03 - Lê Ngọc Vân Anh - NHC01 PDF

Title 03 - Lê Ngọc Vân Anh - NHC01
Author Vân Anh Lê Ngọc
Course Nguyên lý tài chính ngân hàng
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 23
File Size 761.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 101
Total Views 876

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM----------BÀI THI KTHPMÔN NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGĐỀ TÀI: Cổ phiếu Facebook, Twitter giảm mạnh do chiến dịch tẩychay quảng cáoSinh viên thực hiện : Lê Ngọc Vân AnhSTT theo DS lớp : 03MSSV : 31201020032Lớp-Khóa : NHC01 – KChuyên ngành : Ng...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

----------

BÀI THI KTHP MÔN NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: Cổ phiếu Facebook, Twitter giảm mạnh do chiến dịch tẩy

chay quảng cáo

Sinh viên thực hiện

: Lê Ngọc Vân Anh

STT theo DS lớp

: 03

MSSV

: 31201020032

Lớp-Khóa

: NHC01 – K46

Chuyên ngành

: Ngân Hàng

Mã lớp học phần

: 21C1PUF50402901

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Minh Tuấn

Mục lục Phầần 1: Khảo sát................................................................................................................1 Câu 1.1........................................................................................................................................1 Câu 1.2........................................................................................................................................2

Phầần 2: Lý thuyếết...............................................................................................................3 Câu 2.1........................................................................................................................................3 Câu 2.2........................................................................................................................................6 Câu 2.3........................................................................................................................................8 Câu 2.4......................................................................................................................................10

Phầần 3: Vậ n dụ ng tnh toán..............................................................................................13 Câu 3.1......................................................................................................................................13 Câu 3.2......................................................................................................................................15

Phầần 4: X ửlý tnh huốếng..................................................................................................17 Tình huống 2: Cổ phiếu Facebook, Twitter giảm mạnh do chiến dịch tẩy chay quảng cáo....17

Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................21

Ghi chú:  Phần 1: 1 điểm  Phần 2: 4 điểm  Phần 3: 2 điểm  Phần 4: 2 điểm  Trình bày: 1 điểm

Phần 1: Khảo sát Câu 1.1. Trình bày tóm tắt nội dung môn học (Nguyên lý tài chính ngân hàng).

Trả lời “Nguyên lý” là những sơ khai ban đầu, là then chốt để nhà phân tích có thể đi tìm hiểu bám sát thực tiễn với các nội dung nghiên cứu. “Nguyên lý tài chính ngân hàng” là môn học đề cập đến các chủ đề, thông tin cơ bản, đại cương về các kiến thức thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và các yếu tố xung quanh những thị trường này. Nội dung môn học “Nguyên lý tài chính ngân hàng” như sau: Chương 1: Tổng quan về tài chính và hệ thống tài chính Chương 2: Đại cương về tiền tệ Chương 3: NHTW và công cụ của chính sách tiền tệ Chương 4: Ngân hàng và quản trị định chế tài chính Chương 5: Thị trường ngoại hối và hệ thống tài chính quốc tế Chương 6: Cấu trúc tài chính và thông tin bất cân xứng Chương 7: Lãi suất Chương 8: Thị trường tài chính và hiệu quả thông tin Với từng nội dung trong 8 chương học, chúng em được học tập, tiếp xúc với các thông tin từ cơ bản đến nâng cao, từ lý thuyết đến thực tiễn về các kiến thức thú vị xung quanh thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, cách thức điều hành các công cụ trên thị trường ngoại hối của ngân hàng trung ương. Thông qua việc học tập môn học này, em nhận thấy rằng tài chính ngân hàng là một phạm trù rất rộng lớn bao gồm nhiều yếu tố và đồng thời chịu tác động từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Bộ máy hoạt động và sự liên kết giữa các thị trường biểu hiện rõ rệt, tác động qua lại lẫn nhau thể hiện những ý nghĩa tài chính, kinh tế quan trọng. 1

Câu 1.2. Theo bạn, trong các nội dung đã học trong học phần này, bạn cảm thấy thích nhất nội dung nào? Vì sao?

Trả lời Trong các nội dung đã được học tại môn Nguyên lý tài chính tiền tệ, em thấy hứng thú nhất với chương học số 5: Thị trường ngoại hối và hệ thống tài chính quốc tế. Trước tiên, nội dung của chương học này đề cập đến hai thông tin chính yếu là “thị trường ngoại hối” và “hệ thống tài chính quốc tế.” Thị trường ngoại hối liên quan đến các thông tin về việc giao dịch các đồng tiền toàn cầu, sự tương quan và mối liên hệ giữa các đồng tiền này thông qua biến động tỷ giá. Hệ thống tài chính quốc tế là nội dung học tập về sự vận hành và tương quan lẫn nhau giữa các nền kinh tế toàn cầu thông qua luân chuyển các dòng tư bản. Em thấy thích chương học số 5 này nhất vì hội tụ nhiều thông tin liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Thông qua việc tìm hiểu quan hệ tỷ giá giữa các đồng tiền, sự luân chuyển các dòng tài chính trên thị trường tài chính quốc tế có thể thấy được vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng, nền kinh tế toàn cầu. Các thông tin thị trường ngoại hối cung cấp sẽ cho chúng ta biết về các cơ hội kinh doanh các đồng ngoại tệ và vận dụng thực tế trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tựu chung lại, mối liên hệ giữa thị trường ngoại hối, hệ thống tài chính quốc tế và các thị trường khác trong nền kinh tế là khăng khít. Để có được nhiều kiến thức và hiểu sâu hơn về chuyên ngành tài chính ngân hàng nói chung, môn học nguyên lý tài chính ngân hàng nói riêng cần xâu chuỗi được các kiến thức và hình thành khối tư duy thống nhất về các nội dung được học.

2

Phần 2: Lý thuyết Câu 2.1. Rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn nghịch là gì? Hãy giải thích cách thức hình thành rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn nghịch trong các hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo bạn, các ngân hàng cần phải làm gì để có thể đối phó với những rủi ro này.

Trả lời 1. Khái niệm rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch Rủi ro đạo đức là hiện tượng xảy ra trong các giao dịch tài chính, khi mà bên có nhiều thông tin hơn sẽ tiến hành thay đổi các hành vi và đồng thời gây bất lợi cho đối tác. Rủi ro lựa chọn đối nghịch là việc các chủ thể lựa chọn các thông tin trên thị trường tài chính nhưng những thông tin này đang bất cân xứng, gây tổn thất cho các chủ thể thực hiện việc lựa chọn 2. Cách thức hình thành rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn nghịch trong các hoạt động tín dụng ngân hàng  Cách thức hình thành rủi ro đạo đức trong các hoạt động tín dụng ngân hàng Trước tiên, trong hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ nảy sinh từ chính các hoạt động kinh doanh của ngân hàng với khách hàng sử dụng vốn của các NHTM. Theo đó, hậu quả của rủi ro đạo đức do cả hai bên gây lên sẽ do chính hai chủ thể này cùng gánh chịu. Rủi ro đạo đức của khách hàng: Rủi ro xảy ra khi khách hàng sử dụng các khoản vay của ngân hàng vào các mục đích không đúng như trong hợp đồng đã ký kết trước đó, dẫn đến việc các khoản vay này không tạo ra giá trị thặng dư như mong muốn. Người đi vay thường hiểu rõ việc mục đích sử dụng và cách thức sử dụng các khoản vay hơn các ngân hàng, đây chính là bất cân xứng thông tin gây đến rủi ro đạo đức. 3

Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc thu hồi các khoản vay của ngân hàng, xảy ra nợ xấu. Rủi ro đạo đức cảu Ngân hàng, đối tượng cấp tín dụng: Rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng có nhiều yếu tố hơn, cụ thể là rủi ro đến từ các đối tượng sau: Xuất phát từ nhà quản lý, vì mục tiêu lợi nhuận, từ nhân viên ngân hàng… Nguyên nhân xảy ra các rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng ngân hàng là: -

Sự kiểm soát chưa chặt chẽ từ phía ngân hàng, chính sách cho vay còn nhiều lỗ hổng.

-

Nguyên nhân tiếp theo có thể do sự thiếu hiểu biết trong hoạt động quản trị ngân hàng.

-

Nguyên nhân nữa là sự thiếu giám sát, cơ chế pháp từ phía chính phủ, cổ đông và đối tượng gửi tiền.  Cách thức hình thành rủi ro lựa chọn đối nghịch trong các hoạt động tín dụng ngân hàng Rủi ro lựa chọn đối nghịch thực chất liên quan đến vấn đề đạo đức trong hoạt

động tín dụng ngân hàng. Cách thức hình thành rủi ro lựa chọn đối nghịch là khi những người đi vay tại các ngân hàng có nguy cơ, rủi ro thanh khoản cao lại có được các khoản vay, trong khi các đối tượng có khả năng trả nợ tốt lại không được đáp ứng các khoản vay. Ví dụ khách hàng A có khả năng thanh toán các khoản vay thấp hơn khách hàng B, tuy nhiên ngân hàng lại tiến hành phê duyệt khoản tín dụng của khách hàng A thay vì khách hàng B. 3. Giải pháp giúp ngân hàng đối phó với những rủi ro này Một số giải pháp có thể đề xuất để ứng phó với rủi ro đạo đức và rủi ro bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng ngân hàng như sau:

4

-

Thứ nhất, các ngân hàng cần xây dựng bộ phận thẩm định, bộ phận xét duyệt chuyên nghiệp để sàng lọc thông tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

-

Thứ hai, thường xuyên rà soát, kiểm soát, kiểm tra thông tin sử dụng các nguồn cấp tín dụng từ phía ngân hàng với khách hàng.

-

Thứ ba, dựa vào các thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng, xem xét tổng thể thực tiễn hoạt động kinh doanh, việc làm, lao động của khách hàng cụ thể và chi tiết trước khi thực hiện giải ngân các khoản vay.

-

Ngoài ra, ngân hàng cần chắc chắn các khoản vay bằng cách sử dụng điều khoản về tài sản thế chấp, tín chấp với các đối tượng khách hàng khác nhau sao cho phù hợp.

4. Kết luận Rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch là hai loại rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra trong các hoạt động tín dụng ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các loại rủi ro này và chủ yếu từ vấn đề suy thoái đạo đức của bộ phận cá nhân, tổ chức nhất định. Chính vì vậy yếu tố cốt lõi ở đây chính là việc tuyền truyền, giáo dục về phẩm chất đạo đức từ các bậc học đến các cơ quan tổ chức trong nền kinh tế.

5

Câu 2.2. Một số nhà kinh tế cho rằng trong tương lai cùng với sự phát triển những dạng mới của tiền điện tử sẽ tiến tới một xã hội không còn tiền mặt. Theo bạn quan điểm này đúng hay sai và giải thích tại sao?

Trả lời 1. Khái quát về tiền điện tử Tiền điện tử là loại tiền được chính phủ công nhận. Tiền điện tử không thể cẩm nắm và không có hình thái vật lý, tồn tại thông qua các thiết bị lưu trữ như thẻ ATM, ví điện tử và tài khoản ngân hàng. Cần phân biệt sự khác nhau giữa tiền điện tử, tiền ảo và tiền mã hóa. Trong đó tiền điện tử có giá trị trao đổi ngang hàng với các đồng tiền pháp định dạng vật chất. Tiền điện tử được giao dịch qua các nền tảng như ví điện tử (Momo, ShopeePay…), thẻ ATM… Tiền ảo là dạng tiền điện tử không được chính phủ công nhận, được tạo ra bởi cá nhân, tập thể (các loại tiền trong các nền tảng game). Tiền mã hóa là dạng tiền kỹ thuật số hay cũng được gọi là tiền ảo (Bitcoin, Ethereum…) 2. Quan điểm về việc xã hội không còn tiền mặt Theo quan điểm của một số nhà kinh tế: “Trong tương lai cùng với sự phát triển của những dạng tiền điện tử sẽ tiến tới xã hội không còn tiền mặt.” Theo em, quan điểm này hoàn toàn đúng với những lý do cụ thể như sau: Thứ nhất, tiền điện tử đang được chính phủ và các vùng lãnh thổ hướng đến làm phương tiện thanh toán chủ yếu. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, các quốc gia Châu Âu, tiền điện tử dùng để thanh toán chiếm tới trên 70% phương thức thanh toán trên thị trường. Việc sử dụng tiền điện tử để thanh toán giải quyết nhiều nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng. Người dân, tổ chức không cần phải trữ một lượng tiền quá lớn để trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, tiền điện tử là phương tiện thanh toán tất yếu đáp ứng nhu cầu giao dịch cao hơn của con người. Ví dụ như việc giao dịch với khối lượng tiền có gía trị lớn, các 6

giao dịch ngoại tệ xuyên quốc gia, việc thanh toán thông qua phươn tiện tiền điện tử dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều so với thanh toán tiền mặt. Thứ ba,tiền điện tử là phương tiện thanh toán an toàn cho sức khỏe công động trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Chính phủ Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích người dân không thanh toán bằng tiền mặt để tránh các nguy cơ lây lan và lây nhiêm dịch bệnh Covid 19. Thứ tư, tiền điện tử thay thế tiền mặt là điều tất yếu ngẫu nhiên sẽ xảy ra. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu giao dịch của con người rất cao, phương tiện tiền mặt sẽ không đáp ứng được hết các tác vụ thanh toán với tốc độ nhanh và bảo đảm như tiền điện tử. Chính vì vậy khả năng thay thế của tiền điện tử với tiền mặt là rất cao. 3. Kết luận Tựu chung lại, với bối cảnh kinh tế, xã hội, khoa học hiện tại, tiền điện tử chưa thể thay thế hoàn toàn tiền mặt. Tuy nhiên trong tương lai, khi nền tảng số hóa phát triển mạnh mẽ hơn trên toàn cầu thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để đảm bảo an toàn khi thực hiện các giao dịch qua nền tảng điện tử và sự kiểm soát của chính phủ để tranh các hành động phi pháp.

7

Câu 2.3. Hãy giải thích ba mục tiêu vĩ mô trong lý thuyết bộ ba bất khả thi. Theo bạn, các ngân hàng sẽ vận dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi như thế nào trong hoạt động của mình.

Trả lời 1. Lý thuyết về bộ ba mục tiêu vĩ mô trong lý thuyết bộ ba bất khả thi Bộ ba mục tiêu vĩ mô trong lý thuyết bộ ba bất khả thi (tam nan kinh tế) bao gồm: Tỷ giá cố định, tự do lưu chuyển vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Theo đó, bộ ba bất khả thi là giả thuyết kinh tế nhận định rằng không thể nào thực hiện đồng thời ba chính sách trên cùng một lúc.

Khi này, chính phủ chỉ có thể lựa chọn thực hiện 2 mục tiêu và từ bỏ mục tiêu còn lại. Đây là một trong những bài toán khó nhất trong việc ra chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia bất kỳ. 2. Vận dụng bộ ba lý thuyết bất khả thi trong hoạt đông ngân hàng Trên thực tế, việc lựa chọn 2 trong số 3 mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô mà chính phủ quyết định sẽ ảnh hủng đến chính sách tiền tệ nói chung và các hoạt động ngân hàng nói riêng Trong trường hợp chính phủ lựa chọn mục tiêu tỷ giá cố định và tự do lưu chuyển tiền tệ. Khi này, chính sách tiền tệ độc lập sẽ không được thực hiện được vì sẽ có sự biến động của lãi suất được tạo ra từ chênh lệch tỷ giá hối đoái. Ngân hàng lúc này cần cân nhắc, đảm bảo các quy định về lãi suất, đặc biệt là quy định về lãi suất trần và 8

lãi suất sản. Sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau, ngân hàng quốc tế và ngân hàng trong nước với nhau. Trong trường hợp chính phủ lựa chọn mục tiêu dòng vốn tự do và chính sách tiền tệ độc lập thì mục tiêu tỷ giá ổn định không được thực hiện. Khi tỷ giá không cố định sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh thanh toán, bao thanh toán của ngân hàng… Chính vì vậy ngân hàng cần có các biện pháp để cân bằng lượng ngoại tệ dự trữ hiện có sao cho phù hợp với nhu cầu thanh toán và cất trữ tại các thời điểm khác nhau. Trong trường hợp chính phủ lựa chọn mục tiêu về tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độ lập thì không thể có các dòng vốn tự do. Các dòng vốn tự do luân chuyển trong nền kinh tế, chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nếu không có các dòng vốn tự do thì nhu cầu vốn trong nước sẽ tăng cao, việc phát triển kinh tế cũng gặp nhiều vấn đề. Ngân hàng khi này cần xem xét các vấn đề liên quan đến hoạt động cấp vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, đảm bảo luân chuyển các nguồn lực tài chính phù hợp. Như vậy, việc lựa chọn các mục tiêu thực hiện của chính phủ trong bộ ba bất khả thi có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động ngân hàng. Song song với việc hỗ trợ chính phủ đạt được mục tiêu vĩ mô, các ngân hàng cần cân nhắc đảm bảo an toàn hoạt động cũng như tạo lợi nhuận cho tổ chức.

9

Câu 2.4. Hãy phân biệt thị trường tài chính thứ cấp và thị trường tài chính sơ cấp? Phân tích mối quan hệ giữa 2 loại thị trường này? Theo bạn, việc cổ phiếu lưu hành trên thị trường thứ cấp có ảnh hưởng gì đến việc huy động cổ phiếu đó trên thị trường sơ cấp và có ảnh hưởng gì đến giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành không? Tại sao?

Trả lời 1. Khái niệm về thị trường tài chính sơ cấp và thị trường tài chính thứ cấp Thị trường tài chính sơ cấp là nơi mua bán lần đầu của các chứng khoán được phát hành để huy động vốn. Thị trường tài chính thứ cấp là nơi giao dịch các loại chứng khoán đã được phát hành lần đầu ở thị trường sơ cấp. 2. Phân biệt thị trường tài chính thứ cấp và thị trường tài chính sơ cấp Thị trường tài chính sơ cấp -

-

-

-

Thị trường tài chính thứ cấp

Cung cấp hàng hóa cho thị trường -

Tạo tính thanh khoản cho chứng

chứng khoán.

khoán phát hành trên thị trường sơ

Việc mua bán chứng khoán dược tiến

cấp.

hành thông qua tổ chức trung gian là -

Xác định giá của các chứng khoán

ngân hàng.

Việc giao dịch diễn ra thông qua các

-

Phương thức phát hành chứng khoán:

tổ chức môi giới chứng khoán.

Phát hành ra công chúng hoặc phát -

Cách thức hoạt đông: Tập trung và phi

hành riêng lẻ.

tập trung.

Thị trường sơ cấp không hoạt động -

Thị trường hoạt động liên tục, mua đi

liên tục.

bán lại để tăng thanh khoản cho chứng khoán.

3. Mối quan hệ giữa thị trường tài chính thứ cấp và thị trường tài chính sơ cấp 10

Thị trường tài chính sơ cấp và thị trường tài chính thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó thị trường tài chính sơ cấp tạo hàng hóa cho thị trường thứ cấp hoạt động. Thị trường thứ cấp tăng tính thanh khoản, tính lỏng cho các hàng hóa đó. Hai thị trường cùng hoạt động, bổ sung và thúc đẩy nhau cùng phát triển. 4. Ảnh hưởng của việc cổ phiếu lưu hành trên thị trường thứ cấp đến việc huy động trên thị trường so cấp và giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành Thứ nhất, việc cổ phiếu lưu hành trên thị trường thứ cấp có ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của cổ phiếu trên thị trường sơ cấp. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp và tăng tính lỏng trên thị trường thứ cấp. Nếu như trên thị trường thứ cấp, cổ phiếu của doanh nghiệp được mua đi bán lại một cách tích cực thì trên thị trường sơ cấp giá trị của doanh nghiệp được đảm bảo. Trong trường hợp doanh nghiệp có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn sẽ thuận lợi hơn và có tính thanh khoản cao hơn, được các nhà đầu tư quan tâm chào đón. Ngược lại doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp giao dịch với khối lượng thấp, các nhà đầu tư ít quan tâm thì việc phát hành và huy động của doanh nghiệp đó trên thị trường sơ cấp sẽ không đạt được kỳ vọng. Thứ hai, việc lưu hành trên thị trường thứ cấp có ảnh hưởng mạnh đến giá trị cổ phiếu đã phát hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có mã cổ phiếu lưu hành tốt, ví dụ như VNM (Vinamilk), REE, SAB, GAS… trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đang được coi là cổ phiếu tốt. Việc lưu hành thuận lợi và được quan tâm mạnh của các mã cổ phiếu này giúp cho giá trị của toàn bộ cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành cao hơn rất nhiều so với mệnh giá. Từ đó, vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp đều được tăng cao. Trong đó tại thị trường chứng khoán Việt Nam, VIC đang là mã cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất. Điều này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư. Như vậy, mối quan hệ giữa thị trường tài chính sơ cấp và thị trường tài chính thứ cấp, quan hệ giữa cổ phiếu lưu hành và giá trị doanh nghiệp trên thị trường luôn tồn tại. Sự phát triển của thị trường thứ cấp sẽ dẫn đến sự phát triển trên thị trường sơ cấp, 11

các yếu tố và chủ thể trên các thị trường tác động qua lại lẫn nhau tạo lên thị trường tài chính năng động.

12

Phần 3: Vận dụng tính toán Câu 3.1. Mô hình tăng trưởng Gordon là một công cụ hữu ích để tính giá của một cổ phiếu. Áp dụng mô hình Gordon để trả lời hai vấn đề sau: a) Nếu Vinamilk hiện đang trả cổ tức hàng năm là 4.00...


Similar Free PDFs