2005 LHOG044 Dau Le Lan Phuong Thmln PDF

Title 2005 LHOG044 Dau Le Lan Phuong Thmln
Author Dau LE Lan Phuong
Course Dau LE lan Phuong
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 21
File Size 361.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 261
Total Views 531

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP. HCM KHOA: Pháp Luật Hành ChínhTÊN ĐỀ TÀI : Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết một vấn đề thực tiễn như tai nạn giao thông.BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Triết học Mác – Lênin Mã phách: ....................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP. HCM KHOA: Pháp Luật Hành Chính

TÊN ĐỀ TÀI : Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết

một vấn đề thực tiễn như tai nạn giao thông . BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Triết học Mác – Lênin Mã phách: ………………………………….(Để trống)

1

TP. Hồ Chí Minh - 2021

Mục lục : A. Phần mở đầu ............................................................................................... 4 1 Lí do chọn đề tài ....................................................................................... 4 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 4 2.1 Mục đích nghiên cứu........................................................................... 4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 5 4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5 5 Ý nghĩa phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5 B. Phần nội dung ............................................................................................. 5 Chương 1 : Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả , mối qua hệ biện chứng giữa chúng .................................................................................... 5 1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả ........................................................ 5 2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ....................... 5 3 Phân loại nguyên nhân ............................................................................ 6 4 Ý nghĩa phương pháp luận...................................................................... 7 Chương 2 : Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào phân tích vấn đề thực tiễn tai nạn giao thông ............................................................... 8 1 Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay ............................ 8 2 Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ..... 9 2.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................... 9 2.2 Nguyên nhân chủ quan...................................................................... 10 3 Hậu quả của việc tai nạn giao thông .................................................... 11 Chương 3 : Một số giải pháp khắc phục ..................................................... 14 2

C. Phần kết luận ............................................................................................ 19 D. Tài liệu tham khảo.................................................................................... 20

3

A. Phần mở đầu 1 Lí do chọn đề tài Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung , mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất , phổ biến nhất . Bời mọi sự vận động biến đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả , như Lô – mô – nô – xốp đã từng khẳng định bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng : “ Năng lượng không tự nhiên sinh ra , không tự nhiên mất đi , nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác ” Do đó có thể nói , mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào đầu óc con người . Chính vì vậy , nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên , xã hội và tư duy để giải thích được các hiện tượng đó . Từ những lý do trên , em quyết định chọn đề tài “ Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn như tai nạn giao thông ” . 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng tai nạn giao thông , phân tích , đánh giá ý thức , nhiệm vụ của người dân trong vấn đề tai nạn giao thông và đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện tỉ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam .

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để giải quyết vấn đề tai nạn giao thông . 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là người dân Việt Nam . 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong phạm vi đất nước Việt Nam vào năm 2019 4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả , gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra . 5 Ý nghĩa phương pháp nghiên cứu Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức cho người dân để phòng tránh tai nạn giao thông .

B. Phần nội dung Chương 1 : Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả , mối qua hệ biện chứng giữa chúng 1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả - Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định . - Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau . 2 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả - Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân – quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không . - Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ : một hiện tượng nào đó trong đó mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại . - Thực tiễn cho thấy cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại một kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng lúc .

5

3 Phân loại nguyên nhân - Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu : + Nguyên nhân chủ yếu : là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ không xảy ra . + Nguyên nhân thứ yếu : là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời , không ổn định , cá biệt của hiện tượng . - Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài : + Nguyên nhân bên trong : là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây những biến đổi nhất định . + Nguyên nhân bên ngoài : là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp torng kết cấu vật chất ấy . - Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan : + Nguyên nhân khách quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức con người , của các giai cấp . + Nguyên nhân chủ quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân , các giai cấp nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện , phát triển các quá trình xã hội . - Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngượ c chiều : + Nguyên nhân tác động cùng chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướ ng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả . + Nguyên nhân tác động ngược chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu , thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau .

6

4 Ý nghĩa phương pháp luận - Vì mối liên hệ nhân – quả tồn tại khách quan , không phụ thuộc vào ý thức của con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính thế giới của hiện thực . - Vì nguyên nhân luôn luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của 1 hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt , những sự kiện , những mối liên hệ đã xảy ra trước khi xuất hiện . - Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên nhân sinh ra kết quả , nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cẩn đặc biệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng ấy . - Vì mối liên hệ nhân – quả rất phức tạp , đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn , phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn . - Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân – quả . - Vì mối liên hệ nhân – quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mối quan hệ nhân – quả để hành động trong quá trình hành động ấy cần lưu ý : + Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó . + Muốn cho hiện tượng xuất hiện , cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng . Vì hiện tượ ng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời trong hoạt động thực tiễn cần tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể , mà lựa chọn phương pháp hành động chứ không hành động rập khuôn theo một phương pháp nhất định . + Vì các nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong giữa vai trò quyết định trong sự xuât hiện , vận động và tiêu vong của hiện tượng nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bên trong .

7

+ Để đẩy nhanh hay kìm hãm ( hoặc loại trừ ) sự phát triển của một hiện tượng xã hội nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều ( hay lệch hoặc ngược chiều ) với chiều vận động của mối liên hệ nhân quả khách quan .

Chương 2 : Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả vào phân tích vấn đề thực tiễn tai nạn giao thông 1 Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê, trong năm 2019 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17,626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9,229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 83,97 vụ va chạm giao thông, làm 7,624 người chết; 13,624 người bị thương và 85,28 người bị thương nhẹ. Số vụ tai nạn giao thông năm 2019 giảm 5,1% so với năm trước (Số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 4%; số vụ va chạm giao thông giảm 6,1%); số người chết giảm 7,1%; số người bị thương giảm 6,4% và số người bị thương nhẹ giảm 8,2%.) . Trong tổng số 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên có 9.021 vụ (chiếm 97,7%) xảy ra trên đường bộ, làm 7,458 người chết và 5,054 người bị thương. Bình quân 1 ngày trong năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 48 vụ tai nạn giao thông (giảm 2 vụ so với năm 2018), gồm 25 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 23 vụ va chạm giao thông, làm 21 người chết, 37 người bị thương và 23 người bị thương nhẹ . Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia về tai nạn giao thông vào năm 2020, toàn quốc xảy ra 14,510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6,700 người, bị thương 10,804 người . So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giao thông giảm 3,111 vụ (giảm 17,6%), số người chết giảm 924 người (giảm 12,1%), số người bị thương giảm 2,820 người (giảm 20,7%) . Trong đó, đường bộ xảy ra 8,177 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6,575 người, bị thương 4,354 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 844 vụ, giảm 883 người chết, giảm 700 ngườ i bị thương. Đường sắt xảy ra 91 vụ, làm chết 71 người, bị thương 23 người; đường thuỷ xảy ra 62 vụ, làm chết 44 người, làm bị thương 7 người; hàng hải xảy ra 14 vụ, làm chết 10 người, không có người bị thương .

8

Cục Cảnh sát giao thông cho biết trong 6 tháng đầu năm , toàn quốc xảy ra 6.340 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3,192 người, bị thương 4,475 người. So với cùng kỳ năm 2020, tai nạn giao thông giảm 580 vụ (8,38%), giảm 90 người chết (2,74%) và giảm 570 người bị thương (11,29%) . Trong số các vụ tai nạn trên, có tới 99% số vụ xảy ra trên lĩnh vực đường bộ, với 6,278 vụ, làm chết 3,147 người, bị thương 4,465 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 550 vụ (8,05%), giảm 63 người chết (1,96%), giảm 564 người bị thương (11,21%). Trong đó, có 11 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 34 người, bị thương 17 người. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu là chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt sai quy định, không đi đúng phần đường, làn đường… Trên lĩnh vực đường sắt, cả nước xảy ra 38 vụ, làm chết 30 người, bị thương 9 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 10 vụ 20,83%), giảm 07 người chết (18,91%), giảm 3 người bị thương (25%) . Đường thủy nội địa xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, làm chết 15 người, bị thương 1 người. So với cùng kỳ năm 2020, giảm 20 vụ (45,45%), giảm 20 người chết (57,14%), giảm 3 người bị thương (75%) . Trong 6 tháng qua, lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước đã xử lý hơn 1,73 triệu trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền trên 1,717 tỷ đồng, tước 167,761 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 298,008 phương tiện các loại. So với cùng kỳ năm 2020, xử lý giảm 102,280 trường hợp (5,57%), tiền phạt tăng gần 99,8 tỷ đồng (6,16%) . 2 Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông 2.1 Nguyên nhân khách quan + Do cơ sở hạ tầng giao thông . + Qúa lạc hậu một phần do kinh tế yếu kém và do không thật sự chú trọng đến hạ tầng giao thông , chưa tính toán đến lâu dài . Hạ tầng xây dựng thiếu khoa học , bố cục giao thông của thành phố lại được tổ chức theo mạng lưới xuyên tâm với nhiều trục chính kết nối bởi nhiều nhánh ngang và hướng vào trung tâm , mật độ giao thông trên các trục chính này rất dày đặc , quá tải vào các giờ khó điểm là điều khó tránh .

9

Hơn nữa hạ tầng giao thông lại không an toàn bởi cắt xén nguyên liệu trong quá trình thi công trước kia . + Không đáp ứng đủ đường để đi lại , mặc dù đã có cầu vượt và cầu trui . Theo thống kê ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng phương tiện cơ giới rất nhiều nhưng tổng số chiều dài đường bộ chưa bằng 1% so với cả nước và mật độ mạng lưới giao thông mới đạt 0,8 km/ km . Đặc biệt là những nhánh đường giáp giữa nội thành và ngoại thành thì hẹp và xấu nhưng lại nơi có nhiều người đi lại nên bị ùn tắc . - Do con người : + Dân số quá đông , cả nước có đến gần 80 triệu người trong khi diện tích đất đai thì chật hẹp . Đặc biệt là ở thành thị , mật độ càng đông hơn do dân cư kéo về đây làm ăn ngày càng nhiều . + Ý thức của người dân đối với việc thực hiện nội quy giao thông còn kém . Vẫn còn rất nhiều trường hợp vi phạm , trong đó tập trung chủ yếu vào các lỗi như phóng nhanh , lạng lách , vượt đèn đỏ , đi lấn phần đường quy định , vi phạm tốc độ chạy xe . + Do tránh xe chiếm 2,32%. Tránh xe dẫn đến gây tai nạn giao thông, khi mới nghe qua chúng ta chỉ có thể hình dung làm gì có việc đó. Nhưng thực tiễn đã chứng minh không gì không thể xảy ra. Tránh xe gây tai nạn giao thông, là một việc vẫn tồn tại vì các đối tượng tránh xe chỉ chú ý đến khía cạnh xe cần tránh chứ không hề chú ý đến khía cạnh những xe khác, phương tiện khác đang lưu thông. Từ đó, sự thiếu chú ý làm cho các đối tượng chủ quan mà gây tai nạn . + Ngoài ra việc lấn chiếm vỉa hè , lòng đường làm nơi kinh doanh , buôn bán , rồi việc đổ trộm phế thải cũng là những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông . 2.2 Nguyên nhân chủ quan - Việc tổ chức quản lý giao thông đô thị ở Việt Nam chưa chặt chẽ . Mặc dù trong thời gian gần đây , nghành giao thông đã có sự tăng cường về lực lượng nhưng ở nhiều ngã ba , ngã tư vẫn không có cảnh sát giao thông , đèn tín hiệu giao thông không ổn định và do trang bị kỹ thuật lạc hậu . - Vẫn còn nhiều tuyến đường hai chiều , xe cộ đi đan xen , ít tuyến đường một chiều.

10

- Vẫn chưa xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm , vẫn để các loại xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia giao thông . Một số cảnh sát giao thông biến chất , không thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình . - Do đào đường , đào hố , sửa chữa công trình chưa đồng bộ , chưa dứt khoát và thực hiện nhanh chóng thường kéo dài gây cản trở giao thông . 3 Hậu quả của việc tai nạn giao thông Tình hình giao thông ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp khi số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng một cách chóng mặt .Trong những năm gần đây, số lượng tai nạn giao thông ngày càng nhiều và xảy ra liên tục hơn so với trước kia khi giao thông vẫn chưa phát triển . Đi đôi với việc cải thiện chất lượng của các phương tiện giao thông, nhiều tuyến đường được mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thì tai nạn cũng trở thành một vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội . Nhiều gia đình đã mất đi người thân, nhiều người trở thành tàn phế, kinh tế tụt hậu, con cái bơ vơ là những hậu quả nặng nề và kéo dài của tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề , không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ , số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình . Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của , mà nó còn tác động khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội . Không chỉ là nỗi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất . Những người may mắn sống sót thì chỉ bị thương nhẹ , còn những người chết sẽ ảnh hưởng không chỉ cá nhân mà ảnh hưởng cả một tập thể trong đó có gia đình . Những người bị thương nặng phải đối mặt với những thương tật phải mang trong mình suốt đời mà không thể chữa lành được . Đáng nói hơn , tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là trụ cột trong gia đình . Như vậy, không chỉ chịu đau đớn về thể xác, tinh thần mà chỗ dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn không thể biết trước được điều gì . Những

11

người con phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc mẹ , những người vợ phải chịu cảnh mất chồng và những người đàn ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con . Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn . Tai nạn giao thông không loại trừ một ai, từ người già đến trẻ , từ những người trụ cột trong gia đình đến những cô cậu học sinh sinh viên , những người con thân yêu của cha mẹ , những chủ nhân tương lai của đất nước .Và hậu quả của tai nạn giao thông để lại thật là khủng khiếp , ngoài những trường hợp tử vong thì phần lớn các trường hợp dù ít , dù nhiều đều để lại di chứng ở các mức độ khác nhau . Những di chứng lớn nhất phải kể đến đó là di chứng về thần kinh , bệnh nhân bị chấn thương sọ não (chiếm khoảng 45% các trường hợp) , có nguy cơ tử vong rất cao hoặc dù cứu sống được thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như sống đời sống thực vật , mất ngôn ngữ , liệt chân tay, động kinh , rối loạn tâm thần , hoang tưởng , trầm cảm nặng sau chấn thương dẫn đến giảm hoặc mất khả năng tái hòa nhập cộng đồng , trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội . Những bệnh nhân bị gãy vỡ cột sống , đứt tủy gây liệt hai chân phải suốt đời ngồi trên xe lăn . Còn những trường hợp nhẹ hơn thì cũng rách da , cơ, xây xát bầm tím trên cơ thể có thể để lại sẹo xấu nếu vết thương ở vùng hàm mặt, ngực . Nhiều bệnh nhân bị gãy răng , vỡ xương hàm , biến dạng mặt mũi kể cả sau khi đã được phẫu thuật cũng vẫn còn di chứng , dò chảy nước mũi , viêm tắc lệ đạo . Nặng hơn nữa thì bị gãy vỡ các xương như xương tay, chân, xương chậu, xương đòn, xương sườn và thường có các di chứng như biến dạng lồng ngực, lệch trục, cong chân, chân cao chân thấp nếu không được xử lý tốt. Ngoài ra còn nhiều trường hợp bị tổn thương các tạng trong ổ bụng như vỡ gan, lách và nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ phần tạng bị vỡ nát như thận, hay một phần gan, lách . Nhiều năm sau tai nạn, bệnh nhân vẫn phải chịu những cơn đau từ các vết sẹo , chỗ xương gãy đã lành , những cơn đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết .Với những ca có thương tổn lớn, nặng nề phải nằm viện dài ngày với viện phí lên đến hàng trăm triệu đồng . Đã có những gia đình tán gia bại sản vì người thân bị tai nạn giao thông . Hơn thế nữa, tai nạn giao thông còn ảnh hưởng đến xã hội , đến sự phát triển kinh tế của đất nước .Vì đa số người bị chấn thương sọ não đều nằm trong độ tuổi lao động , nhiều người tron...


Similar Free PDFs