TRẮC NghiệM HP3 - Trắc nghiệm học phần 3 môn Giáo dục quốc phòng PDF

Title TRẮC NghiệM HP3 - Trắc nghiệm học phần 3 môn Giáo dục quốc phòng
Course education department
Institution Trường Đại học Đà Lạt
Pages 16
File Size 159.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 754
Total Views 934

Summary

Download TRẮC NghiệM HP3 - Trắc nghiệm học phần 3 môn Giáo dục quốc phòng PDF


Description

Bài 1 CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP CÔNG TÁC, TRONG NGÀY, TRONG TUẦN

Câu 1: Ý nghĩa của việc quân nhân thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập công tác, trong ngày là... A. Thực hiện các chế độ một cách khoa học, chủ động được trong thực hiện được nhiệm vụ ở đơn vị. B. Thực hiện kỷ luật của quân đội. C. Thực hiện nền nếp của quân đội. D. Thực hiện được nhiệm vụ ở đơn vị. Câu 2: Thời gian làm việc trong ngày từ ... đến...? A. Từ 5 giờ 15 báo thức đến 22 giờ tắt đèn, ngủ nghỉ B. Từ 5 giờ 30 báo thức đến 21 giờ 30 tắt đèn, ngủ nghỉ C. Từ 5 giờ 15 báo thức đến 21 giờ 30 tắt đèn, ngủ nghỉ D. Từ 6 giờ báo thức đến 22 giờ tắt đèn, ngủ nghỉ Câu 3: Thời gian học tập huấn luyện buổi sáng. A. 7 giờ đến 10 giờ 50 B. 7 giờ 15 đến 11 giờ 05 C. 7 giờ 20 đến 11 giờ 20 D. 7 giờ 30 đến 11 giờ 20 Câu 4: Thời gian học tập huấn luyện buổi chiều. A. 13 giờ 00 đến 16 giờ 35 B. 13 giờ 15 đến 16 giờ 50 C. 13 giờ 25 đến 17 giờ 00 D. 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 Câu 5: Chế độ làm việc và sinh hoạt trong ngày là: A. Mười hai chế đô : trong ngày B. Mười một chế đô : trong ngày C. Mười chế đô : trong ngày D. Mười ba chế đô : trong ngày Câu 6: Chế độ làm việc và sinh hoạt trong tuần là: A. Chào cờ - Thông báo chính trị- Lau vũ khí B. Chào cờ - Lau vũ khí, khí tài trang bị C. Chào cờ - Thông báo chính trị- TôAng vệ sinh D. Chào cờ - Đọc báo, nghe tin- TôAng vệ sinh Câu 7: Qui định học tập ngoài thao trường A. Đi và về phải thành hàng ngũ …

B. Trước khi học tập phải kiểm tra quân số VKTB, khám súng báo cáo giảng viên. C. Chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường… D. Cả A, B, C đều đúng

Bài 2 CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY, BỐ TRÍ TRẬT TỰ TRONG DOANH TRẠI

Câu 1: Xây dựng nền nếp chính quy là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của quá trình xây dựng … A. Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại B. Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại C. Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại D. Quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại Câu 2: Chế độ nền nếp chính quy gồm: A. Tám chế độ nền nếp chính quy B. Chín chế độ nền nếp chính quy C. Mười chế độ nền nếp chính quy D. Mười một chế độ nền nếp chính quy Câu 3: Mục đích thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình là gì? A. Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại B. Sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, tăng cường đoàn kết, nâng cao hiệu suất công tác. C. Phát huy ưu điểm, tăng cường đoàn kết, nâng cao hiệu suất công tác. D. Sửa chữa khuyết điểm, nâng cao hiệu suất công tác. Câu 4: Mục đích thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình là gì? A. Phải tự phê bình và phê bình thành khẩn, thẳng thắn, trung thực, khách quan, đoàn kết. B. Tiếp thu phê bình phải khiêm tốn. C. Không được thành kiến với đóng góp của người khác đối với bản thân, không được lợi dụng phê bình để đả kích, vu cáo. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5: Bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại gọn gàng, thống nhất nhằm... A. Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại B. Nâng cao sức mạnh chiến đấu, đảm bảo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. C. Đảm bảo sức mạnh chiến đấu, đảm bảo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. D. Thể hiện nét đẹp của quân đội, góp phần nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Câu 6: Việc bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại gọn gàng, thống nhất cần thực hiện nội dung nào? A. Giường kê ngay ngắn, thẳng hàng có tem tên từng quân nhân ở chính giữa thanh ngang cuối giường. B. Ba lô để chính giữa đầu giường, kể cả giường đôi C. Không để các loại vật chất khác (xô, thau, chậu tắm, thùng tăng gia....) trong phòng ở của chiến sĩ.

D. Câu A, C đúng Câu 7: Các loại bảng được treo bên trong phòng ở hạ sĩ quan - binh sĩ gồm: A. 10 lời thề danh dự của quân nhân; 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân; chức trách quân nhân; chức trách chiến sĩ; thời gian biểu; chế độ trong ngày và trong tuần; nội dung, biện pháp xây dựng nền nếp chính quy B. 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân; chức trách quân nhân; chức trách chiến sĩ; thời gian biểu; chế độ trong ngày và trong tuần. C. 10 lời thề danh dự của quân nhân; chức trách quân nhân; chức trách chiến sĩ; thời gian biểu; chế độ trong ngày và trong tuần. D. 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân; 10 lời thề danh dự của quân nhân; chức trách quân nhân; thời gian biểu; chế độ trong ngày và trong tuần.

Bài 3 HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG TRONG QUÂN ĐỘI

Câu 1: Điền vào chỗ trống trong khái niệm “ Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lảnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt của ...., thuộc quyền thống lĩnh của ... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chỉ huy điều hành của ...” A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Câu 2: Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bao gồm A. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, các quân chủng Lục quân, Hải quân, Phòng không Không quân B. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, Dân quân Tự vệ C. Bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, Lục quân, Hải quân, Không quân D. Lục quân, Hải quân, Không quân, Bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng Câu 3: Lục quân gồm các quân đoàn binh chủng hợp thành, các binh chủng nào? A. Bộ đội biên phòng, tăng thiết giáp, công binh, hóa học, thông tin. B. Pháo binh, tăng thiết giáp, đặc công, công binh, hóa học, thông tin. C. Pháo binh, tăng thiết giáp, Hải quân đặc công, công binh, hóa học. D. Dân quân Tự vệ Pháo binh, tăng thiết giáp, đặc công, công binh. Câu 4: Chức năng, nhiệm vụ của Bộ quốc phòng là gì? A. Là cơ quan chỉ huy, quản lí trong chiến tranh chống xâm lược. B. Là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy của toàn quân trong chiến tranh nhân dân. C. Là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lí cao nhất của toàn quân. D. Là cơ quan quản lí của toàn quân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 5: Cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang, có chức năng bảo đảm trình độ sẳn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và điều hành mọi hoạt động quân sự Quốc phòng trong thời bình và thời chiến là: A. Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp B. Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp C. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp D. Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp Câu 6: Cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là:

A. Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp B. Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp C. Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp D. Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp Câu 7: Lực lượng nào sau đây thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam ở vùng biển và điều ước quốc tế có liên quan? A. Hải quân B. Bộ đội biên phòng C. Lực lượng dân quân biển D. Cảnh sát biển Câu 8: Chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp ? A. Cơ quan đảm bảo trang bị kĩ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện. B. Cơ quan đảm bảo trang bị kĩ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ sẳn sàng chiến đấu. C. Cơ quan đảm bảo trang bị kĩ thuật, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu. D. Cả A, B, C đều đúng

Bài 4 ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI CÓ SÚNG Câu 1: Ý nghĩa Động tác nghiêm. A. Để rèn luyện cho quân nhân có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn nại B. Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại C. Góp phần nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. D. Để rèn luyện cho quân nhân có tư thế hùng mạnh, khẩn trương, nhẫn nại Câu 2: Ý nghĩa Động tác nghỉ A. Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại B. Để quân nhân khi đứng trong hàng ngũ đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế hàng ngũ nghiêm chỉnh, vẫn tạp trung sự chú ý. C. Nâng cao sức mạnh sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ D. Để quân nhân khi đứng đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế nghiêm chỉnh. Câu 3: Ý nghĩa Động tác tiến - lùi, qua phải – qua trái. A. Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại B. Di chuyển đội hình, bảo đảm trật tự thống nhất C. Để di chuyển đội hình, di chuyển vị trí ở cự ly dưới 5 bước trở lại, bảo đảm trật tự thống nhất D. Để di chuyển đội hình, di chuyển vị trí ở cự ly 5 bước, bảo đảm trật tự Câu 4: Tiến lùi, qua phải, qua trái vận dụng trong trường hợp nào? A. Để di chuyển cự li ngắn từ 6 bước trở lại B. Để di chuyển cự li ngắn từ 5 bước trở lại C. Để di chuyển cự li ngắn từ 4 bước trở lại D. Để di chuyển cự li ngắn từ 3 bước trở lại Câu 5: Động tác ngồi xuống, đứng dậy dùng khẩu lệnh như thế nào? A. Có Dự lệnh “Ngồi xuống” và Động lệnh “Đứng dậy” B. Chỉ có Động lệnh “Ngồi xuống” hoặc “Đứng dậy” C. Có Dự lệnh và Động lệnh “Chuẩn bị - Ngồi xuống” D. Có Động lệnh và Dự lệnh “Chuẩn bị - Ngồi xuống” Câu 6: Khẩu lệnh khi thực hiện động tác “Tiến” như thế nào? A. “Tiến x bước – Tiến” B. “Tiểu đội Tiến x bước – Bước” C. “Tiến x bước – Bước” D. “Tiểu đội chú ý: Tiến x bước – Bước”

Câu 7: Những điểm chú ý khi mang, đeo, treo súng tiểu liên AK. A. Khi đưa súng qua đầu và lấy ra không cúi đầu, không để va chạm làm lệch mũ. Súng không đưa cao làm che mặt. B. Khi làm động tác không lệch người, lệch vai, ngả nghiêng, lắc lư, tư thế thiếu nghiêm túc. C. Khi đưa súng lên, cánh tay trên khép sát sườn không hở nách (khi mà động tác mang súng). D. Cả A, B, C đều đúng

Bài 5 ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

Câu 1: Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi tập hợp đội hình thành 1 hàng ngang như thế nào? A. “Toàn tiểu đội, thành 1 hàng ngang - Tập hợp” B. “Toàn tiểu đội, 1 hàng ngang - Tập hợp” C. “Tiểu đội thành 1 hàng ngang – Tập hợp” D. “Tiểu đội chú ý: thành 1 hàng ngang - tập hợp” Câu 2: Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc gồm những bước nào? A. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán B. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán C. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán Câu 3: Đội hình tiểu đội có đội hình nào sau đây? A. 3 hàng dọc, 2 hàng ngang B. 3 hàng dọc; 4 hàng dọc C. 3 hàng ngang, 2 hàng dọc D. 2 hàng ngang, 2 hàng dọc Câu 4: Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng khi tập hợp đội hình thành 2 hàng dọc như thế nào? A. “Toàn tiểu đội , 2 hàng dọc – Tập hợp” B. “Tiểu đội thành 2 hàng dọc – Tập hợp” C. “Toàn tiểu đội, thành 2 hàng dọc – Tập hợp” D. “Tiểu đội chú ý: thành 2 hàng dọc - Tập hợp” Câu 5: Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang có mấy bước? A. 3 bước B. 2 bước C. 4 bước D. 1 bước Câu 6: Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang gồm những bước nào? A. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán C. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ D. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán Câu 31: Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang gồm những bước nào? A. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ B. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán

C. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán D. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán Câu 7: Đội hình trung đội có đội hình nào sau đây? A. 3 hàng dọc, 2 hàng ngang B. 3 hàng dọc; 4 hàng dọc C. 3 hàng ngang, 2 hàng dọc D. 3 hàng ngang, 3 hàng dọc

Bài 6 HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ Câu 1: Điền vào chỗ trống trong khái niệm “Bản đồ địa hình là...” A. Bản đồ chuyên đề có tỉ lệ 1:1.000.000 và lớn hơn. Trên bản đồ địa hình và địa vật một khu vực được thể hiện một cách chính xác và chi tiết … B. Hình ảnh thu nhỏ và khái quát một phần mặt đất lên mặt giấy phẳng theo những qui luật toán học nhất định. C. Khái quát một phần mặt đất lên mặt giấy phẳng theo những qui luật toán học nhất định. D. Bản đồ thể hiện các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội bằng hệ thống các kí hiệu. Câu 2: Người chỉ huy nghiên cứu bản đồ quân sự để làm gì ? A. Giúp người chỉ huy nắm chắc các yếu tố địa hình để chỉ đạo tác chiến B. Giúp người chỉ huy nắm chắc cụ thể địa hình C. Giúp người chỉ huy nắm chính xác địa hình D. Giúp người chỉ huy nắm chính xác địa vật che khuất Câu 3: Phép chiếu bản đồ là gì? A. Là phép chiếu hình Gauss với hình trụ theo hình trục nằm ngang vòng tiếp xúc giữa hình trụ và Trái Đất là kinh tuyến. B. Là phép chiếu hình UTM chiếu hình giữ góc, mặt chiếu hình là mặt hình trụ ngang, mặt chiếu hình cắt Trái Đất theo hai cát tuyến C. Là phép chiếu hình kinh tuyến, vĩ tuyến từ mặt Elipxoit lên mặt phẳng giấy bằng phương pháp toán học. D. Là phép chiếu hình Gauss và phép chiếu hình UTM Câu 4: Bản đồ địa hình gồm các loại bản đồ nào? A. Bản đồ có tỉ lệ số (1:25.000 hoặc 1/25.000), B. Bản đồ cấp chiến thuật, bản đồ cấp chiến dịch, bản đồ cấp chiến lược C. Bản đồ có tỉ lệ 1:25.000 và 1:50.000 D. Bản đồ hành chính, bản đồ phát triển kinh tế xã hội. Câu 5: Đặc điểm khung bản đồ địa hình, Khung Bắc được ghi nội dung gì? A. Tỉ lệ số - thước – chữ B. Ghi gốc lệch, thước đo độ dốc C. Giới hạn kinh – vĩ tuyến D. Tên bản đồ, số hiệu và độ mật Câu 6: Đặc điểm khung bản đồ địa hình, Khung Nam được ghi nội dung gì? A. Ghi gốc lệch, thước đo độ dốc B. Giới hạn kinh – vĩ tuyến

C. Tỉ lệ số - thước – chữ (dưới tỉ lệ chữ ghi khoảng cao đường bình độ) D. Tên bản đồ, số hiệu và độ mật Câu 7: Theo phương pháp chiếu Gauss bản đồ có tỉ lệ 1:1.000.000 với cách chia dải chiếu đồ thì Việt Nam nằm khoảng … và dải … ? A. Việt Nam nằm khoảng A,B,C,D và dải 45,46 B. Việt Nam nằm khoảng B,C,D,E và dải 46,47 C. Việt Nam nằm khoảng D,E,F,G và dải 49,50 D. Việt Nam nằm khoảng C,D,E,F và dải 48,49

Bài 7 PHÒNG CHỐNG ĐỊCH TIẾN CÔNG HỎA LỰC BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO Câu 1: Thế nào là vũ khí công nghệ cao? A. Là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại B. Là vũ khí có khả năn hủy diệt lớn C. Là vũ khí được nghiên cứu, chế tạo và sản xuất dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại D. Là vũ khí giết người hàng loạt Câu 2: Đặc điểm nổi bật của vũ khí công nghệ cao? A. Khả năng tự động hoá cao; tầm bắn xa; độ chính xác cao; uy lực sát thương lớn B. Khả năng tự động hóa cao; tốc độ bắn nhanh; độ chính xác cao C. Tầm bắn xa; tốc độ bắn nhanh; độ chính xác cao; uy lực sát thương lớn D. Khả năng tự động hóa cao; độ chính xác cao; uy lực sát thương lớn Câu 3: Ưu điểm của vũ khí công nghệ cao? A. Tấn công ngoài đường chân trời, chính xác và có sức phá hủy lớn B. Tiến công được nhiều mục tiêu cùng lúc với độ chính xác cao C. Có thể vượt qua các chướng ngại vật, nhận biết các đặc trưng khác nhau của mục tiêu D. Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa Câu 4: Tại sao Vũ khí công nghệ cao được gọi là vũ khí “thông minh” A. Có khả năng nhận biết địa hình và đặc điểm mục tiêu, tự động tìm diệt mục tiêu... B. Có thể hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp C. Hàm lượng trí thức, kĩ năng tự động hóa cao D. Tính cạnh tranh cao, được nâng cấp liên tục, giá thành giảm Câu 5: Hạn chế của vũ khí công nghệ cao là? A. Dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hiệu quả thực tế khác với lí thuyết. B. Dễ bị tiêu diệt bằng những loại vũ khí thông thường C. Vị trí triển khai dễ bị phát hiện và tập kích D. Chỉ đánh được mục tiêu cố định đã được lập trình sẵn Câu 6: Một trong những biện pháp thụ động phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao là: A .Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập B. Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn

C. Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng phòng thủ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7: Cách bố trí lực lượng trong phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao là gì? A. Bố trí theo quy mô các lực lượng lớn B. Bố trí lực lượng phân tán C. Bố trí rải rác các lực lượng D. Bố trí nhỏ lẻ Câu 8: Trong công tác phòng, chống trinh sát của địch biện pháp nào sau đây .... là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất ? A. Ngụy trang mục tiêu B. Che giấu mục tiêu C. Tổ chức tốt việc nghi binh, lừa địch D. Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu Câu 9: Biện pháp nào sau đây nhằm gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát của địch : A. Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa B. Tích cực phá hoại các hệ thống trinh sát của địch (gây nhiễu, bắn rơi…). C. Hạn chế năng lượng bức xạ từ về hướng ăng ten thu trinh sát của địch. D. Câu B, C đúng Câu 10: Biện pháp có ý nghĩa chiến lược nhất trong hệ thống các biện pháp chủ động phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao là? A. Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác B. Chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch C. Đánh vào mắt xích then chốt của vũ khí công nghệ cao D. Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch

Bài 8 BA MÔN QUÂN SỰ PHỐI HỢP Câu 1: Mục đích thi đấu ba môn quân sự phối hợp là gì ? A. Giáo dục cho sinh viên ý chí quyết tâm giành thắng lợi B. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo khả năng thực hiện các bài tập C. Rèn luyện sức chịu đựng cường độ thể lực và căn thẳng về tâm lý khi thi đấu. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Điều kiện thi đấu ba môn quân sự phối hợp. A. Hiểu, nắm vững qui tắc và luyện tập thường xuyên B. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo khả năng thực hiện các bài tập C. Có chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của Bác sĩ. D. Câu A và C đúng Câu 3: Trách nhiệm của người dự thi A. Hiểu - nghiêm túc thực hiện điều lệ, qui tắc sử dụng vũ khí và thi đấu B. Thi đấu với ý chí quyết tâm giành kết quả cao nhất C. Rèn luyện sức chịu đựng cường độ thể lực và căn thẳng về tâm lý khi thi đấu. D. Hiểu, nắm vững qui tắc và luyện tập thường xuyên Câu 4: Nội dung thi đấu ba môn quân sự phối hợp gồm: A. Bắn, ném lựu đạn, các tư thế vận động B. Bắn, ném lựu đạn, chạy vũ trang C. Bắn, điều lệnh đội ngũ, chạy vũ trang D. Bắn, các tư thế vận động, điều lệnh đội ngũ Câu 5: Điều kiện bắn súng quân dụng: A. Súng CKC, mục tiêu cố định bia số 4, cự li 100m, tư thế bắn nằm có tì, cơ số đạn 03 viên B. Súng AK, mục tiêu cố định bia số 4, cự li 100m, tư thế bắn nằm có tì, cơ số đạn 09 viên C. Súng AK, mục tiêu cố định bia số 4, cự li 100m, tư thế bắn nằm có tì, cơ số đạn 03 viên D. Súng AK, mục tiêu cố định bia số 4, cự li 100m, tư thế bắn quỳ có tì, cơ số đạn 09 viên Câu 6: Điều kiện chạy vũ trang ? A. Đường chạy tự nhiên, Cự li: 5000m (Nam), 3000m (Nữ) B. Đường chạy tự nhiên, Cự li: 4000m (Nam), 2000m (Nữ) C. Đường chạy tự nhiên, Cự li: 2000m (Nam), 1000m (Nữ)

D. Đường chạy tự nhiên, Cự li: 3000m (Nam), 1500m (Nữ) Câu 7: Điều kiện ném lựu đạn ? A. Lựu đạn gang, trọng lượng 600gr (Nam) và 500-520gr (Nữ). B. Lựu đạn sắt, trọng lượng 600gr (Nam) và 500gr (Nữ). C. Lựu đạn tập, trọng lượng 600gr (Nam) và 520gr (Nữ). D. Lựu đạn gang, trọng lượng 520gr (Nam) và 500 (Nữ)....


Similar Free PDFs