2005 LHOG044 Dau Le Lan Phuong Lhpvn PDF

Title 2005 LHOG044 Dau Le Lan Phuong Lhpvn
Author Dau LE Lan Phuong
Course Dau LE lan Phuong
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 20
File Size 367.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 643
Total Views 741

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP. HCM KHOA: Pháp Luật Hành ChínhTÊN ĐỀ TÀI : Tìm hiểu chính sách xã hội trong Hiến pháp 2013. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Luật hiến pháp Mã phách: ........................................(Để trống)Mục lục - **TP. Hồ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP. HCM KHOA: Pháp Luật Hành Chính

TÊN ĐỀ TÀI : Tìm hiểu chính sách xã hội trong Hiến pháp 2013 . Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam .

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật hiến pháp Mã phách: ………………………………….(Để trống)

1

TP. Hồ Chí Minh - 2021

Mục lục A. Phần mở đầu ............................................................................................... 4 1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 4 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 4 2.1 Mục đích nghiên cứu........................................................................... 4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 5 4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5 5 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài ........................................................................ 5 B. Phần nội dung ............................................................................................. 5 Chương 1 : Cơ sở lý luận của hiến pháp 2013 về chính sách xã hội .......... 5 1 Khái niệm .................................................................................................. 5 1.1 Khái niệm xã hội ................................................................................. 5 1.2 Khái niệm chính sách xã hội ............................................................... 5 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội ........................................ 6 3 Quan điểm của Đảng về chính sách xã hội ............................................ 7 4 Một số chính sách xã hội nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội hiện nay ............................................................................................. 8 4.1 Chính sách dân số................................................................................ 8 4.2 Chính sách xã hội nhằm giải quyết tệ nạn xã hội ............................... 9 4.3 Chính sách giải quyết việc làm ........................................................... 9 5 Bản chất của chính sách xã hội ............................................................... 9 6 Nội dung cơ bản của chính sách xã hội theo Hiến pháp 2013............ 10 Chương 2 : Liên hệ chính sách xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam ............. 11 1 Mục tiêu của chính sách xã hội ............................................................. 11 1.1 Mục tiêu công bằng xã hội ................................................................ 11 2

1.2 Công bằng xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta .......... 12 2 Tình hình của chính sách xã hội ........................................................... 15 3 Vai trò của chính sách xã hội ................................................................ 16 4 Thành tựu của chính sách xã hội .......................................................... 18 Chương 3 : Giải pháp cho chính sách xã hội .............................................. 18 C. Kết luận ..................................................................................................... 19 D. Tài liệu tham khảo.................................................................................... 19

3

A. Phần mở đầu 1 Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới đất nước thực chất là một quá trình nhận thức đúng đắn hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa là thực hiện mong muốn “ Đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng đượ c học hành ” . Thực hiện lời di huấn cùa người : “ Không sợ thiếu , chỉ sợ không công bằng . Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên ” . Do vậy , chính sách xã hội giữ vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta . Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội khẳng định : “ Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc , con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ” . Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng các chính sách xã hội vì mục tiêu làm cho “ Dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh ” . Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay , đòi hỏi Đảng phải đề ra các chính sách xã hội đúng và phù hợp với thực tế . Bởi vì thực tiễn cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện một số chính sách xã hội như chính sách người có công , xóa đói giảm nghèo , giải quyết việc làm còn có nhiều khó khăn và bất cập là thực trạng chung đòi hỏi Đảng và Nhà nước cũng như mỗi cán bộ đảng viên cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chính sách xã hội . Xuất phát từ những ly do đó , em lựa chọn đề tài : “ Tìm hiểu chính sách xã hội trong Hiến pháp 2013 . Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam ” . 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Tiếp cận nội dung về chính sách xã hội trong Hiến pháp 2013 và liên hệ chính sách xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam . 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Tìm hiểu khái niệm và nội dung của chính sách xã hội trong hiến pháp 2013 , thực trạng của chính sách xã hội và đưa ra giải pháp . + Liên hệ thực tiễn chính sách văn hóa ở Việt Nam . 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

4

Đối tượng nghiên cứu là chính sách xã hội . 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu chính sách xã hội trong phạm vi hiến pháp 2013 ở Việt Nam . 4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết , cơ sở định hướng nhiên cứu dựa trên cơ sở Luật hiến pháp . 5 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài Chính sách xã hội được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của xã hội để góp phần cải thiện những điều kiện trong xã hội . Giúp người dân hiểu hơn về chính sách xã hội .

B. Phần nội dung Chương 1 : Cơ sở lý luận của hiến pháp 2013 về chính sách xã hội 1 Khái niệm 1.1 Khái niệm xã hội Thuật ngữ “ xã hội ” theo nghĩa rộng là được sử dụng để chỉ tất cả những gì liên quan đến con người , đến xã hội loài người nhằm phân biệt xã hội với tự nhiên . Học thuyết Mác – Lê nin coi xã hội không phải là tổng số các cá nhân mà là toàn bộ các quan hệ xã hội giữa các thành viên tạo nên cộng đồng xã hội . Được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội , trong đó xác định “ Xã Hội Chủ Nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội : dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh , con người có cuộc sống ấm no , tự do , hạnh phúc , có điều kiện phát triển toàn diện , các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng , đoàn kết , tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển ” . Thuật ngữ “ xã hội ” theo nghĩa hẹp đượ c sử dụng chỉ khía cạnh kinh tế , văn hóa , chính trị trong đời sống con người . Được thể hiện rõ trong đường lối của Đảng về phát triển xã hội trong đó nhấn mạnh “ Tăng cường kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa , thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội , không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ” . 1.2 Khái niệm chính sách xã hội Chính sách xã hội là một loại chính sách nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội của con người , giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra và thực hiện bình đẳng , công bằng , tiến bộ , tiến bộ xã hội , phát triển toàn diện con người . Định nghĩa cho thấy ,

5

chính sách xã hội là một hệ thống những quy định , những quyết định , những biện pháp của cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi , hoạt động và quan hệ xã hội nhằm giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển . Chính sách xã hội cũng nhằm vào các mục tiêu tạo ra động lực phát triển xã hội và phát triển con người . Chính sách xã hội cũng nhằm vào các mục tiêu tạo ra động lực phát triển xã hội và phát triển con người . Như vậy , chính sách xã hội là một công cụ hữu hiệu của các nhà lãnh đạo , quản lý nhằm tác động vào con người xã hội , điều chỉnh các quan hệ xã hội , đảm bảo an sinh xã hội . Thực hiện công bằng , bình đẳng , tiến bộ xã hội . Trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội , chính sách xã hội có vai trò thúc đẩy phát triển con người và xã hội như Đảng ta đạ chỉ rõ : “ Chính sách xã hội đúng đắn , công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ , phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội giữ vị trí vai trò đặc biệt , quan trọng trong hệ thống cách mạng Việt Nam , trong tư tưởng của Người , chính sách xã hội là xây dựng nước Việt Nam thống nhất , độc lập và hóa bình . Ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công , mặc dù chính quyền cách mạng đang trong tinh thế “ ngàn cân treo sợi tóc ” . Người đã chủ trương đặt ra những vấn đề chính sách xã hội gắn liền với chính sách kinh tế lên hàng đầu , thậm chí còn đặt cao hơn cả nhiệm vụ chống ngoại xâm . Sau này Bác lại nhấn mạnh : “ Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân . Nếu dân đói , Đảng và Chính phủ có lỗi , nếu dân ốm , Đảng và Chính phủ có lỗi , nếu dân dốt , Đảng và Chính phủ có lỗi ” . Rõ ràng chính sách xã hội ở đây không còn là một sự ban ơn , càng không phải là thủ đoạn chính trị mị dân , mà là trách nhiệm hàng đầu của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong chế đổ mới . Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh , trong những năm thập niên qua , Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách xã hội quan trọng hướng tới quần chúng nhân dân lao động . Những chính sách xã hội đó đã có tác dụng khơi dậy và phát huy những nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân , làm nên nhiều kỳ tích anh hùng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

6

3 Quan điểm của Đảng về chính sách xã hội Từ nhiều năm qua , Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội , coi đây vừa là mục tiêu , vừa là động lực để phát triển bền vững , ổn định chính trị - xã hội , thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta . Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn hơn , được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác . Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng , nhất là giảm nghèo , tạo việc làm , ưu đãi người có công , giáo dục và đào tạo , y tế , trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , công tác gia đình và bình đẳng giới . Đời sống vật chất và tinh thần của người có công , người nghèo , đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện , góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị - xã hội . Nước ta được Liên hiệp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ . Ngay từ năm 1986 , trên cơ sở nhận thức mới về vai trò của những vấn đề xã hội Đảng ta đã chỉ rõ : Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất đề thực hiện chính sách xã hội , nhưng mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế . Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) , Đảng đã nêu lên định hướng : Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn , phát triển mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa . Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) , Đảng ta đã bổ sung một số việc quan trọng : Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển . Đồng thời Đảng đã đề ra những quan điểm chỉ đạo việc hoạch định hệ thống chính sách xã hội , đó là : + Thứ nhất , tăng cường kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển . Công bằng xã hội phải thực hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất , ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. + Thứ hai , thực hiện nhiều hình thức phân phối , lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu . Đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp và hiệu quả kinh tế là chủ yếu , đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác và kết

7

quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội , đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý , bảo vệ quyền lợi của người lao động . + Thứ ba , khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo , thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển , về mức sống giữa các vùng , các dân tộc , các tầng lớp dân cư . + Thứ tư , phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ uống nước nhớ nguồn ” , “ đền ơn đáp nghĩa ” .

+ Thứ năm , các vấn đề chính sách xã hội để được giải quyết theo tinh thần xã hội . Nhà nước giữ vai trò nòng cốt , đồng thời động viên mỗi người dân , ccá doanh nghiệp , các tổ chức xã hội , các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia những vấn đề giải quyết xã hội . Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng không nhắc lại các quan điểm chỉ đạo của Đại hội VIII , nhưng nhấn mạnh thực hiện các chính sách xã hội , hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội , thực hiện công bằng trong phân phối , tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất , tăng năng xuất lao động xã hội , thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội , khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp và các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa , đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp , huy động các nguồn lực trong nhân dân , các tổ chức xã hội . Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X , XI liên tục khẳng định những nhiệm vụ , mục tiêu của từng lĩnh vực cụ thể cần tập trung giải quyết là : giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội , tiền lương và thu nhập , xóa đói giảm nghèo , xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội . 4 Một số chính sách xã hội nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội hiện nay 4.1 Chính sách dân số Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là thực hiện gia đình ít con , khỏe mạnh , tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no , hạnh phúc , nâng cao chất lượng dân số , phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa. Góp phần vào sự phát triển bền nhanh và bền vững đất nước , mục tiêu cụ thể là mỗi

8

gia đình chỉ có một hoặc hai con . Để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng là hai con , tiến tới ổn định quy mô dân số giữa thế kỉ XXI , nâng cao chất lượng dân số về thể chất , trí tuệ và tinh thần , chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em . 4.2 Chính sách xã hội nhằm giải quyết tệ nạn xã hội Nhằm hạn chế sự gia tăng của tệ nạn xã hội , ngày 15/4/2003 , pháp lệnh phòng chống mại dâm đã được công bố , quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan , tổ chức , cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại dâm . Ngày 10/5/2011 , Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 679/QĐ -TTg phê duyệt trong chương trình hành động chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 . Trong những năm gần đây thì tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy diễn biến rất phức tạp . Ma túy đã vào trường học , rình rập từng nhà , từng ngỏ nghách gây ra những cái chết dần , chết mòn , không những cho người nghiện ma túy mà cả gia đình họ. Nghiện ma túy cũng là nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội khác , đa số người nghiện ma túy hiện nay để có tiền mua ma túy đều trộm cắp , cướp giật , lừa đảo . Từ thực tế cho thấy , phòng chống tệ nạn ma túy , mại dâm không phải trách nhiệm của riêng ai mà là nhiệm vụ toàn xã hội . Nó cần trở thành phong trào quần chúng , có tính xã hội cao . Nhà nhà , người người hợp sức chống tệ nạn ma túy , mại dâm kết hợp với biện pháp hành chính . Đây còn là nhiệm vụ cả hệ thống chính trị , trong đó vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phải có tính quyết định . 4.3 Chính sách giải quyết việc làm Phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hộ trợ sản xuất , tạo việc làm , học nghề , đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài , ưu tiên người nghèo , người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo , xã nghèo , thôn bản đặc biệt khó khăn . Xây dựng và triển khai luật việc làm , khẩn trương nghiên cứu xây dựng chương trình việc làm công . Phấn đấu năm 2020 , tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3% , tỷ lệ thất thiệp thành thị dưới 4%. 5 Bản chất của chính sách xã hội Ở nước ta , chính sách xã hội được hiểu là hệ thống công cụ tác động vào con người, vào các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm điều hòa các hành vi , lợi ích của các nhóm xã hội góp phần thực hiện công bằng , bình đẳng , tiến bộ xã hội , phát triển toàn diện

9

con người . Đảm bảo sự phát triển bền vững , xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu , vửa là động lực , vừa là trung tâm mọi sự quan tâm xã hội , vừa là chủ thể sáng tạo , mọi giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội . Chính sách xã hội cần phải tác động một cách toàn diện vào tất cả các mặt của đời sống con người , nhằm phát huy mạnh mẽ nhân tố con người . Do đó , chính sách xã hội cần phải tạo ra những điều kiện thuộn lợi nhất về kinh tế , chính trị , văn hóa , xã hội , tư tưởng, giáo dục nhằm phát triển cân đối , toàn diện cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội . Dù biểu hiện dưới mọi hình thức , nội dung khác nhau , song về bản chất , chính sách xã hội luôn hướng vào những hoạt động nhằm điều hòa các mâu thuẩn , xung đột, giảm bớt các bất công , căng thẳng xã hội , góp phần cân đối thu nhập , giải quyết việc làm , phân phối lại lợi ích , tạo ra sự công bằng hợp lý giữa cống hiến và hưởng thụ , khuyến khích người có nhiệt tình , tài năng , giúp đỡ người nghèo khó , rủi ro không may trong cuộc sống , đảm bảo an ninh , an toàn xã hội cũng như quyền tự do công dân và sức khỏe , hạnh phúc cho con người . 6 Nội dung cơ bản của chính sách xã hội theo Hiến pháp 2013 Chính sách xã hội ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới bao gồm chính sách an sinh xã hội và xóa đói , giảm nghèo , chính sách về sức khỏe cộng đồng , chính sách bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội , chính sách ưu tiên thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số , đồng bào ở miền núi , hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Điều 58) . Nhà nước và xã hội tôn vinh , khen thưởng , thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước (khoản 1 Điều 59) . Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội , phát triển hệ thống an sinh xã hội , có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật , người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác (khoản 2 Điều 59) . Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở (khoản 3 Điều 59) . Để đưa các chính sách xã hội vào thực tiễn đời sống , các chính sách xã hội cần được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa , đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp , huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân , các tổ chức xã hội .

10

Chương 2 : Liên hệ chính sách xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam 1 Mục tiêu của chính sách xã hội Mục tiêu cốt lõi của chính sách xã hội là công bằng xã hội , nhằm hướng tới ổn định xã hội , không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước . 1.1 Mục tiêu công bằng xã hội - Trong lịch sử của nhân loại, sự tồn tại của con người và xã hội , bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại những nhu cầu sống của chính nó . Nhu cầu của con người vừa là động lưc mạnh mẽ của lao động sản xuất , vừa là nguyên nhân thúc đẩy những cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội . Độ chênh nhau giữa những nhu cầu của con người và khả năng thực hiện của xã hội là mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết trong mọi xã hội , mọi thời đại . Chính phương thức của việc giải quyết mâu thuẫn này là nguyên nhân đã làm nảy sinh sự bất công hoặc công bằng trong xã hội . Bởi vậy , khái niệm công bằng xã hội cần phải được hiểu như là phương thức đúng đắn nhất để làm thỏa mãn một cách hợp lý nhất những nhu cầu của các tầng lớp xã hội , các nhóm xã hội , các cá nhân , xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện xã hội nhất định . Tuy nhiên mỗi thời đại , trong phạm vi hiện thực của mình lại có những q...


Similar Free PDFs