38-2155310038-NGUYỄN TRẦN MINH PHƯƠNG PDF

Title 38-2155310038-NGUYỄN TRẦN MINH PHƯƠNG
Author Tùng Khánh
Course Luật học
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 17
File Size 435.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 34
Total Views 900

Summary

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ ----- -----TIỂU LUẬNMÔN : KINH TẾ CHÍNH TRỊĐề tài: Lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường và việc giảiquyết hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam hiện nay.Sinh viên : Nguyễn Trần Minh PhươngLớp : KT01001_Khoá : KChuyên ngành : Ch...


Description

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ ----- -----

TIỂU LUẬN

MÔN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: Lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường và việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Sinh viên : Nguyễn Trần Minh Phương Lớp : KT01001_8 Khoá : K41 Chuyên ngành : Chính trị phát triển Mã sinh viên : 2155310038 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Khuyên

HÀ NỘI - 2021

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 2 NỘI DUNG ........................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: Lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế ..................................................................... 5 1.1. Bản chất đặc chưng cơ bản của lợi ích kinh tế ............................................................ 5 1.2. Các cơ cấu lợi ích kinh tế trong các thành phần kinh tế ở nước ta ............................... 6 CHUƠNG 2: Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích .......................... 8 2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thế kinh tế ............................................................................................................ 8 2.2. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực dối với sự phát triển xã hội ............................................................................................................................... 9 2.3. Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội ............................................... 11 2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế ........................................ 11 CHƯƠNG 3: Giải pháp chủ yếu để giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh thế thị trường ở Việt Nam hiện nay ................................................. 12 3.1. Vai trò của việc giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội ................... 12 3.2. Giải pháp giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay ................................................................... 13 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 16

3

MỞ ĐẦU 1, Lý do chọn đề tài Kinh tế thị trường là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của nền kinh tế. Đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, trao đổi mua bán hàng hóa và là điều kiện phát triển vật chất , đáp ứng nhu cầu của con người. Ở nền kinh tế thị trường mọi người được thỏa mái sáng tạo để tìm ra những phương án tốt nhất cho công việc và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình. Trong nền kinh tế thị trường không thể không nhắc tới lợi ích của kinh tế. Do vậy, trên cơ sở đảm bảo lợi ích giai cấp và mục đích phát triển của nền kinh tế, các giai cấp cầm quyền trong xã hội đều cần thiết phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của các quy luật kinh tế (đến một mức nào đó do lợi ích giai cấp, nhóm xã hội quy định) bằng hệ thống pháp luật, chính sách. Đó chính là thể chế kinh tế. Ngày nay, kinh tế thị trường đã được áp dụng phổ biến trên thế giới.Tuy nhiên, do mục đích và điều kiện của nền sản xuất ở mỗi nước khác nhau, nên thể chế kinh tế thị trường ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể vận dụng nó khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế và phát triển đất nước. Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường và việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam hiện nay” để từ đó có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về lợi ích của kinh tế, ảnh hưởng của nó trong nền kinh tế để rút ra bài học, biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó đồng thời phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó. 2, Mục đích nghiên cứu Kinh tế thị trường có những khiếm khuyết cố hữu, đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để khắc phục. Tuy nhiên, nhà nước cũng có hạn chế và cũng thất bại khi can thiệp quá mức. Chính sự khiếm khuyết của thị trường và hạn chế của nhà nước cho thấy: không thể phát triển khi thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, cũng như không thể phát triển nếu thiếu vắng thị trường, để phát triển đòi hỏi nhà nước và thị trường cần tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các khiếm khuyết. Qua đó chúng ta nghiên cứu Lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường để có thể chỉ rõ ra những cái hạn chế cần khắc phục cũng như tuyên truyền cho mọi người để người dân có thể nâng cao tầm nhận thức về nền kinh tế thị trường và sẽ có những quyết định đúng đắn trong quá trình đầu tư của cá nhân hay doanh nghiệp. Từ đó sẽ thúc đẩy kinh tế thị trường trong nước đi lên, và sẽ có những phát triển vượt bậc 3, Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những cơ sở lý luận của giáo trình đang học kết hợp với tình hình kinh tế ở Việt Nam hiện tại cũng như nền kinh tế thế giới từ đó rút ra những nhận định, đánh giá, nghiên cứu số liệu, tham khảo quan điểm kinh tế học của các nhà quản trị hiện đại

4

4, Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, tiểu luận gồm:

CHƯƠNG 1: Lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế 1.1. Bản chất đặc chưng cơ bản của lợi ích kinh tế 1.2. Các cơ cấu lợi ích kinh tế trong các thành phần kinh tế ở nước ta CHUƠNG 2: Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích 2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm ki ếm lợi ích của các chủ thế kinh tế 2.2. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực dối với sự phát triển xã hội 2.3. Điều hòa l ợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội 2.4. Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế CHƯƠNG 3: Giải pháp chủ yếu để giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh thế thị trường ở Việt Nam hiện nay 3.1. Vai trò của việc giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội 3.2. Giải pháp giải quyết hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế 1.1. Bản chất đặc chưng cơ bản của lợi ích kinh tế 1.1.1. Lợi ích kinh tế Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động kinh tế hoạt động kinh tế luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động xã hội và nó là cơ sở cho các hoạt động khác. Trong hoạt động kinh tế, con người luôn có động cơ nhất định.Động cơ thúc đẩy con người hành động. Mức độ hành động mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào mức độ chín muồi của động cơ - tuỳ thuộc vào nhận thức và thực hiện lợi ích của họ. Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập là những vấn đề rộng lớn liên quan đến các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của nhà nước và nhân dân lao động, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì thế mà em chọn đề tài: Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Lợi ích là gì? Theo C.Mác thì phạm trù lợi ích, ích lợi, có lợi được sử dụng như là cùng nghĩa và có thể thay thế nhau. Lợi ích không phải là cái gì trừu tượng và có tính chất chủ quan, mà cơ sở của lợi ích là nhu cầu khách quan của con người. Con người có nhiều loại nhu cầu (vật chất, chính trị, văn hoá), do đó có nhiều loại lợi ích (lợi ích kinh tế lợi ích chính trị lợi ích văn hoá, tinh thần). Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong những điều kiện tồn tại là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế. Những nhu cầu kinh tế của con người khi nó được xác định về mặt xã hội thì nó trở thành cơ sở, nội dung của lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, nó được quy định một cách khách quan bởi phương thức sản xuất, bởi hệ thống quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Ph.Ănghen viết: "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích". VILênin cũng cho rằng: “Lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai trò mà họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất, theo những hoàn cảnh và điều kiện sống của họ”. Là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, lợi ích kinh tế thể hiện trong tất cả bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.Cần khẳng định rằng, ở đâu có hoạt động sản xuất-kinh doanh thì ở đó có lợi kinh tế và chủ thể sản xuất-kinh doanh cũng là chủ thể của lợi ích kinh tế. 1.1.2. Vai trò của lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống. Chính những lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với cộng đồng của mình

6

và tạo ra những kích thích thôi thúc, khát vọng và sự say mê trong hoạt động sản xuất-kinh doanh cho người lao động. Lợi ích kinh tế được nhận thức và thực hiện đúng thì nó sẽ là động lực kinh tế thúc đẩy con người hành động. Do đó, lợi ích kinh tế thể hiện như là một trong những động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội nói chung, phát triển sản xuất - kinh doanh nói riêng. Ph.Ăngghen cho rằng lợi ích kinh tế là những động cơ đã lay chuyển những quần chúng đông đảo.Và khi chúng biến thành sự kích thích hoạt động của con người :"thì chúng lấy động đời sống nhân dân". Lợi ích kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc củng cố, duy trì các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh. Một khi con người tham gia vào các hoạt động kinh tế đều nhằm đạt tới những lợi ích kinh tế tương xứng với kết quả sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo nâng cao tính ổn định và sự phát triển của các chủ thể lợi ích. Ngược lại, khi không mang lại lợi ích hoặc lợi ích không được đầy đủ thì sẽ làm cho các mối quan hệ đó quan hệ giữa các chủ thể xuống cấp. Nếu tình trạng đó kéo dài thì sớm muộn sẽ dẫn đến tiêu cực trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Lợi ích kinh tế thiết thân của cá nhân người lao động là động lực trực tiếp đối với sự hoạt động của từng con người nói riêng và của cả xã hội nói chung. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay của đất nước, các lợi ích kinh tế, lợi ích trước mắt của các cá nhân đang là cấp bách nhất, vì thế , nó cũng đang đóng vai trò quan trọng hơn cả trong việc thúc đẩy các chủ thể hoạt động và qua đó gây nên sự vận động phát triển của xã hội. Vì vậy vào thời điểm lịch sử hiện nay, chúng ta phải chủ trương tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các cá nhân , các gia đình cũng như các nhóm xã hội thực hiện các lợi ích trên đây là hết sức đúng đắn, là phản ánh đúng những đòi hỏi khách quan của thực tiễn cuộc sống. Thực ra, thông qua các chủ trương ấy, chúng ta nhằm vào các mục đích lớn lao hơn- đó là đưa xã hội thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phát triển đời sống kinh tế xã hội của đất nước. 1.2. Các cơ cấu lợi ích kinh tế trong các thành phần kinh tế ở nước ta Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định: ở nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế. Đó là: + Kinh tế tập thể: Có thể nói các hợp tác xã được thành lập và tồn tại mấy chục năm qua được hình thành trên cơ sở tập thể hoá các tư liệu sản xuất mang tính phong trào và được nền kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp, nuôi dưỡng đến nay hầu như bị tan rã hoặc đang đứng trước nguy cơ tan rã. Các hợp tác xã nông nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ hầu như đã biến dạng và biến mất hoàn toàn. Riêng trong nông nghiệp các hợp tác xã hay các tập đoàn sản xuất diễn ra theo hai xu hướng sau:

7

- Phần lớn các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất được thành lập trước đây đã bị tan rã và giải thể. - Số còn lại tồn tại chủ yếu mang tính chất hình thức làm dịch vụ phục vụ, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển. Dĩ nhiên, cùng với sự tan rã và giải thể hàng loạt của các hợp tác xã và các tập đoàn sản xuất trong cả nông nghiệp, công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ theo mô hình cũ là sự hình thành những loại hình hợp tác kiểu mới đa dạng ra đời một cách khách quan do yêu cầu của đời sống và sản xuất xã hội. Loịa hình hợp tác này được hình thành trên cơ sở các thành viên xã viên tự nguyện tham gia và đóng góp cổ phần trên nguyên tắc cùng có lợi , lời ăn, lỗ chịu. Trong công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ nó mang tên Tổ hợp sản xuất, công ty... tuỳ theo tính chất và quy mô, còn trong nông nghiệp nó được hình thành và hiện còn ở dạng quy mô hợp tác nhỏ. Các quan hệ kinh tế của các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất trước đây gắn liền với nhà nước, còn các quan hệ kinh tế của các công ty , các hợp tác xã mới được hoạt động mấy năm qua gắn liền với cơ chế thị trường. Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất trước đây là một bộ phận của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, quy định bởi nhà nước và vận động theo xu hướng chung đó. Còn kinh tế hợp tác hiện nay là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động, người sản xuất nhỏ, dưới các hình thức hết sức đa dạng , được Đảng và nhà nước ta coi là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế Chỉ thị ngày 24-5-1996 của Ban bí thư Trung Ương Đảng về phát triển kinh tế hợp tác chỉ rõ: "Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã". Tuy nhiên, nhà nước khuyến khích phát triển mọi hình thức kinh tế hợp tác , có các chính sách ưu đãi , hỗ trợ hợp tác xã về đất đai, thuế tín dụng , đầu tư, xuất nhập khẩu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ...Trong điều kiện vừa được nhận sự ưu đãi , hỗ trợ từ nhà nước , vừa được hoàn toàn độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, kinh tế tập thể hiện nay vận động theo xu hướng khác nhau , vừa bị quy định bởi cơ chế thị trường , vừa phụ thuộc vào xu hướng chung của các thành viên tham gia hợp tác. Đối với kinh tế tập thể, nhà nước với các chức năng của mình, nhất là chức năng hành pháp và kinh tế , thông qua các luật doanh nghiệp, đầu tư...,các chính sách thuế , chính sách bảo trợ sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật ,cung ứng vật tư, tiêu dùng sản phẩm và ngân hàng, tín dụng..., trong những chừng mực nhất định, những phạm vi và quy mô nhất định có thể định hướng điều chỉnh sự vận động và phát triển của kinh tế tập thể theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Dĩ nhiên, đó là sự điều tiết ở tầm vĩ mô. Chắc chắn rằng trong tương lai thành phần kinh tế

8

tập thể sẽ cùng với thành phần kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta chủ trương. + Kinh tế tư bản nhà nước : Đó là thành phần kinh tế mới xuất hiện từ khi ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Có thể kể 2 loại hình chủ yếu của kinh tế hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân này là: liên doanh và hợp doanh, giữa nhà nước và tư bản nước ngoài; và liên doanh, hợp doanh, hỗn hợp , giữa nhà nước và doanh nghiệp trong nước và tư bản nước ngoài. Hiện nay , 70-75% các dự án liên doanh với các nhà tư bản nước ngoài đều có quy mô trên dưới 7 triệu USD. Điều đó chứng tỏ các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam giai đoạn đầu này phần lớn mới chỉ là công ty nhỏ, vốn ít, tìm kiếm cơ hội có thể mang lại lợi nhuận ngay và thu hồi vốn nhanh. Do vậy, chưa có các dự án tầm cỡ đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng và kinh tế mũi nhọn. Thu hút các nhà đầu tư giai đoạn hiện nay phần nhiều là điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ, du lịch, khách sạn và ngân hàng Trong những năm vừa qua, các nhà đầu tư vào Việt Nam gặp không ít khó khăn nhất là thủ tục hành chính môi trường đầu tư. Vì vậy, muốn thu hút các dự án lớn cần trước hết làm trong sạch môi trường đầu tư cũng như ban hành và thực thi pháp luật nghiêm minh, đồng bộ và bình đẳng . CHUƠNG 2: Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích Sự phối hợp các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa các lợi ích kinh tế là chủ thể, mặt mâu thuẫn được hạn chế, tránh va chạm, mâu thuẫn; mặt phổ biến nhất là khuyến khích, tạo điều kiện phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo động lực thúc đẩy góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội. Để điều phối các lợi ích kinh tế, kinh tế thị trường thôi chưa đủ, vì các lợi ích kinh tế luôn thống nhất, mâu thuẫn với nhau và cần có sự can thiệp của nhà nước. Bảo đảm sự phối hợp các lợi ích kinh tế là việc nhà nước can thiệp vào mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với các công cụ giáo dục, luật pháp, hành chính, kinh tế ... nhằm tăng thu nhập cho chủ sở hữu. Hạn chế xung đột và tăng cường đoàn kết, xử lý kịp thời các xung đột. 2.1. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thế kinh tế Hoạt động kinh tế luôn diễn ra trong một môi trường nhất định. Môi trường càng thuận lợi thì các hoạt động kinh tế càng được mở rộng và hiệu quả. Môi trường vĩ mô tốt không phải do chúng ta tạo ra mà do đất nước tạo ra. Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, trước hết là giữ vững ổn định chính trị. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã làm rất tốt vấn đề này. Vì vậy, các

9

nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có cảm giác an tâm khi đầu tư. Tiếp tục duy trì ổn định chính trị sẽ giúp đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế của Việt Nam. Để tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, cần xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là lợi ích của quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống pháp luật của các nước cũng phải phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật của nước ta đã và dang thay đổi tích cực. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là tuân thù pháp luật. Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế (bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, dường hàng không...; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước; hệ thống thông tin liên lạc...). Nhờ phát triển kết cấu hạ tầng được coi là một trong ba đột phá lớn, trong những năm vừa qua, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta đã được cải thiện rất đáng kề, đáp ứng nhu càu của các hoạt động kinh tế. Môi trường vĩ mô về kinh tế đòi hỏi nhà nước phải đưa ra được các chính sách phù hợp với nhu cẩu của nen kinh tế trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, các chính sách kinh tế của Việt Nam đang từng bước đáp ứng ycu cầu này. Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Đó là môi trường trong đó con người năng động, sáng tạo; tôn trọng kỷ cương, pháp luật; giữ chữ tín... 2.2. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực dối với sự phát triển xã hội Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của việc phân phối thu nhập. Phân phối công bằng và hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Vì vậy, quốc gia phải chủ động thực hiện phân phối thu nhập công bằng. Hiện nay, có hai khái niệm chính về công bằng trong phân phối: bình đẳng về mức độ (dựa trên mức thu nhập của từng đối tượng) và công bằng theo chức năng (dựa trên đóng góp vào việc tạo ra thu nhập). Mỗi khái niệm đều có ưu và nhược điểm, vì vậy cần kết hợp hai khái niệm. Thứ nhất, nhà nước phải chăm lo đời sống vật chất của mọi công dân. Ở mọi giai đoạn phát triển, con người phải đạt mức sống tối thiểu. Muốn vậy, đất nước cần thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện và cơ hội để tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản, xóa đói giảm nghèo và phát triển thịnh vượng, kiên quyết xóa đói giảm nghèo và phát triển ...


Similar Free PDFs