TNCác quá trình chế tạo - aaaaaaaaaaaaaaaaaaa PDF

Title TNCác quá trình chế tạo - aaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Author Hòa Nguyễn
Course ACCA SBL study guide
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 75
File Size 3.9 MB
File Type PDF
Total Downloads 611
Total Views 967

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAKHOA CƠ KHÍBÁO CÁO THÍ NGHIỆMCÁC QUÁ TRÌNH CHẾ TẠOGiáo viên hướng dẫn: Đặng Quang Kỳ Sinh viên thực hiện: Lê Tấn Huy 1810716 Lê Thế Hưng 1812490 Trần Bá Hiền 1711333 Nguyễn Tiến Dũng 1810879 Tp. HCM - 2020I. Các quá trình gia công1. Gia c...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CÁC QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO

Giáo viên hướng dẫn: Đặng Quang Kỳ Sinh viên thực hiện: 1. Lê Tấn Huy

1810716

2. Lê Thế Hưng

1812490

3. Trần Bá Hiền

1711333

4. Nguyễn Tiến Dũng

1810879

Tp. HCM - 2020

I.

Các quá trình gia công

1. Gia công tiện a. Nguyên lý hoạt động: 

Quá trình hình thành phôi

Giả sử phôi cố định, dao chuyện động tịnh tiến Dưới tác dụng của lực dao, dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phôi. 

Chuyển động cắt

Để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với nhau.

Hình 1.1. Chuyển động cắt gọt b. Khả năng công nghệ: 

Tiện được

Các mặt xoay tròn bên ngoài và bên trong Các mặt đầu, mặt côn ngoài và côn trong, các mặt xoay tròn định hình Các loại ren trong và ren ngoài.



Độ chính xác của gia công tiện phụ

thuộc Độ chính xác của máy tiện Độ cứng vững của công nghệ Dụng cụ cắt Tay nghề của công nhân

c. Các loại máy tiện -

Máy tiện vạn năng

Hình 1.3. Máy tiện vạn năng -

Máy tiện cụt

Hình 1.4. Máy tiện cụt -

Máy tiện đứng

Hình 1.5. Máy tiện đứng -

Máy tiện tự động:

Hình 1.6. Máy tiện CNC d. Dao tiện Dao tiện: gồm các bộ phận cơ bản như: thân (cán) và đầu dao (phần cắt gọt) Cán dao dùng để kẹp giữ dao trên ổ gá dao. Đầu dao gồm các yếu tố cơ bản

sau: – Mặt thoát (mặt trước) trong quá trình cắt gọt phoi thoát ra theo mặt này. – Mặt sát (mựt sau) gồm có măt sát chính và mặt sát phụ đối diện với mặt gia công. – Lưỡi cắt gọt gồm có: + Lưỡi cắt chính: là giao tuyến giữa mặt sau chính và mặt trước của dao. + Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt sau phụ và mặt trước. – Mũi dao: là giao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Lưỡi dao có thể nhọn hoặc được mài với bán kính r. Muốn đảm bảo độ chính xác về kích thước, hình dạng và độ nhẵn bóng bề mặt của chi tiết gia công cũng như năng suất gia công. Cần phải lựa chọn hình dáng hình học, các góc và dạng mặt trước của dao sao cho phù hợp.

Hình 1.7. Dao tiện Các loại dao: dao thẳng, dao đầu cong và dao cắt đứt

Phần làm việc của dao cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: có độ cứng cao, độ bền nhiệt ( giữ được độ bền ở nhiệt độ cao); tính chịu mài mòn và độ bền cao… Các vật liệu làm dao tiện chia thành 3 nhóm: – Nhóm I: các vật liệu làm dao cắt gọt tốc độ thấp gồm các vật liệu như: Thép cacbon, thép hợp kim. – Nhóm II: Các vật liệu làm dao cắt gọt ở tốc độ cao gồm các vật liệu như: Thép gió. – Nhóm III: Các vật liệu làm dao cắt gọt ở tốc độ cao hơn vật liệu ở nhóm II,

gồm: hợp kim cứng, kim loại gốm. e. Đồ gá gia công trên máy tiện: Có nhiều phương pháp gá đặt khác nhau như: gá trên mâm cặp, gá trên các mũi tâm, gá trên các loại trục gá (trục gá cứng hoặc trục gá đàn hồi), gá trên các loại ống kẹp đàn hồ và gá trên các đồ gá chuyên dùng. Vì vậy, đồ gá gia công trên các máy tiện cũng rất đa dạng. Một số loại đồ gá: -

Mâm cặp: + Hai Chấu + Ba chấu + Bốn chấu + Sáu chấu

1.8. Ba chấu

1.9. Bốn Chấu

Hình 1.10. Mũi chống tâm cố định -

Giá đỡ:

Hình 1.12. Giá đỡ 2. Gia công phay a) Nguyên lý hoạt động: Phay là một phương pháp gia công cắt gọt có phoi. Phương pháp phay có hai chuyển động tạo hình.

Hình 2.1. Nguyên lý phay 

Chuyển động tạo hình thứ nhất (chính) : dao phay quay tròn.



Chuyển động tạo hình thứ hai (chạy dao) : chi tiết chuyển động tịnh tiến theo 3 phương.



Chuyển động tịnh tiến có thể độc lập từng phương hoặc kết hợp với nhau.

b) Khả năng công nghệ: 

Phay được Phay mặt phẳng: phương pháp phổ biến nhất Phay mặt trụ Phay rãnh, Phay rãnh

then…. Phay ren Phay trục then hoa Phay các mặt định hình: sử dụng dao định hình, chép hình hoặc phay CNC 

Độ chính xác của gia công tiện phụ thuộc Vật liệu chế tạo dụng cụ cắt và chất lượng chế tạo dụng cụ cắt Vật liệu chi tiết gia công Trạng thái bề mặt gia công ( bề mặt cứng hay mềm) Độ cứng vững của hệ thống công nghệ

Tay nghề của người công nhân c) Một số loại máy phay: - Máy phay đứng

Hình 2.2. Máy phay đứng -

Máy phay ngang

-

Hình 2.3. Máy phay ngang Máy phay công – xôn vạn năng

-

Máy phay giường.

Hình 2.4. Máy phay công – xôn vạn năng

Hình 2.5. Máy phay giường d) Dao phay Dao phay có rất nhiều loại khác nhau: Dao phay trụ, dao phay mặt đầu, dao phay đĩa, dao phay ngón, dao phay lăn răng, dao phay định hình….. e) Đồ gá - Êtô: thường dùng gá kẹp những chi tiết đơn giản mang tính chất chuyên dùng, thường gá những chi tiết dạng khối, hộp… - Đòn kẹp: Dùng để kẹp trực tiếp các chi tiết lớn hoặc các chi tiết có hình dáng phức tạp. - Gá kẹp chi tiết bằng hàm kẹp: dùng trong sản xuất hàng loạt. - Gá kẹp chi tiết trên khối V: gá kẹp những chi tiết dạng tròn. - Đầu phân độ: 3. Gia công mài: a) Nguyên lý hoạt động: Là quá trình cắt gọt được thực hiện động thời bởi nhiều hạt mài có các lưỡi cắt khác nhau được phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt đá mài b) Khả năng công nghệ: 

Mài được

Mài là nguyên công gia công tinh các bề mắt trụ ngoài, trụ trong, mặt phẳng, mặt định hình 

Độ chính xác của gia công mài phụ thuộc : Chọn đá mài Chọn chế độ mài

c) Các loại máy Máy mài phẳng , Máy mài ngoài

3.1.Máy mài mặt phẳng

3.2. Máy mài ngoài d) Dao phay + Đá mài bê tông + Đá mài thép + Đá mài bóng + Đá mài mịn

3.3. Các loại dao phây e) Đồ gá – Mài phẳng: chi tiết phẳng có thể gá trực tiếp trên bàn từ. Chi tiết trục, chi tiết phức tạp thì dùng đồ gá đặt trên bàn từ. – Mài tròn trong: trong trường hợp này ta dùng mũi tâm kẹp tốc. 4. Gia công bào và xọc a) Nguyên lý hoạt động

Máy xọc có cấu tạo về cơ bản giống như máy bào nhưng có đầu trượt nằm theo phương thẳng đứng. Xọc chủ yếu dùng để gia công các rãnh then của lỗ, gia công các bánh răng bậc, bánh răng răng trong. Quá trình bào trên máy bào ngang chuyển động chính là chuyển động thẳng tịnh tiến của dao, chuyển động tiến (chạy dao) là chuyển động bàn máy. Quá trình xọc (là một loại máy bào đứng) chuyển động chính là chuyển động lên xuống của dao. Chuyển động tiến là chuyển động tịnh tiến hoặc quay của bàn máy. b) Khả năng công nghệ: Bào và xọc dùng để gia công mặt phẳng và mặt định hình có đường sinh thẳng. dùng gia công các mặt phẳng ngang, đứng hoặc nghiêng. các loại rãnh thẳng với tiết diện khác nhau như : Rãnh mang cá, rãnh chữ T, rãnh chữ nhật... các mặt phẳng định hình với độ bóng và độ chính xác thấp c) Các loại máy bào

Máy bào cần Máy bào ngang Máy bào giường d) Dao bào Hai loại vật liệu làm dao thường được sử dụng nhất là thép gió và hợp kim cứng. Có nhiều phương pháp để phân loại dao bào. 

Theo cấu tạo giữa đầu dao và thân dao Dao liền khối khi đầu dao ( phần tham gia cắt gọt ) và thân dao ( phần lắp trên ổ gá dao ) được chế tạo cùng một loại vật liệu.

 Theo hình dạng thân dao e) Đồ gá - Khối ke - Vấu kẹp, vít kẹp - Êtô 5. Gia công khoan a) Nguyên lý hoạt động Dao chuyển động tròn cắt lớp bề mặt vật liệu dao chạm vào tạo lỗ tròn, dao di chuyển theo chiều tịnh tiến b) Khả năng công nghệ Khoan được hầu hết các bề mặt có cấu tạo đơn giản c) Các loại máy : - Khoan trục 5.1. Máy khoan trục - Khoan cần

5.2. Máy khoan cần d) Dao khoan - Mũi khoan ruột gà

5.3. Mũi khoan ruột gà - Mũi khoan được dùng trong gia công là mũi khoan ruột gà được làm bằng thép dụng cụ, thép gió hay bằng hợp kim cứng tùy thuộc vào vật liệu gia công. e) Đồ gá: Gá đặt chi tiết trực tiếp lên bàn máy

5.4.Các dụng cụ gá kẹp thường gặp.

Phương pháp gia công đúc 1. Bản chất của phương pháp đúc kim loại Đúc là phương pháp gia công tạo hình kim loại bằng cách rót kim loại, hợp kim lỏng vào khuôn có hình dạng, kích thước nhất định. Sau khi kim loại thực hiện quá trình kết tinh trong khuôn ta thu được vật phẩm có hình dạng, kích thước phù hợp với yêu cầu. Nếu vật phẩm đúc ra có thể đem dùng ngay được gọi là chi tiết đúc. Nếu vật phẩm đúc ra đưa qua gia công cơ khí để nâng cao độ chính xác kích thước và độ bóng bề mặt, gọi là phôi đúc. 2. Đặc điểm của phương pháp đúc kim loại 

Vật liệu để sản xuất đúc rất đa dạng.



Khối lượng vật đúc có thể từ vài gam đến hàng trăm tấn.

Chế tạo được những vật đúc có hình dạng, kết cấu rất phức tạp mà các phương pháp khác



chế tạo khó hoặc không thể chế tạo được. 

Có thể đạt được cơ tính khác nhau trong một cùng một vật đúc .



Có thể đạt được độ chính xác gia công tương đối cao nếu áp dụng các phương pháp đúc đặc biệt.



Có thể áp dụng cơ khí hoá, tự động hoá.



Khi đúc khuôn cát, chất lượng vật đúc không cao, lượng dư gia công cơ lớn



Tốn kim loại cho hệ thống rót , đậu hơi và đậu ngót..



Vật đúc thường tồn tại các khuyết tật và khó kiểm tra, đặc biệt là các chi tiết lớn.



Điều kiện lao động nóng, độc hại cho người sản xuất. 3. Công dụng của phương pháp đúc kim loại

 Sản xuất đúc được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Khối lượng vật đúc chiếm trung bình khoảng 40 đến 80% tổng khối lượng máy móc.  Dùng để chế tạo phôi cho sản xuất cơ khí.  Sản xuất một số chi tiết đúc đặc biệt. 4. Phân loại các phương pháp đúc kim loại  Phân loại theo vật liệu làm khuôn:  Đúc trong khuôn cát.  Đúc trong khuôn bán vĩnh cửu.  Đúc trong khuôn vĩnh cửu.  Phân loại theo phương pháp đúc:  Đúc khuôn cát.  Đúc đặc biệt.

Phân loại phương pháp đúc kim loại 5. Nguyên lý thiết kế vật đúc kim loại Nguyên lý vật đúc đảm bảo yêu cầu kim loại cần đúc  Kết cấu của vật đúc phải phù hợp với tính đúc của hợp kim  Đảm bảo quá trình điền đầy khuôn.  Quá trình kết tinh phải đảm bảo yêu cầu (đồng thời có hướng).  Tránh được các khuyết tật (lõm co, rỗ khí, ngậm xỉ …), tránh tạo ứng suất trong vật đúc: + Kết cấu vật đúc không thay đổi quá đột ngột để tránh kết tinh không phù hợp, nứt, ứng suất dư. + Các đoạn chuyển tiếp của thành vật đúc phải thay đổi từ từ để tránh tạo thành ứng suất trong vật đúc. + Các bề mặt trên của vật đúc tránh nằm ngang vì dễ gây ra ngậm xỉ. + Vị trí đặt đậu ngót phải là chỗ kết tinh cuối cùng, hướng từ xa đến gần đậu ngót để dồn xỉ về đậu ngót. + Với vật đúc có gân trợ lực thì chiều dày của gân mỏng hơn thành vật đúc.  Kết cấu vật đúc phải đảm bảo vật đúc có đủ cơ tính của hợp kim đúc  Giảm khó khăn cho qúa trình đúc và các bước gia công tiếp theo Nguyên lý thiết kế vật đúc thuận lợi cho qúa trình làm khuôn

Khi thiết kế vật đúc cần phải chú ý tới công nghệ làm khuôn tức là đảm bảo qúa trình làm khuôn đơn giản, dễ dàng, triệt để sử dụng máy móc và các thiết bị làm khuôn … nhằm bảo đảm vật đúc có chất lượng tốt.  Kết cấu vật đúc phải đơn giản để dễ gia công mẫu và lõi.  Kết cấu vật đúc phải đảm bảo qúa trình rút mẫu khi làm khuôn  Khi cần có thể tách rời thành nhiều hòm khuôn.  Trên kết cấu vật đúc phải đảm bảo hỗn hợp làm khuôn có thể tái sử dụng.  Giảm tối đa số lượng lõi.  Kết cấu thuận lợi khi lắp ráp và vận chuyển khuôn, lõi.  Kết cấu thuận lợi cho dỡ bỏ hỗn hợp làm khuôn ra khỏi vật đúc

Phương pháp đúc kim loại Nguyên lý thiết kế vật đúc thuận lợi cho qúa trình gia công cơ tiếp theo  Tránh tạo các yếu tố cản trở qúa trình cắt gọt.  Tránh hiện tượng uốn dụng cụ khi gia công lỗ.  Thuận lợi cho gá lắp và các qúa trình vận chuyển. Thiết kế vật đúc đảm bảo yêu cầu làm việc lâu dài của vật đúc

Việc thiết kế vật đúc kim loại cần tính toán để đảm bảo khuôn đúc có thể tái sử dụng, đảm bảo bộ bền để khuôn đúc sử dụng lâu dài, đảm bảo chất lượng vật đúc. Trên đây là một số đặc điểm, tính chất và nguyên lý của phương pháp đúc kim loại. MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐÚC

Phương pháp gia công rèn  RÈN TỰ DO

1. Thực chất của rèn tự do Rèn tự do là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực, sử dụng các thiết bị tạo áp lực có khối lượng khác nhau (tạo ra động năng va đập khác nhau) làm cho kim loại biến dạng dẻo tự do, chỉ bị khống chế bởi mặt đỡ và diện tích tiếp xúc với dụng cụ gia công. 2. Đặc điểm 

Không gia công được những chi tiết quá phức tạp



Thiết bị rèn tự do có thể rất đơn giản.



Sản phẩm thu được sau rèn tự do có chất lượng cơ tính cao và tính dị hướng thấp, do biến dạng rất nhiều lần và đổi phương biến dạng liên tục.



Độ chính xác và độ bóng bề mặt thấp.



Chất lượng và tính chất kim loại từng phần của chi tiết khó đảm bảo đồng nhất



Lượng dư gia công,dung sai chế tạo, thời gian phu lớn do đó năng suất thấp



Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ của công nhân

Công dụng: Thường dùng tạo phôi các chi tiết máy hình dáng tương đối đơn giản và cần có cơ tính cao trong dạng sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ 3. Những nguyên công cơ bản



Nguyên công chồn

Nguyên công chồn là nguyên công rèn tự do làm giảm chiều cao, tăng tiết diện ngang của phôi

Hình dáng vật khi chồn 

Nếu tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính phôi h0/ d0 < 2 thì vật chồn có dạng hình trống (hình a) vì do có ma sát ở mặt tiếp xúc giữa phôi với búa và đe.



Nếu tỷ lệ

h0 /d 0 =( 2 ÷ 2,5) mà lực đập đủ lớn thì vật chồn có dạng hai hình trống chồng

giáp lên nhau (hình b), lực đập không đủ lớn thì vật chồn có dạng hình trống kép nhưng không chồng giáp với nhau (hình c), còn khi lực đập quá nhỏ và nhanh thì hai đầu vật chồn lại loe ra so với đoạn giữa (hình d). 

Nếu tỷ lệ

h0 ¿ d 0 >2,5

thì vật chồn rất dễ bị cong (hình e), khi đã bị cong ta cần phải

nắn thẳng lại rồi mới chồn tiếp. Do đó điều kiện chồn ổn định là tỷ lệ 

h0 ¿ d 0 tùy thuộc góc côn mà có phải khử ứng suất dư hay không  Có thể gây rách hoặc nhăn do phần kim loại càng xa tâm quay càng dễ mất ổn định  Thời gian gá đặt phôi lớn hơn phương pháp thông thường. Khả năng tự động hóa kém hơn

1. Máy cắt laser: 1.1. Một số loại máy cắt laser phổ biến hiện nay: - Máy cắt laser CO2 - Máy cắt laser fiber (sợi quang học) - Máy laser nguồn tinh thể Nd: YAG và Nd: YVO. - Ngoài ra còn nhiều loại máy khác nữa nhưng phổ biến là 3 loại kể trên. Ở đây ta tập trung vào máy laser CO2, bởi nó được sử dụng rộng rãi trên thị trường do giá thành rẻ hơn so với các loại khác, và độ chính xác cũng tương đối cao. 1.2. Nguyên lý: - Nguyên lý chung của máy cắt laser: máy cắt laser sử dụng công nghệ cắt laser. Cắt laser là một công nghệ sử dụng laser để cắt vật liệu, và thường được sử dụng cho các ứng dụng sản xuất công nghiệp. Cắt bằng laser bằng cách chỉ đạo sản lượng của laser công suất cao thông qua quang học. Quang học laze và CNC (điều khiển số bằng máy tính) được sử dụng để chỉ đạo vật liệu hoặc tia laser tạo ra. Một loại laser thương mại tiêu biểu để cắt các vật liệu có liên quan đến một hệ thống điều khiển chuyển động theo một mã CNC hoặc Bản G của mẫu được cắt trên các vật liệu cụ thể như: cắt cnc mica, cắt laser gỗ, cắt laser inox, cắt laser vải . Tia laser tập trung hướng vào vật liệu, sau đó tan chảy, bỏng, bay hơi, hoặc bị thổi bay bởi một luồng khí, để lại một cạnh với một kết thúc bề mặt chất lượng cao. Máy cắt laser công nghiệp được sử dụng để cắt các vật liệu phẳng, cũng như các vật liệu cấu trúc và đường ống.

Hình 1.1. Máy laser khi hoạt động

Hình

1.3.

1.2. nguyên lý hoạt động của máy laser - Nguyên lý của máy cắt laser CO2: đầu tiên sẽ sử dụng điện áp phân cực để kích thích khí CO2 cùng N2 và He, dẫn tới chuyển hóa trạng thái năng lượng để tạo ra các hạt photon dưới dạng sóng bức xạ năng lượng cao, tạo thành tia laser được gọi là công nghệ laser CO2. Về cơ bản thì máy cắt laser CO2 hoạt động thông qua việc tạo ra các chùm laser mang năng lượng cao hội tụ vào một điểm khiến vật liệu bị nóng chảy. Từ đó giúp cho quá trình cắt dễ dàng, chính xác, vết cắt ngọt. Căn cứ vào từng nhu cầu và điều chỉnh mà có độ cắt nông sâu thích hợp, giúp tạo ra thành phẩm tinh xảo nhất. Cấu tạo: - Ở đây ta sẽ tìm hiểu máy cắt laser CO 2, do nó được sử dụng rộng rãi nhờ vào giá thành rẻ nên càng ngày nó càng được sử dụng nhiều. - Cấu tạo của máy cắt laser CO2: + Bộ phận quan trọng nhất của máy laser CO2 đó là hệ máy chính. Nói cách khác đây chính là thiết bị có kết cấu khung máy với cơ cấu chuyển động để dịch tọa độ trong suốt quá trình cắt, đảm bảo cắt chính xác tuyệt đối. Tuỳ vào từng loại máy mà khả năng di chuyển sẽ khác nhau,

1.4.

ví dụ như 2D, 3D hoặc lớn hơn nữa. + Bộ phận tiếp theo là nguồn laser – được xem là trái tim của máy cắt laser CO2. Cũng chính bộ phận này tạo ra sự khác biệt của dòng máy này so với các công nghệ cắt khác. Theo đó khí CO2 sẽ được nạp vào ống điện để tạo ra các chùm tia laser, tia laser này sẽ dùng để cắt kim loại và các vật liệu khác. + Bộ phận nữa đó là hệ thống bơm khói và hút bụi. Trong quá trình làm việc thì máy sẽ tạo ra một chút bụi, nếu để lâu bụi sẽ gây hại cho sức khoẻ và môi trường sống. Chính vì thế nhờ có hệ thống hút khói và bụi này sẽ giúp loại bỏ mọi bụi bẩn và khói, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng và an toàn cho môi trường. Máy cắt laser CO2 được sử dụng trong trường: - Máy sử dụng trong trường là máy HAN’S YUEMING LASER SERIES EQUPMENT, với model: CMA6040.

Hình1.3.

Bảng thông số của máy

Hình1.4. Máy cắt laser CO2 thực tế 2. CNC (Computer Numerical Control): 2.1. Giới thiệu CNC: - Đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. 2.2. Ưu thế của CNC:

2.3.

-

Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.

-

Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.

-

Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất (trong tầm giới hạn).

Phân loại máy CNC: - Theo dạng máy công cụ: + Máy tiện cnc + Máy khoan cnc + Máy doa cnc + Máy mài cnc + Máy cắt bánh răng cnc + Máy phay cnc + Máy bào CNC + Máy chuốt CNC + Máy cưa CNC - Theo phương pháp cắt gọt: + Máy CNC Router + Máy cắt plasma CNC và máy cắt laser CNC

2.4.

+ Máy in 3D + Máy CNC nhiều trục. Cấu tạo máy CNC: - Cơ chế điều khiển bàn máy CNC bao gồm một động cơ servo và cơ cấu truyền động. Các lệnh điều khiển làm cho động cơ servo quay, vòng quay của động cơ servo truyền đến vít me thông qua khớp nối, vít me quay thì đai ốc chuyển động thẳng, và c...


Similar Free PDFs