Phạm Anh Thuận 22D1PHI51002303 PDF

Title Phạm Anh Thuận 22D1PHI51002303
Author LAM NGUYEN THANH
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 6
File Size 133.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 341
Total Views 694

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEHKHOA QUẢN TRỊTIỂU LUẬNMôn: Triết học Mác – Lênin Giảng viên: TS. Trần Nguyên Ký Mã lớp học phần: 22D1PHI Sinh Viên: Phạm Anh Thuận Khóa – Lớp: K47 – ADC MSSV: 31211023857Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2022Đề bài: Phân tích cơ sở lý lu...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEH KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN Môn: Triết học Mác – Lênin Giảng viên: TS. Trần Nguyên Ký Mã lớp học phần: 22D1PHI51002303 Sinh Viên: Phạm Anh Thuận Khóa – Lớp: K47 – ADC05 MSSV: 31211023857

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2022

Đề bài: Phân tích cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật. Vận dụng nguyên tắc này vào trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cuộc sống của bản thân Anh (Chị). 1. Khái niệm phép biện chứng duy vật Hiện nay, thuật ngữ biện chứng được dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật sẵn có của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Gắn liền với thuật ngữ biện chứng, khái niệm phép biện chứng là khoa học về những quy luật tự nhiên phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Ăng ghen định nghĩa khái quát về pháp biện chứng duy vật rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Lênin định nghĩa: “Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”. Bên cạnh đó, các nhà triết học nêu định nghĩa về phép biện chứng duy vật dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Vậy, phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống những nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Từ định nghĩa về phép duy vật biện chứng đã nêu ở trên, ta thấy phép biện chứng duy vật có hai đặc điểm cơ bản là: – Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Đây là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ trước đây. – Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật). Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và thay đổi thế giới. 1

Xuất phát từ các ưu điểm tiến bộ của mình, phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ đặc trưng và vai trò nêu trên, ta thấy phép biện chứng duy vật rất quan trọng, vậy còn về hình thức của phép biện chứng duy vật thì có các hình thức cơ bản bao gồm: - Phép biện chứng sơ khai thời cổ đại. Phép biện chứng này có đặc trưng cơ bản là nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ còn thiếu dự chứng minh bởi các thành tựu khoa học tự nhiên - Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. - Phép biện chứng hiện đại – Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ta có thể nói phép biện chứng là một cống hiến vĩ đại và không thể phủ nhận của C.Mác, C.Mác đã chủ định nghiên cứu phép biện chứng từ rất sớm. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là cống hiến vĩ đại của C.Mác mà trong lịch sử triết học chưa từng có. C.Mác đã đem lại cho loài người tiến bộ một vũ khí lý luận sắc bén, công cụ nhận thức vĩ đại. 2. Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta khi ta xem xét, nhận thức về một sự vật, hiện tượng nào đó thì phải tránh cách xem xét phiến diện, một chiều, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng thì chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng ấy với sự vật hiện tượng khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.

2

Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, đâu là bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật nguy biện, coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại, dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên và những mối liên hệ khác để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. 3. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật Mọi sự vật, hiện tượng hay các quá trình trong thế giới này đều tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng. Và trong các mối liên hệ ấy, mối liên hệ phổ biến chi phối sự tồn tại của các sự vật hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, đó là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Triết học Mác khẳng định: “Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là thuộc tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật, hiện tượng dù đa dạng và khác nhau 3

đến mấy thì chúng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là vật chất mà thôi”. Ngay bản thân ý thức vốn không phải là vật chất nhưng cũng chỉ là sự phát triển đến đỉnh cao của một thuộc tính, của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài. Theo triết học Mác, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan vốn có của bản thân chúng, đồng thời mối liên hệ còn mang tính phổ biến. Ta xét về mặt không gian, mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song trong sự tồn tại của mình thì chúng tác động lẫn nhau và nhận sự tác động của các sự vật hiện tượng khác chứ không tồn tại biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật hiện tượng khác. Chúng vừa phụ thuộc nhau, vừa kiểm soát nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển. Đó chính là hai mặt của quá trình tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Ănghen đã khẳng định: "Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể liên hệ khăng khít với nhau và việc các vật thểấy có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động". 3. Vận dụng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn Nhận thức và quán triệt quan điểm toàn diện trong cuộc sống ngày nay, tôi đã ứng dụng những điều đó vào cuộc sống và có những nhận định, kết luận và sự hiểu biết nhiều hơn trong cuộc sống. Những tháng đầu năm nay tôi đi mua thức ăn ở chợ hay các cửa hàng tiện lợi, giá cả và chi phí vẫn đủ với số tiền mà tôi đang có hàng tháng từ phụ cấp từ gia đình. Nhưng từ cuối tháng hai cho đến nay, mọi thứ bắt đầu lên giá, lạm phát có vẻ đang tăng lên, điều đó khiến tôi không thể xoay sở và chi trả đầy đủ cho cuộc sống như trước, tôi bắt đầu chán nản và oán trách những người bán rằng tại sao họ lại tăng giá làm gì? Giá xăng dầu tăng thì có liên quan gì tới thức ăn hàng ngày của tôi đâu, tôi đâu có ăn xăng dầu để sống? Nhưng trong khi đang học về nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật, tôi bắt đầu xem xét và suy ngẫm nhiều hơn và nhận ra rằng dù thức ăn và xăng dầu không có liên quan đến nhau, thức ăn không phải làm từ xăng dầu mà tăng giá. Mà do chính những thứ ấy có mối liên hệ với nhau mà ta chưa nhận ra. Tôi dần nhận ra rằng giá cả hàng hóa xung quanh tăng theo giá xăng dầu là do có xăng dầu mới có thể vận chuyển hàng hóa, và người bán cũng cần phải sinh sống, mọi thứ xung quang họ cũng tăng giá nên họ cũng phải tăng giá để có đủ chi phí 4

sinh hoạt cho cuộc sống hằng ngày. Những điều đó làm tôi càng ngày cảm nhận được tầm quan trọng của nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật trong đời sống hằng ngày, ta phải xem xét, đánh giá mọi sự vật hiện tượng, mọi sự việc xảy ra xung quanh chúng ta từ nhiều khía cạnh, nhiều phía chứ không nên đánh gía từ một phía để rồi đưa ra kết luận không chính xác, dễ gây hiểu lầm. Và khi phân tích bất cứ một đối tượng nào, chúng ta cũng cần vận dụng lý thuyết hệ thống, tức là: xem xét nó được cấu thành nên từ những yếu tố, bộ phận nào với những mối quan hệ ràng buộc và tương tác nào, từ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố; mặt khác, cũng cần phải xem xét sự vật ấy trong tính mở của nó, tức là xem xét nó trong mối quan hệ với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động, phát triển của nó. Để hoàn thành tiểu luận kết thúc học phần này, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến giảng viên bộ môn – Thầy Trần Nguyên Ký đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có thể có được kiến thức như ngày hôm nay và vận dụng vào bài tiểu luận này để hoàn thành tốt, thầy còn gợi ý cho em các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. - Tài liệu tham khảo: https://luathoangphi.vn/phep-bien-chung-duy-vat-la-gi/ https://accgroup.vn/phep-bien-chung-duy-vat-la-gi/ https://vatgia.com/hoidap/4006/118337/hay-lam-ro-co-so-ly-luan-cua-quan-diem-toandien-lay-vi-du-chung-minh.html https://lytuong.net/nguyen-tac-toan-dien/

5...


Similar Free PDFs