề ra Chính sách phát triển quốc gia 30 năm từ 1991-2020. Chính sách này trong giai đoạn đầu thực hiện trong kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1991-1995) trên thực tế đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm trong giai đoạn này là 8.3%. Năm 1996, nền kinh tế Malaysia có tốc độ tăng trưởng hơn 10%, GDP (PPP) là 244,385 t ỷ USD; tuy nhiên vào cuối những năm 1990, nền kinh tế lại rơi vào suy thoái làm GDP giảm xuống còn -7,3% (1998) do khủng hoảng tài chính châu Á từ tháng 7/1997. Nhờ đó, năm 1999, kinh tế Malaysia được phục hồi, Malaysia được đánh giá là quốc gia phục hồi nhanh nhất trong số các quốc gia châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP năm 1999 là 6,1%, GDP(PPP) là 269,121 tỷ USD. Năm 2009, các nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn nhất về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát từ Hoa Kỳ, nền kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng với mức tăng trưởng 1,5%. Nhưng Malaysia đã chứng tỏ khả năng đối phó với những tình huống khó khăn như vậy. Năm 2010 GDP tăng trưởng ở mức 7,4%, tình trạng đói nghèo được cải thiện với GDP (PPP) lúc này đạt 578,512 tỷ USD. Tuy nhiên đến nay, nền kinh tế lại có tốc độ tăng trưởng chậm. Năm 2019, GDP (PPP) đạt 944,564 tỷ USD, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch GDP (PPP) giảm xuống còn 902,568 t ỷ USD với tốc độ tăng trưởng 5,6%. Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

5

GDP(PPP) tỷ USD

750,777 783,874 829,297 889,715 944,564 902,568

1.2.2.1. Văn hóa  Thể diện - Một yếu tố quan trọng của văn hóa Malaysia, cũng như với hầu hết các nền văn hóa châu Á, là khái niệm về khuôn mặt. Trong xã hội Malaysia, hành vi “mất mặt”, tức là mất kiểm soát cảm xúc hoặc thể hiện sự xấu hổ nơi công cộng, được coi là hành vi thể hiện tiêu cực. Người Malaysia sẽ sử dụng một số phương pháp để “cứu lấy thể diện”.  Văn hóa bối cảnh cao - Trong các nền văn hóa bối cảnh cao như Malaysia, ý nghĩa thường rõ ràng hơn và ít trực tiếp hơn so với nhiều nền văn hóa phương Tây. Điều này có nghĩa là các từ ít quan trọng hơn và cần phải chú ý nhiều hơn đến các hình thức giao tiếp bổ sung như giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt và nét mặt. Ở Malaysia, bởi vì kinh doanh là cá nhân và dựa trên sự tin tưởng, phát triển các mối quan hệ hơn là trao đổi sự kiện và thông tin là mục tiêu chính của giao tiếp. Điều này cũng liên quan đến các giá trị văn hóa Mã Lai về lịch sự, khoan dung, hài hòa và thể diện.  Chủ nghĩa định mệnh, niềm tin tôn giáo - Văn hóa Malaysia tập trung vào các giá trị tôn giáo đa dạng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo,... và đặc biệt là Hồi giáo, do đó chủ yếu dựa vào khái niệm thuyết định mệnh. Ảnh hưởng của Hồi giáo ở Malaysia được thể hiện rõ ràng trong các khía cạnh khác nhau của xã hội và văn hóa, truyền thông,... luật pháp và cả trong kinh doanh. - Trong bối cảnh kinh doanh, khi hình thành ý tưởng và đưa ra quyết định, người Mã Lai chủ yếu là người Hồi giáo, sẽ có xu hướng thích được hướng dẫn bởi cảm xúc chủ quan kết hợp với đức tin Hồi giáo vì cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa kinh doanh của họ. Do đó, các cuộc đàm phán có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến và những người Malaysia sẽ xem việc đưa ra quyết định dưới góc độ cá nhân hơn. - Hệ thống cấp bậc là một phần không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh của Malaysia. + Các công ty Malaysia thường tuân theo một cấu trúc phân cấp theo chi...


Similar Free PDFs