Xử lý tín hiệu số và xác xuất thống kê PDF

Title Xử lý tín hiệu số và xác xuất thống kê
Author khang tran
Course xử lí tín hiệu số
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 33
File Size 897.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 244
Total Views 330

Summary

ĐẠI HỌC UEH- TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH---------------  ----------------DỰ ÁN CUỐI KỲQUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNGĐề tài: “PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN SẠCH CỦA CÔNG TY FOODMAP”GVHD: Th Hoàng Thu Hằng Nhóm thực hiện: Nhóm 13 1 Võ Chí Bảo 31191025750 hie...


Description

ĐẠI HỌC UEH- TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH -------------------------------

DỰ ÁN CUỐI KỲ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Đề tài: “PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN SẠCH CỦA CÔNG TY FOODMAP” GVHD: Th.S Hoàng Thu Hằng Nhóm thực hiện: Nhóm 13 1

Võ Chí Bảo

31191025750

[email protected]

2 3 4

Nguyễn Thị Thu Hằng Lê Thị Minh Hiếu Phan Bảo Khang

31191026273 31191025549 31191025157

[email protected] [email protected] [email protected]

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến GVHD: Th.S Hoàng Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em về kiến thức chuyên môn để có thể hoàn thành dự án này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn hạn chế về mặt thời gian và nhân lực nên dự án còn nhiều thiếu sót. Kính mong Cô xem xét, góp ý giúp dự án của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn Cô!

2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................2 MỤC LỤC................................................................................................................3 BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN..........................................................5 LỜI GIỚI THIỆU....................................................................................................6 I.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC.................................................................................7 1.

2.

Giới thiệu về Foodmap.................................................................................7 1.1.

Mục tiêu..................................................................................................7

1.2.

Tầm nhìn và sứ mệnh.............................................................................7

1.3.

Thông tin công ty....................................................................................7

1.4.

Cơ cấu nhân sự và vai trò các bộ phận Foodmap...................................8

1.5.

Sản phẩm foodmap.................................................................................9

Bối cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam............................................................9 2.1.

Thị trường cạnh tranh...........................................................................11

2.2.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng...................................................................11

II. Quy trình chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của công ty Foodmap. .12 1. Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của công ty Foodmap..............................................................................................................12 2. Mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của Foodmap:.............................................................................................................13 3. Các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của Foodmap..............................................................................................................13 3.1.

Giai đoạn Planing (Lập kế hoạch)........................................................13

3.2.

Giai đoạn Source (cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa)......................16

3.3.

Giai đoạn Make (sản xuất)....................................................................18

4.

Giai đoạn Deliver (giao hàng).....................................................................21

5.

Giai đoạn Return (trả hàng)........................................................................23

3

6. Các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng của Foodmap.......................................................................................24 6.1.

Ảnh hưởng tích cực..............................................................................24

6.2.

Ảnh hưởng tiêu cực:.............................................................................27

V. Kết luận Những vấn đề lớn nhất trong quản lý vận hành và chuỗi cung ứng của Foodmap hiện tại và giải pháp......................................................................28 1.

Dịch bệnh gây khó khăn trong khâu bảo quản và tích trữ nông sản:..........28

2.

Dữ liệu ngày càng lớn gây khó khăn khi phân tích để đưa ra chiến lược...29

KẾT LUẬN............................................................................................................31 VI. Tài liệu tham khảo:.........................................................................................31

4

BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN

Họ và tên Nguyễn Thị Thu Hằng

Nội dung Vẽ sơ đồ và mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung

Mức độ hoàn thành 100%

ứng nội địa của doanh nghiệp Xác định 1 vấn đề lớn nhất trong quản lý vận hành và chuỗi cung ứng của DN hiện tại kèm đề ra giải pháp. Võ Chí Bảo

Tổng hợp bài thành file. Giới thiệu về doanh nghiệp và sơ lược về bối

100%

cảnh ngành mà doanh nghiệp đang tham gia vào. Trình bày giai đoạn Return Xác định 1 vấn đề lớn nhất trong quản lý vận hành và chuỗi cung ứng của DN hiện tại kèm đề Phan Bảo Khang

ra giải pháp. Trình bày các giai đo n: ạ Plan (l pậ kếế hoạch) và 100% Source (cung ứng nguyến vật liệu, hàng hóa) trong qu nả lý và v nậ hành chuỗỗi cung ứng c ủa Foodmap Phân tch 2 ả nh hưở ng tch cực của đại dịch COVID-19 đếến ho tạ đ ộ ng v n ậ hành và chuỗỗi

Lê Thị Minh Hiếu

cung ứng của doanh nghiệp. Trình bày các giai đo n: ạ Make (s nả xuâết) và 100% Deliver (giao hàng) trong quản lý và vận hành chuỗỗi cung ứng của Foodmap Phân tch 2 ả nh hưở ng tếu cực của đ ại dịch COVID-19 đếến ho tạ đ ộ ng v n ậ hành và chuỗỗi cung ứng của doanh nghiệp.

5

LỜI GIỚI THIỆU Dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp với nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng kèm theo, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần thay đổi cách quản lý vận hành và chuỗi cung ứng của mình để thích nghi, hướng tới trạng thái bình thường mới của xã hội. Trong bối cảnh đặc biệt này nhiều doanh nghiệp chao đảo thậm chí buộc phải rời khỏi thị trường thì Foodmap- công ty chuyên cung các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn trên nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) vẫn phát triển và có những thành tựu nổi bật. Vậy vận hành quy trình và chuỗi cung ứng của họ có gì, những cải tiến ra sao để thích nghi với tình hình hiện tại?. Đó cũng là lí do nhóm chọn đề tài “PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN SẠCH CỦA CÔNG TY FOODMAP” Dự án bao gồm 5 phần: 1. Giới thiệu về Foodmap và sơ lược về thị trường bán lẻ của Việt Nam 2. Sơ đồ và mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của công ty Foodmap 3. Các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của Foodmap thông qua các giai đoạn: Plan (lập kế hoạch), Source (cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa), Make (sản xuất), Deliver (giao hàng), Return (trả hàng). 4. Các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng của Foodmap 5. Những vấn đề lớn nhất trong quản lý vận hành và chuỗi cung ứng của Foodmap hiện tại và giải pháp.

6

I. 1.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC

Giới thiệu về Foodmap 1.1.

Mục tiêu

Với mục tiêu trở thành sàn thương mại điện tử dẫn đầu thị trường nông sản Việt Nam, chúng tôi sẽ tạo ra trải nghiệm mua sắm nông sản tuyệt vời và an toàn chất lượng. Khi mua sắm trực tuyến tại Foodmap.asia, khách hàng sẽ được hưởng những dịch vụ sau:  Dịch vụ chăm sóc khách hàng trước-trong-sau khi mua hàng, 7 ngày trong tuần, từ 8 giờ đến 21 giờ.  Giá cả cạnh tranh: 90% trở lên sản phẩm được chiết khấu 10% trở lên  Miễn phí vận chuyển (đơn hàng từ 250.000đ tại TP.HCM và đơn hàng từ 500.000đ đi các tỉnh, chính sách tùy theo sản phẩm) 1.2.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Food Map đã hiện thực hóa giấc mơ nâng tầm giá trị nông sản Việt trên nền tảng thương mại điện tử. Vì vậy, FoodMap.asia luôn cam kết nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm. Foodmap.asia cung cấp những thực phẩm an toàn cho người thân chúng tôi và tất cả mọi người dân trên khắp đất nước, tạo nên một bản đồ nông sản sạch, an toàn và chất lượng. Bên cạnh đó đưa nền nông sản nước nhà trở thành môt trong những quốc gia là lựa chọn hàng đầu trên bản đồ nông sản thế giới. 1.3.

Thông tin công ty

Foodmap thành lập năm thắng 12/2018 thuộc Công ty Cổ Phần Công nghệ và Thương Mại UFO. Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 114 Đường 9A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0314592854 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/08/2017.

7

Hình 1. Logo Foodmap Thông qua mô hình B2B2C, Foodmap hoạt động như một nền tảng kết nối công nghệ cho các nhà sản xuất, vận hành, thanh toán và người mua hàng thông qua trang web https://foodmap.asia/ Thông tin sản phẩm lưu thông trên nền tảng được minh bạch cho ba bên. Cho đến nay, công ty đã hợp tác với hơn 100 nông dân và nhà sản xuất để cung cấp cho hơn 5.000 người tiêu dùng và nhà bán lẻ các sản phẩm từ hơn 20 tỉnh thành. 1.4.

Cơ cấu nhân sự và vai trò các bộ phận Foodmap

 Cơ cấu nhân sự

Hình 2. Sơ đồ nhân sự công ty Foodmap (Nguồn: Thông tin nội bộ)  Vai trò các bộ phận Foodmap 

Bộ phận thu mua và logistic: đảm nhận vai trò sẽ ghi nhận thông tin khách hàng chọn ra những nhà sản xuất tìm năng trình lên ban giám đốc, sau khi được sự thống nhất và cho phép thì bộ phận thu mua và logistic tiến hành cử nhân viên trực tiếp về cơ sở sản xuất để khảo sát nông sản và đánh giá theo tiêu chuẩn GlobalGAP, sau khi khảo sát nếu đạt các tiêu chuẩn yêu cầu thì sẽ tiến hành kí hợp đồng mua bán, nhà sản xuất sẽ công khai tất cả quá trình liên

8

quan đến sản phẩm cho công ty và công ty sẽ theo dõi nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất. 

Bộ phận marketing kết hợp với bộ phận thiết kế sẽ xây dựng chiến dịch marketing cho sản phẩm bằng cách tạo các buổi giới thiệu sản phẩm hoặc kết hợp với bộ phận IT tạo chiến dịch trên fanpage. Bộ phận marketing sẽ đi theo ghi nhận thông tin cũng như quay clip phục vụ quá trình tạo chiến dịch cũng như pr sản phẩm trên kênh youtube.



Bộ phận sale sẽ chốt đơn hàng và tiến hành giao hàng, tùy vào điều kiện đơn hàng được giao bởi nhà sản xuất hoặc Foodmap, nếu giao bởi foodmap thì bộ phận sale sẽ liên hệ với các đơn vị vận chuyển như giao hàng tiết kiệm để giao sản phẩm tới tận tay khách hàng.

1.5.

Sản phẩm foodmap

Mỗi sản phẩm được công bố trên Foodmap phải đáp ứng 4 tiêu chí:  Truy xuất được nguồn gốc.  Có các chứng chỉ chất lượng sản phẩm.  Nhóm Foodmap tiến hành đánh giá thực tế tại các cơ sở sản xuất và kiểm tra thông tin độc lập  Sản phẩm phải ngon, hấp dẫn người dùng. Foodmap đã phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nội bộ của riêng mình để các nhà cung cấp sử dụng hoàn toàn miễn phí. Với công cụ này, Foodmap có thể quản lý và hỗ trợ các nhà cung cấp một cách chuyên nghiệp hơn. Đánh giá trực tiếp cơ sở sản xuất giúp Foodmap hiểu rõ hơn câu chuyện của người nông dân, nhà sản xuất và sự hình thành sản phẩm, từ đó thiết lập và hỗ trợ truyền thông nhiều hơn cho các nhà cung cấp. 2.

Bối cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam không ngừng tăng trưởng, thu hút sự quan tâm của

các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong năm năm trở lại đây, tốc độ thâm nhập và ảnh hưởng của các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài đã gây nhiều áp lực cho các nhà bán lẻ trong nước. Điều này đặt các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt lợi thế của địa phương và ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số vào hệ thống kinh doanh của mình.

9

Hình 3. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam 2010-2020 Theo Bộ Công thương Việt Nam, tuy một số địa phương thực hiện giãn cách do dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, nhưng tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 2.464 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%. Một trong các thị trường nổi bật trong thời điểm hiên nay là thương mai điên tử. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (Bộ Công Thương), với 53% dân số mua sắm trực tuyến,

thị

trường

thương mại điện tử

Hình 4 Xếp hạng thị trường bán lẻ tại khu vực Đông Nam Á

Việt Nam tăng trưởng 18% vào năm 2020, đạt 11,8 tỷ USD. , chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Đứng thứ 2 trong khu vực đông nam á.

10

2.1.

Thị trường cạnh tranh

Thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm các kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống, tất cả được chia thành 8 phân khúc, bao gồm: các siêu thị / trung tâm phân phối lớn; Trung tâm mua sắm; mua sắm phức tạp; siêu thị; siêu thị mini / cửa hàng tiện lợi / cửa hàng chuyên doanh; siêu thị điện máy; Cửa hàng bán lẻ trực tuyến và bán hàng qua TV. Ở thành thị có những thương hiệu nổi tiếng như Coopmart, Vinmart, GO!, Bách hóa xanh,… Ở nông thôn, sự cạnh tranh chủ yếu đến từ các cửa hàng nhỏ truyền thống. Để tránh các thương hiệu lớn này, Foodmap hướng tới phân khúc khách hàng cao hơn, điều này phản ánh giá sản phẩm của Foodmap luôn cao hơn mặt bằng chung của thị trường khoảng 30%. Tuy nhiên trong giai đoạn dịch Covid – 19 hiện nay đã thay đổi nhận thức mua sắm của người dân, nắm nắt được điều đó các sàn thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế và Foodmap cũng không ngoại lệ. Trong thị trường thương mại điện tử các “ông lớn” được biết tới như Lazada, Shopee, Tiki với mô hình kinh doanh B2C đa dạng các loại hàng hóa khác nhau. Foodmap ngoài xây dựng cho mình một trang web riêng mà còn kinh doanh trên các sàn thương mại điển tử này và dần có cho mình một thị phần thương mại điện tử về nông sản tại Việt Nam. Bên cạnh sự cạnh tranh, thách thức đối với các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ còn đến từ nguồn lực và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thiếu vốn, con người, thiết bị và thông tin để cạnh tranh với các ông lớn khác. Trong đó, những khó khăn, thách thức được chỉ ra là sự thiếu hụt đội ngũ quản lý, điều hành chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp truyền thống và hiện đại, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam. 2.2.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Nhờ sự thâm nhập của điện thoại thông minh và Internet, Food Map đã giúp khách hàng có thể đặt hàng rau, thịt và hải sản trực tiếp từ các trang trại, phá vỡ hình thức kinh doanh truyền thống là có những người trung gian phân phối. Để mở rộng độ nhận diện thương hiệu kèm vào đó là tăng trải nghiệp thực tế khách hàng, FoodMap khai trương các cửa hàng flagship store tại TP.Hồ Chí Minh và Dăk Lăk. Ngoài ra còn có các cửa hàng flagship store online trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada. Food Map đã đáp ứng hầu các dịch vụ từ thông tin, hình ảnh, hệ thống giao hàng và các kênh liên hệ với khách hàng. Đây là một lợi thế mà ít các nhà sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam làm được. Sản phẩm nông nghiệp là hàng hóa theo mùa, thu hoạch ngắn ngày và đa dụng. Vì

11

vậy, việc ứng dụng công nghệ số vào vận chuyển, phân phối nông sản trên nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng hơn, đảm bảo chất lượng độ tươi, ngon, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng và nông dân. Ngoài các đặc sản theo mùa, Foodmap còn phân phối các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu hàng ngày. Thứ 4 hàng tuần, một hộp rau sạch Foodmap sẽ được chuyển đến tận tay khách hàng. Tất cả các loại rau, củ, quả đều được nhóm Foodmap, các đơn vị khác và bà con nông dân trồng và chăm bón theo hướng an toàn tại Đà Lạt. . Khách hàng của Foodmap là cả khách lẻ và khách sỉ (nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiện lợi), với 70% đơn hàng của Foodmap là ở TP.HCM và Hà Nội. FoodMap đang quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để đạt mục tiêu xuất khẩu.

12

II.

Quy trình chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của công ty Foodmap

1. Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của công ty Foodmap

Hình 5 Sơ đồ chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của Foodmap

2. Mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của Foodmap: Sau khâu kiểm định chất lượng và ký hợp đồng mua bán, các hộ nông dân tiến hành trồng và sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn chất lượng được yêu cầu. Sau thu hoạch thì nông sản được vận chuyển trực tiếp tới kho của công ty; tem, bao bì, nhãn mác cũng được đưa từ nhà cung cấp tới trước đó. Tại đây sẽ tiến hành đóng gói các sản phẩm và đưa đến các cửa hàng.

13

Người tiêu dùng có thể trực tiếp đến các cửa hàng để mua các sản phẩm nông sản này. Bên cạnh đó các sản phẩm cũng được đăng bán trên website công ty Foodmap.asia, các sàn TMĐT shopee, lazada, tiki, sendo, các app/ ứng dụng như grab/momo,… Người tiêu dùng có thể đặt trực tuyến trên các website, ứng dụng trên; đơn vị vận chuyển sẽ đến cửa hàng lấy hàng và giao cho khách. Vì nông sản có điều kiện bảo quản yêu cầu cao kèm với tiêu chí đưa sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh nhất nên vấn đề giao hàng thường sẽ chọn giao trực tiếp bằng các app giao hàng nhanh hoặc các hình thức giao hỏa tốc, giao 2h của shopee, lazada, tiki. Mặt khác các đơn hàng được đặt có địa chỉ gần với hộ sản xuất thì đơn hàng sẽ được trực tiếp xử lý và giao đến cho khách hàng từ nhà sản xuất (áp dụng cho đơn hàng cố định hoặc đơn hàng lớn, những đơn hàng đặc biệt) 3.

Các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng nội địa nông sản sạch của Foodmap 3.1.

Giai đoạn Planing (Lập kế hoạch)

Với sứ mệnh đem đến cho người tiêu dùng những mặt hàng nông sản an toàn và chất lượng Foodmaps luôn khắt khe trong quy trình kiểm nghiệm đánh giá sản phẩm của mình. Đầu tiên để đảm bảo được độ “ Sạch” cho nông sản, họ đánh giá các nhà sản xuất qua 4 tiêu chí chính, đó là “ Nguồn gốc truy xuất rõ ràng”, “Có giấy chứng nhận uy tín đối với các nhà sản xuất là doanh nghiệp”, “Sự quan sát và đánh giá độc lập thông qua làm việc trực tiếp với Nhà sản xuất từ đội ngũ nhân viên của Foodmap” và cuối cùng là “Sự đánh giá phản hồi tốt từ khách hàng, người tiêu dùng uy tín”. Từ đó những sản phẩm đầu vào của họ đảm bảo được chất lượng. Với mô hình tinh gọn, thu mua trước khi sản xuất, đầu tư phương tiện vận chuyển, nông sản vừa được thu hoạch sẽ đưa ngay tới kho hàng, bảo quản trong điều kiện tốt nhất và sử dụng các hình thức ship hàng nhanh từ cửa hàng tới người tiêu dùng, nhờ đó rút gọn được thời gian từ nhà sản xuất tới khách hàng, đảm bảo nông sản vẫn giữ được độ tươi ngon. Trong quá trình đóng gói và vận chuyển, sản phẩm được dán nhãn mác rõ ràng ngày sản xuất, thành phần cũng như các thông số hàm lượng các chất. Khi đóng gói sản phẩm có bất kỳ một lỗi kỹ thuật dù nhỏ thì sản phẩm đó phải bị loại ra khỏi kệ hàng. 

Tác động đến cách thức quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Slogan Foodmap: “From farm to table: two sides – one chain – one platform” (đưa đặc sản từ vườn tới thẳng bàn ăn, bớt trung gian, để người nông dân và người tiêu dùng đều có lợi nhất).”

14

Cách thức quản lý chuỗi cung ứng của foodmap: Lean SCM Khi được áp dụng cho chuỗi cung ứng, việc giảm sự lãng phí liên quan đến -

Tối ưu hóa các hoạt động gia tăng giá trị

-

Loại bỏ những hoạt động không làm gia tăng giá trị

Hình 6 Mô hì...


Similar Free PDFs