2021 ĐỒ ÁN NHÓM 18 tìm hiểu ăn mòn kim loại 2021 PDF

Title 2021 ĐỒ ÁN NHÓM 18 tìm hiểu ăn mòn kim loại 2021
Course Hóa học đại cương
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 41
File Size 808.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 289
Total Views 330

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIĐỒ ÁN NHẬP MÔNTÌM HIỂU CHUNG VỀ ĂN MÒN KIMLOẠITRỊNH VŨ QUỐC [email protected]ÀNG DIỆUHH@NHỮ BÍCH NGỌCDD@Ngành Kỹ thuật Hóa họcGiảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Việt Anh DũngBộ môn: Nhập môn Kỹ thuật Hóa Học Viện: Viện Kỹ thuật Hóa HọcHÀ NỘI, 2/Chữ ký của GVHDBẢNG ĐÁNH...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĂN MÒN KIM LOẠI TRỊNH VŨ QUỐC HUY [email protected] HOÀNG DIỆU HH@ NHỮ BÍCH NGỌC DD@

Ngành Kỹ thuật Hóa học Giảng viên hướng dẫn:

ThS Đặng Việt Anh Dũng

Bộ môn: Viện:

Nhập môn Kỹ thuật Hóa Học Viện Kỹ thuật Hóa Học

HÀ NỘI, 2/2020

Chữ ký của GVHD

BẢNG ĐÁNH GIÁ TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM HỌ TÊN

HOẠT ĐỘNG

THÁI ĐỘ

ĐÓNG GÓP

CHẤM ĐIỂM

MỤC LỤC CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĂN MÒN KIM LOẠI....................................1

1.1

Định Nghĩa........................................................................................1

1.2

Phân loại ăn mòn kim loại...............................................................1

1.2

Tầm quan trọng về mặt kinh tế của vấn đề ăn mòn kim loại..............1

CHƯƠNG 2.ĂN MÒN HÓA HỌC .................................................................19

2.1

Khái niệm........................................................................................19

2.2

Điều kiện xảy ra..............................................................................19

2.3

Một số ví dụ thực tế........................................................................20

CHƯƠNG 3. ĂN MÒN ĐIỆN HÓA................................................................23

3.1

Một số khái niệm............................................................................23

3.2

Cơ chế ăn mòn điện hóa................................................................23

3.3

Động học các quá trình ăn mòn ...................................................23

3.4

Tốc độ ăn mòn................................................................................23

3.5

Các yếu tố ảnh hưởng quá trình ăn mòn.....................................23

CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH ĂN MÒN KIM LOẠI ............................................................................................................................ 23

4. 1

Ăn mòn trong môi trường khí quyển...........................................23

4. 2

Ăn mòn khí quyển vùng thành phố và khu công nghiệp............23

4. 3

Ăn mòn trong khí quyển biển.......................................................23

4. 4

Ăn mòn trong môi trường đất.......................................................23

4. 5

Ăn mòn trong bêtông cốt thép.......................................................23

4. 6

Ăn mòn vi sinh................................................................................23

Chương 5: Sự ăn mòn vật liệu kim loại và các biện pháp bảo vệ kim loại TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24 PHỤ LỤC...........................................................................................................25

MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hằng ngày, kim loại được sử dụng rất phổ biến. Từ những vật dụng dơn giản như: nồi, chảo, ấm đun nước, đến những vật dụng phức tạp như: linh kiện điện tử, các cấu kiện, máy móc, thiết bị máy móc. Chắc hẳn không ít người thắc mắc tại sao kim loại lại có ứng dụng rộng rãi như vậy. Vâng, thưa các bạn, đó là do hàng loạt các ưu điểm nổi trội như: khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt; độ bền cơ học cao, độ co ít, độ kháng kéo cao; độ bền nhiệt cao. Nhưng một vấn đề quan trọng đó là trong các môi trường khác nhau, kim loại luôn bị ăn mòn dần một cách tự nhiên. Sự ăn mòn làm suy giảm các tính chất đặc trưng của kim loại và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế. Do đó nghiên cứu về ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và là mối quan tâm lớn hiện nay. Chính vì vậy, nên nhóm chúng em lựa chọn chủ đề thảo luận là: Tìm hiểu chung về ăn mòn kim loại. Bài thảo luận có 5 chương: tổng quan về ăn mòn kim loại; ăn mòn hóa học; ăn mòn điện hóa; CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH ĂN MÒN KIM LOẠI, Sự ăn mòn vật liệu kim loại và các biện pháp bảo vệ kim loại

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĂN MÒN KIM LOẠI 1.1: Định nghĩa Cụm từ “ăn mòn” được dịch ra từ chữ “corrosion”, nó xuất phát từ từ ngữ latin “corrodère” có nghĩa là “gặm nhấm” hoặc “phá huỷ”. Về nghĩa rộng sự ăn mòn được dùng để chỉ cho sự phá huỷ vật liệu trong đó bao gồm kim loại và các vật liệu phi kim loại khi có sự tương tác hoá học hoặc vật lý giữa chúng với môi trường ăn mòn gây ra. Có thể đơn cử một số hiện tượng ăn mòn sau: – Sự chuyển hoá thép thành gỉ thép khi thép tiếp xúc với không khí ẩm. – Sự rạn nứt của đồng thau, kim loại đồng khi tiếp xúc với môi trường amoniac. – Sự lão hoá của các vật liệu polyme do tác dụng của tia cực tím, do tác dụng của dung môi, của nhiệt độ v.v... – Sự ăn mòn thuỷ tinh do môi trường kiềm gây ra v.v... Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề ăn mòn kim loại, vì kim loại là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp, nó có một số ưu điểm hơn hẳn các vật liệu khác: – độ dẫn nhiệt, dẫn điện cao; – độ bền cơ học cao, độ co giảm, độ kháng kéo cao; – độ bền nhiệt cao. và đặc biệt từ nó dễ dàng chế tạo ra các thiết bị, máy móc v.v... Do những tính ưu việt vốn có của kim loại cho nên kim loại đã xâm nhập vào hầu hết các ngành công nghiệp được dùng để chế tạo các thiết bị, các cấu kiện, máy móc trong các ngành sau đây: cơ khí chế tạo máy; công nghiệp năng lượng - các nhà máy nhiệt điện; nhà máy điện nguyên tử; công nghiệp quốc phòng - chế tạo vũ khí; công nghiệp hàng không - chế tạo máy bay; giao thông vận tải - chế tạo các phương tiện giao thông: tầu biển, ô tô, xe hoả, cầu cống v.v...; công nghiệp xây dựng: xây dựng nhà, đặc biệt nhà cao tầng tại các khu ven biển, các cầu cảng; và công nghiệp dầu khí - các thiết bị khai thác và chế biến dầu khí v.v... Sự ăn mòn ở đây ngầm hiểu là ăn mòn kim loại do tác động hoá học hoặc vật lý của môi trường xâm thực làm suy giảm tính chất của vật liệu làm giảm chất lượng, giảm thời gian khai thác của các máy móc, thiết bị và cấu kiện, và đương nhiên gây ra tổn thất lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt đối với các nước có nền công nghiệp đang phát triển. Vậy việc nghiên cứu về ăn mòn và bảo vệ kim loại là một vấn đề rất có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Về định nghĩa ăn mòn kim loại có thể phát biểu ở nhiều dạng khác nhau. Xin đơn cử một số cách phát biểu sau đây: Trên quan điểm nhìn nhận vấn đề ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và gây ra thiệt hại thì: sự ăn mòn kim loại là quá trình làm giảm chất lượng và

tính chất của kim loại do sự tương tác của chúng với môi trường xâm thực gây ra. Song cũng cần phải lưu ý rằng do mục đích hoàn thiện sản phẩm thì đôi khi hiện tượng ăn mòn lại có tác dụng tích cực. Ví dụ sự oxi hoá nhôm để tạo ra bề mặt nhôm có lớp oxit nhôm bền vững chống lại sự ăn mòn tiếp theo của nhôm do môi trường gây ra, mặt khác còn làm tăng vẻ đẹp, trang trí cho sản phẩm. Việc xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp hoá học hoặc điện hoá để làm tăng độ bóng của sản phẩm, nó gắn liền với sự hoà tan bề mặt kim loại (đánh bóng các sản phẩm thép không gỉ, đánh bóng các vật mạ trước khi mạ điện v.v...). Trong điều kiện đó thì có thể dùng định nghĩa sau đây về sự ăn mòn kim loại: Ăn mòn kim loại là một phản ứng không thuận nghịch xảy ra trên bề mặt giới hạn giữa vật liệu kim loại và môi trường xâm thực được gắn liền với sự mất mát hoặc tạo ra trên bề mặt kim loại một thành phần nào đó do môi trường cung cấp. Nếu xem hiện tượng ăn mòn kim loại xảy ra theo cơ chế điện hoá thì sự ăn mòn kim loại có thể định nghĩa như sau: Ăn mòn kim loại là một quá trình xảy ra phản ứng oxi hoá khử trên mặt giới hạn tiếp xúc giữa kim loại và môi trường chất điện li, nó gắn liền với sự chuyển kim loại thành ion kim loại đồng thời kèm theo sự khử một thành phần của môi trường và sinh ra một dòng điện. 1.2 :Phân loại ăn mòn kim loại Phân loại các quá trình ăn mòn kim loại, người ta có thể phân loại ăn mòn theo nhiều cách khác nhau. Có người phân loại ăn mòn ở nhiệt độ cao và ở nhiệt độ thấp, có người phân loại ăn mòn khô và ăn mòn ướt. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi phân loại ăn mòn theo cơ chế phản ứng và sự ăn mòn kim loại được chia làm hai loại chính : a, Ăn mòn hóa học. Ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại do kim loại phản ứng hóa học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao. Đặc điểm của ăn mòn hóa học là không phát sinh dòng điện ( không có các điện cực ) và nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh. Sự ăn mòn hóa học thường xảy ra ở các thiết bị của lò đốt, các chi tiết của động cơ đốt trong hoặc các thiết bị tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Kim loại được nung ở nhiệt độ cao trong môi trường chứa chất xâm thực như : S2, O2, Cl2 . ,….v.v Me + ½ O2 → MeO Trong đó Me là kim loại B, Ăn mòn điện hóa.

Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy kim loại do hợp kim tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện. Ví dụ: phần vỏ tàu biển chìm trong nước, ống dẫn đặt trong lòng đất, kim loại tiếp xúc với không khí ẩm... Do vậy, ăn mòn điện hóa là loại ăn mòn kim loại phổ biến và nghiêm trọng nhất 1.3: Tầm quan trọng về mặt kinh tế của vấn đề ăn mòn kim loại Vấn đề ăn mòn kim loại có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế. Người ta đã tính được rằng giá tiền chi phí cho lĩnh vực ăn mòn chiếm khoảng 4% tổng thu nhập quốc dân đối với những nước có nền công nghiệp phát triển. Chi phí này tính cho các khoản sau: Những mất mát trực tiếp: Tiền chi phí cho việc thay thế các vật liệu đã bị ăn mòn và những thiết bị xuống cấp do ăn mòn gây ra. Những tổn thất gián tiếp: Chi phí cho việc sửa chữa số lượng sản phẩm giảm chất lượng trong quá trình sản xuất hoặc bị mất mát do hiện tượng ăn mòn kim loại gây ra. Chi phí cho các biện pháp để phòng ngừa, các biện pháp để bảo vệ chống hiện tượng ăn mòn kim loại. Thông thường, chi phí trực tiếp ít hơn rất nhiều so với chi phí gián tiếp. Vì vậy, việc nghiên cứu bảo dưỡng và bảo vệ chống ăn mòn, kéo dài thời gian sử dụng các thiết bị, máy móc, các cấu kiện, cầu cảng, tầu biển, các công trình ven biển... thường xuyên là một vấn đề rất có ý nghĩa về mặt khoa học kỹ thuật cũng như về mặt kinh tế. Chương 2: ĂN MÒN HÓA HỌC 2.1: Khái niệm Ăn mòn hóa học là do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt độ cao. Hoặc ta nói khó hiểu hơn như sau: Sự ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường 2.2:

Điều kiên xảy ra Ăn mòn hóa học về bản chất chính là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Ăn mòn hóa học trên thực tế thường xảy ra ở các chi tiết bằng kim loại của máy móc hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, khí oxi, hơi nước ở nhiệt độ cao. Theo định nghĩa, khi nhiệt độ càng cao thì kim loại ăn mòn càng nhanh.

Để nhận biết ăn mòn hóa học, ta sẽ thấy ăn mòn kim loại mà không thấy sự xuất hiện cặp kim loại hay cặp KL-C thì đó chính là ăn mòn kim loại. 2.3: Ví dụ thực tế +Ví dụ: Thanh sắt nói riêng khi ngâm trong nước lại bị gỉ sét. Đến đây chúng ta có thể giải thích như sau: Khi sắt tiếp xúc với oxy và độ ẩm trong một khoảng thời gian dài, tạo thành một hợp chất mới gọi là oxít sắt hay còn gọi là rỉ sắt. Chất xúc tác chính cho quá trình rỉ là nước. Cấu trúc sắt có vẻ chắc chắn, nhưng các phân tử nước có thể xâm nhập vào các lỗ nhỏ và vết nứt trong bất kỳ kim loại nào kể cả sắt, sự kết hợp của nguyên tử hidro có trong nước với các nguyên tố khác để hình thành axít, ăn mòn sắt, làm cho sắt bị phơi ra nhiều hơn. Nếu trong môi trường nước biển, sự ăn mòn có thể xảy ra nhanh hơn. Trong khi đó các nguyên tử oxy kết hợp với các nguyên tử sắt để hình thành oxít sắt hay rỉ sắt, chúng làm yếu sắt và làm cho cấu trúc của sắt trở nên giòn và xốp.

CHƯƠNG 3: ĂN MÒN HÓA HỌC 3.1: Định nghĩa - Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dich chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. - Ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi cặp kim loại (hoặc hợp kim) để ngoài không khí ẩm, hoặc nhúng trong dung dịch axit, dung dịch muối, trong nước không nguyên chất… Ví dụ: Phần vỏ tàu biển chìm trong nước, ống dẫn đặt trong lòng đất, kim loại tiếp xúc với không khí ẩm... Do vậy, ăn mòn điện hóa là loại ăn mòn kim loại phổ biến và nghiêm trọng nhất 3.2: Cơ chế của ăn mòn điện hóa - Gang hoặc thép là những hợp kim Fe-C, trong đó cực âm là những tinh thể Fe, cực dương là những tinh thể C. Các điện cực này tiếp xúc trực tiếp với nhau và với một dung dịch điện li phủ ngoài. Như vậy, vật bị ăn mòn theo kiểu điện hóa:

+ Ở cực âm: Các nguyên tử Fe bị oxi hóa thành. Các ion này tan vào dung dịch điện li trong đó đã có một lượng không khí oxi, tại đây chúng bị oxi hóa tiếp thành . + Ở cực dương: Các ion hiđro của dung dịch điện li di chuyển đến cực dương, tại đây chúng bị khử thành hiđro tự do, sau đó thoát ra khỏi dung dịch điện li. Các tinh thể Fe lần lượt bị oxi hóa từ ngoài vào trong. Sau một thời gian, vật bằng gang (thép) sẽ bị ăn mòn hết. 3.3: Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học - Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim,... - Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. - Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hóa học Trong tự nhiên, sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp, có thể xảy ra đồng thời cả quá trình ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học. 3.4: Ví dụ thực tế Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li). Kẽm bị ăn mòn, vỏ tàu được bảo vệ. CHƯƠNG 4: LOẠI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH ĂN MÒN KIM

4.1: Ăn mòn trong môi trường khí quyển Hiện tượng ăn mòn kim loại trong điều kiện khí quyển ẩm là ăn mòn điện hoá. Do sự ngưng tụ hoặc ngưng đọng của nước trên bề mặt kim loại có một màng mỏng nước, sự hoà tan của các khí CO 2 hoặc SO2 tạo ra dung dịch có pH thấp và kim loại bị ăn mòn một cách dễ dàng. Hơn nữa, sự hoà tan của oxi trong không khí vào màng mỏng chất điện li cũng là một yếu tố quan trọng đối với quá trình ăn mòn điện hoá hoà tan kim loại. Ăn mòn khí quyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau đây: a) Độ ẩm Tuỳ theo độ ẩm trên bề mặt mà người ta phân loại ăn mòn khí quyển: Ăn mòn khí quyển khô - kim loại tác dụng trực tiếp với oxi tạo ra màng oxit cực mỏng, có thể xem là các phản ứng hoá học, và không gây ra hiện tượng ăn mòn kim loại đáng kể, nhưng khi có tạp chất ăn mòn thì tốc độ ăn mòn có thể tăng lên. Ăn mòn khí quyển ẩm - trong điều kiện ẩm với độ ẩm tương đối H < 100%, thường lớn hơn 70%, trên bề mặt kim loại có lớp màng mỏng nước và có tạp

chất thì xảy ra ăn mòn theo cơ chế điện hoá. Ví dụ Cu, Ni, Zn bị ăn mòn trong khí quyển khi độ ẩm tương đối lớn hơn 60%. Đương nhiên tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí, độ ẩm của khí quyển và tính hút ẩm của sản phẩm ăn mòn. Ăn mòn khí quyển ướt - quá trình ăn mòn kim loại xảy ra khi độ ẩm tương đối gần 100%, có giọt nước ngưng tụ trên bề mặt kim loại, hoặc có giọt mưa, tạo ra lớp chất điện li trên bề mặt kim loại. Hiện tượng ăn mòn kim loại này xảy ra theo cơ chế điện hóa. b) nh Ả h ưở ng c aủchấất nhiễễm bẩn Các màng ẩm nước tạo ra trên bề mặt kim loại, ví dụ khi độ ẩm cao, sương mù thường chứa tạp chất: khí oxi hoặc khí CO2 hoà tan (ở miền nông thôn, miền núi), các khí CO2, SO2, các oxit nitơ (NxOy), khí H2S (vùng công nghiệp), ion Cl– (vùng biển, ven biển). Các tạp chất này góp phần làm tăng tốc độ phá huỷ kim loại (xem hình 6.11).

Hình 4.2.1 Tổn thất trọng lượng (g/m2) của thép cacbon theo thời gian (ngày)

1 - Ăn mòn khí quyển có khí SO2; 2 - Ăn mòn khí quyển không có khí SO2 Đối với không khí sạch, sự ăn mòn xảy ra với tốc độ rất nhỏ (đường 2 hình 6.11). Sau khi có mặt khí SO2 trong không khí ẩm tốc độ ăn mòn tăng đáng kể. Ngoài khí SO2, các khí CO2, NO2, Cl–… đều là tác nhân gây ra ăn mòn khí quyển. c)C ơchễấ ăn mòn điệ n hoá trong môi trường khí quyển Ăn mòn trong môi trường khí quyển là ăn mòn điện hoá với quá trình catot, trong nhiều trường hợp là sự khử oxi. Anot: Me – ze  Mez+ Catot: O + e + H O  OH– Động học của quá 2trình hoà tan kim loại phụ thuộc vào chiều dày lớp màng ẩm trên bề mặt kim loại. Với môi trường không khí khô, độ ẩm thấp, độ dày màng ẩm khoảng 10 nm thì cơ chế ăn mòn xảy ra chủ yếu theo cơ chế hoá học. Với độ dày lớp màng ẩm cỡ 10 nm  1 m, trên bề mặt có lớp chất điện li, sự ăn mòn kim loại bị khống chế bởi quá trình anot, vì ở màng mỏng sự khuếch tán diễn ra nhanh, nghĩa là quá trình catot diễn ra nhanh. Nếu có sản phẩm ăn mòn dạng oxit bao phủ lên bề mặt thì quá trình anot diễn ra phức tạp hơn. Nếu bề mặt lớp màng mỏng ẩm có độ dày từ 1 m đến 1 mm, oxi của không khí xâm nhập vào bề mặt kim loại khó khăn. Vì thế quá trình ăn mòn kim loại bị khống chế bởi phản ứng catot. Khi lớp màng ẩm có độ dày lớn hơn 1 mm thì sự ăn mòn kim loại xảy ra tương tự trường hợp kim loại hoà tan trong dung dịch chất điện li (Cột sắt ở Đêli Ấn Độ tồn tại 2500 năm, thành phần tạp chất của cột thép: Si – 0,05%, S – 0,006%, P – 0,114%, C – 0,08%, Mn – vết. Cột thép này có độ bền chống ăn mòn rất cao vì thép sạch và trên bề mặt kim loại luôn luôn khô ráo). 4.2: Ăn mòn khí quyển vùng thành phố và khu công nghiệp Ở thành phố và khu công nghiệp có một số khí thải và chủ yếu là SO 2 từ các lò đốt than, đốt dầu. Khi khí thải này hoà tan vào nước sẽ axit hoá môi trường nước và làm tăng tốc độ ăn mòn kim loại. Tốc độ ăn mòn khí quyển được tính theo công thức: P  atb (g / m2 ) trong đó: P là tốc độ ăn mòn; a, b là các hệ số; t là thời gian năm. 4.3: Ăn mòn trong khí quyển biển Trong khí quyển biển luôn luôn có ion Cl–, vì thế tốc độ ăn mòn kim loại tăng đáng kể so với miền nông thôn.

Đối với ăn mòn khí quyển, ngoài các tạp chất gây ăn mòn thì thời gian lưu ẩm (TOW) tức là khoảng thời gian không khí có độ ẩm tương đối H > 80% và nhiệt độ lớn hơn 0oC đóng một vai trò rất quan trọng quýyết định tốc độ ăn mòn kim loại. Những màng mỏng do nước mưa hoặc do sương trên bề mặt kim loại thường có độ ẩm gần bằng 100%. Ở vùng nông thôn khí quyển ít tạp chất có hại cho nên tốc độ ăn mòn kim loại nhỏ. Việc nghiên cứu các biện pháp chống ăn mòn khí quyển rất có ý nghĩa thực tế. Có thể nêu lên một số biện pháp chính sau: Tạo ra các lớp bao phủ, sơn hữu cơ, có lớp phủ vô cơ, hoặc xi mạ ngăn cách kim loại với môi trường gây ra ăn mòn. Ví dụ sơn phủ bảo vệ cầu sắt, tàu thuyền, các cấu kiện khác: ô tô, tàu hoả, mạ các phụ tùng ô tô, xe máy … Chọn các kim loại có độ bền chống ăn mòn cao: thép không gỉ, các loại hợp kim. Đối với các cấu kiện nhỏ và lưu giữ trong kho có mặt các loại chất ức chế bay hơi bảo quản trong không khí khô. 4.4: Ăn mòn trong môi trường đất Trong lòng đất, đặc biệt ở các khu công nghiệp có rất nhiều thiết bị chôn ngầm dưới đất: hệ thống ống dẫn nước, dẫn khí ga, cáp điện, đường ống dẫn nhiên liệu lỏng, xăng dầu… có thể bị ăn mòn làm giảm tuổi thọ của chúng và đôi khi còn làm giảm chất lượng sản phẩm nước (ô nhiễm nước, giảm chất lượng xăng dầu…). Tốc độ phá huỷ các cấu kiện do ăn mòn phụ thuộc vào địa hình. Ở những vị trí cao, khô ráo, không có các mỏ muối thì tốc độ ăn mòn kim loại rất thấp. Hiện tượng ăn mòn kim loại có tốc độ đáng kể thường xảy ra ở những vùng ẩm, có tạp chất gồm các muối vô cơ, ví dụ vùng đất ẩm ven biển. Để đánh giá khả năng ăn mòn kim loại của môi trường đất người ta dùng chỉ số pH hoặc độ dẫn điện của đất. Với pH = 5  8 và nền đất ẩm, môi trường axit có độ dẫn điện tốt, kim loại dễ dàng bị ăn mòn. Trong cùng một điều kiện, đất cát gây ra ăn mòn cao hơn đất sét vì dễ dàng thông khí oxi. Cần lưu ý rằng trong môi trường đất, sự có mặt của vi sinh vật cũng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ ăn mòn. Sự ăn mòn kim loại trong môi trường đất là ăn mòn điện hoá với catot khử ...


Similar Free PDFs