Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc PDF

Title Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Author Đam Anh Trần
Course Tư tưởng Hồ Chí Minh
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 20
File Size 442 KB
File Type PDF
Total Downloads 160
Total Views 292

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN~~~~~~*~~~~~~Học phần: POLI200504 – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHSinh viên thực hiện: Phước Công Nguyên : 46.01.####### ĐỀ TÀITư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Sự vận dụngcủa sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bảns...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ~~~~~~*~~~~~~

TIỂU

LUẬN

CUỐI

KỲ

ĐỀ TÀI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Học phần: POLI200504 – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Sinh viên thực hiện:

Phước Công Nguyên

:

TP HỒ CHÍ MINH – 1/2021

46.01.104.125

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ~~~~~~*~~~~~~

TIỂU ĐỀ TÀI KỲ

LUẬN

CUỐI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Học phần: POLI200504 – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: TS. Lương Văn Tám

TP HỒ CHÍ MINH – 1/2021

MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2 5. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................2 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ.............................................................................................................................. 3 1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................3 1.1.1. Những giá trị truyền thống trong tinh hoa văn hoá dân tộc...................3 1.1.2. Tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây...................................3 1.1.3. Lý luận Mác – Lênin về văn hoá...........................................................4 1.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................5 1.2.1. Trên thế giới..........................................................................................5 1.2.2. Ở Việt Nam...........................................................................................6 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ..................................................................................................................... 7 2.1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá............................7 2.1.1. Văn hoá là gì?.......................................................................................7 2.1.2. Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về quan hệ văn hoá với các lĩnh vực khác..........................................................................................................8 2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá..............................10 2.2.1. Văn hoá là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng....................................10 2.2.2. Văn hoá là động lực của sự nghiệp cách mạng....................................11 2.2.3. Văn hoá là mặt trận.............................................................................12 2.2.4. Văn hoá phục vụ quần chúng nhân dân...............................................12 2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới........................13

CHƯƠNG 3. SỰ VẬN DỤNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC..........................................................14 3.1. Vai trò của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc............................................................................................................................ 14 3.2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của sinh viên. .14 3.1.1. Mặt tích cực........................................................................................14 3.1.2. Mặt tiêu cực........................................................................................15 3.3. Phương hướng khắc phục.......................................................................15

1

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hoá là nền tảng tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong những nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm đến. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học – kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì văn hoá càng được đề cao hơn nữa. Văn hoá được coi như một liều thuốc tinh thần của người dân và là một nét đặc trưng cấu thành nên một đất nước riêng biệt so với các nước còn lại trên thế giới. Để hiểu hơn nữa về tầm quan trọng của văn hoá, tôi quyết định chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa”. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên những kết quả nghiên cứu trước đây, từ đó khái quát lại tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá. Vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. 3. Phạm vi nghiên cứu

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, H, 2002, tập 3, trrang 431

2

- Phạm vi nội dung: tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. - Phạm vi thời gian: Bắt đầu nghiên cứu từ ngày 07/01/2022, kết thúc nghiên cứu ngày 27/01/2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng chủ nghĩ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử gồm phân tích, diễn dịch, thống nhất lịch sử, … 5. Cấu trúc của đề tài Đề tài bao gồm: Mở đầu, 3 chương và danh sách tài liệu tham khảo.

3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Những giá trị truyền thống trong tinh hoa văn hoá dân tộc Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh là người con của vùng quê làng Chùa, làng Sen Xứ Nghệ. Người đã hấp thụ được tinh hoa văn hoá của gia đình, quê hương, dân tộc. Từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, mỗi nơi đều có những tinh hoa văn hoá khác nhau nhưng có một điểm tương đồng, đó chính là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, truyền thống yêu nước mãnh liệt; tinh thần lạc quan, nhân ái, nhân văn; tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Hồ Chí Minh có được những yếu tố có tính chất nguồn cội cùng với quá trình tiếp nhận và phát huy giá trị văn hoá phương Đông. Dù ở nước ngoài hơn 30 năm, Người vẫn không bị hoà tan trong bất kì một nền văn hoá nào khác.

1.1.2. Tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây Mỗi đất nước, mỗi vùng lãnh thồ đều có một nền văn hoá khác nhau. Điển hình như Ấn Độ nổi tiếng với văn hoá tôn giáo với nhiều đạo khác nhau như: Phật giáo, Thiên Chúa gioá, Hindu giáo, … Nhìn chung những tôn giáo đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Phật giáo đề cao tính đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, … Khổng giáo đề cao tư tưởng tôn trọng đạo lý, người hiền tài, … tức là đề cao văn hoá. Sống trong môi trường văn hoá gia đình, quê hương, Hồ Chí Minh không những nắm rõ những quan điểm của Phật giáo, Nho giáo mà Người còn am hiểu Lão giáo với lối sống thanh tao, giản dị, sống chan hoà với tự nhiên. Người là một tấm gương sáng cho lối sống thanh tao, giản dị, trong sáng, luôn chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, dân tộc.

4

Bên cạnh nền văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh có điều kiện tiếp xúc sớm với nền văn hoá phương Tây khi Người còn học ở Huế. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nước như: Pháp, Anh, Mỹ - là những nước được coi là trung tâm văn hoá nhân loại lúc bấy giờ. Với sự hiểu biết của mình, Người sớm ghi nhận những giá trị văn hoá thông qua những thành quả của các cuộc cách mạng Pháp (1789) như xoá bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nông nô, đấu tranh cho tự do của con người, lập hiến pháp... Đó là "một sự nghiệp rất nhân đạo”, một trong những cội nguồn của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Ngoài ra, Người cũng nhấn mạnh đến “quyền con người” “quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi” trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776). Tuy nhiên, bằng sự nhận định chính trị của mình, Người cho rằng những thứ được gọi là “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” thực chất là sự bóc lột, áp bức, đàn áp nhân dân lạo động, … tức là phản văn hoá. Khi đến với phương Tây, Người có cơ hội được tiếp xúc gần với các tác phẩm chính trị của các nhà tư tưởng lớn như: Jean Jacques Rousseou (Rútxô), Voltaire (Vonte), … tư tưởng dân chủ của họ đã có ảnh hưởng đến tư tưởng của Người.

1.1.3. Lý luận Mác – Lênin về văn hoá Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã xác chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở tư tưởng để phát triển văn hoá. Hơn 25 năm đổi mới vừa qua chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, chứng minh cho sự lựa chọn sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin vào tháng 7 năm 1920 tại Pháp và tìm ra con đường cứu nước là một sự kiện mang tính chất lịch sử đã được Người chuẩn bị từ trước nhờ hoạt động văn hoá và biết vận dụng, phát huy sức mạnh của văn hoá trong việc tìm chân lý cách mạng, việc tổ chức đấu tranh với kẻ thù bằng các phương tiện văn hoá.

5

Hồ Chí Minh tiếp nhận ánh sáng văn hoá mới và Người đã ra sức phát huy sức mạnh ấy cho sư nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, Người đã nghiên cứu kỹ lưỡng tư tưởng của Lênin về văn hoá, sự chỉ đạo xây dựng nền văn hoá mới ở nước Nga của Lênin. Trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác”, Lênin đã viết: "Sau khi người ta đã hoàn thành cuộc cách mạng chính trị lớn nhất chưa từng thấy trên thế giới, thì những nhiệm vụ khác lại đặt ra cho chúng ta, những nhiệm vụ về văn hoá” 2 và “nâng cao trình độ văn hoá là một trong những nhiệm vụ bức thiết nhất”3. Đó là nền văn hoá xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta hướng đến. Cách mạng văn hoá theo Lênin, bao gồm: Việc xây dựng và phát triển nền giáo dục phổ thông; hình thành đội ngũ tri thức mới xã hội chủ nghĩa, những chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, phát triển văn hoá nghệ thuật; hình thành con người mới, đạo đức mới và hệ tư tưởng mới.

1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Trên thế giới Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đi qua hầu hết các châu lục, từ những nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất tới những đất nước nghèo đói lúc bấy giờ, Người mới hiểu ra nhiều điều về bản chất của tư bản chủ nghĩa cũng nhw bản chất của giai cấp công nhân, những người cùng khổ trên thế giới và hiểu rõ sự thật đằng sau cái gọi là "Khai hoá văn minh" mà giai cấp tư sản rêu rao để khai hoá các dân tộc mà chúng cho là dã man. Trong các hoạt động đấu tranh, Người không ngừng tố cáo, lên án những chiến lược của bọn thực dân đầu độc văn hoá, đàn áp văn hoá các dân tộc thuộc địa. Người viết sách, viết báo, tham gia rất nhiều hoạt động văn hoá, tổ chức nhiều hội liên hiệp nhằm thức tỉnh các dân tộc trên thế giới, trong đó có đồng bào mình. Người muốn đem những gì mà mình học được để soi đường cho các dân tộc trên thế giới tự đứng lên đấu tranh với các thế lực áp bứ, bóc lột.

2 Lênin, toàn tập, tập 44, NXB Tiến bộ Matxcơva 1978, trang 211 - 212 (Tiếng Việt) 3 Lênin, toàn tập, tập 44, NXB Tiến bộ Matxcơva 1978, trang 211 - 212 (Tiếng Việt)

6

1.2.2. Ở Việt Nam Trước năm 1858, Việt Nam vốn là đất nước phong kiến độc lập, văn hoá lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam với danh nghĩa “Khai hoá văn minh”, chúng tiến hành thực hiện nhiều chính sách phi văn hoá như: Chính sách ngu dân, đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện, … làm cho cuộc sống của người dân lúc bấy giờ cực kì gian khổ, đói nghèo triền miên, đời sống tinh thần vốn đã lạc hậu dần tối tăm, dốt nát. Năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp, Người đã nói: "Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... Nhà tù nhiều hơn trường học... Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tăm tối, và chúng tôi không có quyền tự do học tập”4. Như vậy, khi đất nước và văn hoá đi đôi với nhau, nếu đất nước bị nô lệ thì văn hoá cũng phải chịu cảnh tương tự. Những thực tiễn đó là cơ sở để Hồ Chí Minh đề ra đường lối mới: ở Việt Nam phải thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành lấy chính quyền, để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng cho văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển. Nhờ nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hoá, Hồ Chí Minh đã có được cách nhìn đúng đắn và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc, tinh hoá văn hoá và từ thực tiễn để hình thành nên tư tưởng văn hoá của mình.

4 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H202, trang 22, 23

7

CHƯƠ NG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ 2.1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hoá 2.1.1. Văn hoá là gì? Khái niệm văn hoá có nội hàm vô cùng phong phú, vì thế nên có nhiều cách hiểu khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hơn vài trăm định nghĩa về văn hoá, một trong số đó có định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh đưa ra năm 1943. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá được chia theo ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp: Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra nhằm phục vụ cho đời sống con người. “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”5. Theo nghĩa hẹp, văn hoá là tất cả những giá trị đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội. Hồ Chí Minh viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng”. (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945). Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá chỉ đơn thuần chỉ là trình độ văn hoá của con người được đánh gia thông qua học vấn phổ thông, điều này được thể hiện rõ khi Người yêu cầu mọi người “phải đi học văn hoá”, “xoá mù chữ”, … Đặc biệt vào năm 1943, trong phần cuối tập Nhật kí trong tù, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, H, 2002, tập 3, trrang 431

8

minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 6. Đây là lần duy nhất mà Người nói về định nghĩa văn hoá. Từ định nghĩa trên, Hồ Chí Minh cho chúng ta hiểu được: -

Lẽ sinh tồn của con người chính là nguồn gốc của văn hoá.

-

Văn hóa là mục đích và động lực của cuộc sống, nhằm thích ứng

những nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người. -

Văn hóa là tất cả các phương thức sinh hoạt bình thường như giao

tiếp, ứng xử, … -

Văn hoá là mọi phát minh và sáng tạo của con người.

-

Cấu trúc của văn hóa gồm: hiến pháp, luật pháp, khoa học, nhân văn,

ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, tôn giáo, văn học - nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, …

2.1.2. Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về quan hệ văn hoá với các lĩnh vực khác Văn hoá - một lĩnh vực rộng lớn, phong phú, đa dạng - ở đâu có hoạt động của con người thì ở đó có văn hoá. Văn hoá có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống của con người, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến những hoạt động văn hoá tinh thần của người dân. Từ sự hiểu biết thâm sâu của mình, Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc thù và sức mạnh của từng lĩnh vực của văn hoá. Ở đây tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ của văn hoá với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, … Quan hệ giữa văn hoá với chính trị. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá phải đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội. Để mở đường cho văn hoá phát triển thì 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, H, 2002, tập 3, trrang 431

9

bắt buột phải giải phóng chính trị vì Việt Nam vẫn còn là một nước thuộc địa. Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và đồng thời mọi hoạt động của các nhà chính trị và tổ chức chính trị phải có hàm lượng văn hoá nhất định. Quan hệ giữa văn hoá với kinh tế. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá thuộc kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của xã hội phát triển thì văn văn hoá mới có đủ điều kiện để phát triển được. Vì vậy văn hoá không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hoá có một vai trò tác động tích cực đến văn hoá. Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy văn hoá phát triển. Quan hệ giữa văn hoá với xã hội. Giải phóng chính trị đi đôi vói giải phóng xã hội, từ đó văn hoá mới có điều kiện phát triển. Xã hội như thế nào thì văn hoá như thế ấy. Văn học, nghệ thuật của Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng nhưng trong thời kì chiếm hữu nô lệ của thế lực thù dịch thì văn hoá cũng bị nô lệ, bị kìm hãm không phát triển được. Vì vậy phải tiến hành giải phóng xã hội, giành lại chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng lên lãnh đạo, thì mới giải phóng được văn hoá. Về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại. Bản sắc văn hoá dân tộc là những sắc thái, vẻ đẹp và tính chất cá biệt để phân biệt với văn hoá của các nước trên thới giới, bản sắc văn hoá dân tộc là cái gốc của văn hoá, không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hoá dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm hai lớp quan hệ. Về hình thức,văn hoá dân tộc được thể hiện ở ngôn ngữ, lời ăn, tiếng nói, phong tục, tập quán, các lễ lội, truyền thống, nhân gian, … Về nội dung, bản sắc văn hoá dân tộc được thể hiện qua long yêu nước, yêu đồng bào; tinh thần độc lập, tự chủ, tự tôn dân tộc, … Trong giữ gìn bản sắc dân tộc, phải biết tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Hồ Chí Minh từng nói: “văn hoá Việt nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đút lại… Tây phương và Đông phương có cái gì tốt ta lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của

10

văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt Nam đề hợp với tinh thần dân chủ”7. Hồ Chí Minh chỉ rõ tiếp thu văn hoá của các nước trên thế giới là làm phong phú thêm cho văn hoá Việt Nam, xay dựng văn hoá Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ. Nội dung tiếp thu là toàn diện, bao quát từ Đông, Tây, từ cổ chí kim, tất cả các khía cạnh. Tiêu chí là cái hay, cái tốt thì ta học. Lấy văn hoá dân tộc làm gốc, đó là cơ sở để tiếp thu văn hoá nhân loại.

2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá 2.2.1. Văn hoá là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đây cũng chính là mục tiêu của văn hoá. Như vậy, văn hoá nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng cùng với chính trị, kinh tế, xã hội. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hoá là mục tiêu, là quyền được sống trong hoà bình, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị văn hoá tinh thần, giá trị chân, thiện, mỹ. Đó chính là một xã hôi dân chủ - là dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng được học hành, được tiếp cận tri thức, ai cũng được cơm no áo ấm; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn được qua...


Similar Free PDFs