VAI TRÒ CỦA MÔN GDQP – AN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN PDF

Title VAI TRÒ CỦA MÔN GDQP – AN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN
Author An Nguyễn Hoàng Thiện
Course Quốc Phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 16
File Size 272.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 348
Total Views 801

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNGTIỂU LUẬNVAI TRÒ CỦA MÔN GDQP – AN VỚI SỰ PHÁT TRIỂNPHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊNHỌC PHẦN: MILI270104 - ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHCỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMThành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2021TRƯỜNG ĐẠI HỌC S...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 

TIỂU LUẬN

VAI TRÒ CỦA MÔN GDQP – AN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN

HỌC PHẦN: MILI270104 - ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 

TIỂU LUẬN

VAI TRÒ CỦA MÔN GDQP – AN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN

HỌC PHẦN: MILI270104 - ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Thiện An Mã số sinh viên: 46.01.755.002 Lớp học phần: MILI270117 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hoàng Tùng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2021

1 MỤC LỤC

MỤC LỤC .....................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 6. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3 NỘI DUNG ................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ VỊ TRÍ Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH .......................................................................................4 1.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................4 1.1.1 Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng ................................................5 1.1.2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh .............................................8 1.1.3 Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết ................................. 9 1.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................9 1.2.1 Cơ sở phương pháp luận ............................................................................... 9 1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VIÊN ..............................................................12 2.1. Phát triển phẩm chất “bộ độ Cụ Hồ” ...........................................................12 2.2. Phát triển năng lực của sinh viên ..................................................................12 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 13 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 13 THAM KHẢO ............................................................................................................ 14

2

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta ai cũng biết rằng, những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, công tác quốc phòng, an ninh nước ta luôn được Ðảng, Nhà nước, nhân dân chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác giáo dục quốc phòng-an ninh (GDQP – AN) ngày càng được tăng cường, củng cố. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà bình, nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và vớicác thủ đoạn hết sức tinh vi. Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là một lực lượng hùng hậu, có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, chủ nhân tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ sinh viên đã và đang bị tác động to lớn bởi cơ chế thị trường, có những biểu hiện xuống cấp về lối sống, dễ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Với mục tiêu giáo dục toàn diện về mọi mặt cho học sinh, sinh viên, GDQP-AN được đưa vào chương trình dạy học để tạo những cơ hội thiết thực cho thế hệ trẻ tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện và hoàn thiện bản thân thông qua các giờ học thực hành trên thao trường, cùng với đó, các giờ học lý luận trên giảng đường đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quan điểm đường lối quân sự của Đảng, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cũng như công tác Quốc phòng trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác môn học GDQP-AN còn trang bị cho sinh viên những kiến thức hữu ích về một số loại vũ khí, khí tài, thông qua đó sinh viên có thể biết cách phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để sử dụng được một số loại vũ khí thông thường và biết cách phòng tránh khi đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Cùng với đó môn học GDQP-AN còn rèn luyện cho sinh viên một số kỷ luật trong môi trường quân đội, hướng cho sinh viên làm việc theo nguyên tắc, kỷ cương; tạo cơ sở tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân, góp phần ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.GDQP-AN là một nhiệm vụ cần thiết đối với thế hệ trẻ, môn học này giúp sinh viên nhận thức và hành động đúng đắn, tránh được các tệ nạn xã hội đang tồn tại và phát triển hàng ngày, hàng giờ. Đồng thời giúp sinh viên định hướng được những thế mạnh của mình để phát huy, hạn chế tối đa

3 các yếu kém. Môn học GDQP-AN có vai trò quan trọng trong việc khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, chống lại mọi âm mưu chia rẽ, phản động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Vì thế em chọn đề tài: “Vai trò của môn GDQP - ANvới sự phát triển phẩm chất, năng lực của sinh viên” làm tiểu luận để làm nổi bật được tầm quan trọng của bộ môn này đối với sinh viên về thể chất lẫn tinh thần. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Thông qua bài tiểu luận này, làm rõ được sự cần thiết của bộ môn GDQP-AN đối với sinh viên ngày nay, qua đó khiến sinh viên dành nhiều sự quan tâm đến GDQP-AN hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này chính là vai trò của GDQP-AN với sự phát triển phất chất, năng lực của sinh viên 4. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về sự cần thiết và vai trò của bộ môn GDQP-AN đối với sinh viên hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sử dụng các phương pháp về quan điểm hệ thống – cấu trúc, lịch sử - logic và thực tiễn để phân tích, đưa ra ý kiến liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu gồm: trang bìa; trang phụ bìa; phụ lục; mở đầu; 2 chương; kết luận và tài liệu tham khảo.

4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ VỊ TRÍ Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH GDQP&AN là môn học được luật định, nó được thể hiện rất rõ trong đường lối giáo dục của Đảng và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp cho sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chương trình môn GDQP – AN được xây dựng trên cơ sở các quan điểm: Tính kế thừa và hiện đại: Chương trình môn GDQP – AN được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn truyền thống kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của cha ông, nghệ thuật quân sự Việt Nam và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại. Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù: Chương trình xác định rõ các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua môn học: một mặt chương trình căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và xuất phát điểm để lựa chọn nội dung giáo dục; mặt khác chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu, vận dụng nội dung môn học vào thực tiễn. Tính thực hành, thực tiễn: Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức quốc phòng, an ninh và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. Tính dân tộc và nhân văn: Giúp học sinh nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn, sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tinh thần đoàn kết quốc tế; giúp học sinh phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng, hòa bình, hòa hợp, hợp tác và vì sự tiến bộ và phát triển xã hội. Tính mở, liên thông: Trên cơ sở đảm bảo nội dung theo các chủ đề thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các nhà trường hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề về quốc phòng, an ninh, truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương. 1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quốc phòng, quân sự

5 của Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và các kĩ năng quân sự cần thiết. 1.1.1 Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc nhằm: “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nội dung mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc thể hiện sâu sắc sự phát triển tư duy chiến lược của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc phải toàn diện, trong đó có: “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh”. Theo đó, các cấp, các ngành, các lực lượng, nhất là Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân cần nhận thức sâu sắc, chủ động xác định giải pháp triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, phải “Xác định chủ động phòng ngừa” là chính. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển”. Đại hội XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ kết hợp giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để thực hiện mục tiêu bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại”. Về mục tiêu, đường lối quân sự, quốc phòng phải tuân thủ mục tiêu chung của cách mạng và mục tiêu của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, cùng với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, cần nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhất là giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ xung đột và chiến tranh. Về quan điểm, cần cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện mới. Về phương châm, cần khẳng định kiên trì các nguyên tắc chiến lược, kết hợp với vận dụng linh hoạt, mềm dẻo sách lược, lấy giữ vững ổn định bên trong (nội bộ) là chủ yếu, kiên trì giải quyết các mâu

6 thuẫn, bất đồng bằng biện pháp hòa bình. Về nội dung và giải pháp của đường lối quân sự, quốc phòng phải toàn diện, nhất là xây dựng nền quốc phòng toàn dân, coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân”, xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Tăng cường khả năng dự trữ và huy động cơ sở vật chất cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, nhằm trang bị ngày càng tốt hơn cho các lực lượng. Quan tâm đúng mức đến xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, nhất là xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân. Xây dựng thế trận quân sự, quốc phòng ngày càng vững chắc; chú trọng công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, các thành phần thế trận quân sự, quốc phòng, nhất là công trình phòng thủ biên giới, biển đảo và địa bàn chiến lược. Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu các vấn đề về đấu tranh quốc phòng, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu buộc phải tiến hành chiến tranh). Bất luận trong tình hình nào, việc xây dựng đường lối quân sự, quốc phòng cũng cần bám sát thực tiễn, nhất là bám sát các thách thức về quốc phòng, an ninh đang đặt ra. Trong bối cảnh phức tạp hiện nay càng phải như vậy. Trên cơ sở đó, xây dựng toàn diện, có trọng điểm, có chiều sâu, đặc biệt là đề ra các giải pháp chỉ đạo, hóa giải có hiệu quả các thách thức về quốc phòng và coi đó vừa là quan điểm, vừa là chủ trương cơ bản trong xây dựng đường lối quân sự, quốc phòng. Theo đó, việc hóa giải các thách thức về quốc phòng đòi hỏi nội dung đường lối quân sự, quốc phòng phải tập trung chỉ đạo các hoạt động đấu tranh quốc phòng, nhất là đấu tranh từ nội bộ, chống các quan điểm sai trái, nhận thức không đúng về các vấn đề quân sự, quốc phòng. Đồng thời, coi trọng xây dựng các nội dung chỉ đạo đấu tranh chống âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, ly khai và đấu tranh trong các tình huống tranh chấp biển, đảo, thềm lục địa, nhất là đấu tranh ngoại giao, pháp lý và đấu tranh thực địa. Tiếp tục đầu tư hợp lý nâng cao sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước, nhất là sức mạnh phòng thủ biển, đảo, thềm lục địa, kết hợp chặt chẽ đầu tư ngoài biển, đảo và trên bờ, bảo đảm “bờ có vững biển mới yên” và ngược lại. Bên cạnh đó, chú trọng hiện đại hóa có trọng điểm lực lượng vũ trang, nhằm nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng này, nhất là khả năng tác chiến trên vùng biển, đảo xa bờ, ở tầm cao và tác chiến ban đêm.

7 Trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”. Tuy đây là mục tiêu của 5 năm tới nhưng nó lại hàm chứa những vấn đề có tính xuyên suốt trong thời gian dài, nên xây dựng đường lối quân sự, quốc phòng cũng phải theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, việc xây dựng đường lối quân sự, quốc phòng phải có giá trị chỉ đạo các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong một kế hoạch tổng thể, lâu dài, thống nhất, có tầm nhìn xa. Phải gắn bó chặt chẽ quân sự, quốc phòng với các lĩnh vực, các mặt khác của đời sống xã hội, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đối ngoại,… để không lạc hậu, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của các lĩnh vực khác và cùng các lĩnh vực khác phát triển. Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”. Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc, thế bố trí chiến lược các lực lượng có chiều sâu, liên hoàn bờ - biển - đảo, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột. Xây dựng các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân, tự vệ biển mạnh, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trong đó Hải quân là lực lượng nòng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây dựng tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ. Chỉ có trên cơ sở phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và tập trung của

8 toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Hải quân làm nòng cốt mới có thể bảo đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì hòa bình, ổn định lâu dài trên biển. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay không đơn thuần chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, hải đảo mà còn phải bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc,… Các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh nhân dân đều có tính kế thừa và phát triển những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam: “Cả nước một lòng chung sức đánh giặc”, “Lấy ít địch nhiều”, “Lấy nhỏ chống lớn”, “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”,… Đó là nét đặc trưng nghệ thuật quân sự Việt Nam-đất nước đã chiến thắng những kẻ thù hung hãn nhất. Nghiên cứu đường lối quân sự của Đảng để góp phần hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lý tưởng cho sinh viên. 1.1.2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh Về mục tiêu chung của quốc phòng, an ninh hiện nay không chỉ nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ... mà còn phải gắn chặt với bảo vệ vững chắc chế độ XHCN, bảo vệ Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Quốc...


Similar Free PDFs