VỢ CHỒNG A PHỦ - ĐOẠN Trích 1 PDF

Title VỢ CHỒNG A PHỦ - ĐOẠN Trích 1
Author Minh Le
Course Kinh doanh thương mại
Institution Đại học Kinh tế Quốc dân
Pages 6
File Size 142.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 46
Total Views 161

Summary

ĐỀ 1 (): Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó. nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài:** “ Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tự nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng...


Description

ĐỀ 1 (**): Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó. nhận xét về tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài: “ Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tự nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.” BÀI LÀM: 1. Mở bài: “Phải phí tổn cả ngàn cân quặng chữ Để thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy đã làm rung động Triệu trái tim trong triệu năm dài” Mỗi một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, và phải được tạo nên bởi cả tấm lòng người nghệ sĩ. Qua mỗi tác phẩm, người nghệ sĩ muốn mang lại những bài học nhận thức và chiều sâu tư tưởng của mình, vươn tới những giá trị vĩnh cửu. “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một tác phẩm như vậy. Qua truyện ngắn, người đọc đã thấy được bức chân dung về sự tàn ác của bọn chúa đất miền núi đã khiến người nông dân nghèo lâm vào khổ cực. Điều ấy được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Mị. Đoạn trích trên đã miêu tả chân thực số phận bất hạnh ấy của Mị dưới cái bóng của chúng, làm người đọc không khỏi xót xa: “Lần lần mấy năm qua [...] bao giờ chết thì thôi” 2. Thân bài: a. Giới thuyết chung: _ Tác giả: Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục nhờ sức viết sáng tạo và dồi dào.Văn phong của ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật sinh động và giàu ý nghĩa. Ông am hiểu về các phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên Tổ quốc. Thành công nhất của Tô Hoài phải kể tới những trang văn viết về vùng núi Tây Bắc. Trong số đó, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm tiêu biểu hơn cả.

_ Tác phẩm: Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc trong vòng 8 tháng của Tô Hoài. Ông đã “cùng ăn, cùng làm, cùng ở với người dân nơi đây”. Chính vì vậy mà nó giúp Tô Hoài thêm hiểu biết về dân tộc nơi đây, khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác nghệ thuật.Tô Hoài từng tâm sự “Đất nước và con người nơi đây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều không thể bao giờ quên”. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một lời cảm ơn đối với đồng bào nơi đây. Truyện sau được in trong tập Truyện Tây Bắc, xuất bản năm 1952. b. Dẫn dắt (tóm tắt) vào đoạn trích (Bắt buộc phải có thao tác này): Tác phẩm là bức tranh chân thực về tội ác và sự tàn bạo của bọn chúa đất miền nùi đã đẩy người nông dân nghèo miền núi lâm vào số phận khổ cực. Điều này được thể hiện rõ rệt nhất ở nhân vật Mị. Mị đã từng là một cô gái đẹp người, đẹp nết, tự do và yêu đời. Nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà Mị phải làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Kể từ ấy, dần dần Mị đã mất dần hy vọng và khát vọng sống, trở thành một con người chai sạn, vô cảm. Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của truyện ngắn, đã thể hiện sâu sắc điều này. c. Cảm nhận đoạn trích: LĐ1: Trước hết, Mị hiện lên trong đoạn trích là một người vô cảm, cạn kiệt sức sống, đến cả cái chết Mị còn chẳng màng nghĩ tới nữa, bởi cuộc sống của Mị bây giờ chẳng khác gì kiếp nô lệ, súc vật: a. Mị với sự vô cảm, cạn kiệt sức sống, đến cả cái chết Mị còn chẳng màng nghĩ tới nữa: _Ngay từ câu văn đầu tiên, Tô Hoài đã lột tả số phận khổ cực của người dân lao động “Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết” : + Từ “lần lần” kết hợp với các cụm từ “mấy năm qua, mấy năm sau” chỉ khoảng thời gian kéo dài triền miền từ năm này qua năm khác và xảy ra một cách từ từ, dai dẳng, mòn mỏi. + Trong sự chảy trôi ấy của thời gian hiện lên cái chết của con người “ bố Mị chết”: Sự chảy trôi dai dẳng ấy của thời gian như kéo dài cái khổ, cái cực của những người lao động nghèo miền núi. Họ phải cam chịu và sống dưới cái trướng của bọn chúa đất miền núi ngày này qua tháng khác. Cuối cùng, cái khổ ấy kết thúc thành cái chết. => Chỉ với một câu văn ngắn, Tô Hoài đã dấy lên niềm đồng cảm của người đọc về cuộc đời bất hạnh của những người lao động nghèo miền núi. Quả thực, nói như Nguyễn Minh Châu: “Nhà văn không tô đen hay bôi hồng cuộc sống mà nhà văn chỉ làm rõ bộ mặt thật của nó”. _ Ở những câu văn tiếp theo, một lần nữa hình ảnh nắm lá ngón xuất hiện “Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tự nữa”: + Lần thứ nhất, khi Mị trốn về nhà và khóc nức nở với bố, “Mị ném nắm lá ngón xuống đất....Mị không đành lòng chết”. Mị làm vậy bởi lúc ấy, Mị còn có sự ràng buộc là phải sống để trả nợ cho bố. + Bây giờ, “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tự nữa”. Lí giải cho trạng thái này là bởi “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.

=> Câu văn đánh dấu sự thay đổi trong tính cách và tâm trạng của Mị . Như vậy, do tác động của sự bóc lột mà bố con Pá Tra gây ra mà giờ Mị đã mất đi ngọn lửa sống và chẳng còn màng nghĩ tới sống chết nữa. Ba chữ “Mị quen khổ rồi” như chất chứa bao xót xa và phẩn uất. => Hoàn cảnh tạo nên tính cách và tính cách tạo nên số phận. Từ một người con gái tự do và yêu đời, cánh tay đen ngòm của cái khổ và cái ác đã tóm lấy Mị và hút hết bao nhiêu là cái tốt, cái đẹp rồi nhả ra là một con người nhỏ bé, trơ lì và chai sạn. Đọc những câu văn này, ta càng cảm thấy thương và đồng cảm với số phận bất hạnh của Mị. b. Lí giải cho cảm giác “ quen khổ rồi “ của Mị là bởi cuộc sống của Mị chẳng khác gì kiếp nô lệ, súc vật: _ Mị đã tự đẩy cuộc sống của mình ngang hàng với súc vật “ Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi” + Mị tự so sánh mình với con trâu, con ngựa. Hình ảnh này cho thấy sự bất lực và tủi cực của Mị. + Mị như một kẻ nô lệ không công, một cỗ máy lao động cho nhà thống lí Pá Tra. Mị phải sống phụ thuộc vào chúng “con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác” và chỉ còn biết “ăn cỏ, đi làm”. => Thủ pháp vật hóa đã làm cuộc đời và thân phận của Mị hiện lên bi đát và chẳng con ra con người nữa. Bởi vậy, Mị chán sống, chán chết cũng là một điều dễ hiểu và dễ cảm thông. LĐ2: Tâm lí chán chường ấy đã hình thành nên một cô Mị với hình ảnh vô thức, bị động, lặp đi lặp lại trong guồng quay bất biến của kiếp nô lệ: a. Trước hết là ở guồng quay bất biến trong công việc: _ Cái khổ dồn nén lâu ngày nên “ Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa”. Cái cúi mặt của Mị phải chăng là sự gián tiếp chấp nhận và thỏa hiệp với kiếp nô lệ này chăng ? _ Tô Hoài tiếp tục sử dụng các cụm từ chỉ sự bất biến “nhớ đi nhớ lại, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại”: + Trong tâm trí hiện tại của Mị bây giờ đã bị lấn át bởi các hành động “giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp”. + Đặc biệt, hình ảnh “ dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc. Bản thân các hành động hái củi, bung ngô đã là các việc làm lặp đi lặp lại đến vô thức, trong cái nhàm chán ấy lại có một cái vô thức nữa là gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Có lẽ, Mị bây giờ như đã lâm vào cơn mê sảng và khó tỉnh táo, lí trí, nếu không có một nguồn sức mạnh nào kéo Mị ra khỏi hố sâu số phận ấy thì chắc Mị sẽ “suốt năm suốt đời như thế”. Thậm chí là khi “con

ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, nhai cỏ”, còn Mị thì “vùi vào làm việc cả đêm cả ngày”. => Tuy nhiên, ẩn đằng sau những câu văn này không chỉ đơn thuần là miêu tả trạng thái hiện tại của Mị. Sự xuất hiện của Mị là tiếng búa đinh óc, là lời tố cáo đanh thép của Tô Hoài về tội ác của bọn chúa đất khiến con người ta lâm vào “cùng đường tuyệt lộ”. Kim Lân từng quan niệm “Nhà văn phải viết như chơi, viết bằng cả tấm lòng của mình, nhưng phải hướng vào cái đẹp và cái thật. Khi nhà văn phát hiện ra cái gì không thật và không đẹp phải biết bất bình và lên tiếng”. Quả thật là vậy, có lẽ khi viết những dòng văn này, Tô Hoài cũng không khỏi xót xa và căm phẫn thay cho nhân vật của mình. Từ ấy, nhà văn như muốn người đọc cùng buồn, cùng thương cho Mị. Suy cho cùng, “con người đến với cuộc sống từ nhi>u nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú. Nhưng tiêu điAm mà con người hướng đến vẫn là con người” (Đặng Thai Mai). b. Tiếp theo là guồng quay bất biến trong thói quen sinh hoạt: _ Sự chai sạn của Mị như ngày càng nặng nề hơn trong dòng chảy của thời gian. Mỗi ngày trôi qua là lớp tro tàn trong Mị lại dày đặc hơn, lí trí và con tim Mị cứ như vậy mà nguội lạnh và đóng băng “Mị không nói, lùi lùi như một con rùa nuôi trong xó cửa”: + Mị không nói, hay Mị cũng chẳng buồn và chẳng muốn nói, bởi cuộc sống hiện tại của Mị đâu còn niềm vui hay điều gì đáng để quan tâm ! + Một lần nữa, thủ pháp vật hóa lại được Tô Hoài sử dụng. Từ láy lùi lũi là một từ láy gợi hình, gợi tả dáng vẻ bần thần, lặng lẽ cô đơn của Mị. Ta càng thấy quặn lòng và thương cho Mị hơn bao giờ hết. Nhà văn Tô Hoài đã khơi lên ở độc giả ni>m trắc ẩn, khát vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả, cái tốt đẹp của cuộc đời. _ Không chỉ hiện lên với sự vô thức trong công việc mà ngay cả ở trong thói quen sinh hoạt cũng như thế. Mị lầm lũi xung quanh căn buồng của Mị, nơi mà “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”: + Căn phòng hiện lên với sự u ám , tối tăm, ánh sáng như bị triệt tiêu. Ở trong ấy, con người dường như bị cuống vào trạng thái luẩn quẩn, vô vọng. + Căn phòng ấy dường như là một nhà tù, ngục thất tinh thần giam hãm cuộc sống và khóa chặt tuổi xuân của Mị. Ta liên tưởng đến nàng Kiều khi xưa cũng bị giam hãm số phận tại lầu Ngưng Bích: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.” Chỉ có điều, nếu Thúy Kiều còn được cảm nhận cái “bốn bề bát ngát xa trông” thoáng đãng của không gian thì Mị lại bị giam hãm trong căn phòng chật hẹp và

tù túng. Ở trong ấy, Mị chẳng khác nào một tù nhân phải chịu án tù chung thân. Nhà thống lí Pá Tra đúng là không có chỗ cho lương tri và tình người. _ Ở trong ngục tù ấy, “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”: + Ở bên ngoài căn phòng ấy là không gian mênh mông của núi rừng Tây Bắc, là sự tự do; còn bên trong là sự tù túng, chật hẹp và giam hãm. + Mị “trông ra đến bao giờ chết thì thôi ” dường như là Mị đang hướng về sự sống, về phía có ánh sáng le lói, yếu ớt với mong muốn vượt ngục hay chăng ? Câu văn như vẽ ra ranh giới giữa sự sống và cái chết mà con người ta muốn giải thoát lại không thể thoát giải, đành phải bất lực và vô vọng. Sự trông ra và ngóng vọng của Mị như để lại một khoảng lặng trong tâm trí người đọc. Liệu rằng số phận của Mị sẽ mãi như vậy, hay một lúc nào đó Mị sẽ trỗi dậy tháo cũi sổ lồng để giải thoát cho bản thân mình? Đoạn trích khép lại mà mở ra bao nhiêu suy ngẫm và trăn trở trong lòng người đọc. Nói “Văn học là nhân học “ như M.Gorki, quả không sai. d. Đánh giá nâng cao đoạn trích: - Sê-khốp quan niệm “Nhà văn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Tô Hoài là một người nghệ sĩ như vậy. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã mạnh mẽ tố cáo và lên án tội ác của bọn chúa đất miền núi đã khiến người nông dân nghèo lâm vào cảnh khổ cực, sống cũng không bằng chết. Đồng thời, nhà văn còn bày tỏ niềm cảm thông, xót xa và thương cảm cho số phận của họ. Đó chính là tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài, nói như Elsa Triobet “Nhà văn là người cho máu”. e. Đánh giá nghệ thuật: Nếu coi một tác phẩm văn học là một cây đại thụ lâu đời thì Nội dung là phần rễ, còn Nghệ thuật là những tán lá xanh tốt. Đoạn trích trên nói riêng và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói chung thành công bởi một phần không nhỏ về giá trị nghệ thuật: _ NT Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, đặt nhân vật vào kịch tính để bộc lộ những tính cách điển hình. _ NT Xây dựng nhân vật mang tính cá thể hóa cao độ đan xen xây dựng nét tính cách ổn định, phong phú, vừa bất ngờ vừa tất yếu. _ NT miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc, đạt đến “phép biện chứng tâm hồn”. _ NT dựng cảnh và tả cảnh sinh động, chân thực, đặc sắc, đặc biệt là cảnh thiên nhiên. _ NT kể chuyện linh hoạt với sự dịch chuyển của điểm nhìn trần thuật: bên ngoài và bên trong, Những câu văn giàu cảm xúc, giàu chất thơ, đậm chất miền núi,....... 3. Kết bài: Văn học là cuộc đời.....Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. Người nghệ sĩ chân chính là nhận thức được mối liên kết chặt chẽ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tác giả không chỉ tố cáo tội ác của bọn chúa đất mà còn hướng vào con người, bênh vực

con người và làm nổi bật lên phẩm chất của họ, thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sẽ mãi tồn tại theo dòng thời gian và dòng lịch sử văn học nước nhà, để khi nhắc tới Tô Hoài, ta sẽ nghĩ ngay tới một người nghệ sĩ chân chính, viết vì con người: “ Qua giọng hát anh nhận ra người hát Qua nét khắc, anh nhận ra người thợ bạc”....


Similar Free PDFs