[TL0TT ERP-SCM IBC05] Phạm Tuấn Thanh 31191021220 PDF

Title [TL0TT ERP-SCM IBC05] Phạm Tuấn Thanh 31191021220
Author Thanh Phạm
Course Erp-scm
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 1 MB
File Type PDF
Total Downloads 555
Total Views 658

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING------ oOo ------TIỂU LUẬNHỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆPĐỀ TÀIÁP DỤNG BÀI TOÁN VẬN TẢI VÀ BÀI TOÁN TỒN KHOVÀO THỰC TIỄN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAMGiảng viên : ThS. Hoàng Ngọc Như Ý Sinh vi...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING ------ oOo ------

TIỂU LUẬN HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI

ÁP DỤNG BÀI TOÁN VẬN TẢI VÀ BÀI TOÁN TỒN KHO VÀO THỰC TIỄN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Giảng viên

: ThS. Hoàng Ngọc Như Ý

Sinh viên thực hiện

: Phạm Tuấn Thanh

Mã số sinh viên

: 31191021220

Email

: [email protected]

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2021 1

CAM KẾT Bài tiểu luận được thực hiện bởi em – Phạm Tuấn Thanh, tự xây dựng và xử lý. Các tài liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ ở cuối bài, không có hành vi sao chép bài viết của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

2

MỤC LỤC TÓM LƯỢC...............................................................................................................................4 NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................................................5 Bài toán vận tải.......................................................................................................................5 Bối cảnh tình huống............................................................................................................5 1. Thông tin lĩnh vực hoạt động:.....................................................................................5 2. Kết quả kinh doanh mới nhất:.....................................................................................5 3. Bài toán vận tải của PepsiCo:......................................................................................5 Ứng dụng thực tiễn.............................................................................................................5 1. Kế hoạch vận tải hiện tại của PepsiCo:.......................................................................5 2. Vấn đề cần giải quyết:.................................................................................................6 3. Thiết lập bảng số liệu chi phí vận tải:.........................................................................6 4. Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows:.......................................7 5. Trình bày và giải thích kết quả tối ưu của mô hình:....................................................8 Bài toán tồn kho......................................................................................................................9 Bối cảnh tình huống............................................................................................................9 1. Thông tin lĩnh vực hoạt động:.....................................................................................9 2. Kết quả kinh doanh mới nhất:.....................................................................................9 3. Bài toán tốn kho của Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1:.............................................10 Ứng dụng thực tiễn...........................................................................................................10 Mô hình Basic EOQ......................................................................................................10 1. Giới thiệu mô hình Basic EOQ:................................................................................10 2. Vấn đề cần giải quyết trong bài toán:........................................................................11 3. Đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình Basic EOQ:.....................11 4. Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows:.....................................12 5. Trình bày và giải thích kết quả tối ưu của mô hình:..................................................13 Mô hình EOQ with Planned Shortages.........................................................................13 1. Giới thiệu mô hình EOQ with Planned Shortages:...................................................13 2. Vấn đề cần giải quyết trong bài toán:........................................................................14 3. Đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình Basic EOQ:.....................14 4. Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows:.....................................15 5. Trình bày và giải thích kết quả tối ưu của mô hình:..................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................17

3

TÓM LƯỢC Bài tiểu luận xoanh quanh việc tìm kiếm thông tin và xây dựng bài toán vận tải và tồn kho vào một vài doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài tiểu luận hướng đến các mục tiêu: thứ nhất, tổng hợp và phân tích lĩnh vực hoạt động cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; thứ hai, xây dựng và đặt ra bài toán về vấn đề vận tải và vấn đề tồn kho dựa trên những dữ kiện thực tế của doanh nghiệp; thứ ba, áp dụng các kiến thức đã học về bài toán vận tải và bài toán tồn kho để đưa ra giải pháp tối ưu phù hợp với mục tiêu bài toán bằng hai công cụ là Excel Solver và QM for Windows. Với quá trình tổng hợp, xây dựng và giải quyết trình huống, ta phần nào thấy được tầm quan trong của môn học ERP – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong việc áp dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp. Các vấn đề thảo luận, xây dựng và giải quyết bài toán vận tải và bài toán tồn kho được đưa ra trong phần trình bày bên dưới.

4

NỘI DUNG CHÍNH Phầ

Nội dung

n 1 1.1

Bài toán vận tải Bối cảnh tình huống 1. Thông tin lĩnh vực hoạt động: PepsiCo là một tập đoàn sản xuất đồ uống và thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới, các sản phẩm của PepsiCo được tiêu dùng khoảng một tỷ đơn vị mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các sản phẩm của PepsiCo bao gồm các loại sản phẩm đồ uống thuộc 22 nhãn hiệu, các thức uống này, trung bình mang lại doanh thu bán lẻ khoảng 01 tỷ đô mỗi năm cho PepsiCo (theo https://www.suntorypepsico.vn/). Theo như cam kết của PepsiCo, các hoạt động của công ty sẽ luôn gắn kết chặt chẽ với sự phát triển bền vững của môi trường xung quanh. Theo đó, công ty đảm bảo sẽ không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp cho công nhân viên luôn nhận được những đối xử công bằng, tạo nên giá trị bền vững cho công nhân viên, cổ đông và xã hội. 2. Kết quả kinh doanh mới nhất: Theo Báo cáo Tài chính PepsiCo năm 2020 (theo https://www.msn.com/) có thẻ thấy doanh thu năm 2020 của PepsiCo rơi vào khoảng 70372 triệu USD, trong đó chi phí hoạt động chiến 60517 triệu USD và thu nhập hoạt động còn lại là 9855 triệu USD. Theo đó, sau khi thanh toán các loại thuế và các khoản mục bất thường thì thu nhập ròng của PepsiCo rơi vào khoảng 7120 triệu USD. 3. Bài toán vận tải của PepsiCo: PepsiCo nhận các nguyên liệu thô để sản xuất tại các nhà máy và sau đó phân phối các thành phẩm đến các nhà phân phối chính thức để thu được lợi nhuận sau cùng. Một số sản phẩm nổi tiếng của PepsiCo như Pepsi Cola, Sting, Tropicana,... Các nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất sẽ được vận chuyển tới ba nhà máy sản xuất chính (nhà máy tại Hóc Môn, Hồ Chí Minh; nhà máy tại Ô Môn, Cần Thơ; nhà máy tại Biên Hòa, Đồng Nai) (theo https://www.suntorypepsico.vn/) và sau đó, các thành phẩm sẽ được vận chuyển bằng xe tải đến bốn nhà phân phối chính thức ở khu vực miền Nam (nhà phân phối Hoàng Tâm, Bình Thuận; nhà phân phối Hòa Hưng, Bà Rịa - Vũng Tàu; nhà phân phối Duyệt Phát, Bình Dương; nhà

1.2

phân phối Trí Quyền, Tây Ninh) (nguồn Google Maps). Ứng dụng thực tiễn 1. Kế hoạch vận tải hiện tại của PepsiCo: 5

Đối với đợt sản xuất tuần sau, một ước tính đã được đưa ra về sản lượng từ mỗi nhà máy, và mỗi nhà phân phối đã được phân bổ một số lượng nhất định. Thông tin cụ thể được trình bày tại hai bảng dưới đây: (đơn vị: chuyến tải/truckload) Nhà phân phối

Lượng phân bổ

Tây Ninh

400

Nhà máy

Sản lượng

Bình Dương

325

Cần Thơ

375

Vũng Tàu

350

Hồ Chí Minh

625

Bình Thuận

425

Đồng Nai

500

Tổng lượng phân bổ 1500

Tổng sản lượng 1500 Trong nhiều năm trở lại đây, chiến lược mà công ty đã sử dụng để xác định sản lượng thành phẩm cần được vận chuyển từ mỗi nhà máy để đáp ứng nhu cầu của mỗi nhà phân phối chính thức là: -

Vì nhà máy ở Cần Thơ cách xa các nhà phân phối nhất, nên vận chuyển toàn bộ thành phẩm của nó đến nhà phân phối gần nhất, cụ thể là nhà phân phối ở Tây Ninh, nếu có dư thì phần dư sẽ được chuyển đến nhà phân phối ở Bình Dương.

-

Vì nhà phân phối ở Bình Thuận cách xa các nhà máy sản xuất nhất, nên nhà máy gần đó nhất (ở Đồng Nai) vận chuyển toàn bộ thành phẩm của mình đến nhà phân phối ở Bình Thuận, nếu dư thì phần dư sẽ được chuyển đến nhà phân phối ở Vũng Tàu.

-

Sử dụng nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp các nhu cầu còn lại của các nhà phân phối chính thức. Kế hoạch vận tải được bố trí thành bảng sau: (đơn vị: chuyến tải/truckload)

Nhà máy Cần Thơ Hồ Chí Minh Đồng Nai

Nhà phân phối Tây Ninh 375 25 0

Bình Dương 0 325 0

Vũng Tàu 0 275 75

Bình Thuận 0 0 425

2. Vấn đề cần giải quyết: Vấn đề đặt ra cho bái toán vận tải của PepsiCo chính là tìm ra một kế hoạch khác tối ưu hơn trong việc vận chuyển và phân bổ hàng hóa. Kế hoạch mới này cần thỏa những mục đích: tổng chi phí vận chuyển là tối thiểu; toàn bộ nguồn cung phải 6

được phân phối đến các điểm đến; toàn bộ nhu cầu của điểm đến phải được nhận từ nguồn cung. 3. Thiết lập bảng số liệu chi phí vận tải: Bảng chi phí vận tải được cung chấp như sau: Nhà phân phối Nhà máy Tây Ninh Bình Dương Vũng Tàu Bình Thuận Cần Thơ $322 $431 $573 $782 Hồ Chí Minh 212 281 434 657 Đồng Nai 295 376 324 597 Với kế hoạch vận tải này, chi phí mà PepsiCo phải bỏ ra để vận chuyển hàng hóa là: Tổng chi phí vận chuyển = 375($322) + 25($212) + 325($281) + 275($434) + 75($324) + 425($597) = $614,750 4. Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows: -

Xây dựng mô hình bài toán trên Excel Solver:

-

Xây dựng mô hình bài toán trên QM for Windows:

7

5. Trình bày và giải thích kết quả tối ưu của mô hình: Thực hiện xây dựng bài toán trên Excel Solver và QM for Windows, ta nhận được hai kết quả tương tự như nhau. Với kết quả như trên, ta có thể thấy rằng, tổng chi phí vận tải mới là $601,000 < $614,750 (kế hoạch cũ). Như vậy, kế hoạch vận tải dựa vào khoảng cách xa gần mà PepsiCo đang áp dụng là chưa tối ưu trong việc tối thiểu hóa chi phí vận tải. Với kết quả thu được, ta có kế hoạch vận tải mới như sau : 8

-

Nhà máy ở Cần Thơ sẽ cung cấp cho nhà phân phối tại Tây Ninh 375 chuyến tải thành phẩm.

-

Nhà máy ở Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho nhà phân phối tại Tây Ninh 25 chuyến tải thành phẩm, cung cấp cho nhà phân phối tại Bình Dương 325 chuyến tải thành phẩm và cung cấp cho nhà phân phối tại Bình Thuận 275 chuyến tải thành phẩm.

-

Nhà máy ở Đồng Nai sẽ cung cấp cho nhà phân phối tại Vũng Tàu 350 chuyến tải thành phẩm, cung cấp cho nhà phân phối ở Bình Thuận 150 chuyến tải thành phẩm. Đồ thị dạng mạng lưới cho kế hoạch vận chuyển mới được thể hiện như sau :

2 2.1

Bài toán tồồn kho Bối cảnh tình huống 1. Thông tin lĩnh vực hoạt động: Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 1 được thành lập năm 2010 trên cơ sở sát nhập Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1). Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên ra đời từ năm 1964. Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 được thành lập năm 2010, là tiền thân của Nhà máy Xi măng Hà Tiên. Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, Hà Tiên 1 luôn được xem là đơn chị đi đầu của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam tại khu vực miền Nam. Sản phẩm của công ty phục vụ chủ yếu cho khu vực phía nam, 9

tính riêng Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã chiếm đến 65% tổng lượng xi măng đầu ra của công ty (https://vnr500.com.vn/). 2. Kết quả kinh doanh mới nhất: Theo Báo cáo Tài chính của Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 năm 2020 (theo https://finance.vietstock.vn/) có thẻ thấy doanh thu năm 2020 của Hà Tiên 1 rơi vào khoảng 7 963 tỷ VND, trong đó giá vốn hàng bán chiếm đến 6 607 tỷ VND và tổng các loại chi phí hoạt động khoảng 574 tỷ VND. Theo đó, sau khi thanh toán các loại thuế và các khoản mục bất thường thì thu nhập ròng của Hà Tiên 1 rơi vào khoảng 608 tỷ VND. 3. Bài toán tồn kho của Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1: Công ty Xi măng Hà Tiên trữ xi măng và clinker tại các kho hàng của mình, đồng thời thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa trong nước và một phần thì đem đi xuất khẩu. Khi lượng thành phẩm còn lại trong kho đạt mức thấp, công ty sẽ cho đơn vị quản lý kho liên lạc với nhà máy sản xuất để cung cấp thêm thành phẩm cho kho. Thời gian từ lúc liên hệ nhà máy sản xuất chuyên phân phối cho kho đến lúc thành phẩm được vận chuyển bằng xe tải đến kho là 6 ngày. Theo các thông tin được biết, trong 4 năm gần đây (kể từ năm 2016), lượng xi măng mà công ty sản xuất và tiêu thụ đạt vào mức 7,000,000 tấn/năm (theo báo Nhân Dân). Trong trường hợp sản phẩm trong kho bãi sắp hết thì sẽ được liên hệ nhà máy sản xuất vận chuyển đến, mỗi lần vận chuyển là 1,750,000 tấn dùng cho 3 tháng. Việc liên hệ nhà máy sản xuất được dự trù sẵn trước sao cho khi thành phẩm vừa đến thì kho vừa lúc trống hàng. Với những lần nhập hàng như thế này, tiền công lao động cho mỗi lần đặt và nhận hàng vào kho bãi (đã bao gồm thường) cho 6 tiếng lao động là $900,000, chi phí vạn chuyển, nhiên liệu, giám sát, quản lý,… gộp chung rơi vào khoản $18,000. Như vậy tổng chi phí cho mỗi lần nhập thành phẩm là $108,000. Theo những ước tính trước đó của công ty Hà Tiên 1 thì chi phí vốn cần thiết trên mỗi đơn vị sản phẩm là 13%. Bên cạnh đó thì chi phí thuê kho,thuê người trông coi, bảo hiểm hàng hóa nằm trong khoảng 7% giá trị mỗi đơn vị sản phẩm. Với giá bán $6 cho một đơn vị sản phẩm, chi phí cho việc giữ hàng trong kho của công ty là 20%*($5)=$1.2 cho mỗi đơn vị sản phẩm. Thêm vào đó, đôi khi vì nhu cầu tăng nhanh quá dự đoán hoặc vì một vài trục trặc mà vận chuyển hàng trễ, việc này dẫn đến phát sinh thêm chi phí tổn thất do thiếu trữ hàng. Ngoài ra, còn có các chi phí cơ hội như doanh thu chậm, giảm lượng cầu, phụ phí lao động kho bãi,... Vậy nên, chi phí tổn do thiếu trữ hàng được ước 10

tính rơi vào khoảng $5 trên mỗi đơn vị sản phẩm. Thời gian làm việc cả năm của 2.2 2.2.

công ty là 250 ngày. Ứ ng d ụ ng th ự c tiễễn Mô hình Basic EOQ

1

1. Giới thiệu mô hình Basic EOQ: Điều kiện áp dụng mô hình Basic EOQ: -

Lượng cầu hàng hóa không đổi trong năm.

-

Hàng đặt để bổ sung vào kho đến vừa lúc hàng trong kho hết.

-

Không xảy ra tình huống thiếu hụt hàng lưu trữ.

Mô hình Basic EOQ bao gồm: -

D : Annual demand rate – lượng cầu hằng năm.

-

L: Lead time – khoảng thời gian kể từ lúc liên hệ với nhà máy đến khi thành phẩm được chuyển đến kho.

-

WD: working days – số ngày làm việc trong năm của công ty.

-

Reorder point – mức tồn kho tại thời điểm liên hệ cho nhà máy sản xuất = (D/WD)*L

-

Q: Order quantity – mức tồn kho tối đa.

-

K: setup cost – chi phí thiết lập mỗi lần thêm hàng vào kho.

-

h: unit holding cost – chi phí nắm giữ tính trên một đơn vị sản phẩm.

-

TVC: total variable cost – tổng biến phí = annual setup cost + annual holding cost

-

Annual setup cost = K * (số lần thêm hàng vào kho trong năm)

-

Annual holding cost = c * (mức tồn kho trung bình)

-

Average inventory level – mức tồn kho trung bình = Q/2

Áp dụng bài toán tồn kho cho công ty CP Xi măng Hà Tiên 1: -

D = 7,000,000 tấn/năm

-

L = 6 ngày

-

WD = 250 ngày

-

Reorder point = (D/WD)*L = 168,000 tấn

-

Q = 1,750,000 tấn

-

K = $900,000 + $18,000 = $108,000

-

h = 20%*($6) = $1.2

2. Vấn đề cần giải quyết trong bài toán: Với mô hình Basic EOQ (đơn đặt hàng đến đúng thời điểm mức tồn kho về 11

0), thành phẩm được chuyển đến sẽ đưa mức tồn kho từ 0 về Q, trong trường hợp này là từ hết hàng trờ lại thành 1,750,000 tấn tồn kho. Với lượng cầu trong năm không thay đổi, mục tiêu của bài toán tồn kho cho công ty Hà Tiên 1 là tìm mức tồn kho Q tối ưu nhất (Q*), qua đó có thể tối thiểu hóa tổng biến phí TVC. 3. Đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình Basic EOQ:

4. Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows: -

Xây dựng mô hình bài toán trên Excel Solver:

-

Xây dựng mô hình bài toán trên QM for Windows: 12

5. Trình bày và giải thích kết quả tối ưu của mô hình: Thực hiện xây dựng bài toán trên Excel Solver và QM for Windows, ta nhận được hai kết quả tương tự như nhau. Với kết quả được thể hiện ở hình trên, ta nhận được mức sản lượng tối ưu là khoảng 1,122,497 tấn. Tại đó, tổng biến phí là thấp nhất, chỉ ở mức $1,346,997 – thấp hơn khoảng $135,000 so với kế hoạch cũ. Các chi phí thành phần bao gồm annual setup cost = annual holding cost = $673,498. Đồ thị tổng chi phí được thể hiện như sau:

2.2.

Mô hình EOQ with Planned Shortages

2

1. Giới thiệu mô hình EOQ with Planned Shortages: Điều kiện áp dụng mô hình EOQ with Planned Shortages: -

Lượng cầu hàng hóa không đổi trong năm. 13

-

Hàng đặt để bổ sung vào kho đến vừa lúc hàng trong kho hết.

-

Có xảy ra tình huống thiếu hụt hàng lưu trữ. Lúc này, khách hàng vẫn sẵn lòng chờ đợi hàng về kho, và khi hàng về thì khách hàng sẽ nhận được hàng ngay lập tức.

Mô hình EOQ with Planned Shortages bao gồm: -

Một dữ kiện tương tự như mô hình Basic EOQ, gồm: D, L, WQ, Q, K, h.

-

S: the maximum shortage – lượng thiếu hụt tối đa.

-

p: shortage cost per unit short – chi phí thiếu hụt tính trên mỗi đơn vị thiếu hụt

-

Annual setup cost = K * (D/Q)

-

Annual holding cost = h*((Q-S)^2)/(2Q)

-

Annual shortage cost = p*(S^2)/(2Q)

-

TVC: total variable inventory cost per year – tổng biến phí tồn kho hằng năm TVC = annual setup cost + annual holding cost + annual shortage cost

Áp dụng bài toán tồn kho cho công ty CP Xi măng Hà Tiên 1: -

D = 7,000,000 tấn/năm

-

K = $108,000

-

h = $1.2

-

p = $5

2. Vấn đề cần giải quyết trong bài toán: Với lượng cầu trong năm không thay đổi, mục tiêu của bài toán có sự thiếu hụt tồn kho cho công ty Hà Tiên 1 là tìm số lượng đặt hàng Q và lượng thiếu hụt tối đa S tối ưu, qua đó có thể tối thiểu hóa tổng biến phí tồn kho TVC. 3. Đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình Basic EOQ:

14

4. Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows: -

Xây dựng mô hình bài toán trên Excel Solver:

-

Xây dựng mô hình bài toán trên QM for Windows:

15

5. Trình bày và giải thích kết quả tối ưu của mô hình: Thực hiện xây dựng bài toán trên Excel Solver và QM for Windows, ta nhận được hai kết quả tương tự như nhau. Với kết quả được thể hiện ở hình trên, ta nhận được mức sản lượng tối ưu là khoảng 1,249,960 tấn với lượng thiếu hụt tối đa là 241,928 tấn. Như vậy, mức tồn kho tối ưu nhất cho nhà kho của công ty Hà Tiên 1 là 1,008,032 tấn. Với kế hoạch tồn kho mới này, tổng biến ph...


Similar Free PDFs