Tổ-6-K66CLCA - 123 PDF

Title Tổ-6-K66CLCA - 123
Course Pháp luật TTCK
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 25
File Size 819.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 356
Total Views 682

Summary

ĐẠ I H ỌC QU ỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬTBÀI TI ỂU LU ẬN ĐIỀU KI ỆNMôn : Lý luận Nhà nước và Pháp LuậtGiảng viên : GS Hoàng Thị Kim QuếHọ và tên :Lý Thái Lan : 21062043 Vũ Thả o Linh : 21062055 Đỗ Quốc Khánh : 21062039 Hoàng Bả o Khánh : 21062103 Nguy ễn Ngân Anh : 21062099 Trương Minh Trang : 21062089 Ng...


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN ĐIỀU KIỆN Môn

:

Giảng viên : Họ và tên

Lý luận Nhà nước và Pháp Luật GS.TS Hoàng Thị Kim Quế

:

Lý Thái Lan

:

21062043

Vũ Thảo Linh

:

21062055

Đỗ Quốc Khánh

:

21062039

Hoàng Bảo Khánh

:

21062103

Nguyễn Ngân Anh

:

21062099

Trương Minh Trang

:

21062089

Nguyễn Phương Hà My

:

21062063

Trình Nguyễn Quang Minh

:

21062061

Nguyễn Phương Thuỳ Dương

:

21062019

Hà Nội, 2021

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA

MỤC LỤC CÂU 1: XÂY DỰNG PHÁP LUẬT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ NHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH NHÂN DÂN VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ..................................................................................................3 A. SƠ ĐỒ VỀ CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THEO LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2015 .............................3 B. TRÌNH BÀY NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ HẠN CHẾ SAU ĐÂY TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ TRONG NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY: CHỒNG CHÉO, MÂU THUẪN, TRÙNG LẶP, NHIỀU LỖ HỔNG PHÁP LUẬT; TÍNH ỔN ĐỊNH THẤP, NHIỀU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CHƯA PHÙ HỢP CUỘC SỐNG, TÍNH KHẢ THI THẤP .......................................................7 C. AN TOÀN PHÁP LÝ TỪ PHƯƠNG DIỆN CHẤT LƯỢNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÁP LÝ CHO CÁC CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC, LIÊN HỆ VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT. ............................................10

CÂU 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN – YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ở NƯỚC TA ...............14 A. CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN .............14 B. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC ĐẾN Ý THỨC VÀ HÀNH VI PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY, LIÊN HỆ THỰC TIỄN HIỆN NAY .......................................................................16 C. ĐIỀU KIỆN, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÁC CÁ NHÂN, LIÊN HỆ THỰC TIỄN HIỆN NAY ........20 D. THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC GIỚI HẠN QUYỀN, TỰ DO CON NGƯỜI VÀ CÔNG DÂN ..................................................................................21

2

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA Câu 1: Xây dựng pháp luật – Một số vấn đề về thực trạng và giải pháp khắc phục hạn chế nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích nhân dân và phát triển đất nước A. Sơ đồ về các loại văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 Theo Điều 4, Chương I, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật gồm 15 loại 1. Hiến pháp Hiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam. Hiến pháp do chính Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia như: tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, hình thức và bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng. 2. Bộ luật, luật, nghị quyết Quốc hội Bộ luật và luật Quốc hội do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. Luật của Quốc hội quy định những vấn đề cơ bản quan trọng trong các lĩnh vực như đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, quyền con người, quyền công dân (theo Hiến pháp là do luật định), tội phạm và hình phạt, trưng cầu dân ý, cơ chế bảo hiến; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ thuế, các chính sách về văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia,…. Nghị quyết Quốc hội được ban hành để quy định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, các chính sách về dân tộc, tôn giáo, tài chính, tiền tệ quốc gia; đối ngoại, quốc phòng, an ninh, dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước, phê chuẩn điều ước quốc tế, quy định chế độ làm việc và thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội khác.

3

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nghị quyết và pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành để quy định chính sách cụ thể về xây dựng bộ máy hành chính nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của các cơ quan cấp trên; bảo đảm thực hiện Hiến pháp và pháp luật; quy định các chính sách về văn hoá, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và các chính sách về tiền tệ, ngân sách nhà nước; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chống tham nhũng; phê duyệt các điều ước quốc tế và hướng dẫn thi hành những vấn đề pháp luật quy định. 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước là văn bản quy phạm pháp luật do chính Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành. Chủ tịch nước ban hành lệnh tổng động viên, lệnh đẻ công bố luật, nghị quyết của Quốc hội hay pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội. Quyết định dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết điều khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các biện pháp thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền và nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ. 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành để quy định biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước, chế 4

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương, biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, kiểm tra hoạt động trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước và quy định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án trong hệ thống áp dụng thống nhất pháp luật. 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao để quy định việc quản lý tổ chức các Toà án nhân dân và các Toà án quân sự và các vấn đề khác do Luật Tổ chức Toà án nhân dân và luật khác có liên quan quy định. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành để quy định những vấn đề được Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan quy định. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định về chi tiết, điều khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ và những biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ. 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành nghị quyết để quy định về chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy 5

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, thực hiện các chính sách, bi ện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác có liên quan. 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) Hội đồng Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các nghị quyết để thực hiện những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như biện pháp về quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo, giáo dục, ngân sách, môi trường, văn hoá, thể thao, kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tham nhũng, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân trên địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp và phân cấp nhiệm vụ cho cơ quan cấp dưới, giám sát và biện pháp về việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. 6

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chính sách về ngân sách, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, công nghệ hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các biện pháp về việc thi hành Hiến pháp và pháp luật. 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn quy định biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tham nhũng, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách về ngân sách, biện pháp để đảm bảo việc tuân theo Hiến pháp và luật pháp. 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã UBND cấp xã chỉ được ban hành Quyết định dưới dạng là văn bản quy phạm pháp luật để quy định những vấn đề được luật giao. Þ Căn cứ theo tính chất và hiệu lực pháp lý, các văn bản trên đây còn được phân thành: văn bản luật và văn bản dưới luật. • Văn bản luật gồm Hiến pháp, luật, bộ luật; do Quốc hội ban hành; có hiệu lực pháp luật cao hơn các văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật không được trái với văn bản luật. • Văn bản dưới luật gồm các văn bản quy phạm pháp luật còn lại, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hình thức, thủ tục nhất định, có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật. Vì vậy, các văn bản dưới luật phải tuân theo văn bản luật. B. Trình bày nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số hạn chế sau đây trong hoạt động xây dựng và trong nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay: chồng chéo, mâu thuẫn, trùng 7

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA lặp, nhiều lỗ hổng pháp luật; tính ổn định thấp, nhiều quy định pháp luật chưa phù hợp cuộc sống, tính khả thi thấp Những khó khăn đã và đang tồn tại trong hoạt động xây dựng và trong nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật như: chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp,... đã gây ra không ít khó khăn trong việc tạo nên một luật hoàn chỉnh, công bằng. 1. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan: • Nguồn nhân lực nhìn chung chưa tương xứng với tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp của hoạt động xây dựng pháp luật. • Các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật chưa đầy đủ, nhất là về tổ chức, bộ máy, biên chế và kinh phí. • Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan về tổ chức thi hành pháp luật còn chưa đồng bộ, hiệu quả. • Những vấn đề nảy sinh trong điều kiện mới đã dẫn tới sự bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành. b. Nguyên nhân chủ quan: • Do nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan còn chưa đúng đắn, vẫn còn trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo chưa tuân thủ đầy đủ quy trình xây dựng văn bản pháp luật. • Việc lấy ý kiến về dự thảo văn bản, nhất là ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản còn hình thức, chưa hiệu quả, chưa triệt để… • Những đổi m ới về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL trong thời gian qua, nhất là về đánh giá tác động của chính sách, tác động của văn bản, thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học chưa được phát huy đầy đủ trong thực tiễn. • Việc chậm văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành vẫn còn đã gây ra không ít khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật. 8

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA • Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong xây dựng một số văn bản QPPL vẫn chưa chặt chẽ. • Cơ chế giải trình, bảo vệ quan điểm của cơ quan chủ trì soạn thảo về nội dung chính sách trong dự án luật còn chưa hiệu quả. • Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nhất là về tính chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích, dự báo, xây dựng chính sách, áp dụng pháp luật. 2. Giải pháp • Khẩn trương thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản QPPL. • Tiếp tục thực hiện nghiêm quy trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo Luật Ban hành văn bản QPPL, đảm bảo chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp. • Chú trọng việc rà soát kỹ lưỡng các quy định pháp luật hiện hành liên quan trước khi ban hành quy định mới. • Cần tăng cường huy động trí tuệ xã hội trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật… • Các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ. • Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật. • Triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận pháp luật, qua đó nâng cao năng lực hiểu và thực thi pháp luật. • Tăng cường việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, chú trọng đối thoại với doanh nghiệp về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.

9

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA C. An toàn pháp lý từ phương diện chất lượng văn bản pháp luật và trách nhiệm nhà nước pháp quyền trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các cá nhân và tổ chức, liên hệ vào một số lĩnh vực pháp luật. 1. An toàn pháp lý từ phương diện chất lượng văn bản pháp luật An toàn pháp lý là nguyên tắc bảo đảm cho cá nhân, tổ chức chống lại các hệ quả bất lợi về mặt pháp lý, đặc biệt là liên quan đến sự thiếu chặt chẽ hay sự phức tạp của các quy phạm pháp luật cũng như chống lại các thay đổi thường xuyên và tùy tiện của pháp luật. Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc, thể hiện ý chí của nhà nước và đảm bảo tiêu chí đề ra. Văn bản pháp luật có nhiều ưu điểm, đảm bảo tính thống nhất toàn diện, khách quan trong việc nhận thức và vận dụng pháp luật. Tuy vậy, văn bản pháp luật có tính khái quát hóa cao nên trong nhiều trường hợp khó vận dụng vào các tình huống đa dạng của cuộc sống và nhiều quy định pháp luật còn lạc hậu , không phù hợp thực tiễn. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng văn bản pháp luật: a. Tiêu chí chính trị Thứ nhất, văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản. Thứ hai, văn bản pháp luật phải phù hợp với nguyện vọng, ý chí, lợi ích của nhân dân. b. Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp Văn bản pháp luật phải hợp pháp: đúng thẩm quyền ban hành; đúng căn cứ pháp lý, có nội dung hợp pháp; tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành cũng như quản lý văn bản; tuân thủ đúng những quy định của pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày. Văn bản phù hợp với Hiến pháp: văn bản pháp luật phải phù hợp với các quy định cụ thể, nguyên tắc cơ bản và tinh thần của Hiến pháp.

10

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA c. Tiêu chí về tính hợp lý: Nội dung phù hợp với thực tiễn, đảm bảo kỹ thuật trình bày d. Tiêu chí về tính thống nhất của hệ thống pháp luật: Sai sót, những mâu thuẫn của các dự án, dự thảo đang trong giai đoạn soạn thảo sẽ dễ dàng chỉnh sửa hơn và hạn chế gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội cũng như cá nhân, tổ chức Có thể nói, pháp luật hiện diện mọi lúc mọi nơi, để xác lập bảo vệ, bảo đảm quyền, tự do, lợi ích chính đáng của con người, trật tự và sự phát triển của xã hội. Đó cũng chính là vai trò, mục đích điều chỉnh của pháp luật, điều này ngày càng trở thành tiêu chí đánh giá pháp luật ở phần lớn các quốc gia, trong đó có nhà nước pháp quyền Việt Nam. Số lượng văn bản pháp luật bùng nổ, đôi khi các quy định pháp luật chồng chéo lên nhau, mâu thuẫn dẫn đến pháp luật đánh mất hiệu quả điều chỉnh xã hội vốn có của nó. Các tiêu chí đánh giá văn bản pháp luật ra đời như một lá chắn để đảm bảo an toàn pháp lý. 2. Trách nhiệm nhà nước pháp quyền trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các cá nhân và tổ chức Nhà nước pháp quyền là nhà nước chủ chương nhấn mạnh tầm quan trọng về nhiệm vụ của pháp luật với đời sống giữa nhà nước và xã hội, tất cả được thành lập, diễn ra trong cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, văn minh cùng các nguyên tắc chủ quyền của nhân dân; được phân công , kiểm sát dưới quyền lực của nhà nước để bảo đảm quyền con người, quyền tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong toàn xã hội. Nhà nước pháp quyền có thể được hiểu như một kiểu mô thức, chuẩn mực trong tổ chức quyền lực của nhà nước. Nội dung cốt lõi của nhà nước pháp quyền là sợi dây liên kết giữa Nhà nước và pháp luật: nhà nước thi hành trên pháp luật ,gói gọn trong khuôn khổ pháp luật và phục tùng pháp luật (yêu cầu mặt hình thức); pháp luật của nhà nước pháp quyền không đơn thuần là kiểu pháp luật tự do mà phải là pháp luật bao hàm các thuộc tính nội tại buộc phải tuân thủ (yêu

11

Tiểu luận Lý luận Nhà nước & Pháp luật – Tổ 6 – K66CLCA cầu mặt nội dung). Một trong những nội dung mà pháp luật ưu tiên đảm bảo là an toàn pháp lý cho toàn bộ chủ thể pháp luật. Hệ quả của mô hình nhà nước pháp quyền là dẫn đến việc phát triển liên tục của hệ thống pháp luật. Nhằm ngăn chặn sự gia tăng các hệ quả tiêu cực của hiện tượng lạm phát quy phạm pháp luật, bằng quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền nguyên tắc “an toàn pháp lý” đã được hình thành. Mô hình nhà nước pháp quyền được xây dựng giúp bảo đảm tốt hơn nữa sự an toàn của mọi người , nhất là khi phải cạnh tranh trực tiếp với sức mạnh của nhà nước. Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền Việt Nam nêu rõ: • Nhà nước có phải tôn trọng, thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm nhân quyền, dân quyền; đồng thời phát huy tính dân chủ trong đời sống n...


Similar Free PDFs